Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

Khám phá Noto, bộ font chữ Google tạo ra hỗ trợ đến 800 ngôn ngữ khác nhau

Font chữ Noto

Bộ font chữ này không chỉ giúp cho các sản phẩm của công ty mở rộng khả năng hoạt động, mà còn giúp những ngôn ngữ hiếm người dùng hiển thị tốt hơn trên máy tính.

Một điều thú vị sẽ xảy ra khi máy tính hay điện thoại của bạn không thể hiển thị một nét chữ (font) nào đó: Một hình chữ nhật rỗng sẽ thay thế cho nét chữ mà máy tính không có. Hình hộp nhỏ này được gọi là .notdef, hay “không xác định” trong tiếng lóng của dân lập trình, nhưng mọi người thường gọi nó là tofu hay “đậu phụ“.

Trong khi đó, Bob Jung ghét đậu phụ. Sự thù ghét của ông với với nó bắt đầu từ những năm 1980, khi ông sở hữu một chiếc máy tính Mỹ ở Tokyo. “Trong những ngày đó, nếu bạn mua một chiếc máy tính Mỹ, bạn sẽ không có nét chữ ở bất kỳ ngôn ngữ nào khác.” Ông cho biết. “Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên phải ăn đậu phụ.”

Giờ ông đang dẫn dắt bộ phận Quốc tế hóa của Google, để đảm bảo các sản phẩm của công ty có thể hoạt động ở mọi nơi. Nhóm của ông dành ra 6 năm để làm việc với các nhà thiết kế tại Monotype nhằm loại bỏ hình đậu phụ khỏi các thiết bị của Google bằng một bộ nét chữ (font) gắn kết với nhau cho nhiều loại ngôn ngữ, được gọi là Noto (viết tắt của “No more tofu” – không còn đậu phụ).

Font chữ Noto

Noto, một trong các đại gia đình chữ in máy với quy mô rộng nhất từng được tạo ra, khi nó hỗ trợ đến 800 ngôn ngữ, 100 loại chữ viết (script) trong 8 kiểu đậm nhạt khác nhau, vô số các ký tự đặc biệt, và hoàn toàn không có đậu phụ.

Noto giải quyết một vấn đề hữu ích quan trọng mà phần lớn mọi người thậm chí còn không biết nó tồn tại. Khi bạn viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Trung phổ thông, hay tiếng Nga, bạn hiếm khi phải thấy những miếng đậu phụ. Những ngôn ngữ như vậy được hỗ trợ bởi Unicode, tổ chức này phê duyệt các emoji (biểu tượng cảm xúc) và duy trì các phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế hóa, và vì vậy thiết bị của bạn cũng sẽ được hỗ trợ.

Nhưng mọi người đọc và viết bằng hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Đến gần đây, Unicode mới phê duyệt tiếng Tibetan (Tây Tạng), cũng như tiếng Armenian. Vẫn còn rất nhiều ngôn ngữ khác đang đợi được phê duyệt. Nếu những ngôn ngữ ít phổ biến này cần có một kiểu chữ (typeface) kỹ thuật số, nó có thể không được xem xét đến, bởi vì “một số khu vực trên thế giới có truyền thống về tạo chữ in máy (typographic) phong phú hơn những khu vực khác.” Steve Matteson, giám đốc sáng tạo của Monotype cho biết.

Steve Matteson là người dẫn dắt hàng trăm nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, và các nhà ngôn ngữ học, để mang lại cho mỗi chữ viết tương thích với Unicode một nét chữ (font), và đảm bảo những nét chữ này sẽ như một phần trong cùng một đại gia đình chữ in máy.

Noto hỗ trợ đến 800 ngôn ngữ, 100 loại chữ viết (script) trong 8 kiểu đậm nhạt khác nhau, vô số các ký tự đặc biệt

Trước đây, các nền tảng thường cấp phép những nét chữ theo từng loại chữ viết khác nhau, (vì một loại chữ viết có thể dùng cho một số ngôn ngữ – ví dụ, tiếng Anh, tiếng Iceland và tiếng Hà Lan chỉ là 3 trong số hàng chục ngôn ngữ dựa trên chữ viết Latin). Vì vậy, họ sẽ mua một loại cho các chữ viết Latin như tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp, một loại chữ viết khác của ngôn ngữ Arabic, và một loại chữ viết khác nữa cho tiếng Nhật hay Trung Quốc.

“Bạn sẽ nhận được một mớ hỗn độn các nét chữ khác nhau.” Jung cho biết. “Đó là lời phàn nàn mà chúng tôi thường nhận được – các nét chữ trông không đẹp khi bạn kết hợp nhiều loại ngôn ngữ với nhau.” Việc phát triển một kiểu chữ cho 800 ngôn ngữ, cho dù gắn kết với nhau, nhưng nếu không tạo ra sự trân trọng với di sản văn hóa của mỗi ngôn ngữ đó, nó sẽ tạo ra sự căng thẳng vốn có.

Và vì vậy, việc làm cho những nét chữ đó có những phong cách “không thể nhầm lẫn của Google” là điều gần như không thể. Ví dụ, đường nét trong chữ viết Tây Tạng mang nặng kiểu viết chữ đẹp truyền thống, trong khi tiếng Anh nhiều nét thẳng và mang tính hình học hơn.

Kiểu chữ Tây Tạng với đường nét như lối viết chữ đẹp truyền thống.
Kiểu chữ Tây Tạng với đường nét như lối viết chữ đẹp truyền thống.

Kiểu chữ Arabic thường viết đậm các nét theo hướng từ trái sang phải, trong khi các chữ cái tiếng Pháp lại thường viết đậm ở các nét sổ dọc trong chữ. Một vài nét chữ khác, như Runic, có quá ít người biết đến nỗi những người làm chữ in tại Monotype phải tự thiết kế kiểu chữ đó từ việc khắc theo cảm hứng.

Kiểu chữ Arabic với nét đậm từ trái sang phải, và kiểu chữ tiếng Pháp với nét đậm từ trên xuống dưới.
Kiểu chữ Arabic với nét đậm từ trái sang phải, và kiểu chữ tiếng Pháp với nét đậm từ trên xuống dưới.

Mục tiêu là tạo ra một đại gia đình các nét chữ, ít nhất cũng có thể cho thấy mối quan hệ với nhau. “Chúng tôi muốn làm nó sao cho khi mọi người thay đổi các thiết lập ngôn ngữ của mình, họ sẽ không thấy giống như mình đang sử dụng một nền tảng hoàn toàn khác biệt.” Matteson cho biết.

Ông thiết kế Noto hiện đại nhưng vẫn thân thiện, với các nét cong mở, đuôi chữ mềm mại và nét bút như lối viết chữ đẹp từ thế kỷ thứ 5. Ông cũng tránh làm Noto trở nên quá đơn giản khô khan, khi phần lớn các hình dáng sẽ không thể hiển thị một cách đẹp đẽ khi chuyển sang một ngôn ngữ khác. “Không dễ để thể hiện những ngôn ngữ có chữ viết đẹp như tiếng Tây Tạng dưới mô hình kiểu chữ Futura, vốn chỉ gồm các vòng tròn và đường thẳng.” ông cho biết.

Bạn sẽ thấy một số hình dạng chung xuất hiện phổ biến giữa các nét chữ trong đại gia đình Noto. Mọi nét chữ đều có một nét đậm tương tự nhau, tạo nên một sự liên tục giữa các chữ. Và cho dù không phải mọi ngôn ngữ đều dựa trên đường cơ sở (baseline) và đường đỉnh (cap-line) tương tự nhau (ví dụ, các chữ cái trong ngôn ngữ châu Á có xu hướng cao hơn so với các chữ cái tương tự trong ngôn ngữ Latin), chúng đứng thành hàng với nhau để tạo nên một đường tưởng tượng có thể chia đôi các chữ cái Latin.

