Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Chiến thắng của ông Donald Trump ảnh hưởng ra sao đến ngành smartphone?

- Ảnh 1.

Khi cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 kết thúc và Donald Trump là người chiến thắng, một câu hỏi đã nhanh chóng được đặt ra với ngành công nghiệp smartphone.

Ngoài những vấn đề chính trị nhạy cảm, ngành công nghiệp smartphone có thể đối mặt với những thay đổi lớn do các chính sách của ông Donald Trump.

- Ảnh 1.

Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ ý định áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, một biện pháp mà ông đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Lần này, ông có thể sẽ tăng cường chiến lược với mục tiêu áp thuế 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu và lên tới 60% đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Theo người mới đắc cử tổng thống thứ 47 của Mỹ, những mức thuế này sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển nhà máy về nước. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc tăng giá sản phẩm khi chi phí bổ sung được chuyển sang người tiêu dùng.

Các nhà sản xuất smartphone trở về nước Mỹ?

Đối với các nhà sản xuất smartphone lớn như Apple và Google, những mức thuế này có thể gây ra tác động đáng kể. Apple, với sự phụ thuộc vào lao động Trung Quốc, có thể gặp khó khăn trong việc duy trì cơ cấu chi phí. Mặc dù công ty đã chuyển một phần sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam nhưng mức thuế cao có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Gần đây, CEO Tim Cook của Apple đã có cuộc trò chuyện với ông Trump về những thách thức khi kinh doanh tại Liên minh châu Âu, điều này có thể dẫn đến một thỏa thuận giữa hai bên.

Trong khi đó, Google cũng dựa vào sản xuất tại Trung Quốc cho dòng điện thoại Pixel của mình, nhưng khả năng nhận được sự miễn trừ từ tổng thống là thấp. Sự gia tăng chi phí có thể khiến các công ty chuyển gánh nặng này sang người tiêu dùng. Mặc dù một số công ty có thể xem xét chuyển sản xuất về Mỹ, nhưng quá trình này sẽ không diễn ra ngay lập tức và có thể mất nhiều năm.

- Ảnh 2.

Ngoài ra, thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong nước mà còn có thể gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường quốc tế. Một cuộc chiến thương mại có thể nổ ra khi các quốc gia khác đáp trả bằng cách áp thuế đối với sản phẩm của Mỹ. Điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ ở các thị trường nước ngoài và khiến sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn, đẩy người tiêu dùng đến với các lựa chọn rẻ hơn từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Cuối cùng, một cuộc chiến thương mại quy mô lớn có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt linh kiện và tăng chi phí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Robot hình người Atlas hoạt động tự động hoàn toàn

Robot Atlas hoạt động tự động hoàn toàn

Trong video đăng ngày 31/10 trên YouTube, Atlas có thể lấy linh kiện ở tủ này để đặt vào tủ khác một cách linh hoạt, mô phỏng công việc phổ biến trong nhà máy. Khi gặp sai sót, cỗ máy lập tức tự điều chỉnh và tiếp tục làm việc. Robot cũng không có dây dẫn hay được con người điều khiển từ xa.

Robot Atlas hoạt động tự động hoàn toàn

 
 
Robot Atlas hoạt động tự động hoàn toàn

Robot Atlas của Boston Dynamics trình diễn khả năng tự hành hoàn toàn. Video: YouTube/Boston Dynamics

Nói với New York Post, đại diện Boston Dynamics cho biết Atlas hoạt động tự động bằng cách “sử dụng mô hình thị giác máy tính để thích ứng với những điều kiện thay đổi”. Trong video, công ty cũng trình diễn những gì mà Atlas “thấy và xử lý”.

“Không có chuyển động nào được lập trình sẵn hoặc được điều khiển từ xa. Mọi thứ đều tự động dựa trên ngữ cảnh Atlas thấy. Nó có thể phát hiện và phản ứng với những thay đổi trong môi trường như vậy”, kỹ sư Boston Dynamics giải thích.

Theo công ty này, phiên bản Atlas mới chạy bằng điện, cho phép phạm vi chuyển động rộng hơn so với thế hệ robot hình người đã bị cho “nghỉ hưu” hồi tháng 4 với hệ thống thủy lực, di chuyển bằng cách bơm chất lỏng có áp suất vào và ra.

