Bộ Quốc phòng Anh trình làng vũ khí laser kiểu Star Wars có thể cắt xuyên máy bay địch

Bộ Quốc phòng Anh vừa tiết lộ loại vũ khí laser của mình.

Bộ Quốc phòng Anh vừa trình làng một loại laser kiểu Star Wars có thể cắt xuyên qua máy bay địch.

Trong một video được đăng tải trên YouTube, Bộ Quốc phòng Anh vừa hé lộ vũ khí viễn tưởng cao năng lượng có khả năng cắt xuyên qua sắt. Đoạn video kinh ngạc cho thấy súng laser bắn tách lìa một vỏ súng cối dày 82mm và Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong tương lai, nó có thể được dùng để đối phó với máy bay địch hay phương tiện bọc giáp.

Bộ Quốc phòng Anh cho hay: “Nghiên cứu này nằm trong chương trình Dragonfire – với mục đích tạo một vũ khí laser có khả năng thay thế tên lửa – dùng để bắn hạ máy bay drone và cắt xuyên qua thân máy bay cùng các phương tiện bọc giáp”.

Bộ Quốc phòng Anh vừa tiết lộ loại vũ khí laser của mình.
Bộ Quốc phòng Anh vừa tiết lộ loại vũ khí laser của mình. (Ảnh: Internet).

“Công nghệ này chưa sẵn sàng triển khai, và vẫn cần thêm 5-10 năm nghiên cứu nữa. Tiềm năng của nó là rất lớn”.

Súng laser làm tan chảy vỏ súng cối.
Súng laser làm tan chảy vỏ súng cối. (Ảnh: Internet).

Cận cảnh vỏ súng cối bị súng laser làm tan chảy.
Cận cảnh vỏ súng cối bị súng laser làm tan chảy. (Ảnh: Internet).

Tuyên bố này đến chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc hé lộ một loại vũ khí laser gọi là The Silent Hunter, có khả năng xẻ vụn một chiếc xe tăng từ cách xa hàng cây số.

Các nhà thầu quốc phòng Trung Quốc đã tạo ra cỗ máy cắt xẻ mạnh mẽ dạng James Bond trong một nỗ lực nhằm chống lại các mối đe dọa.

Biểu tượng Bộ Quốc phòng Anh.
Biểu tượng Bộ Quốc phòng Anh. (Ảnh: Internet).

Vũ khí laser mới được trình diễn tại Abu Dhabi được cho là mạnh hơn trên tàu USS Ponce, một tàu đổ bộ vận tải hạng Austin thuộc Hải quân Hoa Kỳ.

Trang bị vũ khí laser công nghệ cao dường như là mục đích gần nhất của quân đội các nước trên toàn cầu, với Anh và Trung Quốc đi tiên phong, sau đó nhanh chóng được gia nhập bởi Nga, Mỹ và Đức, với việc trình làng các vũ khí laser của riêng họ.

Tia laser đốt cháy máy bay thành tro bụi

Hải quân Mỹ biến 4 máy bay không người lái trên Thái Bình Dương thành tro bằng thiết bị phóng laser trong một thử nghiệm gần đây.

Ảnh minh họa tia laser bắn hạ máy bay của The Washington Post.

Livescience cho biết, hệ thống bắn tia laser (Laser Weapon System) được thử nghiệm tại căn cứ của hải quân Mỹ trên đảo San Nicolas – cách thành phố Los Angeles, bang California khoảng 120 km về phía tây – vào tháng 5 và 6. Đoạn phim trắng đen ghi lại thử nghiệm được công bố tại Triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough 2010 tại Anh hôm qua.

Trong những thử nghiệm trước đây đối với hệ thống vũ khí laser, quân đội Mỹ chỉ bắn các mục tiêu bất động hoặc di chuyển chậm trên mặt đất. Nhưng với thử nghiệm mới nhất, hải quân Mỹ chứng minh vũ khí laser có thể tiêu diệt mục tiêu di động từ một khoảng cách lớn. Tuy nhiên, hải quân Mỹ không công bố tầm bắn của vũ khí laser trong thử nghiệm.

Một mục tiêu khác của những thử nghiệm gần đây là chứng tỏ rằng hệ thống bắn laser có thể hoạt động tốt ngoài biển, nơi những yếu tố rất bình thường như độ ẩm không khí có thể làm giảm độ chính xác của những vũ khí hiện đại nhất.

“Các tia laser có thể bị hấp thụ và chệch hướng trong không khí bởi hơi ẩm”, John Eagles, người phát ngôn của Raytheon, nói. Raytheon là công ty sản xuất hệ thống bắn tia laser mà hải quân Mỹ thử nghiệm.

Một cảm biến tinh vi phát hiện và theo dõi các máy bay. Dữ liệu từ cảm biến được đưa vào bộ xử lý của hệ thống bắn laser. Sau đó hệ thống sẽ phóng đồng loạt 6 tia laser tới các mục tiêu.

