Lưu trữ danh mục: Kiến Thức Về Website

Website là gì? Trang web là gì? Cấu tạo, hoạt động và các loại website phổ biến

Website là gì?

Web là tên thường gọi của World Wide Web (mạng toàn cầu), một tập hợp con của Internet bao gồm các trang có thể được truy cập bằng trình duyệt Web.

Website là gì - hinh 01

Các trang web được định dạng bằng ngôn ngữ gọi là Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (Hypertext Markup Language – HTML). Ngôn ngữ này cho phép người dùng nhấp qua các trang trên Web thông qua các liên kết. Web sử dụng giao thức HTTP để truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin. Các trình duyệt như Internet Explorer, Google Chrome hoặc Mozilla Firefox hoạt động như một công cụ để người dùng có thể truy cập các tài liệu Web hoặc các trang Web được kết nối thông qua các liên kết.

Web chỉ là một trong những cách chia sẻ thông tin qua Internet bên cạnh những thứ khác bao gồm email, nhắn tin tức thời và Giao thức truyền tệp (FTP).

Hiểu một cách ngắn gọn thì Web là mạng.

Còn Site là địa điểm. Ví dụ worksite có nghĩa là nơi làm việc, chỉ một địa điểm, địa chỉ cụ thể.

Như vậy Website = Web + Site, tức một địa chỉ cụ thể trong mạng toàn cầu hay còn được gọi là trang mạng.

Điều đó có nghĩa là website phải đảm bảo được các yếu tố: Nằm trong mạng toàn cầu, có thể truy cập bằng các trình duyệt web, sử dụng giao thức HTTP để truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin và quan trọng là phải có một địa chỉ cụ thể.

Website thường chứa các nội dung văn bản, hình ảnh, video và rất nhiều định dạng nội dung khác, được lưu trữ trên máy chủ.

Website là gì - hinh 06

Phiên âm tiếng Anh của website là “ˈwebsīt”, cách đọc gần đúng là “goép-sai”.

Tuy nhiên, khái niệm nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, khẳng định “website” được định nghĩa là “trang thông tin điện tử”.

Đến đây thì có lẽ bạn đã phần nào nắm được website là gì rồi đúng không nào. Tuy nhiên cũng cần làm rõ một sự nhầm lẫn khá phổ biến giữa “website” và “trang web”.

Vậy trang web là gì?

Trang web, trong tiếng Anh là “web page”, là một phần của website. Một website thông thường sẽ bao gồm nhiều web page hoặc tối thiểu là một web page.

Tuy nhiên trong thực tế thì phần lớn người Việt Nam vẫn sẽ ngầm hiểu rằng “trang web” = “website”, mặc dù có chút không đúng về mặt định nghĩa nhưng trong giao tiếp hàng ngày, không phải các văn bản quan trọng thì cách sử dụng này vẫn được chấp nhận rộng rãi.

Cấu tạo và hoạt động của website là gì

Website thường chứa nhiều webpage hay còn thường được gọi là trang con. Tất cả được lưu trữ dưới định dạng html hoặc xhtml (Extensible HyperText Markup Language – mở rộng của html). Chúng sẽ được lưu trên các máy chủ (web server).

Website là gì - hinh 04

Khi người dùng muốn truy cập các thông tin từ website cần sử dụng các trình duyệt web để truy cập vào địa chỉ của website, đọc các file lưu trữ dưới định dạng html hoặc xhtml và hiển thị dưới dạng trực quan để dễ dàng tiếp nhận nội dung, thao tác.

Một website muốn hoạt động cần có các thành phần:

  • Source Code (mã nguồn): Để các nội dung có thể hiển thị, thao tác, tương tác, tự động tối ưu trên từng loạt thiết bị…
  • Web hosting (Lưu trữ web): Nếu website là một ngôi nhà thì hosting chính là miếng đất để xây ngôi nhà đó. Nó lưu trữ Source Code, hình ảnh, video, nội dung… của website.
  • Tên miền (domain): Khi bạn đã có miếng đất và ngôi nhà, bạn cần có địa chỉ để những người khác có thể tìm đến và truy cập. Vì vậy bạn cần có một tên miền (domain). Mỗi tên miền là duy nhất trên toàn thế giới để đảo bảo mọi người đều có thể đến chính xác nhà của bạn.

Website là gì - hinh 02

Các thành phần giao diện website

Một website hay một webpage đều cần các thành phần dưới đây để hoạt động, sử dụng một cách bình thường.

Header

Header là phần đầu trang thường chứa logo, thanh điều hướng, nút tìm kiếm, giỏ hàng… Tuy nhiên trong một số trường hợp như landing page có thể không có Header hoặc Header chỉ bao gồm logo.