Những chi tiết được tinh chỉnh cẩn thận này là những điều làm nỗ lực của Noto trở nên rất ấn tượng. Đây không phải lần đầu tiên phần lớn các ngôn ngữ này có cùng một kiểu chữ, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được gắn kết với nhau trong một ngôn ngữ thị giác.

3 mẫu điện thoại Oppo “ngon, bổ, rẻ” vừa có mặt ở Việt Nam: Cấu hình khá, giá tốt

- Ảnh 1.

3 mẫu điện thoại mới của Oppo đều có mức giá bán vô cùng hấp dẫn.

Reno12 F 4G

Tháng 7/2024, OPPO đã ra mắt Oppo Reno12 F 5G tại thị trường Việt Nam với chip Dimensity 6300. 

Gần đây, phiên bản 4G của mẫu điện thoại này đã được liệt kê trên trang web toàn cầu của công ty và nhanh chóng có mặt trên kệ hàng tại thị Việt Nam.

- Ảnh 1.

Theo đó, Oppo Reno12 F 4G được trang bị màn hình AMOLED phẳng 6.67 inch, kích thước máy 163.1mm x 75.8mm x 7.76mm và nặng 187g. 

Màn hình được hỗ trợ độ phân giải Full -HD+ sắc nét, tần số quét 120Hz mượt mà và có độ sáng 2,100 nits ấn tượng. Màn hình còn được bảo vệ bởi kính AGC DT-Star 2 và có cảm biến vân tay bên dưới.

Điện thoại sở hữu camera chính 50MP ở mặt sau với khẩu độ f/1.8 và tiêu cự 4mm, ống kính góc siêu rộng 8MP và camera macro 2MP. Ở mặt trước là camera selfie 32MP và sử dụng cảm biến Sony IMX615. Điện thoại sẽ có đèn LED xung quang một trong các camera ở mặt sau.

- Ảnh 2.

Reno12 F 4G được cung cấp sức mạnh đến từ con chip Snapdragon 685 đi kèm Ram 8G LPDDR4x và người dùng sẽ có 256GB/512GB bộ nhớ trong chuẩn UFS 2.2 để lưu trữ dữ liệu.

Máy có pin 5,000 mAh hỗ trợ sạc nhanh 45W, Sim kép, Wifi 5, Bluetooth 5.0, USB-C, loa kép và khung máy được xếp hạng IP64 về khả năng kháng nước, chống bụi. Máy sẽ có 3 tùy chọn màu sắc là xanh lá cây, cam và xám

Thiết bị được cài sẵn hệ điều hành Android 14, giao diện người dùng ColorOS 14.1, hỗ trợ các tính năng AI của Oppo như: AI Eraser, AI Studio, AI Smart Image Matting 2.0 và AI Link Boost.

Đầu tháng 11, Reno12 F 4G hiện được bán ra trên thị trường dao động trong khoảng 8,49 triệu đồng tùy vào chính sách bán hàng của từng đại lý.

- Ảnh 3.

Oppo A3 và Oppo A3x

Bộ đôi Oppo A3 và A3x bền bỉ của Oppo đã chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 8/2024.

Bên cạnh yếu tố độ bền, bộ đôi smartphone mới của OPPO còn sở hữu nhiều cấu hình phần cứng đáng chú ý cùng mức giá hấp dẫn.

Theo chia sẻ từ nhà sản xuất, OPPO A3 và A3x được trang bị kính cường lực kép đi kèm khung hợp kim đạt chuẩn độ bền quân đội Mỹ MIL-STD 810H và chứng nhận 5 sao SGS. Chính những yếu tố trên đã khiến bộ đôi sản phẩm có độ bền ấn tượng cùng khả năng hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

- Ảnh 4.

PPO A3

Về ngoại hình, OPPO A3 và A3x đều được trang bị màn hình 6.67 inch với thiết kế đục lỗ chứa camera selfie kết hợp cùng bốn cạnh viền máy được vát phẳng. Cả hai sản phẩm đều sử dụng tấm nền IPS LCD với độ phân giải HD+ và hỗ trợ tần số quét 90 Hz. Độ sáng của thiết bị cũng rất ấn tượng, lên đến 1.000 nit

 Đối với hệ thống camera sau, OPPO A3 và OPPO A3x đều sở hữu camera chính với độ phân giải lần lượt là 50 MP và 8 MP, đi kèm với đó là một camera phụ và đèn flash LED trợ sáng. Ngoài ra, tính năng làm đẹp chân dung AI (trí tuệ nhân tạo) cũng là điểm nhấn trên thiết bị này.

- Ảnh 5.

OPPO A3x

Oppo A3 và A3x được trang bị chip Snapdragon 6s Gen 1, kết hợp các tùy chọn RAM 4/6/8 GB và bộ nhớ trong 64/128/256 GB. Hơn nữa, Công Nghệ mở RAM cho phép tăng gấp đôi RAM đến 8 GB giúp tăng cường độ mượt mà khi cần thiết. Ngoài ra, thiết bị cũng được bổ sung Công Nghệ Trinity Engine của ColorOS 14.

Oppo A3x và Oppo A3 chính thức mở bán tại Việt Nam với giá khởi điểm từ 3,49 đến 6,49 triệu đồng tùy phiên bản và cấu hình bộ nhớ.

Trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử Quân sự bằng ảnh 360 độ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự VR360

Sản phẩm “ảo hóa” được nền tảng Yoolife giới thiệu hôm 1/11, cùng ngày bảo tàng chính thức mở cửa. Đây là dự án do cộng đồng tự phát triển, không phải là sản phẩm chính thức của Bảo tàng Lịch sử Quân đội, nhưng được kỳ vọng có thể mang tới một cách tiếp cận mới cho người có nhu cầu tham quan.

Trong đó, người dùng có thể chọn các khu vực muốn xem từ cổng vào cho tới các khu vực trưng bày và sử dụng chuột hoặc màn hình cảm ứng để xoay 360 độ. Ở mỗi khu vực, các mũi tên chỉ hướng sẽ xuất hiện để người dùng chọn hướng tham quan, tương tự trải nghiệm khi đi tham quan bảo tàng thực.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự VR360

 
 
Bảo tàng Lịch sử Quân sự VR360

Giao diện trang ảnh 360 độ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Video: TH

Người dùng cũng có thể bấm vào hiện vật để xem thông tin chú giải. Theo nhóm phát triển, họ đã tái hiện được khoảng 50 vị trí trong bảo tàng, cùng hơn 700 hiện vật. Ngoài ra, điểm đặc biệt khi đưa lên nền tảng số là các vị trí cũng như hiện vật được liệt kê dưới dạng danh sách, để người dùng có thể truy cập nhanh khu vực muốn tham quan.

Ông Nguyễn Mạnh Tùng, sáng lập nền tảng số mở YooLife, cho biết đơn vị này vốn chuyên về các giải pháp IoT và có sẵn các công cụ “ảo hóa” bằng hình ảnh 360 độ, từng được sử dụng trong nhiều công trình lớn. Ông mong muốn góp phần đưa trải nghiệm này lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp cũng có thể trải nghiệm.

“Dù chưa thể mang lại cảm giác như thực tế, cách này có thể giúp mọi người hình dung trước về địa điểm cũng như trải nghiệm phần nào cảm giác tham quan”, ông Tùng nói.

Để tái hiện một cách đầy đủ, nhóm chọn thực hiện ngay trước ngày mở cửa chính thức, khi bảo tàng đã hoàn thiện để ghi hình. Thiết bị được sử dụng là máy ảnh Insta360, có thể chụp 360 độ, tức toàn bộ khung cảnh theo mọi hướng trong một lần chụp. Từ 300 ảnh chụp ở 300 vị trí khác nhau, nhóm chọn ra 50 vị trí điển hình nhất để đưa lên nền tảng.

Theo Minh Khánh, một trong những người tham gia số hóa công trình, thách thức của dự án là cần ghi hình trong thời gian ngắn và sau đó sắp xếp ảnh đúng với hành trình di chuyển thực tế, bởi bảo tàng có diện tích rộng, cùng hàng trăm nghìn hiện vật được trưng bày. Sau đó, ở các không gian trưng bày, họ sẽ gắn thông tin của các hiện vật vào ảnh. “Do có sẵn nền tảng ảo hóa các không gian trước đây, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn và chỉ mất khoảng một ngày để tái hiện”, Khanh cho biết.