Theo TechCrunch, sau 11 năm kể từ khi Atlas chính thức ra mắt, việc thay đổi các khớp nối điện là một cuộc đại tu lớn. “Chúng tôi muốn tạo một cỗ máy mà khi công bố, nó cho thế giới thấy Boston Dynamics vừa đặt ra tiêu chuẩn một lần nữa cho robot hình người”, Robert Playter nói với Boston Globe hồi tháng 8.

Sau khi trình làng Atlas thế hệ mới hồi tháng 4, Boston Dynamics đã chia sẻ một số video về khả năng vượt trội của robot này so với thế hệ cũ. Chẳng hạn, trong video cuối tháng 8, robot đã có thể đứng dạng chân, từ từ chuyển sang ngồi xổm và đổ mình về phía trước để chống đẩy nhiều lần, sau đó đảo ngược quá trình và trở về trạng thái đứng ban đầu. Đây được coi là cột mốc mới, đánh dấu nỗ lực phát triển robot hình người, kết hợp khả năng cử động nâng cao, sức mạnh và sự nhanh nhẹn trong một cỗ máy duy nhất.

Cùng với Boston Dynamics, nhiều công ty khác đang chạy đua phát triển robot hình người. Trước đó, Optimus của Tesla lần đầu trình diễn trước công chúng tại sự kiện We, Robot ngày 11/10, nhưng được cho là bị điều khiển từ xa. Hàng chục công ty Trung Quốc khác như Wisson Technology, Agibot hay Unitree Robotics cũng đang phát triển robot tương tự.

Bảo Lâm

Anh sẽ tăng cường mạnh mẽ kho vũ khí hạt nhân

- Ảnh 1.

Vương quốc Anh nhiều khả năng sẽ mở rộng khả năng răn đe hạt nhân của mình khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp.

- Ảnh 1.

.t1 { text-align: justify; }

Các quan chức cấp cao của Anh đã kêu gọi chính phủ tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, với lý do xuất hiện mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và các đồng minh của nước này như Triều Tiên và Iran.

Cựu quan chức đứng đầu lực lượng phòng thủ hạt nhân của Anh – ông Hamish de Bretton-Gordon đã bày tỏ lo ngại về khả năng London sẽ dễ bị tổn thương trước các thách thức hiện đại và có nguy cơ rơi vào tình trạng “mộng du” do việc cắt giảm chi tiêu quân sự khi chúng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Ông de Bretton-Gordon đã chỉ trích các quyết định về ngân sách của chính phủ, bao gồm cả thông báo của Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves về việc bổ sung 2,9 tỷ bảng Anh cho quốc phòng mà không có mốc thời gian rõ ràng để thực hiện cam kết tăng chi tiêu.

Chính trị gia nói trên lưu ý rằng các biện pháp tài chính như vậy dường như là “không khí nóng” vì nguồn vốn được phân bổ không đủ để giải quyết những vấn đề chiến lược trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở châu Âu và Trung Đông.

Quan chức này đặc biệt cảnh giác trước thông tin Nga có thể chuyển giao Công Nghệ hạt nhân cho Triều Tiên để đổi lấy hỗ trợ quân sự. Theo ông de Bretton-Gordon, các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) gần đây của Triều Tiên đã được thực hiện nhờ sự hỗ trợ trực tiếp từ phía Nga.

Người từng đứng đầu lực lượng phòng thủ hạt nhân của Anh nhấn mạnh rằng một năm trước Triều Tiên không thể phóng ICBM ở tầm xa hơn 1.000 km, nhưng giờ đây tên lửa đã đạt tầm bắn 7.000 km, điều này làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về sự phát triển tiềm năng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trong bối cảnh đó, Cựu phó tư lệnh Không quân Hoàng gia cũng kêu gọi lực lượng này tái trang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật như một biểu tượng của sức mạnh và là cách để răn đe Nga.

Hưởng ứng đề xuất trên, ông de Bretton-Gordon lưu ý rằng bước đi như vậy là cần thiết để thể hiện ý định nghiêm túc của Anh trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.

- Ảnh 2.

Anh sẽ mở rộng khả năng răn đe hạt nhân?

Đồng thời hiện nay chính quyền Anh vẫn hạn chế cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do họ viện trợ để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga vì lo ngại xung đột leo thang.

Hạn chế này áp dụng cho việc sử dụng tên lửa Storm Shadow, theo ông de Bretton-Gordon, loại tên lửa này có thể hỗ trợ đáng kể cho Quân đội Ukraine. Tuy nhiên quyết định trên phản ánh quan điểm thận trọng của giới lãnh đạo Anh, tìm cách tránh bị lôi kéo vào một cuộc xung đột toàn diện với Nga.