Slider/Carousel

Thành phần này không nhất thiết phải có trên website nhưng phần lớn các website đều có thêm phần này nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng. Đây chính là phần hiển thị tóm tắt các nội dung quan trọng, các khuyến mãi hot (với website bán hàng), các nút kêu gọi hành động (như nhắn tin, điền thông tin…), các tin hot (với website tin tức)…

Hiện tại các trang web thường thiết kế dạng động với nhiều hình ảnh tự trượt qua thể hiện nhiều thông tin nổi bật khác nhau, nhưng cũng có những website chỉ sử dụng các ảnh tĩnh, hay còn được gọi là banner.

Content Area

Đây là nơi hiển thị nội dung hay còn được gọi là body. Khi bạn đang đọc bài viết này thì phần nội dung, hình ảnh bạn đang đọc chính là Content Area. Đây là phần quan trọng nhất của một website, nơi cung cấp các thông tin giá trị nhất cho người đọc. Tất cả những nội dung xuất hiện trong Content Area ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm trên Google cũng như quyết định xem người đọc có muốn tiếp tục ở lại website này hay không.

Footer

Nằm ở cuối cùng của trang web là Footer. Footer khá đa dạng về hình thức, nội dung, thông tin hiển thị nhưng chủ yếu sẽ là các thông tin về bản quyền, giấy phép, liên kết đến fanpage, Google Maps, đôi khi là các website liên quan, hệ thống cửa hàng và chi nhánh, menu điều hướng…

Sidebar

Sidebar (thanh bên) cũng hay được sử dụng trên nhiều website. Mặc dù không quá quan trọng nhưng nó có thể giúp người dùng tiếp cận thêm nhiều thông tin như các nội dung liên quan, nội dung người dùng có thể quan tâm, các sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi…

Như tên gọi, sidebar được đặt ở một hoặc cả hai bên website, nằm cạnh phần Content Area (body). Tuy nhiên thông thường thì sidebar chỉ nằm bên phải và nó chỉ xuất hiện khi truy cập website trên máy tính hoặc máy tính bảng, vì màn hình điện thoại quá hẹp để hiển thị thêm phần này.

Website là gì - hinh 05

Các trang con (web page) quan trọng

Mặc dù không có một tiêu chuẩn thống nhất nào cụ thể nhưng với hầu hết các website phổ biến, đầy đủ chức năng thì đều cần 5 trang con (web page) sau:

  • Trang chủ: Là trang mà khi người dùng truy cập vào tên miền sẽ xuất hiện ra đầu tiên. Đây phải là nơi chứa các thông tin quan trọng nhất của website. Ví dụ với website bán hàng thì trang chủ phải là các mặt hàng chính mà bạn đang bán. Một website tin tức thì trang chủ chắc chắn là những tin nóng hổi, mới nhất. Tất nhiên trang chủ phải chứa liên kết để truy cập đến các trang khác.
  • Trang giới thiệu & liên hệ: Đây chính xác là nơi chứa hồ sơ công ty/cá nhân với các thông tin về năng lực, sản phẩm dịch vụ chủ sở hữu cung cấp cũng như các phương thức liên hệ như số điện thoại, trang mạng xã hội.
  • Trang bán hàng: Nếu là một website bán hàng thì đây là nơi cung cấp chi tiết về từng sản phẩm, dịch vụ để khách hàng có thể tham khảo và tiến hành mua hàng. Nếu muốn khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên website thì cần thêm trang giỏ hàng và thanh toán nữa.
  • Trang thiên nội dung: Nếu là một website tin tức thì sẽ cần nhiều trang nội dung con về từng chuyên mục. Nếu là một website bán hàng cũng cần có trang nội dung để giới thiệu, cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ như đánh giá, hướng dẫn sử dụng, tư vấn chọn mua…
  • Trang liên quan đến quy định pháp lý: Trang này thường chứa các nội dung liên quan đến điều khoản, chính sách bản quyền, chính sách giao hàng, chính sách thanh toán, chính sách thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân… Mặc dù hiếm khi có người truy cập vào trang này nhưng nó lại khá quan trọng để phòng khi có tranh chấp xảy ra.

Website là gì - hinh 03

Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều loại trang con được sử dụng khác tùy mục đích cụ thể nhưng nhìn chung hầu hết website đều có đủ các trang con kể trên.

Các loại website phổ biến

Để liệt kê các loại website phổ biến hiện nay chúng ta cần liệt kê chúng theo các tiêu chí nhất định.

Theo cấu trúc và cách hoạt động

Website tĩnh: Ví dụ như landing page, dạng website này hầu như không chỉnh sửa, thay đổi và ít có tính năng tương tác với người dùng. Website tĩnh chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html kết hợp css, javascript. Mặc dù khá nhiều hạn chế nhưng ưu điểm của Website tĩnh là đơn giản, xây dựng nhanh, nhẹ.