Minh Khánh cùng chiếc camera Insta360 X4 dùng để ghi hình toàn cảnh. Ảnh: Lưu Quý

Minh Khánh cùng chiếc camera Insta360 X4 dùng để ghi hình toàn cảnh. Ảnh: Lưu Quý

Theo ông Tùng, khác với các hình thức thể hiện thông qua qua ảnh và video, ảnh 360 độ giúp người dùng có thể cảm nhận được rõ hơn về không gian, từ đó tạo cảm giác chân thực hơn. Ngoài ra, nhờ nền tảng tự phát triển, họ có thể tùy biến, như chèn thêm thông tin vào ảnh. Ví dụ khi người xem không gian, thấy một hiện vật nào muốn tìm hiểu thêm, họ có thể bấm vào để tìm hiểu thêm. Do thời gian gấp rút, nhóm hiện mới số hóa được khoảng 700 hiện vật bằng cách này.

Đại diện YooLife cũng đánh giá giải pháp ảnh 360 độ không mới, nhưng trước đây gặp một số thách thức như cần thiết bị chuyên dụng để chụp hoặc yêu cầu trải nghiệm bằng kính VR. Tuy nhiên đến nay, người dùng có thể tự tạo bằng cách dùng tính năng chụp toàn cảnh (panorama) trên smartphone và trải nghiệm trực tiếp trên màn hình máy tính hoặc điện thoại.

Ngoài ra, theo ông Tùng, khi mạng 5G đã được triển khai tại Việt Nam, người dùng di động cũng không còn gặp khó khăn khi tải dữ liệu ảnh 360 độ từ thiết bị di động. Trong thời gian tới, nhóm dự định xây dựng một mạng xã hội về ảnh 360 độ, để người dùng có thể chia sẻ các nội dung dạng này, đồng thời mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, để tận dụng lợi thế của ảnh 360 độ.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa từ ngày 1/11 tại Đại Lộ Thăng Long, thuộc hai phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bảo tàng được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng từ năm 2019 trên diện tích 386.600 m2, nổi bật với tòa tháp Chiến thắng cao 45 m ở sân trước. Khối nhà chính có 4 tầng nổi, một tầng trệt. Tổng mức đầu tư công trình khoảng 2.500 tỷ đồng.

Lưu Quý

Van Tesla: Phát minh của vị thiên tài 100 năm về trước bỗng đầy giá trị ở thời điểm hiện tại

Đường dẫn trong van Tesla khá kỳ dị

Trong số những phát minh của thiên tài Nikola Tesla, có rất nhiều thứ đã bị lãng quên hoặc con người chưa thể ứng dụng một cách hợp lý, cơ bản vì Công Nghệ của loài người chưa đáp ứng được cho tầm nhìn mà vị thiên tài đã nghĩ ra hơn một thế kỷ trước.

Nhưng gần đây, một phát minh gần như bị bỏ quên của Nicola Tesla bỗng nhiên có khả năng ứng dụng thực tiễn. Đấy là van điều tiết dẫn vi lưu (macrofluidic), gọi ngắn gọn đơn giản là van Tesla.

Đường dẫn trong van Tesla khá kỳ dị, xen kẽ giữa đường chảy chính của chất lỏng là những kênh vi lưu nhỏ rẽ nhánh nhưng sau đó lại chảy ngược trở lại dòng chính. Những đường chảy phụ được thiết kế với đường cong như giọt nước, sao cho dòng chất lỏng lưu thông trong van chỉ chạy được một chiều, nếu chạy ngược lại sẽ bị chặn hoàn toàn. Nói cách khác, ý tưởng van Tesla được đưa ra để tạo ra một dạng van điều tiết chất lỏng một chiều, với lợi thế rất lớn là không cần dùng máy bơm hoặc những bộ phận di chuyển (ví dụ như cửa khóa van hoặc lò xo, với nguy cơ hao mòn hỏng hóc trong quá trình sử dụng), mà chính dòng dẫn vi lưu sẽ giúp tạo ra dòng chảy một chiều.

Phó giáo sư Leif Ristroph thuộc viện nghiên cứu khoa học toán học thuộc đại học New York nói: “Giờ thế giới nhớ đến Tesla như một phù thủy nếu nói đến phát minh điện xoay chiều của ông, nhưng những khám phá và nghiên cứu kiểm soát dòng chảy chất lỏng của ông cũng đi trước thời đại rất xa”. Loại van được Tesla đăng ký bản quyền vào năm 1920 này kích hoạt khả năng điều tiết dòng chảy một chiều nhờ vào quá trình tạo dòng chảy hỗn loạn và dòng chảy xoáy bên trong ống dẫn, ở tốc độ nhất định sẽ tạo ra khả năng dẫn lưu một chiều, chất lỏng chảy ngược lại sẽ bị chặn ngay.

Phó giáo sư Ristroph cho biết thêm: “Thêm nữa, dòng chảy xoáy được tạo ra ở lưu lượng chất lỏng thấp hơn nhiều so với những dạng ống dẫn với thiết kế cơ bản và quen thuộc, tốc độ dòng trong đường ống do Tesla phát minh ra thấp hơn 20 lần so với ống dẫn tiết diện tròn bình thường cũng đủ tạo ra dòng chảy xoáy, gián tiếp tạo ra hiệu ứng kiểm soát dòng chảy một chiều. Điều này mô tả khả năng kiểm soát dòng chảy phục vụ cho rất nhiều ngành nghề”.

Đường dẫn trong van Tesla khá kỳ dị
Đường dẫn trong van Tesla khá kỳ dị.

Đó là về mặt lý thuyết. Còn về mặt ứng dụng, van Tesla được phát minh hơn 100 năm về trước có vô vàn khả năng ứng dụng thực tiễn. Van Tesla thực tế vận hành tốt nhất trong điều kiện dòng chảy không đều, mà thay vào đó dòng chất lỏng bị ảnh hưởng bởi nhịp rung. “Nó có thể được ứng dụng để tận dụng động năng rung trong động cơ hoặc máy công nghiệp để tiếp nhiên liệu, chất làm mát, chất bôi trơn hoặc những dạng khí gas và chất lỏng khác.” Thậm chí, nó hoàn toàn có tiềm năng ứng dụng trong ngành công nghiệp vũ trụ, nơi những con tàu có độ rung rất lớn, để điều hòa nhịp tiếp nhiên liệu cho động cơ tên lửa đẩy.

Phó giáo sư Ristroph nói: “Thật đáng nể khi thấy một phát minh hơn 1 thế kỷ trước đến giờ vẫn chưa được con người hiểu hoàn toàn, và có tiềm năng ứng dụng theo những cách con người chưa từng nghĩ đến”.

“iPhone bán chạy nhất thế giới” đang có giá tốt tại Việt Nam: Giảm đến 6 triệu, phù hợp cho tất cả

- Ảnh 1.

Với mức giảm giá đến 6 triệu đồng, đây là một trong số những lựa chọn cực kỳ hấp dẫn trong phân khúc cao cấp hiện nay.

Mới đây Counterpoint Research đã công bố báo cáo doanh số smartphone toàn cầu trong quý 3/2024. Theo đó, iPhone 15 là smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong quý III với thị phần 3,5%. iPhone 15 Pro Max và iPhone 15 Pro bám sát phía sau.

- Ảnh 1.

Top 10 smartphone bán chạy toàn cầu trong quý III/2024 và quý III/2023. Ảnh: Counterpoint Research.

Dòng iPhone 15 dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý 3 năm 2024, nhờ nhu cầu mạnh mẽ và các tính năng mới hấp dẫn.