Ông De Bretton-Gordon bày tỏ lo ngại về việc nhiều chính trị gia Công Đảng tham gia vào việc đưa ra quyết định lại là những người thiếu kinh nghiệm về các vấn đề quân sự và chiến lược, điều mà ông cho rằng có thể hạn chế khả năng ứng phó thỏa đáng của London trước các mối đe dọa. 

 Theo Avia-pro

Huawei chia sẻ ‘bí kíp’ để nhà mạng khai thác tiềm năng AI

Ông James Chen, Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Viễn thông của Huawei phát biểu tại UBBF 2024. Ảnh: Huawei

Tại Diễn đàn Siêu băng rộng UBBF 2024 ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/11, James Chen, Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Viễn thông của Huawei, dẫn số liệu cho thấy có hơn 300 triệu người dùng băng rộng tốc độ Gbps trên toàn cầu, cùng các gói băng thông rộng gia đình đạt tốc độ trung bình 570 Mbps. Trong khi đó, hơn 1.300 mô hình nền tảng AI và hơn 30.000 doanh nghiệp liên quan đến AI cũng đang hoạt động khắp thế giới. Hai ngành UBB và AI đang tương hỗ lẫn nhau, thúc đẩy ứng dụng băng thông rộng tốc độ Gbps ngày càng rộng rãi.

Ông Chen cũng đề cập chiến lược “4 Mới” cho nhà mạng toàn cầu, gồm Trung tâm mới, Dịch vụ mới, Trải nghiệm mới và Vận hành mới.

Ông James Chen, Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Viễn thông của Huawei phát biểu tại UBBF 2024. Ảnh: Huawei

James Chen, Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Viễn thông của Huawei, tại UBBF 2024. Ảnh: Huawei

Trung tâm mới là Trung tâm AI – AI Hub dành cho các dịch vụ gia đình, với mục tiêu cốt lõi là phát triển các tác nhân AI (các phần mềm tự động thực hiện tác vụ thay cho người dùng). Các tác nhân AI sẽ kết nối con người, mọi vật và ứng dụng, điều khiển thiết bị thông minh để đáp ứng nhu cầu tại gia. Trung tâm mới sẽ giúp các nhà mạng đạt được đột phá kinh doanh trong thị trường hộ gia đình.

Trong khi đó, các nhà mạng cần tạo ra Dịch vụ mới và tổng hợp nội dung chất lượng cao bằng AI để xây dựng hệ sinh thái ứng dụng AI cho gia đình. AI không chỉ nâng cấp các dịch vụ truyền thống như thể thao tương tác và trò chơi điều khiển bằng chuyển động, mà còn sáng tạo nên các dịch vụ gia đình mới như robot giúp việc nhà, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Trải nghiệm mới chính là các dịch vụ mới như chơi game trực tuyến trên đám mây, mua hàng thương mại điện tử qua livestream, tìm kiếm bằng hình ảnh và video với AI…. Những dịch vụ đó yêu cầu mạng chất lượng cao, độ trễ thấp. Do đó, các nhà mạng có thể tạo cơ hội tăng trưởng thông qua mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn tính phí dựa trên độ trễ, băng thông từ người dùng đến máy chủ, hoặc dựa trên tính năng AI.

Cuối cùng là Vận hành mới, trong đó AI giúp cải thiện hiệu quả vận hành mạng, hỗ trợ giảm thiểu khiếu nại từ khách hàng, rút ngắn thời gian giải quyết khiếu nại, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ…

Trong sự kiện, Huawei cũng phủ sóng 5.5G để thể hiện sức mạnh của Công Nghệ mới. Tại đây, các gian hàng trưng bày nhiều thiết bị AI đa phương thức, ứng dụng tích hợp AI di động do Huawei và các nhà mạng, đối tác trong ngành hợp tác phát triển, như điện thoại AI, kính AI, buồng lái thông minh, robot hình người.

Điệp Anh

Người phụ nữ làm theo điện thoại từ ngân hàng gọi đến, nhưng kết quả là tài khoản “bốc hơi” 600 triệu đồng

Người phụ nữ làm theo điện thoại từ ngân hàng gọi đến, nhưng kết quả là tài khoản "bốc hơi" 600 triệu đồng- Ảnh 1.

Điện thoại đổ chuông báo có cuộc gọi đến, người phụ nữ thấy tên hiển thị là ngân hàng mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, sau đó tài khoản của bà đã mất một khoản tiền lớn.