Website động: Ngôn ngữ html, css, javascript sẽ giúp các nội dung hiển thị trên website theo một trật tự, nguyên tắc nào đó. Nhưng để thực hiện các tương tác phức tạp hơn thì website cần đến ngôn ngữ lập trình, phổ biến nhất hiện nay là PHP kết hợp với một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL. Website động có tính tương tác cao, dễ dàng cập nhật, bổ sung nội dung.

Theo mục đích chính của website

Hiện nay, mục đích làm website khá đa dạng, từ website giới thiệu công ty, website giới thiệu sản phẩm, website giới thiệu cá nhân, website bán hàng, website tin tức, website mạng xã hội, website chợ điện tử…

Theo lĩnh vực

Công nghệ, giáo dục, xây dựng, nội thất, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, xe, bất động sản…, mỗi lĩnh vực thường có các thiết kế, giao diện, màu sắc, tính năng khác nhau phù hợp với lĩnh vực cụ thể.

Trước khi xây dựng một website cần xác định được tất các các tiêu chí trên, bao gồm cấu trúc và cách hoạt động, mục đích, lĩnh vực hướng tới để có một website phù hợp nhất, mang lại giá trị tốt nhất cho chủ sở hữu cũng như khách hàng.

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có thể hiểu cơ bản website là gì, một website cần những thành phần yếu tố nào để hoạt động, phân biệt giữa website và trang web. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến website đừng ngại để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé

Node JS là gì? NodeJS có phải là ngôn ngữ lập trình?

node js

Node JS là gì là câu hỏi nhiều người đặt ra khi bước chân vào ngành lập trình bởi thuật ngữ này khá phổ biến. Nếu bạn đang thắc mắc muốn được giải đáp một cách chi tiết nhất thì tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Node JS có phải là ngôn ngữ lập trình tốt nhất

Node JS là gì và có phải một ngôn ngữ lập trình không?

1. Node JS là gì?

Được tạo ra bởi Ryan Dahl năm 2009, Node JS ra đời tạo nên môi trường hỗ trợ chạy JavaScript runtime, đa nền tảng và có mã nguồn mở.

Chính vì thế đây là môi trường hoàn hảo để chạy các ứng dụng, web ngoài trình duyệt mà người dùng đang sử dụng. Đây cũng được coi là giải pháp thiết yếu giúp ứng dụng sử dụng dữ liệu hiệu quả nhờ mô hình event driven (Mô hình hướng sự kiện) một cách không đồng bộ.

Qua chia sẻ này bạn đã hiểu Node JS là gì rồi chứ? Đây chắc chắn là thuật ngữ bạn cần nắm chắc khi bước chân vào ngành lập trình hoặc muốn ứng dụng nó trong công việc của mình. Đồng thời cũng có thể hiểu rằng Node JS không phải một ngôn ngữ mà nó là môi trường mang đầy đủ các thuộc tính của Javascript.

2. Node JS hoạt động như thế nào?

Bước 1: Khi sử dụng Node JS các câu lệnh sẽ được đưa vào queue, hàng đợi. Đồng thời chạy từ trên xuống dưới.

Bước 2: Lúc này Event loop lấy 1 tác vụ ở queue cho vào stack, và trước đó stack hoàn toàn trống. Điều này có thể hiểu rằng câu lệnh đầu tiên – console.log sẽ được stack xử lý và đưa ra “caulenh1”

Bước 3: Sau khi stack xử lý xong, tác vụ đầu sẽ được lấy ra và tiếp tục đưa tác vụ tiếp theo vào để xử lý tiếp. Cụ thể có thể là setTimeout(function(){ console.log(“cau lenh 2”); },0);. Lúc này có thể thấy SetTimeout trở thành 1 hàm tính toán thời gian nằm trong web AIPS và đưa vào web AIPs để đợi tác vụ tiếp theo. Nó sẽ được đưa trở lại hàng đợi khi queue đã trống.

Bước 4: Tương tự khi thực hiện tác vụ 1, tác vụ 3 sẽ in câu lệnh và hàng đợi ở trạng thái rỗng. Khi đó tác vụ 2 sẽ được đưa trở lại queue, tiếp đến sang stack để đi qua xử lý.