Khi iPhone 16 có mặt trên thị trường, các thế hệ thế hệ iPhone trước đó tiếp tục được điều chỉnh về giá, trong đó đặc biệt như các phiên bản iPhone 15 gần như đã “chạm đáy” tại thị trường Việt.

Theo Vneconomy, nhiều chuyên viên kinh doanh tại một số chuỗi bán lẻ nhận định iPhone 15 series là một trong những dòng máy mất giá nhanh nhất kể từ khi iPhone được phân phối chính hãng tại Việt Nam. 

iPhone 15 hiện được đánh giá là có mức giá tốt nhất kể từ khi ra mắt, chẳng hạn như phiên bản iPhone 15 cơ bản giờ chỉ có mức giá khoảng 17-19 triệu, tuỳ từng đại lý và chiết khấu.

- Ảnh 2.

Trong khi thời điểm mới ra mắt, phiên bản thấp nhất của iPhone 15 có giá bán tới 23 triệu đồng và phiên bản cao nhất là 31,99 triệu đồng, điều này có nghĩa giá bán iPhone 15 đã giảm khoảng 6 triệu so với mức giá bán ban đầu. 

- Ảnh 3.

Nhờ mức giảm sâu này mà iPhone 15 có giá tốt hơn cả iPhone 14 Pro, trở thành chiếc iPhone Dynamic Island có mức giá rẻ nhất hiện nay. Đến thời điểm hiện tại, Apple chỉ giới hạn tính năng Dynamic Island xuất hiện trên các dòng iPhone đời mới nhất, chính là iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max và iPhone 15 series trở đi. 

iPhone 15 ra mắt vào ngày 13/09/2023 tại sự kiện Wonderlust của Apple. Chiếc điện thoại này cũng sở hữu các tính năng nổi bật như Dynamic Island có trên cả 4 phiên bản, màn hình sắc nét, hệ thống Camera Pro chất lượng có độ phân giải 48MP, khả năng Zoom quang học 5x.

Thiết kế iPhone 15 vẫn là điểm thu hút lớn nhất. iPhone 15 sở hữu kiểu dáng vuông vức với khung viền và mặt lưng phẳng với mặt lưng bằng kính mờ hoàn toàn mới giống các mẫu iPhone Pro.

- Ảnh 4.

iPhone 15 dùng màn hình nền OLED 6.1 inch, tấm nền Super Retina XDR 60Hz, độ phân giải 2.796 x 1.290 pixels, độ sáng lên đến 2.000 nits, cùng các Công Nghệ tiên tiến như True Tone, HDR display và gam màu rộng P3. 

iPhone 15 được trang bị cụm camera kép với độ phân giải 48MP. Trong đó camera chính sử dụng thấu kính bảy thành phần cùng khẩu độ ƒ/1.6 và camera góc rộng ƒ/2.4 hỗ trợ chụp góc 120 độ. Máy được trang bị nhiều chế độ chụp từ cơ bản đến chụp nâng cao như Photonic Engine, Deep Fusion hay chụp chân dung với 6 chế độ ánh sáng. 

iPhone 15 cũng được trang bị bộ xử lý A16 Bionic cho hiệu suất khá tốt. Bộ vi xử lý này được sản xuất trên tiến trình 4nm với 16 tỷ bóng bán dẫn. Nếu so sánh với A15 Bionic trên thế hệ trước là iPhone 14 Plus, A16 Bionic có nhiều điểm cải tiến về hiệu năng CPU, GPU cũng như khả năng tiết kiệm điện. Nhìn chung, hiệu năng của A16 Bionic vẫn thuộc top đầu thời điểm hiện tại dù mẫu máy này đã ra mắt hơn 1 năm nay. 

iPhone 15 được trang bị viên pin 3349 mAh. Cụ thể, máy có thể mang lại 20 giờ xem video trực tuyến hay 80 giờ nghe nhạc. Máy cũng hỗ trợ sạc nhanh 20W với khả năng sạc 50% trong 30 phút. 

Điều khiển máy rửa chén Comfee bằng ứng dụng smarthome và giọng nói

Máy rửa chén sấy khô Comfee CDWEF1533GB-WU-VN. Ảnh: Comfee

Tính năng có thể điều khiển từ xa qua điện thoại thông minh là một trong những yếu tố giúp máy rửa chén sấy khô Comfee CDWEF1533GB-WU-VN nhận được nhiều bình chọn nhất từ độc giả VnExpress, tại số thứ 7 của chương trình “Sản phẩm tôi yêu 2024”.

Máy rửa chén sấy khô Comfee CDWEF1533GB-WU-VN. Ảnh: Comfee

Máy rửa chén sấy khô Comfee CDWEF1533GB-WU-VN. Ảnh: Comfee

Để sử dụng ứng dụng, đầu tiên người dùng vào cửa hàng ứng dụng (Google Play Store, Apple App Store), tìm kiếm smarthome, tải xuống và cài đặt trên điện thoại. Bước tiếp theo, tạo tài khoản mới để bắt đầu sử dụng (có thể đăng ký thông qua tài khoản của bên thứ ba).

Sau khi đã có tài khoản, hãy kết nối máy rửa chén với smarthome, đảm bảo điện thoại di động kết nối với mạng Internet không dây và máy rửa bát đã bật nguồn. Cần giữ hai thiết bị gần nhau trong lần đầu kết nối máy rửa chén với ứng dụng smarthome trên điện thoại.

Trên bảng điều khiển của máy rửa chén có nút bấm và đèn báo hiệu cho biết thiết bị có đang kết nối với mạng Wi-Fi hay không. Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể linh hoạt kết nối hoặc ngắt kết nối của máy rửa chén với mạng Wi-Fi bằng cách nhấn vào nút bấm đó.

Sau khi đã có tài khoản trên smarthome và hai thiết bị đã kết nối, người dùng có thể điều khiển máy rửa chén Comfee mọi lúc mọi nơi, kể cả khi không ở nhà. Lưu ý máy rửa chén cần bật nguồn và điện thoại có kết nối Internet.

Máy rửa chén Comfee CDWEF1533GB-WU-VN có thể điều khiển từ xa qua ứng dụng trên điện thoại. Ảnh: Comfee

Máy rửa chén Comfee CDWEF1533GB-WU-VN có thể điều khiển từ xa qua ứng dụng trên điện thoại. Ảnh: Comfee

Ngay trên ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn các chương trình rửa, hay kích hoạt các tính năng như hẹn giờ, khóa trẻ em… tối ưu hóa công năng của máy. Thậm chí, ngoài các chương trình có trên bảng điều khiển máy rửa chén, ứng dụng còn tích hợp nhiều chương trình rửa chuyên sâu khác.

Ứng dụng còn có khả năng cảnh báo thiếu nước muối, nước làm bóng, gửi thông báo khi đã rửa xong. Tính năng nhật ký rửa trên ứng dụng giúp theo dõi chi tiết lượng nước và lượng điện tiêu thụ.

Khi sử dụng smarthome, người dùng có thể vào phần cài đặt, chuyển vùng sang Việt Nam để đăng nhập ứng dụng bằng Zalo. Người dùng cũng có thể chuyển đổi ngôn ngữ của ứng dụng sang tiếng Việt để tiện điều khiển máy rửa chén Comfee.

Sau khi đã kết nối máy rửa chén Comfee với smarthome, có thể tiếp tục cài đặt ứng dụng Maika – Virtual Assistant có sẵn trên App Store và Play Store, liên kết Maika với smarthome. Sau khi hoàn tất liên kết này, người dùng điều khiển máy rửa bát bằng giọng nói với loa Olli Maika.

Bảng điều khiển trực tiếp trên máy có biểu tượng Wi-fi. Ảnh: Comfee

Bảng điều khiển trực tiếp trên máy có biểu tượng Wi-Fi. Ảnh: Comfee

Bên cạnh tính năng điều khiển thông minh, còn nhiều lý do giúp sản phẩm đạt danh hiệu “Máy rửa chén sấy khô được yêu thích nhất”. Cùng với Công Nghệ IoT, sản phẩm ứng dụng loạt Công Nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu như sấy khí nóng AI Heat Dry giúp sấy khô hoàn toàn, kể cả đồ nhựa. Công nghệ AI còn được ứng dụng để phân tích độ bẩn của đồ rửa, từ đó tiết kiệm thời gian, nước và năng lượng để làm sạch. Máy cũng sử dụng Công Nghệ Inverter tiết kiệm điện năng. Máy còn có khả năng giữ ấm và vô trùng đồ rửa lên đến 72 giờ.