Eagles cho biết, khác với tên lửa và đạn, tia laser không gây ra tiếng nổ khi chạm vào phi cơ. Thay vào đó tia laser truyền năng lượng cực lớn vào mục tiêu và biến nó thành khối lửa.

Raytheon và hải quân Mỹ sẽ thử nghiệm bắn máy bay bằng hệ thống laser trên tàu trong tương lai.

Xem vũ khí laser Mỹ bắn hạ 5 máy bay không người lái

Trong tương lai, hệ thống này có thể được lắp đặt trên máy bay quân sự, trực thăng và tàu chiến.

Hệ thống vũ khí laser do tập đoàn Lockheed Martin phát triển để trang bị cho các xe tăng và phương tiện khác.

Trong các cuộc thử nghiệm vào tháng trước tại bãi phóng tên lửa White Sands ở bang New Mexico, Mỹ, hệ thống vũ khí laser Athena do tập đoàn Lockheed Martin phát triển đã bắn hạ thành công 5 máy bay không người lái (UAV) Outlaw.

Đoạn video do Lockheed Martin mới công bố cho thấy, khoảnh khắc lửa bốc cháy từ đuôi của các UAV đang bay trên không trước khi chúng rơi xuống đất do mất khả năng kiểm soát và thăng bằng.

Tập đoàn Lockheed Martin và Bộ tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian của quân đội Mỹ (SMDC) đã hợp tác phát triển vũ khí laser Athena để trang bị cho các xe tăng và phương tiện khác. Trong tương lai, hệ thống này có thể được lắp đặt trên máy bay quân sự, trực thăng và tàu chiến.

Trong tương lai, hệ thống này có thể được lắp đặt trên máy bay quân sự, trực thăng và tàu chiến.
Trong tương lai, hệ thống này có thể được lắp đặt trên máy bay quân sự, trực thăng và tàu chiến.

Theo tập đoàn Lockheed Martin, Athena sử dụng công nghệ kiểm soát chùm tia laser hiện đại và hệ thống laser sợi quang ALADIN (Accelerated Laser Demonstration Initiative) nhằm tối ưu hóa hiệu quả và khả năng tấn công.

Năm 2015, tập đoàn Lockheed Martin cũng sử dụng vũ khí laser sợi quang với công suất 30kW để vô hiệu hóa một chiếc xe tải ở khoảng cách 1,6 km.

Chế tạo loại pin có thể tạo điện từ bầu khí quyển trên sao Hỏa

Pin sao Hỏa tạo điện dựa trên phản ứng hóa học liên tục miễn sao còn nhiên liệu.

Nhân loại đang chuẩn bị hạ cánh và khám phá sao Hỏa trong vài năm tới. Nhưng trước hết cần đảm bảo nguồn năng lượng ổn định cho căn cứ, robot tự hành cùng loạt thiết bị cần thiết khác.

Do quá trình vận chuyển nhiều hạ tầng lên hành tinh đỏ vô cùng khó khăn nên giới nghiên cứu đang tìm kiếm giải pháp thay thế. Một trong số đó là pin khai thác bầu khí quyển trên sao Hỏa làm nhiên liệu trong quá trình xả của Đại học Khoa học – Công nghệ Trung Quốc (USTC). Nhóm nghiên cứu cho biết: “Phương pháp này làm giảm đáng kể trọng lượng pin, giúp pin phù hợp hơn với sứ mệnh không gian”.

Pin sao Hỏa tạo điện dựa trên phản ứng hóa học liên tục miễn sao còn nhiên liệu.
Pin sao Hỏa tạo điện dựa trên phản ứng hóa học liên tục miễn sao còn nhiên liệu. (Ảnh minh họa).

Sao Hỏa là hành tinh khắc nghiệt với khí quyển phức tạp chứa đầy CO2 (95,32%), nitơ (2,7%), argon (1,6%), oxy (0,13%) và CO (0,08%). Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm trên hành tinh đỏ lên đến khoảng 60 độ C.

Nhóm USTC cho biết pin mà họ phát minh sử dụng các loại khí trong bầu khí quyển tương tự pin nhiên liệu dùng ở Trái đất (biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu thành điện). Thay vì lưu trữ năng lượng như pin thông thường, pin sao Hỏa tạo điện dựa trên phản ứng hóa học liên tục miễn sao còn nhiên liệu.

Trong quá trình xả, điện cực của pin tương tác với các loại khí sản sinh phản ứng hóa học tạo điện. Khi cạn kiệt, pin sẽ được sạc lại bằng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng hạt nhân để duy trì hiệu suất.

Pin chịu được chênh lệch nhiệt độ đáng kể, có thể hoạt động liên tục vài tháng với chu kỳ sạc/xả là 1.375 giờ (tương đương khoảng 2 tháng trên sao Hỏa). Theo thử nghiệm thực hiện bởi nhóm USTC, ở 0 độ C pin vẫn hoạt động tốt với mật độ năng lượng 373,9 Wh/kg.