Một nữ y tá tại Hoa Kỳ tên Avalon Grimes đã mất số tiền tiết kiệm 24.000 USD, tương đương khoảng 600 triệu đồng. Theo đó, khi Grimes phát hiện điện thoại đổ chuông và thấy tên hiển thị là Tổng đài ngân hàng Chase.
 
Vì là ngân hàng mà mình đang sử dụng tài khoản nên bà Grimes không hề nghi ngờ gì. Đối phương tự xưng là nhân viên của ngân hàng và cho biết tài khoản của bà gặp một vài trục trặc sau đó yêu cầu bà cung cấp thông tin tài khoản. 
 
Người phụ nữ làm theo điện thoại từ ngân hàng gọi đến, nhưng kết quả là tài khoản "bốc hơi" 600 triệu đồng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau đó thì tài khoản của bà Grimes bị trừ một khoản tiền lên đến 24.000 USD- gần như toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng Chase. Khi thông báo biến động số dư được gửi về tài khoản, bà Grimes cực kỳ hoảng hốt và sau đó bà đã báo cảnh sát. 
 
Khi tôi trình báo với cảnh sát thì mới biết đó là cuộc gọi mạo danh để lừa đảo (spoofing). Những kẻ gian sử dụng phần mềm để bắt chước một số có sẵn và khi gọi đến thì hiển thị thông tin y hệt như tổng đài của ngân hàng Chase“, Grimes kể lại.
 
Ngân hàng Chase đã phối hợp cùng nhà băng nơi có tài khoản của kẻ lừa đảo sử dụng trong vụ lừa nữ y tá nhằm lấy lại số tiền, nhưng kẻ gian đã nhanh chóng rút sạch chúng.
Sau khi bị lừa trong một cuộc gọi mạo danh số liên lạc của ngân hàng Chase. CBS News New York báo cáo rằng bà Grimes đã nhầm lẫn cuộc gọi từ kẻ lừa đảo thành cuộc gọi chính thức từ ngân hàng nơi bà gửi tiền.
Người phụ nữ làm theo điện thoại từ ngân hàng gọi đến, nhưng kết quả là tài khoản "bốc hơi" 600 triệu đồng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hồ sơ cảnh sát có được từ nhà mạng T-Mobile (Mỹ) cho thấy, số điện thoại gọi cho nạn nhân giống hệt với số dịch vụ quốc tế của ngân hàng Chase, được in ở mặt sau thẻ tín dụng mà nạn nhân đang sử dụng. Hóa ra, kẻ lừa đảo đã sử dụng phần mềm để thay đổi tên hiển thị đối với người nhận cuộc gọi. Điều này khiến kẻ lừa đảo dễ dàng thay đổi số điện thoại, tên người gọi thành ngân hàng hoặc các tổ chức, công ty… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Sau đó, Apple đã gỡ bỏ 2 ứng dụng (không được công bố danh tính) khỏi App Store sau vụ lừa đảo khiến nữ y tá mất 24.000 USD tiền tiết kiệm. Hai ứng dụng nói trên vi phạm chính sách của Apple khi trở thành công cụ phục vụ hành vi lừa đảo người khác.

Khi được liên hệ, Ayman Abdallah – nhà phát triển ứng dụng cho biết tạo ra phần mềm nhằm mục đích giải trí, nhưng tuyên bố một vài số điện thoại của ngân hàng, trường học, cơ quan cộng đồng không thể mạo danh.

Với trường hợp của Avalon Grimes, Abdallah nói: “Đúng là trường hợp này không được phép xảy ra. Chúng tôi thừa nhận trách nhiệm và đảm bảo cấm luôn việc giả mạo các số tổng đài quốc tế “. Tuy nhiên, lập trình viên này khẳng định kẻ lừa đảo không sử dụng phần mềm của mình trong vụ Grimes và đẩy cáo buộc sang phía nhà mạng viễn thông.

Mã hóa đầu cuối của Messenger vẫn chưa hoạt động ổn định

Một người đang nhập mã PIN để đồng bộ lịch sử chat trên Messenger. Ảnh: Lưu Quý

Hoàng Phương, nhân viên truyền thông tại Hà Nội, cho biết từng bị đối tác trách vì “vẫn thấy Messenger báo online, liên tục bình luận trên Facebook nhưng họ nhắn tin cả tiếng không ‘seen’ hay trả lời”. Thực tế, đoạn chat của người này chỉ hiển thị trên ứng dụng, không xuất hiện trên máy tính nên khi cầm điện thoại lên, cô mới đọc được.