Máy cung cấp 10 chương trình rửa phục vụ theo nhu cầu của người dùng, từ rửa tự động cho bữa ăn thông thường đến rửa chuyên sâu hoặc rửa ngâm, rửa tiết kiệm hay rửa nhanh, có chức năng tự vệ sinh giúp ngăn bám bẩn lâu ngày.

Thiết kế của máy phù hợp với nhiều phong cách nội thất. Nguyên vật liệu cấu tạo khoang máy bằng inox 304 chống oxy hóa, tính kháng khuẩn cao, bền bỉ và dễ dàng vệ sinh. Máy có khả năng rửa tới 15 bộ đồ ăn châu Âu, có thể rửa đủ loại đồ dùng: chén, dĩa, nĩa thìa, đũa và xoong chảo.

Công nghệ AI phân tích độ bẩn có trên bát đĩa. Ảnh: Comfee

Công nghệ AI phân tích độ bẩn có trên bát đĩa. Ảnh: Comfee

“Sản phẩm tôi yêu” là một trong những hoạt động khởi động cho Tech Awards – chương trình bình chọn thường niên từ năm 2012 của VnExpress dành cho các sản phẩm và thương hiệu Công Nghệ nổi bật, được bán chính hãng trong năm tại thị trường Việt Nam. “Sản phẩm tôi yêu 2024” bắt đầu từ ngày 18/7 đến 4/11, với mỗi số kéo dài trong 10 ngày theo chủ đề khác nhau liên quan đến đồ gia dụng, thiết bị và phụ kiện điện tử. Các sản phẩm đạt giải được trao chứng nhận trong Lễ trao giải Tech Awards 2024, dự kiến tổ chức vào tháng 1/2025 tại TP HCM.

Hoàng Anh

Top 5 ứng dụng diệt Virus Free tốt nhất cho máy tính

Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất

Hẳn ai cũng biết rằng mỗi khi truy cập vào một trang web lạ, nguy cơ máy tính bị lây nhiễm virus là rất cao. Vẫn biết là như thế, nhưng để phòng, tránh, hay xử lý khi máy tính bị nhiễm virus lại là chuyện khác, và với vô vàn những phần mềm diệt virus như hiện nay, việc người dùng có thể lựa chọn được một sản phẩm ưng ý, chất lượng và đạt hiệu quả là điều không hề đơn giản.

Virus máy tính là gì? Đây là khái niệm có lẽ nhiều người còn khá mơ hồ và chưa rõ. Virus máy tính, hay còn gọi “virus” là những đoạn mã nhỏ, do con người tạo ra, chúng có khả năng tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm trong máy tính (các file dữ liệu, ổ cứng…). Virus máy tính có thể gây hại cho máy tính bị lây nhiễm mà không cần người chủ sử dụng cho phép, và chúng cũng được “lan truyền” qua mạng Internet, hay các thiết bị lưu trữ cá nhân, như: USB, ổ cứng di động, thẻ nhớ…

Cũng như Virus, hiện nay có rất nhiều các hãng, các công ty sản xuất phần mềm cho ra thị trường các sản phẩm diệt virus khác nhau, từ mất phí, dùng thử, đến miễn phí. Khiến người dùng nếu có biết máy tính của mình nhiễm virus gì, thì cũng không biết nên dùng phần mềm nào để xử lý hay phòng tránh cho những lần tiếp theo.

Trong bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn những phần mềm diệt virus miễn phí với chất lượng không hề thua kém bản trả phí của nó hoặc của các hãng phần mềm khác. Nếu bạn còn đang lưỡng lự, chưa biết lựa chọn nào là hợp lý nhất thì hãy xem qua những gợi ý này để có thể vừa bảo vệ được máy tính, đồng thời đỡ được một khoản chi phí không hề nhỏ.

Xứng đáng đứng đầu bảng đánh giá những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất lần này, khả năng phát hiện ra virus (99,99%) của Avira được các phòng thí nghiệm độc lập trong lĩnh vực này đánh giá cao nhất. Vừa có khả năng bảo vệ máy tính khỏi bị lây nhiễm virus từ bên ngoài, Avira còn được đánh giá cao trong việc tìm, diệt virus và sửa chữa những lỗi do virus gây ra trong máy.

Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất

Một sản phẩm “cây nhà lá vườn” của Việt Nam. Tuy là bản miễn phí, nhưng các chức năng và hiệu quả của nó thì không hề thua kém bất kỳ phần mềm phải trả phí nào khác.

Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất

Đứng thứ 3 là một sản phẩm đang được 220 triệu người trên thế giới tín nhiệm và lựa chọn sử dụng để bảo vệ cho máy tính của họ. Avast được hỗ trợ trên tất cả các phiên bản hệ điều hành của Windows, nên cực kỳ thuận tiện cho người dùng. Ngoài ra, với Công Nghệ DeepSreen và sự cải tiến từ tính năng quét “đám mây” mà ứng dụng diệt virus này vẫn đang chiếm được cảm tình và được đánh giá khá cao từ những người dùng trung thành.

Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất

Là một trong những phần mềm diệt virus được đánh giá cao nhất 2015. Ngoài việc có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của virus, AVG còn có thể bảo vệ máy tính khỏi các phần mềm gián điệp (trojan) và các phần mềm độc hại khác. Tuy nhiên, phần mềm này thường đi kèm với một loạt các quảng cáo như một dạng tiếp thị, quảng bá sản phẩm.

Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất

Thêm một sản phẩm nữa của người Việt Nam. Với khả năng nhận diện và tiêu diệt 5 triệu mẫu virus, trojan,worm computer, CMC là phần mềm có khả năng bảo vệ cho máy tính khá toàn diện. Đồng thời, khả năng tự động cập nhật cơ sở dữ liệu cũng giúp cho phần mềm này ưu việt và đáng để lựa chọn sử dụng hơn những sản phẩm cùng loại khác, hay thậm chí là cả những sản phẩm phải trả phí.

Top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất

Bài tổng hợp chỉ mang tính tham khảo, bởi vậy có thể còn có thiếu sót hoặc chưa chính xác một vài thông tin tính năng. Nhưng ttheo ý kiến cá nhân thì đây là những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất hiện nay, và người dùng nếu không có điều kiện về kinh tế thì có thể, nên thử sử dụng qua để có được cái nhìn rõ ràng cũng như chính xác nhất.

Đây là “bằng chứng” cho thấy điện thoại Samsung vẫn tệ hơn iPhone: Vấn đề này ít ai nhận ra

- Ảnh 1.

Samsung có thể có màn hình đẹp hơn, cấu hình mạnh hơn, nhiều megapixel hơn nhưng họ không thể đánh bại Apple về một thứ.

Câu chuyện điện thoại Samsung thua kém iPhone về thiết kế, thông số kỹ thuật hay sự mượt mà dường như đã lùi sâu vào dĩ vãng. Có nhiều khía cạnh mà thiết bị Galaxy ngày nay sánh ngang, thậm chí là nhỉnh hơn so với thiết bị của Apple. Nhưng có một vấn đề ít ai để ý tới mà cây bút Philip Berne của Tech Radar cho rằng Samsung vẫn tệ hơn iPhone, chưa thể khắc phục.

Dưới đây là quan điểm của anh.

Cài đặt quá tệ

Điều tôi ghét nhất ở điện thoại thông minh là phần Cài đặt. Thật khó để sắp xếp menu Cài đặt sao cho tiện lợi và điện thoại ngày nay đã chứng minh điều đó. Ngay cả những chiếc điện thoại tốt nhất cũng có Cài đặt tệ hại và điều này là thứ giải thích lý do tại sao phần mềm OneUI của Samsung lại tệ đến vậy và tại sao iOS của Apple tốt hơn.