Nhóm giải thích: “Quá trình sạc/xả liên quan đến quá trình hình thành và phân hủy lithium carbonate, lượng nhỏ oxy cùng CO đóng vai trò chất xúc tác đẩy nhanh đáng kể chuyển đổi của CO2. Họ muốn tăng lượng khí tương tác nhằm cải thiện hiệu suất lẫn dung lượng pin.

Pin được thiết kế dạng gập nên có diện tích bề mặt lớn, nhận lượng khí nhiều hơn. Nhóm tăng kích thước ô pin lên 4cm² để tăng mật độ năng lượng. Phương hướng sắp tới sẽ là phát triển pin thể rắn chịu nổi áp suất thấp và biến động nhiệt độ.

Súng laser mới của Trung Quốc có thể đốt cháy da trong 1 giây ở cự li 800 mét

Cảnh sát có thể tấn công mục tiêu từ xa mà không cần dùng để vũ lực gây chết người.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu một loại vũ khí laser cầm tay mới có khả năng đốt cháy da và quần áo cách xa tới nửa dặm (hơn 800 mét).

Theo South China Morning Post, súng trường laser mới này sẽ được sử dụng bởi các đội chống khủng bố trong lực lượng cảnh sát vũ trang của Trung Quốc. Các phiên bản thử nghiệm của mẫu súng này đã được trình diễn tại Học viện quang học và cơ học chính xác của Trung Quốc ở Thiểm Tây.

Cảnh sát có thể tấn công mục tiêu từ xa mà không cần dùng để vũ lực gây chết người.
Cảnh sát có thể tấn công mục tiêu từ xa mà không cần dùng để vũ lực gây chết người.

Súng trường tấn công ZKZM sẽ tạo ra “sự đốt cháy tức thời” mô tế bào người và sẽ “đốt cháy quần áo trong một giây”. Một nhà nghiên cứu giấu tên từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói thêm: “Nếu quần áo làm từ vải dễ cháy, tia laser từ súng có thể làm cho cả cơ thể bốc cháy”.

Khẩu súng không đủ mạnh để giết ai đó nhưng các nhà nghiên cứu cho biết nó tạo ra “sự đau đớn vượt mức chịu đựng”.

Các tình huống tiềm năng để sử dụng súng laser bao gồm cả giải cứu con tin. Cảnh sát có thể tấn công mục tiêu từ xa mà không cần dùng để vũ lực gây chết người.

Các chùm tia laser không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên loại súng này có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ bí mật. Súng laser này có trọng lượng 3kg và kích thước tương đương một khẩu AK 47.

Vũ khí laser từ lâu đã là sản phẩm của khoa học viễn tưởng. Các hạn chế về pin vẫn là thách thức chính với các nhà khoa học trong việc phát triển loại vũ khí này.

Công ty hàng không vũ trụ và phòng thủ khổng lồ Lockheed Martin trước đây đã phát triển các hệ thống chùm tia laser có thể tấn công các máy bay hoặc các phương tiện trên mặt đất.

Súng laser này có trọng lượng 3kg và kích thước tương đương một khẩu AK 47.
Súng laser này có trọng lượng 3kg và kích thước tương đương một khẩu AK 47.

Lợi thế của súng laser so với so với các loại vũ khí truyền thống khác chính là “sự im lặng”, rẻ hơn và ít gây thiệt hại về tài sản.

Thí nghiệm dùng súng laser để cắt cây.

Quên AI đi, thời của trí tuệ hữu cơ tới rồi: Công nghệ táo bạo khiến chip máy tính trở nên lỗi thời

Khi trí tuệ nhân tạo đang là chủ đề “nóng” của các buổi thảo luận thì các nhà khoa học sắp ra mắt loại trí thông minh mạnh hơn AI tới 1.000 lần.

Sự ra đời của AI (trí tuệ nhân tạo) gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của con người trong một thập kỷ qua. Trong khi sự trưởng thành của AI vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi thì các nhà khoa học đã bắt tay vào chế tạo ra một loại trí thông minh còn cao cấp hơn nhiều. Đó chính là OI (trí tuệ hữu cơ).


Trí tuệ hữu cơ là một dạng trí tuệ nhân tạo được tạo ra từ tế bào não của con người. (Ảnh: Forbes)

Trí tuệ hữu cơ hay còn gọi là Organic Intelligent (OI) là một dạng trí tuệ nhân tạo được tạo ra từ tế bào não của con người. Các nhà khoa học sẽ sử dụng công nghệ nuôi cấy 3D và phát triển các tế bào não người. Sau đó họ sẽ dùng công nghệ điện toán để huấn luyện cách tư duy cũng như hành vi và từ đó tạo ra một thực thể lai giữa người và máy gọi là máy tính sinh hoặc hay công nghệ điện toán sinh học. Chương trình này do các nhà nghiên cứu tại đại học John Hopkins (Mỹ) thực hiện.