Quen dùng Messenger để liên lạc trong nhiều năm, Phương nói chưa bao giờ bị than phiền nhiều như thế kể từ khi tính năng mã hóa đầu cuối được nền tảng của Meta triển khai.

Dù được giới thiệu giúp bảo vệ nội dung tin nhắn cho người dùng, giải pháp của Messenger khiến nhiều người thấy rắc rối, nhất là trong vấn đề đồng bộ tin nhắn. Tình trạng phổ biến là tin nhắn được thông báo trên điện thoại nhưng không xuất hiện trên trình duyệt web; thường xuyên hiển thị tin nhắn cũ; yêu cầu nhập mật khẩu hoặc chờ được đồng bộ.

“Thực sự phiền phức”, Minh Đức, người chuyên bán hàng online và phải liên lạc nhiều qua Messenger, bày tỏ. Đức cho biết anh chưa nhìn ra yếu tố bảo mật của Messenger, trong khi cách triển khai của Meta khiến anh cảm thấy mất kiên nhẫn vì sau gần một năm, việc đồng bộ tin nhắn vẫn thất thường, thiếu ổn định. “Có đoạn chat được đồng bộ ngay, trong khi nhiều đoạn khác phải nhập mật khẩu”, Đức nói.

Một người đang nhập mã PIN để đồng bộ lịch sử chat trên Messenger. Ảnh: Lưu Quý

Một người đang nhập mã PIN để đồng bộ lịch sử chat trên Messenger. Ảnh: Lưu Quý

Tính năng mã hóa đầu cuối (E2EE) được Meta thử nghiệm trên Messenger cuối 2023 và được triển khai rộng đến người dùng Việt Nam từ đầu 2024. Theo khảo sát của VnExpress vào tháng 4 với gần 2.000 người tham gia, 74% cảm thấy bất tiện với công cụ mới của Messenger.

Trên diễn đàn như Reddit, người dùng quốc tế cũng phản ánh tình trạng tương tự. Họ bày tỏ sự khó chịu khi Meta “ép” sử dụng thay vì cho người dùng chủ động kích hoạt như những nền tảng khác.

Ông Ngô Minh Hiếu, chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia, nhận định “có thể Meta đang gặp vấn đề khi quản lý hàng tỷ mã khóa của người dùng”. Với số người dùng lớn, hoạt động trên nhiều loại thiết bị, sự tương thích tính năng trên các hệ điều hành và trình duyệt khác nhau có thể gây ra lỗi, khiến người dùng gặp một số rắc rối như trên.

Đại diện Meta chưa bình luận về vấn đề. Trên trang hỗ trợ, công ty khuyến nghị người dùng đăng nhập Messenger từ các trình duyệt được hỗ trợ như Chrome, Safari, Firefox, Edge và cập nhật phiên bản mới nhất. Khi truy cập Messenger trên thiết bị mới, cần khôi phục lịch sử trò chuyện để có thể xem tin nhắn trước đó. “Nếu bỏ lỡ thông báo khôi phục lịch sử trò chuyện, có thể vào phần Cài đặt của thiết bị, bật chế độ bộ nhớ an toàn. Sau đó, họ có thể xác nhận tài khoản Google Drive, iCloud Drive hoặc nhập mã PIN gồm 6 chữ số”, Meta cho biết.

Để tắt mã hóa đầu cuối trên ứng dụng Messenger, người dùng có thể vào Cài đặt > Quyền riêng tư > Mã hóa đầu cuối > Bộ nhớ an toàn > Tắt bộ nhớ an toàn hoặc Xóa và tắt bộ nhớ an toàn. Tuy nhiên, ông Ngô Minh Hiếu khuyến cáo mã hóa đầu cuối tin nhắn là cải tiến bảo mật quan trọng, giúp thông tin cá nhân được bảo vệ tốt hơn ngay cả khi lộ mật khẩu, do đó người dùng nên sử dụng.

Theo Hoàng Phương, do không thể dừng sử dụng Messeger, cô chấp nhận thay đổi thói quen. Trước đây, cô thường truy cập trình duyệt web và chat trên máy tính, nhưng nay luôn sẵn sàng kiểm tra thêm điện thoại, đồng thời đăng ký tài khoản dự phòng trên hai ứng dụng nhắn tin khác.