- Ảnh 1.

Cài đặt tệ ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trên điện thoại Samsung. Những gì tôi muốn từ Cài đặt là càng đơn giản, ngắn gọn càng tốt. Càng mất nhiều thời gian cho phần Cài đặt thì càng tệ.

Cách để truy câp phần Cài đặt phổ biến nhất trên điện thoại là thao tác vuốt. Trên iPhone 15, tôi vuốt xuống từ góc trên bên phải của màn hình và có thể truy cập ngay lập tức không chỉ vào độ sáng và Wi-Fi mà còn có thể nhanh chóng chạm vào phần Không làm phiền, kích hoạt Tiết kiệm năng lượng, mở điều khiển từ xa AppleTV hoặc thậm chí tạo lời nhắc mới.

Trên Samsung Galaxy S24, tôi vuốt xuống từ trên cùng của màn hình và thứ tôi nhận ra là 6 nút Cài đặt nhanh, cũng như một loạt thông báo. Để tìm tất cả Cài đặt nhanh, tôi cần vuốt thêm lần nữa. Đó là sự khác biệt giữa Apple và Samsung. Quá nhiều thao tác trên điện thoại Samsung.

Đối với ứng dụng Cài đặt, Apple và Samsung có triết lý rất khác nhau. Trên iPhone của bạn, tất cả các Cài đặt đều nằm trong ứng dụng Cài đặt. Mọi thứ, từ cài đặt cho mọi ứng dụng cho đến tất cả các cài đặt cơ bản trên điện thoại, đều nằm ở cùng một nơi. Do đó, danh sách Cài đặt rất dài nhưng đầy đủ, tập trung vào một chỗ.

Trên Galaxy S24, cũng như tất cả các điện thoại Android khác, Cài đặt trong mỗi ứng dụng đều riêng biệt và những cài đặt khác thì nằm tản mát khắp mọi nơi. Cài đặt Gmail sẽ nằm trong ứng dụng Gmail và cài đặt Facebook nằm trong ứng dụng Facebook, trong khi không phải mọi cài đặt khác của điện thoại đều nằm trong ứng dụng Cài đặt.

Thật đáng buồn, đây không phải là cách tổ chức tốt trên điện thoại Samsung và có vẻ như không có bất kỳ sự sắp xếp nhất quán nào cả.

- Ảnh 2.

Thao tác đều chậm hơn iPhone

Trên điện thoại Samsung, đôi khi cài đặt nằm trong ứng dụng Cài đặt, nhưng có lúc chúng lại ẩn dưới các biểu tượng nhỏ mà đôi khi bạn không để ý thấy. Nếu bạn thấy một biểu tượng ba chấm hoặc ba gạch bí ẩn ở bất kỳ đâu trên điện thoại Galaxy, thì đó có thể là menu cài đặt ẩn.

Tệ nhất là ứng dụng Cài đặt của Samsung là một mớ hỗn độn lớn. Trong khi Cài đặt của Apple là một danh sách rất dài nhưng không bị lan man. Bất kỳ tính năng nào bạn muốn tìm đều sẽ có thể tìm ra trong một, hai bước. Nhưng điện thoại Samsung sẽ mất nhiều thao tác hơn.

Để kiểm tra điều này, tôi đã thử bật một số tính năng trong cài đặt và lập bản đồ số bước cần thực hiện để tới được phần cài đặt đó trên hai mẫu điện thoại iPhone 15 và Galaxy S24. Kết quả rất rõ ràng. Từ bật điểm phát sóng wifi, bật chế độ tiết kiệm pin, thêm thiết bị Bluetooth hay tắt thông báo ứng dụng, iPhone 15 đều nhanh hơn một thao tác.

Điều đáng ngạc nhiên là không có một cài đặt nào có thao tác nhanh hơn trên điện thoại Galaxy. Hơn một nửa trong số 10 cài đặt trong bài thử nghiệm, iPhone đều thực hiện ít bước hơn Galaxy. Còn lại là bằng nhau trên cả hai.

Samsung có thể có bộ xử lý nhanh hơn, nhiều megapixel hơn và các thông số kỹ thuật khác nhưng họ không thể đánh bại Apple về trải nghiệm sử dụng.

Bài kiểm tra nói trên chính là bằng chứng cho thấy điện thoại Samsung có trải nghiệm sử dụng phức tạp hơn. Nhiều bước hơn có nghĩa là chậm hơn. Đã đến lúc Samsung cải thiện phần mềm của mình một cách đáng kể nếu muốn trở thành chiếc điện thoại tốt nhất và nhanh nhất hiện nay.

Toshiba đoạt giải tủ lạnh có thiết kế ấn tượng

Dòng tủ lạnh của Toshiba

Sản phẩm tôi yêu 2024 số thứ tám có chủ đề Tủ lạnh có thiết kế ấn tượng, diễn ra từ 24/10 đến hết ngày 3/11 với 5 đề cử gồm Toshiba Japandi GR-RF690WI-PGV(67), LG Multi Door InstaView LFD61BLGAI, Hitachi Multi Door R-HW620RV(XK), Aqua Multi Door AQR-M727XA(GS)U1 và Samsung Side by Side RS57DG400EM9SV.

Dòng tủ lạnh của Toshiba

Dòng tủ lạnh của Toshiba

Dòng tủ lạnh của Toshiba có thiết kế mặt kính trắng bên ngoài, bên trong chứa nhiều ngăn lưu trữ cho các loại thực phẩm khác nhau. Tủ lạnh Toshiba Japandi GR-RF690WI-PGV(67) được trang bị nhiều tiện ích như phát hiện người đến gần trong phạm vi 70cm để bật đèn, khả năng làm lạnh sâu -30 độ C.

Kết hợp giữa tinh thần tối giản của Nhật Bản và phong cách hiện đại Bắc Âu, dòng tủ lạnh của Toshiba mang phong cách Japandi với thiết kế âm tường Fit-in sâu 600 mm, cùng sắc trắng Fuji và tay cầm gỗ hồ đào, tạo nên không gian bếp hài hòa. Tủ có dung tích 533 lít, phù hợp với gia đình từ bốn thành viên.

Bên trong, Toshiba trang bị cho tủ lạnh Công Nghệ OriginFresh giữ thịt, cá, rau củ và trái cây tươi ngon, PureAir khử mùi và diệt khuẩn. Tính năng làm đá tự động nhanh chóng với chỉ 60 phút đáp ứng nhu cầu của người dùng muốn sử dụng đá trong thời gian nhanh nhất. Sản phẩm có giá 54,99 triệu đồng.

Độc giả có địa chỉ email a.huy…@gmail.com đã bình chọn chính xác, dự đoán gần đúng nhất số người có cùng đáp án và nhận phần quà từ ban tổ chức là máy ép chậm Lumias SJ10B.

Chương trình Sản phẩm tôi yêu 2024 sẽ tiếp tục số bình chọn thứ chín với chủ đề Máy lọc nước ion kiềm được yêu thích nhất, diễn ra từ ngày đến hết 7/11 đến hết ngày 17/11.

Sản phẩm tôi yêu được VnExpress tổ chức thường niên từ 2020, là chương trình khởi động cho Tech Awards. Sản phẩm tôi yêu 2024 bắt đầu từ 18/7 đến 4/11, với mỗi số kéo dài trong 10 ngày theo chủ đề khác nhau liên quan đến đồ gia dụng, thiết bị và phụ kiện điện tử.

Các sản phẩm đạt giải được trao chứng nhận trong Lễ trao giải Tech Awards 2024, dự kiến tổ chức vào tháng 1/2025 tại TP HCM.

Tech Awards là chương trình bình chọn thường niên từ 2012 của VnExpress Số Hóa, dành cho các sản phẩm và thương hiệu Công Nghệ nổi bật, được bán chính hãng trong năm tại thị trường Việt Nam. Kết quả chung cuộc của các sản phẩm và thương hiệu được tính dựa trên 40% lượt bình chọn của độc giả và 60% điểm đánh giá của ban giám khảo.