Theo Lena Smirnova, nhà nghiên cứu tại đại học John Hopkins chia sẻ, tầm nhìn của dự án phát triển trí tuệ hữu cơ là lợi dụng sức mạnh của hệ thống sinh học trên sinh vật để thúc đẩy lĩnh vực khoa học sự sống, công nghệ sinh học và khoa học máy tính.

Nhóm nghiên cứu hiện đang nuôi cấy một “bộ não sinh học” được phát triển từ các tế bào não người trong phòng thí nghiệm. Nó có hình như một quả cầu nhỏ tạo thành từ khoảng 50.000 tế bào, với một hệ thống thần kinh có kích thước bằng một con ruồi giấm. Thế nhưng bên trong vật thể này là các tế bào não bắn qua các khớp thần kinh và các xung điện di chuyển qua lại. Với tình hình hiện tại, các nhà khoa học có thể mất nhiều thập kỷ để mở rộng quy mô này thành một hệ thống não bộ thông minh như chuột.

"Bộ não sinh học" được phát triển từ các tế bào não người trong phòng thí nghiệm
Các nhà khoa học đang nuôi cấy một “bộ não sinh học” được phát triển từ các tế bào não người trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Forbes)

Các nhà khoa học đang phát triển điện toán sinh học bằng cách sử dụng nền 3D của tế bào não người và công nghệ giao diện não và máy. Các cơ quan này chia sẻ nhiệm vụ như cấu trúc và chức năng của não trong vai trò chính là học tập và ghi nhớ. Nói một cách dễ hiểu, chúng sẽ đóng vai trò là phần cứng sinh học cho máy móc.

Thomas Hartung, giáo sư ngành Khoa học sức khỏe môi trường tại Hopkins và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Máy tính hiện nay không thể sánh với bộ não của con người. Bộ não con người có khả năng lưu trữ thông tin đáng kinh ngạc: một noggin trung bình có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte, gấp khoảng 1.000 lần so với MacBook Air mới nhất. Mặc dù máy tính dựa trên silicon tính toán tốt hơn với các con số, nhưng bộ não lại học hỏi tốt hơn. Không chỉ vậy, chúng còn sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với silicon”.

Bộ não có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối.
Bộ não có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối. (Ảnh: Forbes)

Siêu máy tính Frontier được đặt ở Tennessee, Mỹ có giá tới 600 triệu USD với diện tích lắp đặt lên tới 631 nghìn m2. Thế nhưng tới tháng 6 năm ngoái, nó mới lần đầu vượt khả năng tính toán của bộ não của người trong khi tiêu tốn năng lượng gấp 1 triệu lần.

Ngoài ra, máy tính silicon đang đạt đến giới hạn vật lý vì không thể đóng gói nhiều bóng bán dẫn hơn vào một con chip nhỏ nhưng bộ não thì hoàn toàn khác. Nó có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối và nó chính là giải pháp hoàn hảo để nâng cấp trí tuệ của máy móc.

Một số điểm khác biệt chính giữa trí thông minh hữu cơ và trí thông minh nhân tạo gồm:


Trí thông minh hữu cơ và trí thông minh nhân tạo về cơ bản là khác nhau về khả năng, giới hạn và cấu trúc cơ bản của chúng. (Ảnh: Forbes)

Tóm lại, trí thông minh hữu cơ và trí thông minh nhân tạo về cơ bản là khác nhau về khả năng, giới hạn và cấu trúc cơ bản của chúng.

Rõ ràng việc sử dụng trí tuệ hữu cơ có thể giải quyết vấn đề tiêu tốn quá nhiều năng lượng mà các siêu máy tính chạy bằng chip bán dẫn silicon đang phải đối mặt. Từ cách so sánh bên trên, ta có thể thấy các siêu máy tính dù có khả năng xử lý các con số với tốc độ ánh sáng nhưng trí tuệ hữu cơ có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp hơn mà năng lượng tiêu tốn ít hơn nhiều.


Các nhà khoa học vẫn đặt tham vọng sẽ sớm cho ra mắt công nghệ trí tuệ hữu cơ cao cấp hơn AI nhiều lần. (Ảnh: Forbes)

Tuy nhiên, cũng giống như với AI, các nhà khoa học vẫn lo lắng về những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nhân loại nếu như trí tuệ hữ cơ vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, chúng ta vẫn cần có các nhà khoa học độc lập cũng như các nhà đạo đức sinh học giám sát các hoạt động của trí tuệ hữu cơ.

May mắn là từ Phòng thí nghiệm Cortical của Úc cho biết họ đã phát triển 800.000 tế bào não trong một đĩa thí nghiệm, trong khi đó, để cung cấp năng lượng cho máy tính hoặc bộ nhớ lưu trữ tương tự như não người, họ cần khối lượng ít nhất 10 triệu tế bào. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn đặt tham vọng sẽ sớm cho ra mắt công nghệ trí tuệ hữu cơ cao cấp hơn AI nhiều lần. Nếu thành công trong tương lai, công nghệ táo bạo này có thể khiến chip máy tính hiện nay trở nên lỗi thời.