Hoạt động đơn giản, hiệu quả với Node JS

Node JS hoạt động đơn giản và hiệu quả

3. Những ứng dụng nên viết bằng Node.JS

Có một số ứng dụng bạn nên viết bằng Node JS để có tính ổn định cao và thuận tiện hơn cho người làm lập trình, có thể kể đến như:

  • Fast File Upload: Đây là những tool được viết để hỗ trợ tải lên file tốc độ cao
  • Websocket server: Là các dạng máy chủ dành cho có lượng truy cập lớn và tương tác khủng như hệ thống chat online, Game online, Game server….
  • Restful API: Là ứng dụng được dùng để hỗ trợ các phần mềm, ứng dụng chính qua API
  • Any Real-time Data Application: Đây là ứng dụng yêu cầu tốc độ tải cao hoặc chia nhỏ các big app thành các site app nhỏ hơn.
  • Ad server: Là những loại máy chủ quảng cáo phổ biến hiện nay.

4. Những kết luận sai lầm về Node.JS

  • Node JS là web Framework: Đây là kết luận sai lầm bởi Node JS là gì thì bạn đã hiểu, nó là một nền tảng cho phép chạy Javascript
  • Node JS là một ngôn ngữ lập trình: Node JS không phải ngôn ngữ lập trình mà chỉ là một môi trường.
  • Node JS chỉ sử dụng cho frontend hoặc backend: Không hoàn toàn như vậy, Node JS có thể sử dụng cho cả hai vô cùng tiện lợi.
Xóa bỏ những hiểu lầm về Node JS

Gạt bỏ những hiểu lầm về Node JS

5. Những công ty lớn nào đang sử dụng NodeJS

Một số công ty lớn đang sử dụng Node JS có thể kể đến như Netflix, Uber, Walmart, Nasa, Paypal, Medium và đã có hơn 1,8 tỷ lượt tải trên toàn thế giới.

Khi được sử dụng bởi các tập đoàn lớn, Node JS hỗ trợ trên nhiều tác vụ khác nhau như xây dựng ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn, xử lý nhiều I/O đồng thời, tạo môi trường hoàn hảo cho phát triển hệ thống thanh toán, tinh gọn quá trình bảo trì server….

6. Node JS có phải ngôn ngữ lập trình không?

Như đã chia sẻ ở trên, Node JS hoàn toàn không phải một ngôn ngữ lập trình mà chỉ đơn giản là môi trường runtime, cho phép chạy Javascript bên ngoài trình duyệt.

Tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến như một ngôn ngữ giúp hệ thống ứng dụng vận hành hiệu quả, sử dụng dữ liệu lớn một cách liền mạch và hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán toàn diện.

Biết về lập trình node JS giúp cho công việc được hiệu quả

Nắm rõ lập trình Node JS là gì và ứng dụng hiệu quả trong công việc

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc Node JS là gì và có thể ứng dụng nó hiệu quả trong công việc. Node JS vẫn là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới, được nhiều thương hiệu lớn sử dụng để xây dựng web, tool hỗ trợ quá trình vận hành hiệu quả.

Nếu cần thêm thông tin về Node JS thì hãy liên hệ Mắt Bão để được giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ xây dựng web, ứng dụng qua môi trường này nhé.

Website bán hàng: Cân bằng giữa mục tiêu của thương hiệu và nhu cầu thật sự của khách hàng

gduahudhaid

Trên Internet, mọi doanh nghiệp đều có cơ hội ngang nhau để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng trưởng kinh doanh thông qua website bán hàng. Tuy nhiên, liệu những điều doanh nghiệp nhồi nhét trên website đã là điều khách hàng muốn thấy?

Website là kênh truyền thông, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp, là cỗ máy bán hàng và chăm sóc khách hàng 24/7. Vì thế, các doanh nghiệp rất chú trọng xây dựng website, muốn đưa lên website những gì tốt đẹp, chất lượng nhất về các mặt hàng sản phẩm từ các thông tin có sẵn.

Tuy nhiên, mong muốn chủ quan của doanh nghiệp có thể là rào cản lớn khiến sản phẩm, dịch vụ khó tiếp cận khách hàng, gây trở ngại trong việc chuyển đổi tỉ lệ mua hàng.

Con gà – quả trứng

Nên ưu tiên khách hàng trước hay thương hiệu doanh nghiệp mình trước? Nên đáp ứng nhu cầu khách hàng trước hay tập trung vào mục tiêu kinh doanh trước? Với hạn chế về thời gian, nguồn lực và doanh thu còn khiêm tốn, trong mắt chủ doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ mình đang bán là trung tâm và là ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu không đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, sẽ không thể tạo ra doanh thu và tăng trưởng lâu dài cho doanh nghiệp. Những điểm mù do góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp dẫn đến bài toán “con gà – quả trứng”: cần cân bằng mục tiêu thương hiệu và nhu cầu khách hàng, mà ở đó khách hàng cần được là chủ thể quan trọng nhất.