Mã hóa đầu cuối (E2EE) là phương thức bảo vệ thông tin trong quá trình truyền đi bằng cách chuyển đổi chúng thành một bản mã, để chỉ người có mã mở khóa mới có thể giải mã và đọc được. Trong lĩnh vực tin nhắn, nhiều nền tảng đã hỗ trợ E2EE và đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam như Signal, WhatsApp, Telegram, iMessage.

Duy Lộc

Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo “quả táo”

Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo "quả táo" - Ảnh 2.

Rất hiếm khi người dùng được chứng kiến tận mắt một thiết bị thử nghiệm của Apple.

Apple sử dụng nhiều thiết bị thử nghiệm và nguyên mẫu khi cân nhắc các tính năng mới cho iPhone, và một thiết bị thử nghiệm như vậy đã được phát hiện gần đây bởi AppleDemoYT, người đã chia sẻ video hôm nay. Nguyên mẫu hiếm này, được mệnh danh là “Vesica Piscis,” được lấy từ một cơ sở tái chế điện tử.

Chiếc iPhone “Vesica Piscis” này đặc biệt vì không có logo Apple, thay vào đó là một biểu tượng giống như hai hình trăng lưỡi liềm. Đây là một biểu tượng từng xuất hiện trên các thiết bị nguyên mẫu của Apple trước đây, đặc biệt là trên phiên bản sớm của AirTag. Hình dáng này là một hình học đặc biệt được tạo thành khi hai đĩa có cùng bán kính giao nhau, được gọi là vesica piscis trong tiếng Latin. Đây là biểu tượng đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực từ kiến trúc đến nghệ thuật.

Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo "quả táo" - Ảnh 2.

Thiết bị dường như sử dụng các linh kiện từ iPhone 13 Pro và iPhone 14 Pro, nhưng cũng có những bộ phận không thuộc về bất kỳ mẫu iPhone nào.

Nút âm lượng của thiết bị được gộp lại thành một nút duy nhất thay vì hai nút riêng biệt, và khay SIM đã được sửa đổi với chiều dài ngắn hơn bình thường và cố định bằng ốc vít. Các nút âm lượng và nút nguồn không phát ra tiếng khi nhấn. Apple được biết là đã từng phát triển các nút với phản hồi rung cho iPhone 15, nhưng tính năng này chưa bao giờ xuất hiện chính thức.

Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo "quả táo" - Ảnh 3.

Một số linh kiện bên trong, như camera, không hoạt động và có vẻ như chỉ là các thành phần mẫu. Một dây cáp kết nối với cổng sạc và một dây khác kết nối với các nút trên thiết bị. Bo mạch chủ có một thiết kế độc đáo, kết hợp giữa iPhone 13 Pro và iPhone 14 Pro.

Dựa trên số serial, thiết bị này dường như được sản xuất vào tháng 5/2021, trước thời điểm ra mắt iPhone 13 Pro. Tuy nhiên, đây không có vẻ là nguyên mẫu của iPhone 13 Pro, vì dòng iPhone này lúc đó đã hoàn thiện. Khối camera trước giống với iPhone 14 Pro, vì vậy có thể đây là một nguyên mẫu của iPhone 14 Pro, nhưng sự kết hợp của các linh kiện làm cho việc xác định trở nên khó khăn.

Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo "quả táo" - Ảnh 4.

AppleDemoYT phỏng đoán đây là một thiết bị thử nghiệm cho các tính năng mới chứ không phải nguyên mẫu cho một mẫu iPhone cụ thể, và có thể nó được thiết kế để thử nghiệm Công Nghệ nút bấm rung phản hồi.

Dù được sử dụng vào mục đích gì, chiếc iPhone này mang đến một cái nhìn thú vị về cách Apple tiến hành thử nghiệm khi xem xét các tính năng mới.

Loạt máy Mac với chip M4 không trang bị Wi-Fi 7

Các máy Mac mới được ra mắt của Apple. Ảnh: AppleDsign

Trong ba ngày đầu tuần, Apple liên tục ra mắt Mac mini, iMac và MacBook Pro sử dụng chip M4 cùng nhiều nâng cấp như cổng Thunderbolt 5 và tùy chọn màn hình nano-texture.

Tuy nhiên, theo Macrumors, các model này không được trang bị Công Nghệ Wi-Fi 7 mới nhất và vẫn tiếp tục sử dụng Wi-Fi 6E, dù cho phép truy cập vào băng tần 6 GHz trên các bộ định tuyến Wi-Fi 6E và Wi-Fi 7.