Công ty Mỹ phát triển máy bay không cánh quạt tốc độ gần 1.000km/h

Jetoptera không sử dụng cánh quạt để tạo lực đẩy như máy bay thông thường.

Công ty Jetoptera đang phát triển mẫu máy bay lướt nhanh hơn các máy bay phản lực chở khách bằng cách sử dụng thiết kế cánh độc đáo.

Jetoptera không sử dụng cánh quạt để tạo lực đẩy như máy bay thông thường.
Jetoptera không sử dụng cánh quạt để tạo lực đẩy như máy bay thông thường. (Ảnh: Jetoptera)

Jetoptera, mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) không cánh quạt tiên tiến của công ty cùng tên ở Seattle, chứng minh khả năng đạt tốc độ 0,8 Mach (988km/h) trong quá trình thử nghiệm, nhanh hơn Boeing Dreamliner và nhanh gấp đôi thiết kế cánh xoay nghiêng. Công ty chia sẻ dữ liệu sau khi hoàn thành hợp đồng Nghiên cứu sáng tạo kinh doanh nhỏ (SBIR) thứ 4 với Không quân Mỹ, Interesting Engineering hôm 17/1 đưa tin.

Thay vì máy nén điện, công ty sử dụng động cơ turbine khí, dẫn khí thải qua hệ thống đẩy lỏng (FPS). Không khí nén được dẫn qua những khe nhỏ xung quanh bề mặt bên trong của thiết bị đẩy rỗng. Theo Jetoptera, hệ thống cung cấp nhiều lực đẩy hơn 10% và sử dụng ít nhiên liệu hơn 50% so với động cơ turbine phản lực nhỏ. So với động cơ turbine phản lực cánh quạt, nó nhẹ hơn 30% và ít phức tạp hơn nhiều về mặt máy móc. Thiết kế của Jetoptera cũng êm hơn tới 25% so với động cơ đẩy kích thước tương đương.

Jetoptera cho biết công ty đã chế tạo một mô hình cỡ nhỏ của thiết kế trong chương trình AFWERX HSVTOL. Chương trình này quy tụ 11 công ty tham gia thiết kế máy bay quân sự VTOL thế hệ tiếp theo có thể đạt hiệu suất cao hơn nhiều bất kỳ mẫu nào có trên thị trường hiện nay. Mô hình cỡ nhỏ đang được thử nghiệm trong đường hầm gió và có thể đạt tốc độ Mach 0,8 (988 km/h).

Thiết kế máy bay sẽ được đánh giá trong 6 tháng tới. Jetoptera hy vọng có thể vận hành phiên bản thử nghiệm trong năm 2025.

Thụy Điển phát triển thành công transistor bằng gỗ đầu tiên thế giới

Transistor bằng gỗ đầu tiên trên thế giới.

Ra đời cách đây gần 100 năm, transistor được một số nhà khoa học đánh giá là một trong những phát minh quan trọng nhất đối với nhân loại, ngang với điện thoại, bóng đèn hay xe đạp.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Linköping và Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố đã phát triển thành công transistor bằng gỗ đầu tiên trên thế giới.

Transistor bằng gỗ đầu tiên trên thế giới.
Transistor bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. (Nguồn: PNSA).

Ra đời cách đây gần 100 năm, transistor được một số nhà khoa học đánh giá là một trong những phát minh quan trọng nhất đối với nhân loại, ngang với điện thoại, bóng đèn hay xe đạp. Là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử, transistor ngày nay là một linh kiện then chốt trong các thiết bị điện tử hiện đại và được sản xuất ở cấp độ nano.

Nhật báo khoa học PNAS dẫn lời Giáo sư Isak Engquist, của Phòng thí nghiệm Điện tử hữu cơ, Đại học Linköping, cho biết: “Chúng tôi đã nghĩ tới một nguyên tắc chưa từng có. Phải, transistor bằng gỗ chậm và thô nặng hơn, nhưng nó hoạt động và có tiềm năng phát triển lớn”.

Trong các thử nghiệm trước đây, các transistor bằng gỗ chỉ có thể điều tiết việc truyền tải ion và khi các ion cạn kiệt thì các transistor cũng ngừng hoạt động. Tuy nhiên transistor do các nhà sáng chế Thụy Điển tạo ra lần này có thể hoạt động liên tục và điều tiết dòng điện mà không chịu hao mòn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng gỗ balsa (tên khoa học là Ochroma pyramidale, sinh trưởng tại Nam Mỹ và được coi là loại gỗ nhẹ nhất thế giới) để tạo ra transistor mới này, do công nghệ liên quan đòi hỏi một loại gỗ không hạt và có cấu trúc đồng nhất tại mọi góc độ.