Một khảo sát của Jared Spool chỉ ra người dùng không tìm thấy thông tin họ cần trong 58% thời lượng xem website, ngay cả khi họ có chủ đích tìm kiếm trên trang chủ (homepage là phần có tỷ lệ xem nhiều nhất – thống kê 21/25 website). Hệ quả là, 62% người mua sắm online từ bỏ việc tìm kiếm mặt hàng họ muốn trên website. Một nghiên cứu khác của Forrester Research cũng làm rõ thêm câu chuyện này, khi 51% website vi phạm những nguyên tắc khả dụng (Web usability), như “trang web có được tổ chức theo mục tiêu người dùng?”, “kết quả hiển thị có liên quan đến từ khóa người dùng đang tìm kiếm”…

Cũng theo Forrester, doanh nghiệp mất 50% đơn hàng tiềm năng khi khách hàng không tìm thấy điều họ muốn trên website; và nghiêm trọng hơn – vì có trải nghiệm không tốt ở lần ghé thăm website đầu tiên, 40% khách hàng sẽ không quay trở lại website lần tiếp theo.

Đối với một website bán hàng, khách hàng là tài sản quan trọng tối thượng. Những Netflix, Slack, Airbnb, Spotify, Youtube… đều là những chuyên gia trong việc thấu hiểu và tận dụng hiệu quả tâm lý, hành vi người dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có cái nhìn tổng quát về khách hàng mục tiêu để có chiến lược website phù hợp. Phần lớn các website bán hàng kém hiệu quả đến từ việc thiếu dữ liệu khách hàng, không thống kê được hiệu quả marketing từ nguồn website mang lại, không phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu vì sao họ thoát trang hay cho hàng vào giỏ nhưng không thanh toán.

Website sang – xịn – mịn khi tích hợp CRM

Mỗi loại người dùng khác nhau sẽ cần những yếu tố khác nhau của website. Có khách hàng vào website để tìm một sản phẩm cụ thể, có khách hàng tập trung nghiên cứu sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng, có khách hàng chỉ muốn giết thời gian và giải trí… Xác định được động lực và thói quen khác nhau của người dùng khi vào website giúp doanh nghiệp xây dựng những trải nghiệm hữu ích cho tất cả người mua hàng. Việc gợi ý đề xuất sản phẩm phù hợp dựa trên phân tích những tương tác và hành vi của người dùng trên website sẽ giúp họ cảm thấy mình đang được chăm sóc đặc biệt hơn.

Website bán hàng: Cân bằng giữa mục tiêu của thương hiệu và nhu cầu thật sự của khách hàng - Ảnh 1.

Đừng để khách hàng tiềm năng của bạn rời đi chỉ vì website của bạn không có thứ họ đang tìm kiếm.

Nhằm kích thích nhu cầu mua sắm cho người xem, giao diện và điều hướng website chính là xương sống giúp định hình trải nghiệm khách hàng. Theo chuyên gia tư vấn thiết kế website từ Bizfly – hệ sinh thái giải pháp Martech & Salestech đã thiết kế website cho hơn 10,000 doanh nghiệp trong 15 năm qua, khách hàng đều thích những hình ảnh trực quan cao nên sự khác biệt về cỡ phông, kiểu chữ, đậm nhạt có ảnh hưởng đến cách não bộ thu thập thông tin. Bởi vậy, các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) từ Bizfly thường sắp xếp thông tin để dẫn dắt người đọc, họ phân tích nơi nào trên website người dùng hay dừng lại để cố ý đặt những thông tin quan trọng về chương trình khuyến mãi hay nút CTA kêu gọi khách hàng hành động.

Nhịp sống hiện đại cùng thói quen mua sắm online của khách hàng bận rộn khiến thời gian tiếp cận và chào bán cực kỳ ngắn ngủi, do đó website chỉ có dưới 60s và ba lần kéo chuột để chinh phục khách hàng. Cấu trúc website càng tinh gọn, thông tin càng chắt lọc, mang đến những điều khách hàng thực sự quan tâm, doanh nghiệp càng củng cố vị trí của thương hiệu trong trái tim khách hàng. Do đó, điều quan trọng nhất là làm nổi bật thông tin về sản phẩm hoặc nội dung khuyến mãi, tối ưu hóa các công cụ bán hàng tích hợp.

Cùng với đó, từ cấu trúc, đến các phần tiêu đề, mô tả, URL cần được tối ưu hóa với nhiều công cụ tìm kiếm và tương thích với thiết bị di động giúp website doanh nghiệp đạt thứ hạng cao và gia tăng hiệu quả marketing quảng bá.