Hội An

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió.

Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào đầu thế kỷ 18 đã mang lại cho ngành Hàng Hải một sản phẩm chế tạo do các nhà phát minh và kỹ thuật, đó là máy hơi nước, một dụng cụ sinh ra động lực. Máy hơi nước đã được áp dụng vào thuật Hàng Hải và tàu thủy ra đời.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Máy hơi nước của Denis Papin (Ảnh: library)

Vào khoảng năm 1700, Newcomen đã chế ra chiếc máy “không khí” nhưng loại máy này còn quá yếu và nặng nề, không thể áp dụng cho tàu thủy. Cũng vào thời kỳ này, Denis Papin đã tìm cách áp dụng phát minh về máy hơi nước của ông ta vào tàu thủy nhưng chiếc tàu làm mẫu của Papin bị các thủy thủ ganh tị phá vỡ vào năm 1707 và Denis Papin từ bỏ việc chế tạo.

Chiếc máy hơi nước thực sự được James Watt chế ra vào khoảng năm 1770 và tại nước Pháp, nhiều người đã tìm cách áp dụng máy hơi nước vào việc chuyển vận trên mặt nước. Các Bá Tước Auxiron và Follenay đã làm các tàu thủy nhưng các con tàu này đều bị chìm trên giòng sông Seine, có thể do sự phá hoại của các thủy thủ thời đó, vì họ sợ bị thất nghiệp. Tới năm 1783, Bá Tước Jouffroy d’Abbans đã thành công trong việc đóng chiếc tàu thủy Pyroscaphe và cho tàu này chạy trên sông Saone trong 15 phút trước sự chứng kiến của hàng ngàn người quan sát. Bá Tước d’Abbans đã xin trợ giúp của chính phủ nhưng dự án bị Hàn Lâm Viện Pháp bác bỏ vì Viện đang tài trợ các thí nghiệm về khinh khí cầu của Montgolfier. Vì thế công trình nghiên cứu tàu thủy của Bá Tước d’Abbans phải bỏ dở.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
James Watt (Ảnh: greatscotland)

Cuộc nghiên cứu về cách chế tạo tàu thủy bị lãng quên tại nước Pháp thì tại Hoa Kỳ, phần lớn các nhà tiên phong về tàu thủy bắt đầu hoạt động vì quốc gia này gồm rất nhiều sông rộng, lại không có đường lộ và đường sắt. Máy hơi nước vào cuối thế kỷ 18 còn cồng kềnh và chưa hoàn hảo. Chưa ai có kiến thức gì về việc áp dụng động lực vào cách chuyển vận trên mặt nước. Các nhà phát minh chỉ hiểu biết về cách dùng buồm và lái.

Hai người Mỹ đầu tiên được gán cho danh dự đã chế tạo các tàu thủy đầu tiên là James Rumsey và John Fitch. J. Rumsey đã cố gắng lắp một động cơ dùng hơi nước vào một chiếc thuyền vào năm 1786 nhưng chẳng may, Rumsey đã chọn phải một động cơ không thích hợp. Động cơ này hút nước ở trước tàu và nhả ra sau tàu. Sau nhiều lần thử thất bại, Rumsey sang nước Anh và tại nơi này, ông ta chế tạo một tàu thủy khác. Rumsey qua đời bất ngờ khiến cho công cuộc thí nghiệm bị chấm dứt dù cho về sau, trong chuyến chạy thử trên giòng sông Thames, chiếc tàu thủy của ông Rumsey đã chạy được với vận tốc 4 hải lý một giờ.

Sau Rumsey, John Fitch mới đúng là nhà chế tạo tàu thủy đầu tiên. Chính vì cần tới các miền đất Viễn Tây mà Fitch tới Pennsylvania để học hỏi về máy hơi nước. Vào năm 1785, Fitch bắt đầu đóng một kiểu tàu thủy có guồng (paddle wheel) tại bên sườn tàu. Hai năm sau, nhà phát minh này lắp động cơ vào một chiếc thuyền dài 14 mét. Không biết vì sao, Fitch đã đổi ý và lại cho lắp các mái chèo thẳng đứng. Động cơ truyền sức mạnh vào hai bộ máy chèo, mỗi bộ gồm 6 chiếc, tại mỗi cạnh thuyền. Các mái chèo này lần lượt nhấc lên rồi cắm xuống, đẩy nước về phía sau. Mặc dù phương pháp này rất vụng về, lần thử trên sông vẫn mang lại thành công. Vào một buổi chiều tháng 8 năm 1787, con tàu đã vượt được khoảng cách 40 dặm với vận tốc 4 dặm một giờ.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
John Fitch (Ảnh: pbs)

Fitch như vậy đã chiếm được địa vị độc tôn về đóng tàu thủy chạy trong các tiểu bang New Jersey, New York, Pennsylvania, Delaware và Virginia. Vì tin tưởng thành công nên Fitch trù tính đóng một chiếc tàu thủy lớn hơn, dài 18 mét và cũng chạy bằng hơi nước. Vào năm 1788, con tàu này được hạ thủy và cũng thành công trong việc chở 30 hành khách chạy trên hải trình từ Philadelphia tới Burlington. Trong khoảng thời gian này, tiền vốn của Fitch cạn dần trong khi dân chúng lại không quan tâm đến phát minh đó. Fitch cố gắng chế tạo con tàu thứ ba vào năm 1790. Chiếc tàu thủy này có nồi súp de tốt hơn và bộ máy đơn giản hơn, tàu đã di chuyển trên giòng sông Delaware và được các báo chí tại Philadelphia ca tụng. Mặc dù cách đẩy nước vụng về, con tàu này của Fitch đã thành công về cơ khí và đã di chuyển được hơn 2,000 dặm, chở cả hành khách lẫn hàng hóa.

Con tàu dùng mái chèo thẳng đứng của Fitch
Con tàu dùng mái chèo thẳng đứng của Fitch. (Ảnh: uh.edu)

Khi sắc luật về bằng sáng chế được chấp thuận vào năm 1791, Fitch được cấp bằng phát minh về tàu thủy nhưng cũng loại bằng cấp này được cấp cho Rumsey và Stevens trong khi đó Fitch đứng đầu về tài năng. Mặc dù bất mãn và bị túng thiếu, Fitch vẫn tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ về tàu thủy. Tưởng rằng có thể thành công hơn tại nước Pháp, Fitch xuống tàu sang Pháp vào năm 1793. Tại nước Pháp và để chắc chắn, Fitch lại xin bằng phát minh về tàu thủy nhưng rồi vẫn gặp vận sui. Cuộc Cách Mạng Pháp đã cản trở các cuộc thí nghiệm của Fitch. Dù sao, Fitch cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về tàu thủy của xứ sở này. Fitch đã để lại các họa đồ vẽ tàu thủy cho viên Lãnh Sự Mỹ tại Paris rồi ông này đã cho một kỹ sư trẻ tuổi kiêm họa sĩ xem. Viên kỹ sư này tên là Robert Fulton. Trong lúc đó, Fitch trở lại Hoa Kỳ với sức khỏe mong manh. Nhà phát minh này đã cố gắng làm cho dân chúng quan tâm về sự chuyển vận của tàu thủy bằng cuộc triển lãm một con tàu nhỏ dùng động cơ hơi nước, nhưng dân chúng vẫn lãnh đạm. Fitch lui về Kentucky, trở nên mất trí rồi qua năm 1798, qua đời vì dùng quá liều thuốc phiện.

Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Fitch
Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Fitch. (Ảnh: history)

Trong khi các tàu thủy của Fitch xuôi ngược trên giòng sông Delaware, một người đã trông thấy tàu chạy và đã nhìn thấy khả năng vô biên của tàu thủy, người đó là Đại Tá John Stevens. Đầu tiên, do cần có một phương tiện khứ hồi từ nhà tại New York City tới miền đất sở hữu tại Hoboken mà Stevens quyết định đóng lấy một chiếc tàu thủy. Stevens còn nhận ra vài chỗ nhầm lẫn trong phát minh của Fitch, hơn nữa nhờ giàu có, Stevens dễ thực hiện những cải cách cần thiết.