Nhóm nghiên cứu loại bỏ lignin từ vật phẩm gỗ này và chỉ giữ lại các sợi celulo dài đều, với các ống dẫn được lấp đầu bằng một loại nhựa hay polymer dẫn điện có tên PEDOT:PSS, giúp chất liệu gỗ này có khả năng truyền dẫn điện.

Vật mẫu này được chứng minh có khả năng điều tiết dòng điện và hoạt động liên tục trong mức điện thế được chọn. Transistor bằng gỗ này cũng có thể bật và tắt nguồn cung điện, mặc dù với độ trễ đáng kể: nó đạt được trạng thái ngắt điện sau 1 giây và bật điện sau 5 giây.

Lợi thế lớn của transistor này là nó có thể chịu được dòng điện cao hơn so với các transistor hữu cơ thông thường, do đó có tiềm năng hữu ích trong nhiều ứng dụng đặc thù trong tương lai, ví dụ cho các hoạt động điều tiết tại các nhà máy điện.

Hàn Quốc nghiên cứu thành công kỹ thuật “chỉnh sửa đơn nguyên tử” đầu tiên trên thế giới

Trong hàng ngàn năm, nhân loại đã luôn phải đi đường vòng, sử dụng nhiều bước phản ứng chỉ để thay đổi một nguyên tử duy nhất trong một phân tử. Nhưng kể từ bây giờ, mọi chuyện sẽ thay đổi!

Hãy nhìn vào công thức hóa học của hai phân tử này. Chúng chỉ khác nhau đúng một nguyên tử.

Phía bên trái là Furan, một hợp chất hữu cơ thơm, dị vòng 5 nguyên tử, với một carbon (C) được thay thế bằng oxy (O). Đổi nguyên tử oxy này thành nitơ (N), bạn sẽ được Pyrrole – hợp chất ở bên phải:


Furan và Pyrrole.

Mặc dù chỉ là một nguyên tử cực kỳ nhỏ bé, điểm khác biệt này được coi là “chí mạng”.

Bởi Furan vốn là một chất độc, thậm chí có thể gây ung thư cho con người. Nhưng Pyrrole lại là một dược chất, được sử dụng làm thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc điều trị bệnh tim mạch.

Thật may mắn là bạn sẽ không thể nhầm được chúng với nhau, bởi cùng ở một điều kiện nhiệt độ và áp suất phòng, Furan là chất lỏng trong suốt, còn Pyrrole sẽ có màu đỏ (xin lỗi những giáo viên ra đề thi hóa chuyên làm mất nhãn dán). Nhưng đó là những gì mà chỉ một nguyên tử có thể thay đổi hoàn toàn tính chất của một hợp chất hóa học.

Đáng buồn là, việc thay đổi chỉ một nguyên tử của các hợp chất dị vòng này chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ví dụ để tạo ra Pyrrole, bạn sẽ cần sử dụng đến phản ứng này:

Hoặc là phản ứng này:

Hoặc chí ít cũng là phản ứng này:

Có một cách để tạo ra Pyrrole trực tiếp từ Furan, là cho nó phản ứng với amoniac (NH3). Nhưng phản ứng này đòi hỏi nhiệt độ cao lên tới 500 độ C, cùng với sự có mặt của các chất xúc tác đắt tiền như SiO2 và Al2O3. Ngoài ra, hiệu suất phản ứng thấp khiến cho phương pháp tổng hợp Pyrrole này khó đạt được tính khả thi về mặt kinh tế.

Dẫu vậy, đó vẫn là cách mà loài người buộc phải sử dụng để sản xuất Pyrrole nói riêng và nhiều dược chất khác nói chung. Trong suốt hàng ngàn năm, kể từ thời đại của những nhà giả kim tới các phương pháp hóa học hiện đại, con người đã luôn phải đi đường vòng, sử dụng nhiều bước phản ứng chỉ để thay đổi một nguyên tử duy nhất trong một phân tử.

Nhưng kể bây giờ, mọi chuyện sẽ thay đổi!

Quá trình chỉnh sửa đơn nguyên tử từng là giấc mơ của các nhà hóa học.
Quá trình chỉnh sửa đơn nguyên tử từng là giấc mơ của các nhà hóa học.

Trong một nghiên cứu đột phá mới được đăng trên tạp chí Science, một nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết họ đã phát triển thành công một kỹ thuật chỉnh sửa đơn nguyên tử đầu tiên trên thế giới, cho phép thay đổi trực tiếp một nguyên tử trong một phân tử.

Thử nghiệm phương pháp này với Furan, họ đã biến thành công hợp chất này thành Pyrrole, bằng cách thay thế nguyên tử oxy bằng nguyên tử nitơ, ngay tại nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Quá trình chỉnh sửa đơn nguyên tử như vậy từng là giấc mơ của các nhà hóa học.

Thậm chí, nó còn được ví với “bàn tay của Chúa”, thứ có thể tạo ra các hợp chất phức tạp, bằng một phương pháp đơn giản, dễ dàng như lắp một mảnh Lego.