Bên cạnh 500 mẫu giao diện website chuyên nghiệp cho mọi ngành hàng, từ mỹ phẩm, thời trang, nội thất, thực phẩm, FMCG…, Bizfly với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm lâu năm cung cấp các giải pháp may đo cho từng yêu cầu khác biệt và đặc thù của mỗi doanh nghiệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tích hợp công cụ Bizfly CRM vào website nhằm thu thập thêm khách hàng, hứng trọn data tại mọi điểm chạm, phân loại, sàng lọc và quản lý thông tin khách hàng một cách đồng bộ. Các công cụ tích hợp khác trong hệ sinh thái Bizfly bao gồm chatbot giúp tư vấn, tự động chốt đơn giúp khách hàng dễ dàng mua hàng hơn, hay email marketing automation để nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng.

Khi tích hợp Bizfly CRM vào website, như hổ mọc thêm cánh, dữ liệu về khách hàng và đơn hàng sẽ được chuyển trực tiếp vào CRM để làm căn cứ cho doanh nghiệp theo dõi lâu dài, đưa ra bước hành động tiếp theo, đồng thời giải quyết vấn đề tương tác và phản hồi của khách hàng trên website. Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng thể về khách hàng, từ đó phân tích, đánh giá kịp thời hiệu quả của website, có hướng tiếp cận khả thi nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website tích hợp giải pháp Marketing Automation (CRM, Chatbot, Email marketing) để x2 doanh thu.

CNAME là gì? 1 số hướng dẫn sử dụng cname record

CNAME là gì?

CNAME là một bản ghi tên quy chuẩn (Canonical Name Record) hay còn gọi là Bản ghi bí danh cho một domain name nào đó.

 

CNAME được giải thích là một dạng bản ghi tài nguyên trong Hệ thống tên miền (DNS), quy định một tên miền là bí danh của một tên miền chuẩn khác.

Ứng dụng của CNAME

Liên kết tên miền, hosting, source,… để quản trị viên dễ dàng khai báo trang web trên Internet
Hỗ trợ xác thực các dịch vụ do Google cung cấp, chẳng hạn như domain, ứng dụng,…
Hỗ trợ chuyển đổi, đồng bộ dữ liệu cũ sang dữ liệu mới, thiết lập các bản ghi có sẵn một cách dễ dàng
Tạo nhiều tên miền phụ tùy theo nhu cầu như xác thực SSL
Tạo các bản ghi mới, chỉnh sửa tên miền gốc, đặt lại TTL

Hạn chế của bản ghi CNAME là gì?

Bản ghi CNAME không bao giờ trực tiếp đến một địa chỉ IP và phải luôn trỏ đến một tên miền khác
Bản ghi CNAME không thể cùng tồn tại với bản ghi khác cùng tên. Không thể có cả bản ghi CNAME và TXT cho www.pavietnam.vn.
Một CNAME có thể trỏ đến CNAME khác. Mặc dù điều này thường không được khuyến nghị vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Khi áp dụng, CNAME phải trỏ càng gần tên mục tiêu càng tốt để tránh các chi phí hiệu suất không cần thiết.

Định dạng bản ghi CNAME

Cấu trúc của một bản ghi A tuân theo định nghĩa định dạng tiêu chuẩn cấp cao được xác định RFC 1035. Phần RDATA bao gồm một yếu tố duy nhất:

Yếu tố Mô tả
Tên miền Tên miền chỉ định tên chuẩn hoặc tên chính cho bản ghi.
Trình bày theo chuẩn là:

CNAME <domain-name>

Trong đó <domain-name> là một tên miền đủ điều kiện, chẳng hạn như webviet.com.vn.

Bản ghi CNAME được thể hiện bởi các yếu tố có thể tùy chỉnh sau:

Yếu tố Mô tả
Name Hostname cho record (tên của CNAME)

TTL Time-to-live, tính bằng giây. Đây là khoảng thời gian mà trình phân giải DNS cho phép lưu bản ghi vào bộ nhớ cache.

Nội dung Tên miền mà CNAME trỏ tới.

Kết luận

Các bản ghi CNAME được xử lý bên trong hệ thống tên miền và sẽ có một vài hạn chế khi sử dụng CNAME nếu một DNS xung đột với 1 bản ghi CNAME trong lúc tìm kiếm một bản ghi nguồn. Điều này sẽ dẫn đến khởi động lại các query sử dụng tên quy chuẩn thay vì tên gốc.

Hy vọng, qua bài viết này, Quý khách đã nắm được sơ nét phương thức CNAME, cấu hình và kiểm tra lại

Chúng tôi luôn hướng đến các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: dễ đặt mua, thanh toán nhanh, toàn quyền quản lý và điều chỉnh các tùy chọn theo ý muốn…

Bản Ghi TLSA

1. Bản ghi TLSA là gì?

Bản ghi xác thực TLS (TLSA) được sử dụng để liên kết chứng chỉ máy chủ TLS hoặc khóa chung (public key) với tên miền nơi bản ghi được đặt. Với bản ghi TLSA, bạn có thể lưu trữ dấu vân tay của chứng chỉ TLS/SSL trong DNS tên miền của bạn.
Lưu ý: Bản ghi TLSA chỉ có thể được tin cậy nếu DNSSEC được bật trên miền của bạn.

