Khi trí tuệ nhân tạo đang là chủ đề “nóng” của các buổi thảo luận thì các nhà khoa học sắp ra mắt loại trí thông minh mạnh hơn AI tới 1.000 lần.

Sự ra đời của AI (trí tuệ nhân tạo) gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của con người trong một thập kỷ qua. Trong khi sự trưởng thành của AI vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi thì các nhà khoa học đã bắt tay vào chế tạo ra một loại trí thông minh còn cao cấp hơn nhiều. Đó chính là OI (trí tuệ hữu cơ).


Trí tuệ hữu cơ là một dạng trí tuệ nhân tạo được tạo ra từ tế bào não của con người. (Ảnh: Forbes)

Trí tuệ hữu cơ hay còn gọi là Organic Intelligent (OI) là một dạng trí tuệ nhân tạo được tạo ra từ tế bào não của con người. Các nhà khoa học sẽ sử dụng công nghệ nuôi cấy 3D và phát triển các tế bào não người. Sau đó họ sẽ dùng công nghệ điện toán để huấn luyện cách tư duy cũng như hành vi và từ đó tạo ra một thực thể lai giữa người và máy gọi là máy tính sinh hoặc hay công nghệ điện toán sinh học. Chương trình này do các nhà nghiên cứu tại đại học John Hopkins (Mỹ) thực hiện.

Theo Lena Smirnova, nhà nghiên cứu tại đại học John Hopkins chia sẻ, tầm nhìn của dự án phát triển trí tuệ hữu cơ là lợi dụng sức mạnh của hệ thống sinh học trên sinh vật để thúc đẩy lĩnh vực khoa học sự sống, công nghệ sinh học và khoa học máy tính.

Nhóm nghiên cứu hiện đang nuôi cấy một “bộ não sinh học” được phát triển từ các tế bào não người trong phòng thí nghiệm. Nó có hình như một quả cầu nhỏ tạo thành từ khoảng 50.000 tế bào, với một hệ thống thần kinh có kích thước bằng một con ruồi giấm. Thế nhưng bên trong vật thể này là các tế bào não bắn qua các khớp thần kinh và các xung điện di chuyển qua lại. Với tình hình hiện tại, các nhà khoa học có thể mất nhiều thập kỷ để mở rộng quy mô này thành một hệ thống não bộ thông minh như chuột.

"Bộ não sinh học" được phát triển từ các tế bào não người trong phòng thí nghiệm
Các nhà khoa học đang nuôi cấy một “bộ não sinh học” được phát triển từ các tế bào não người trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Forbes)

Các nhà khoa học đang phát triển điện toán sinh học bằng cách sử dụng nền 3D của tế bào não người và công nghệ giao diện não và máy. Các cơ quan này chia sẻ nhiệm vụ như cấu trúc và chức năng của não trong vai trò chính là học tập và ghi nhớ. Nói một cách dễ hiểu, chúng sẽ đóng vai trò là phần cứng sinh học cho máy móc.

Thomas Hartung, giáo sư ngành Khoa học sức khỏe môi trường tại Hopkins và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Máy tính hiện nay không thể sánh với bộ não của con người. Bộ não con người có khả năng lưu trữ thông tin đáng kinh ngạc: một noggin trung bình có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte, gấp khoảng 1.000 lần so với MacBook Air mới nhất. Mặc dù máy tính dựa trên silicon tính toán tốt hơn với các con số, nhưng bộ não lại học hỏi tốt hơn. Không chỉ vậy, chúng còn sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với silicon”.

Bộ não có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối.
Bộ não có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối. (Ảnh: Forbes)

Siêu máy tính Frontier được đặt ở Tennessee, Mỹ có giá tới 600 triệu USD với diện tích lắp đặt lên tới 631 nghìn m2. Thế nhưng tới tháng 6 năm ngoái, nó mới lần đầu vượt khả năng tính toán của bộ não của người trong khi tiêu tốn năng lượng gấp 1 triệu lần.

Ngoài ra, máy tính silicon đang đạt đến giới hạn vật lý vì không thể đóng gói nhiều bóng bán dẫn hơn vào một con chip nhỏ nhưng bộ não thì hoàn toàn khác. Nó có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối và nó chính là giải pháp hoàn hảo để nâng cấp trí tuệ của máy móc.

Một số điểm khác biệt chính giữa trí thông minh hữu cơ và trí thông minh nhân tạo gồm:


Trí thông minh hữu cơ và trí thông minh nhân tạo về cơ bản là khác nhau về khả năng, giới hạn và cấu trúc cơ bản của chúng. (Ảnh: Forbes)

Tóm lại, trí thông minh hữu cơ và trí thông minh nhân tạo về cơ bản là khác nhau về khả năng, giới hạn và cấu trúc cơ bản của chúng.

Rõ ràng việc sử dụng trí tuệ hữu cơ có thể giải quyết vấn đề tiêu tốn quá nhiều năng lượng mà các siêu máy tính chạy bằng chip bán dẫn silicon đang phải đối mặt. Từ cách so sánh bên trên, ta có thể thấy các siêu máy tính dù có khả năng xử lý các con số với tốc độ ánh sáng nhưng trí tuệ hữu cơ có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp hơn mà năng lượng tiêu tốn ít hơn nhiều.


Các nhà khoa học vẫn đặt tham vọng sẽ sớm cho ra mắt công nghệ trí tuệ hữu cơ cao cấp hơn AI nhiều lần. (Ảnh: Forbes)

Tuy nhiên, cũng giống như với AI, các nhà khoa học vẫn lo lắng về những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nhân loại nếu như trí tuệ hữ cơ vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, chúng ta vẫn cần có các nhà khoa học độc lập cũng như các nhà đạo đức sinh học giám sát các hoạt động của trí tuệ hữu cơ.

May mắn là từ Phòng thí nghiệm Cortical của Úc cho biết họ đã phát triển 800.000 tế bào não trong một đĩa thí nghiệm, trong khi đó, để cung cấp năng lượng cho máy tính hoặc bộ nhớ lưu trữ tương tự như não người, họ cần khối lượng ít nhất 10 triệu tế bào. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn đặt tham vọng sẽ sớm cho ra mắt công nghệ trí tuệ hữu cơ cao cấp hơn AI nhiều lần. Nếu thành công trong tương lai, công nghệ táo bạo này có thể khiến chip máy tính hiện nay trở nên lỗi thời.