Giáo sư Yoonsu Park
Giáo sư Yoonsu Park, tác giả nghiên cứu đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).

Giáo sư Yoonsu Park, tác giả nghiên cứu đến từ Viện KAIST cho biết: “Các hợp chất có vòng thơm có năng lượng ổn định cao đến mức việc thay đổi một nguyên tử này thành một nguyên tử khác từng được coi là điều bất khả thi”.

Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu của giáo sư Park đã sử dụng một chiến lược được gọi là “quang xúc tác”, nghĩa là lấy ánh sáng làm chất xúc tác cho phản ứng.

Bằng cách sử dụng chất xúc tác acridinium để bắn tia sáng xanh lam vào Furan, giáo sư Park đã tạm thời cắt được vòng thơm của nó, cho phép chèn một nhóm amin NH vào chung vị trí của nguyên tử O.

Sau đó, thông qua một quá trình ngưng tụ, hợp chất cuối cùng sẽ đẩy nguyên tử oxy ra ngoài, bắt cặp với hydro tạo thành nước (H2O), để lại duy nhất nguyên tử N trong vòng thơm tạo thành hợp chất Pyrrole.

Ở đây, chúng tôi đã trình bày một chiến lược quang xúc tác hoán đổi một nguyên tử oxy của furan với một nhóm nitơ, chuyển đổi trực tiếp furan thành một chất tương tự pyrrole trong một phản ứng liên phân tử duy nhất“, giáo sư Park cho biết.

Phản ứng mà các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng.
Phản ứng mà các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng.

Nhận xét về nghiên cứu mới, Mark Levin, một nhà hóa học hữu cơ tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ, cho biết:

Các phương pháp hiện có cho loại phản ứng chuyển đổi vòng dị vòng này thường đòi hỏi các điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như nhiệt độ cực cao hoặc bức xạ cực tím. Điều này làm hạn chế khả năng ứng dụng của chúng trong việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp, do năng suất sản phẩm thấp và phạm vi cơ chất hạn chế.

Phản ứng mới của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc là giao thức đầu tiên cho phép chuyển đổi trực tiếp furan thành pyrrole trong điều kiện nhẹ nhàng hơn, khiến nó trở nên thực dụng hơn nhiều đối với nhiều ứng dụng trong hóa học tổng hợp”.

Dành riêng một bài viết trong chuyên mục “Góc nhìn”, chuyên mục mà tạp chí Science sẽ mời các nhà khoa học độc lập, nổi tiếng và có uy tín trong ngành để nhận xét về một nghiên cứu có tác động lớn hoặc mang tính cách mạng, hai nhà hóa học Ellie F. Plachinski và Tehshik P.Yoon đến từ Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, cho biết:

Các đặc tính của một phân tử hoạt tính sinh học phụ thuộc rất nhiều vào sự sắp xếp chính xác của các nguyên tử cấu thành của nó. Ví dụ, việc thay đổi danh tính của một nguyên tử đơn lẻ trong một vòng dị vòng-một vòng phân tử chứa ít nhất một nguyên tố không phải cacbon-có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc”.

Nghiên cứu này có tiềm năng rất mạnh mẽ trong việc tạo ra các quy trình tổng hợp hóa học liên tục, chuyển đổi các phân tử phức tạp và thúc đẩy các khám phá trong lĩnh vực dược phẩm“, Plachinski và Yoon nhấn mạnh.

Chỉnh sửa đơn nguyên tử có thể tạo ra vô số dược chất thêm vào dược điển cho con người.
Chỉnh sửa đơn nguyên tử có thể tạo ra vô số dược chất thêm vào dược điển cho con người.

Về phần mình, giáo sư Park nói: “Bước đột phá này đã cho phép chỉnh sửa có chọn lọc các cấu trúc vòng hữu cơ năm cạnh, thứ sẽ mở ra cánh cửa mới cho việc xây dựng thư viện các ứng viên thuốc tiềm năng, một thách thức quan trọng trong ngành dược phẩm. Tôi hy vọng công nghệ nền tảng này sẽ được sử dụng để cách mạng hóa các quy trình phát triển thuốc”.

Giống như Furan và Pyrrole, rất nhiều loại thuốc có cấu trúc hóa học rất phức tạp nhưng dược tính của chúng lại chỉ đến từ một nguyên tử duy nhất. Các nguyên tử như oxy và nitơ đóng vai trò trung tâm trong việc tăng cường tác dụng dược lý của các loại thuốc này, đặc biệt là tác dụng chống lại virus.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Park hiện đang thử nghiệm một loạt các quy trình tương tự để chỉnh sửa đơn nguyên tử nhiều hợp chất có gốc Furan và Pyrrole khác nhau. Công việc tiếp theo là thiết kế các lò phản ứng cỡ công nghiệp để thử nghiệm kỹ thuật trên quy mô lớn.