Động thái của Apple gây ngạc nhiên vì các mẫu iPhone 16 đã tích hợp chip Wi-Fi 7 của Broadcom. Điện thoại hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 802.11be với cấu hình 2×2 MIMO, nhưng hạn chế là băng thông tối đa chỉ đạt 160 MHz, tương đương với hiệu suất của chip Wi-Fi 6E, trong các mẫu iPhone 15 Pro, 15 Pro Max và Mac M3 đã sử dụng Wi-Fi 6E trên băng tần 6 GHz.

Các máy Mac mới được ra mắt của Apple. Ảnh: AppleDsign

Loạt máy Mac ra mắt tuần này của Apple. Ảnh: AppleDsign

Máy tính thường là thiết bị được sử dụng trong nhiều năm trước khi nâng cấp, do đó việc không có Wi-Fi 7 được xem là điều đáng tiếc. Đặc biệt, khả năng hỗ trợ Multi-Link (MLO), cho phép kết nối nhiều băng tần cùng lúc để truyền dữ liệu nhanh và giảm độ trễ, của Wi-Fi 7 sẽ hữu dụng khi chơi game, streaming hay hội nghị video.

Wi-Fi 7 là thế hệ kế cận Wi-Fi 6E, hoạt động trên băng tần 2.4 GHz, 5 GHz và 6 GHz như tiền nhiệm nhưng cải thiện về mọi mặt, bằng cách cung cấp nhiều băng thông tiềm năng hơn (cho tốc độ tải xuống nhanh hơn), kết nối theo nhóm giữa các băng tần (tăng độ ổn định) và sử dụng nhiều thủ thuật điều chỉnh tín hiệu nhằm xử lý tình huống nghẽn.

Công nghệ này cho tốc độ tối đa 30 Gb/giây, cao gấp ba lần mức 9,6 Gb/giây của Wi-Fi 6 và gần 10 lần mức 3,5 Gb/giây của Wi-Fi 5. Đây cũng là cơ sở để nhiều chuyên gia kỳ vọng thế hệ mới có thể thay mạng dây Ethernet.

Huy Đức

Huy Đức

Lên mạng đăng tin tìm vật nuôi, bất ngờ thành ‘con mồi’ của những kẻ lừa đảo

- Ảnh 1.

Lợi dụng tâm lý lo lắng của người có vật nuôi đi lạc, kẻ lừa đảo chủ động liên hệ, thông báo rằng vật nuôi của nạn nhân gặp tai nạn cần tiền ngay để phẫu thuật.

Mới đây, Trung tâm cứu trợ động vật thành phố Dallas (Texas, Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo về một nhóm đối tượng giả mạo kênh truyền thông của trung tâm trên các nền tảng mạng xã hội, chủ động tiếp cận nạn nhân là những người có vật nuôi, thú cưng bị đi lạc để chiếm đoạt tài sản.

Ban đầu, các đối tượng tạo lập tài khoản với ảnh đại diện là logo của trung tâm cứu trợ, tham gia vào các hội nhóm, fanpage tìm vật nuôi đi lạc và chủ động bình luận vào các bài đăng.

Sau khi đã tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng tự nhận là nhân viên thuộc “đội cứu trợ khẩn cấp”, thông báo rằng vật nuôi của nạn nhân gặp tai nạn và đang trong tình trạng nguy kịch, cần nhanh chóng thực hiện các thủ tục để tiến hành phẫu thuật.

- Ảnh 1.

Đánh vào tâm lý của những người đang tìm vật nuôi đi lạc, các đối tượng xấu đã tiến hành phương thức lừa đảo, thông qua sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo.

Để chiếm dụng lòng tin của nạn nhân, các đối tượng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo các ra hình ảnh vật nuôi của nạn nhân trong bối cảnh bệnh viện, trên giường bệnh hoặc bàn mổ, sau đó đưa ra các khoản viện phí và yêu cầu nạn nhân thực hiện chuyển tiền.

Sau khi nạn nhân chuyển tiền thành công, các đối tượng sẽ lập tức tắt máy, cắt đứt liên lạc với nạn nhân trên mọi nền tảng.

Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi bắt gặp thủ đoạn tương tự như trên. Người dân cần bình tĩnh, cẩn trọng xác minh lại thông tin thông qua số điện thoại hoặc cổng thông tin chính thống.

Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nhạy cảm, dữ liệu cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch chuyển tiền khi chưa xác minh được danh tính, đơn vị công tác của đối tượng.