Stevens thuyết phục được người anh rể tên là Robert Livingston cùng bỏ tiền ra đặt một động cơ hơi nước tại xưởng đúc New Jersey rồi lắp động cơ này vào một con thuyền dài 60 feet (gần 20 mét). Lần thử vào năm 1798 gặp thất bại vì tàu đã dùng phương pháp đẩy giống như phương cách của Rumsey. Lần thử thứ hai cũng không thành công dù cho nhà phát minh dùng các mái chèo thẳng đứng đặt tại đuôi tàu, giống như cách thức của Fitch. Rồi bộ máy quá nặng nề đã làm bể vỡ con thuyền mong manh. Không lâu sau đó, Livingston lãnh nhiệm vụ làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại nước Pháp còn Stevens tiếp tục thí nghiệm và trở nên viên kỹ sư máy hơi nước tài giỏi nhất Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 19.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
John Stevens. (Ảnh: wikipedia)

Năm 1802, Stevens lắp vào chiếc thuyền dài 8 mét một máy hơi nước nhỏ liên hợp với một chân vịt có 4 cánh. Nhà phát minh đã dùng con tàu này để đi nhiều lần từ New York tới Hoboken. Vài năm sau, Stevens hoàn thành một con tàu thứ hai có hai chân vịt chuyển vận nhờ một động cơ áp suất cao do chính ông ta vẽ kiểu. Và danh vọng tột đỉnh tới với Stevens khi ông ta đóng xong con tàu Phoenix trong 2 năm. Con tàu này dài 31 mét, có động cơ đồ sộ. Stevens trở lại cách đẩy tàu kiểu cũ, tức là dùng các bánh xe guồng (paddle wheels) và làm cho chắc chắn, ông ta lại thêm hai chiếc cột để khi cần tới, có thể kéo buồm lên.

Vì danh tiếng của Fitch, Stevens không dám cho tàu chạy trong tiểu bang New York nên đành phải cho tàu ra khơi. Chiếc Phoenix đã chạy được từ New York tới Philadelphia bình yên. Như vậy Stevens đoạt danh dự là người đầu tiên hoàn thành một cuộc du lịch bằng tàu thủy ra ngoài biển khơi. Nhưng thành tích này không được nhiều người khác quan tâm vì vào thời bấy giờ, dân chúng Hoa Kỳ đang mải chú ý tới các cuộc chạy thử tàu thủy của Robert Fulton trên giòng sông Hudson. Trong những năm tiếp theo, Stevens chuyên về chế tạo các phà chạy bằng máy hơi nước và cũng quan tâm cả về ngành hỏa xa.

Robert Fulton là một họa sĩ, sống vào thời kỳ đầu của máy hơi nước, vì thế Fulton đã từ bỏ nghệ thuật để trở nên một kỹ sư đào kênh. Nhờ trông coi việc đào kênh mà Fulton có ý tưởng về các tàu bè và cách chuyển vận dùng hơi nước. Fulton đã nhìn thấy con tàu chạy bằng bánh xe guồng do Symington chế tạo vào năm 1801 dùng để kéo các thuyền bè trên sông. Trong khi đó, Fulton cũng quan tâm tới họa đồ của chiếc tàu ngầm nguyên tử Nautilus. Nhưng sau khi thất bại vì không được chính quyền chú ý và giúp đỡ, Fulton mới quay về việc chế tạo tàu thủy. Chính trong lúc quyết định này, Fulton gặp Livingston, tân Lãnh Sự Hoa Kỳ tại nước Pháp mà cũng là người vừa rút tỉa được các kinh nghiệm về tàu thủy với Stevens. Fulton cũng được xem họa đồ về chiếc tàu của Fitch khi đó đang ở trong tay viên Lãnh Sự Hoa Kỳ này. Do đó sự cộng tác của hai người dễ mang lại kết quả hơn.

Khởi đầu Fulton thử nghiệm các phương pháp đẩy và xem xét các kiểu vỏ tàu. Fulton coi tàu và máy là một đơn vị chứ không phải là hai thứ riêng rẽ. Vào năm 1803,Fulton hoàn thành con tàu dài 23 mét, rộng 2.4 mét. Con tàu bỏ neo trên giòng sông Seine nhưng rồi bị vỡ đôi trước khi thử. Bộ máy tàu được cứu thoát để rồi được đặt vào một vỏ tàu mới cứng cáp hơn. Cùng trong năm này, con tàu mới được hạ thủy. Lần thử thứ nhất thành công, tàu đã di chuyển một cách kỳ dị trên mặt nước nhờ hai bánh xe guồng đạp nước. Tuy nhiên dân chúng chứng kiến cuộc thử vẫn coi đây là một sản phẩm mới, hơn là một bước tiến nhiều triển vọng lớn lao.

Sự thành công này khiến cho Fulton nổi danh nhất về tàu thủy trong 4 năm liên tiếp. Đồng thời Fulton sang nước Anh để gặp Boulton và Watt với ý định hỏi mua động cơ hơi nước mang về Hoa Kỳ. Vào thời kỳ này tại nước Anh có luật cấm xuất cảng loại động cơ đó, nên Fulton đã gặp khó khăn nhưng đã học được nhiều hiểu biết về máy hơi nước.

Sơ đồ tàu của Fulton
Sơ đồ tàu của Fulton (Ảnh: submarine)

Năm 1806, Fulton trở về Hoa Kỳ với kiến thức rộng rãi về kênh đào, tàu ngầm và tàu thủy. Fulton bắt tay vào việc vẽ vỏ tàu. Vào năm sau con tàu mới được lắp động cơ do Watt chế tạo. Con tàu này trông rất xấu xí, được đặt tên là Clermont theo tên miền ruộng đất của Livingston tại Hudson. Tàu Clermont thực ra là một sà lan phẳng đáy, thiếu tỉ lệ về chiều dài, bộ máy tàu được đặt phía trước và làm chuyển động hai bánh xe guồng không che phủ gồm những guồng dài 15 feet. Khi tàu chạy, nước văng ướt khắp phần giữa tàu.

Ngày 17/8/1807, 40 hành khách đã dự một cuộc du ngoạn khứ hồi từ New York tới Albany mà không gặp một tai nạn nào. Tàu chạy được 150 dặm trong 32 giờ, như vậy tốc dộ ngược giòng của tàu là 5 dặm một giờ. Cuộc chạy thử này đã là một điểm son trong lịch sử hàng hải và cũng chứng minh cách vận chuyển thành công dùng máy hơi nước. Nhưng hơn hẳn nhiều nhà phát minh khác, Fulton đã cải cách tàu thủy thành một loại tàu đẹp mắt và theo đòi hỏi của dân chúng. Trong các lần thử sau, Fulton đã cho bao phủ các guồng nước và lập ra các phòng hành khách có giường ngủ và dụng cụ nấu bếp. Vì thế Công Ty Tàu Thủy Trên Sông Hudson (the Hudson River Steamboat Company) thành hình. Vào tháng 9 năm 1807, bắt đầu có các chuyến tàu theo thời biểu và giá vé từ New York tới Albany là 7 mỹ kim. Trong các năm sau, hai con tàu thủy nữa được đóng để cung cấp các chuyến đi hàng ngày giữa hai địa điểm này.

Trong cuộc chiến tranh 1812, Fulton được giao cho công việc đóng chiếc tàu chiến đầu tiên. Thực ra đây là một con tàu với hai vỏ tàu đặt cạnh nhau và bánh xe guồng được đặt ở giữa, cạnh tàu được lắp các tấm thép. Về sau con tàu chiến này vẫn còn dở dang mặc dù chiến tranh đã chấm dứt và Fulton đã qua đời vào năm 1815.