Nếu thành công với khả năng chỉnh sửa từng nguyên tử bên trong một phân tử, và trên quy mô công nghiệp, chúng ta sẽ có thể tạo ra bất cứ loại thuốc nào mà chúng ta muốn, với số lượng không hạn chế.

Ưu thế tuyệt đối của chip lượng tử ánh sáng: Rút ngắn 9.000 năm tính toán xuống còn 36 phần triệu giây

Máy tính lượng tử của Xanadu.

Sức mạnh của máy tính lượng tử ngày càng được khẳng định trong ngành công nghiệp điện toán. Mới đây nhất, những con chip máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay đã bị một con chip lượng tử ánh sáng của các nhà nghiên cứu từ công ty Xanadu Quantum Technologies, tại Toronto, Canada đánh bại trong khả năng giải quyết một vấn đề hóc búa.

Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, các siêu máy tính và những thuật toán hiện tại phải mất đến 9.000 năm để tính toán được bài toán này – thế nhưng con chip lượng tử Borealis của các nhà nghiên cứu hoàn thành nó chỉ trong 36 micro giây (mỗi micro giây bằng 1/1.000.000 giây).

Bài toán được các nhà nghiên cứu nói đến là việc lấy mẫu Boson Gaussian (GBS). Tác vụ này yêu cầu máy tính tạo ra một mẫu từ phân bố xác suất của các phép đo đơn photon ở đầu ra của mạch điện – và nếu bạn thấy nó thật vô nghĩa, thì quả đúng như vậy, vì ngay cả máy tính nhanh nhất thế giới cũng gần như không thể hiểu và tính toán được nó.

Máy tính lượng tử của Xanadu.
Máy tính lượng tử của Xanadu.

Tác vụ BGS có một số lợi thế nhất định khiến nó trở nên không phân biệt đối xử riêng cho các thiết lập lượng tử, vì vậy BGS đã trở thành một công cụ tiêu chuẩn để tính toán xem một máy tính lượng tử nhanh hơn bao nhiêu so với máy tính truyền thống.

Trong khi máy tính truyền thống sử dụng hệ nhị phân (0 và 1 đại diện cho tắt và bật), các máy tính lượng tử xử lý đến 3 đơn vị dữ liệu bằng các qubit (0, 1 và “cả hai”). Nhờ vậy chúng có tốc độ nhanh vượt trội khi có thể tính toán xác suất của từng giải pháp trước khi sử dụng nó. Trong khi đó, các máy tính truyền thống hiện nay phải chạy thử từng giải pháp để xác định xem nó là đúng hay sai.

Trong khi đó, con chip Borealis của các nhà nghiên cứu nói trên là một chip lượng tử ánh sáng, khi nó dùng các xung ánh sáng liên tục để truyền đi thông tin lượng tử. Ngay cả so với thế giới chip lượng tử đây cũng là một con quái vật thật sự về hiệu năng khi có đến 219 qubit, trong đó có 129 qubit được sử dụng cho nghiên cứu này.

Thiết kế dạng đám mây của Borealis giúp các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận nó dễ dàng hơn.
Thiết kế dạng đám mây của Borealis giúp các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận nó dễ dàng hơn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, chip lượng tử ánh sáng sẽ là kiến trúc được sử dụng nhiều nhất trong tương lai khi nó có khả năng mở rộng lớn hơn nhiều so với các giải pháp khác.

Chip Borealis tiên tiến hơn hẳn ở chỗ mỗi cổng lượng tử có thể lập trình được và cho dù các chip khác cũng được trang bị chức năng này, chúng vẫn chưa đạt được ưu thế lượng tử (có sức mạnh tính toán vượt trội hơn hẳn so với các máy tính truyền thống).

Các nhà nghiên cứu tin rằng công trình này là một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của máy tính lượng tử. “Công trình này là một cột mốc quan trọng trên con đường tạo ra một máy tính lượng tử đích thực, xác nhận các tính năng công nghệ chính của quang tử như một nền tảng cho mục tiêu này.”

Mặc dù tất cả đều cực kỳ hứa hẹn, đặc biệt là hiệu năng vô song của con chip lượng tử ánh sáng này, nhưng tác vụ GBS lại không có ứng dụng thực tế nào và việc tìm kiếm ứng dụng phổ biến trong thực tế dành cho chip lượng tử vào thời điểm hiện tại lại càng khó hơn. Ngay cả khi mới đây Bộ Quốc phòng Anh đã mua máy tính lượng tử đầu tiên để thử nghiệm, nhưng có thể còn nhiều năm nữa các máy tính như vậy mới được triển khai trên quy mô lớn.

Đó cũng là một phần lý do hãng Xanadu đang đưa sức mạnh tính toán của Borealis lên đám mây để các nhà nghiên cứu trên toàn cầu có thể tiếp cận nó dễ dàng hơn cũng như tạo ra các ứng dụng thực tế dựa trên sức mạnh phi thường của nó.