2. Cấu trúc của bản ghi TLSA

 – Cổng (Port number): Số cổng mà máy chủ TLS lắng nghe.

 – Giao thức (Protocol): Giao thức được sử dụng (udp, tcp, sctp).

 – Hostname: Hostname của máy chủ TLS. Trong hầu hết các trường hợp, bản ghi TLSA được sử dụng cho một tên máy chủ cụ thể của tên miền.

3. Bản ghi TLSA điển hình

Host Type Points to: TTL
_port._protocol.host.domain.com TLSA 0 0 0 00000000000000000000000 1 Hour
  • Type: TLSA
  • TTL: 1 Hour
  • Host: _port._protocol e.g.: _100._tcp*
  • Usage: chỉ định liên kết được cung cấp sẽ sử dụng để so sánh khớp với chứng chỉ được sử dụng trong TLS handshake.

             The values are numeric (0, 1, 2, 3)
             0 = Certificate Authority Constraint.
             1 = Service Certificate Constraint.
             2 = Trust Anchor Assertion.
             3 = Domain Issued Certificate.

  • Selector: chỉ định 1 phần của chứng chỉ TLS được trình bày bởi máy chủ sẽ khớp với dữ liệu được liên kết.

             numeric values (0, 1)
             0 = Full Certificate.
             1 = Subject Public Key.

  • Matching type: chỉ định cách thức chứng chỉ được trình bày.

            numeric values (0, 1, 2)
            0 = No hash
            1 = SHA-256
            2 = SHA-512

  • Points to: Hash value

 

Web Việt đã có bài viết về bản ghi TLSA để các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản ghi này

Một giao diện website thế nào là đẹp?

Mỗi người đều có một quan niệm về thẩm mỹ riêng, do đó để nhận định thế nào là một giao diện trang web đẹp sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, may mắn thay, vẫn có những chuẩn mực nhất định giúp chúng ta có thể đánh giá được “vẻ đẹp” của giao diện web. Bài viết sau đây của Web Việt sẽ chia sẻ với bạn một số yếu tố cần thiết để tạo nên một giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp cho website.

Tính đơn giản

Phong cách tối giản đang là xu hướng thiết kế web đang rất được ưa chuộng hiện nay. Khi truy cập trang web, điều mọi người sẽ muốn thực hiện những hành động có chủ đích hoặc tìm kiếm thông tin cụ thể. Vì vậy, đơn giản, thuận tiện luôn là tiêu chí quan tâm hàng đầu của người dùng.

Những yếu tố thiết kế (bố cục, cách sắp xếp các tính năng, cách sử dụng màu sắc,…) đều phải hướng đến sự tối giản và tiện lợi để khách truy cập có thể dễ dàng đọc nội dung, thực hiện thao tác trên trang. Lời khuyên cho bạn là khi thiết kế giao diện web, hãy loại bỏ tất cả các yếu tố thừa, gây mất tập trung. Đồng thời, bạn cũng nên tối ưu UX và UI để nâng cao trải nghiệm, đem đến sự dễ dàng, thân thiện cho người dùng.

Một giao diện website thế nào là đẹp? - 7
Đơn giản là một trong những yếu tố đánh giá giao diện đẹp

Thống nhất, đồng bộ

Khi xây dựng website, bạn cần tạo được mối liên kết, sự nhất quán giữa các trang. Từ phông nền, cách phối màu, thanh menu cho đến font chữ, icon, phong cách thiết kế,… đều cần có tính đồng nhất. Điều này sẽ tạo ra tác động tích cực đối với trải nghiệm người dùng, đồng thời tăng khả năng nhận biết cho thương hiệu.

Bằng việc sử dụng các bố cục thống nhất trên giao diện trang web, bạn sẽ giúp khách truy cập dễ dàng tìm kiếm thông tin và thực hiện các thao tác khi di chuyển giữa các trang. Ngoài ra, sự đồng bộ về mặt thiết kế, bố cục cũng sẽ giúp giao diện của bạn trông chuyên nghiệp hơn.

Bố cục rõ ràng, chặt chẽ

Khi nhắc đến giao diện đẹp, người ta thường nghĩ đến hình ảnh, màu sắc mà quên đi một yếu tố rất quan trọng đó là bố cục (layout). Thực tế, bố cục sẽ tác động rất lớn đến thị giác và có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách truy cập web.

Vì vậy, nhà thiết kế giao diện web chuyên nghiệp cần biết cách sắp xếp các thành phần trên trang để tạo ra một bố cục, cấu trúc rõ ràng, hợp lý, giúp người dùng dễ dàng thao tác và tìm được những gì họ cần.

                                    Một giao diện website thế nào là đẹp? - 8
Trang web cần có bố cục rõ ràng và hợp lý

Mỗi thể loại website sẽ phù hợp với những kiểu bố cục khác nhau. Ví dụ, đối với website tin tức, thương mại điện tử, giao diện thường được chia làm nhiều cột và block nội dung riêng biệt. Thiết kế này sẽ giúp người dùng nắm bắt tin tức nhanh chóng và dễ dàng hơn. Còn những trang web cá nhân có dung lượng thông tin khá ít nên bố cục sẽ tự do và phóng khoáng hơn.

Hình ảnh bắt mắt

Một yếu tố then chốt giúp tạo nên mẫu giao diện web đẹp đó là hình ảnh bắt mắt. Theo một nghiên cứu tại Đại học Iowa (Mỹ) thì con người sẽ ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với từ ngữ. Những hình ảnh trực quan, nổi bật sẽ gây ấn tượng cho bất kỳ ai.

Do đó, khi thiết kế giao diện cho website, bạn cần chú ý sử dụng các hình ảnh chất lượng, rõ nét và thu hút. Lý tưởng nhất, bạn nên có một đội ngũ designer và chụp hình riêng để tạo ra những bức ảnh chuyên nghiệp, đẹp mắt. Đối với các hình ảnh sản phẩm hoặc ảnh bìa thì nên quy định kích thước chuẩn để tạo nên sự cân đối, tính thẩm mỹ cho trang web.

Font chữ hợp lý

Bên cạnh hình ảnh thì font chữ cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến thị giác khi khách truy cập vào website.

Các font chữ hiện nay được chia làm một số loại như sau: Serif (chữ có chân), Sans Serif (chữ không chân), Script(font chữ viết tay), font chữ trang trí,…. Đối với thiết kế giao diện trang web, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng font Script và font trang trí bởi vì các kiểu chữ này khá bay bướm và khó đọc. Thay vào đó, hãy chọn font chữ đơn giản, dễ nhìn để đảm bảo người dùng có thể nắm bắt được các nội dung nhanh chóng và chính xác.

                                                Một giao diện website thế nào là đẹp? - 9
                                                Nên chọn font chữ đơn giản, dễ đọc cho website

Ngoài ra, không nên sử dụng quá nhiều font chữ trên trang vì sẽ khiến khách truy cập cảm thấy rối mắt. Bạn chỉ nên dùng tối đa 3 font chữ và phải phù hợp với bảng màu, cách thiết kế của trang web.

Màu sắc tuân thủ nhận diện thương hiệu

Khi thiết kế website, bạn cần chọn các tông màu phù hợp với hệ thống nhận diện thương hiệu, giúp gợi nhắc về cá tính, bản sắc của doanh nghiệp. Ví dụ, Pepsi có màu chủ đạo là xanh, còn Cocacola thì sử dụng tông màu chính là đỏ trắng.

Ngoài ra, theo ý kiến của nhiều web designer thì một giao diện trang web chuyên nghiệp chỉ nên sử dụng tối đa 5 màu, trong đó có 2 – 3 màu được dùng thường xuyên và là màu sắc chủ đạo của website.

Khoảng cách phù hợp

Khoảng cách hợp lý sẽ giúp thiết kế của bạn đẹp mắt, trực quan và dễ điều hướng hơn. Có thể nói khoảng trắng trong website chính là yếu tố quan trọng, giúp làm nên sự cân bằng giữa văn bản và hình ảnh đồ họa. Vì vậy, bạn cần biết cách tạo ra các không gian trống phù hợp để khiến website chuyên nghiệp và dễ đọc hơn.

Tối ưu trên di động

Ngày càng có nhiều người truy cập website bằng điện thoại di động. Do đó, sẽ là một thiếu sót lớn nếu giao diện trang web của bạn không được thiết kế để tối ưu cho các thiết bị này.

Hiện nay, thiết kế website tương thích (responsive) với thiết bị di động đang là một xu hướng mà tất cả các công ty thiết kế web chuyên nghiệp đang hướng tới. Khi website hiển thị tốt trên các thiết bị khác nhau thì bạn sẽ có thêm nhiều lượt traffic, đồng thời tăng trải nghiệm cho khách hàng.

                                               Một giao diện website thế nào là đẹp? - 10
                                                     Giao diện web cần được tối ưu trên thiết bị di động

Trên đây là các tiêu chuẩn cơ bản mà một giao diện trang web đẹp cần có. Với thiết kế tỉ mỉ, chuẩn SEO, được xây dựng tương thích trên mọi thiết bị, các mẫu giao diện web của Webviet hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế website chuyên nghiệp, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với Webviet để được tư vấn miễn phí.