Khi nhận thấy dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng trình báo vụ việc với cơ quan công an, lực lượng chức năng để kịp thời tiến hành điều tra và truy vết đối tượng, ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Rác từ chip AI tương đương ‘thải 13 tỷ iPhone mỗi năm’

Bên trong một mẫu GPU cũ. Ảnh: TechPowerUp

Theo nghiên cứu được công bố ngày 30/10 trên Nature Computational Science, các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Reichman ở Israel đánh giá sự bùng nổ của làn sóng AI sẽ làm tăng tổng lượng rác thải điện tử toàn cầu từ 3% đến 12% vào năm 2030. Con số này tương đương việc sản sinh 2,5 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm, tức bằng khối lượng của 13 tỷ chiếc iPhone bị vứt bỏ.

Bên trong một mẫu GPU cũ. Ảnh: TechPowerUp

Bên trong một mẫu GPU cũ. Ảnh: TechPowerUp

Ước tính của nhóm xuất phát từ việc xem xét “hàng nghìn kịch bản” đầu tư tương lai vào phần cứng AI của các doanh nghiệp giai đoạn 2024-2030. Ví dụ, họ tính lượng rác thải tạo ra khi một máy chủ sử dụng bộ xử lý Nvidia H100 – mẫu được nhiều công ty săn lùng – bị loại bỏ, thường từ khoảng 3 năm. Thậm chí, nghiên cứu không tính đến lượng rác tiềm năng từ việc xử lý các thiết bị khác trong trung tâm dữ liệu, như hệ thống làm mát.

“Chúng tôi hy vọng công trình này sẽ thu hút sự chú ý của các công ty sản xuất và sử dụng phần cứng AI về tác động của chúng đến môi trường sau khi thải ra tự nhiên, một yếu tố thường bị bỏ qua”, phó giáo sư Asaf Tzachor của Đại học Reichman và là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết. “AI còn gây ra những tác hại môi trường hữu hình bên cạnh việc tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon”.

Các “ông lớn” Công Nghệ đang phát triển AI như Nvidia, Google, Meta chưa đưa ra bình luận. Trước đó, trong Báo cáo Bền vững năm 2024, Nvidia của Jensen Huang cho biết đang nỗ lực giảm khí thải từ trung tâm dữ liệu cũng như tái chế các thiết bị đời cũ mà nhân viên đang sử dụng.

Vào tháng 7, Google thừa nhận các hoạt động của công ty phát ra lượng khí thải carbon tăng 48% tính từ năm 2019. Trước đó hai tháng, Microsoft cho biết lượng khí thải tăng 29% kể từ 2020, đe dọa mục tiêu không có khí thải carbon năm 2030.

Rác thải điện tử ở Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh:Chen Wen/VCG

Rác thải điện tử ở Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh:Chen Wen/VCG

Theo Washington Post, sự phát triển của các trung tâm dữ liệu trong làn sóng AI đang gây áp lực lên lưới điện trên khắp nước Mỹ. Một số đã khởi động lại các nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc lò phản ứng hạt nhân cũ để đáp ứng nhu cầu năng lượng – những hành động có thể gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về vấn đề rác thải điện tử tiềm năng do sự bùng nổ AI tạo ra.

“Rất ít thông tin về tác động của AI về rác thải điện tử, cả thượng tầng lẫn hạ tầng”, bà Sasha Luccioni, nhà nghiên cứu về tác động của AI tới môi trường, nói với Washington Post. “Chúng ta nên nhìn vào toàn bộ chu kỳ”.

Theo Luccioni, đến nay, các công ty chủ yếu tìm cách tích lũy sức mạnh tính toán để cạnh tranh trước đối thủ. Điều này đã dẫn đến việc thay thế chip AI nhanh hơn sau thời gian ngắn, dù chúng vẫn hoạt động hoặc có thể sửa chữa được nếu bị hỏng. “Mọi người chỉ nhắm vào quan niệm mới hơn là tốt hơn, nhanh hơn là tốt hơn. Đó là kiểu tư duy bầy đàn”, bà nhấn mạnh.

Gần đây, giới đầu tư ở Phố Wall và Thung lũng Silicon đều ra cảnh báo các mô hình AI sẽ khó sinh lợi đủ để bù đắp chi phí cho phần cứng mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Tuy nhiên, các công ty dường như muốn chi nhiều tiền hơn nữa. Chẳng hạn, Microsoft cho biết chi tiêu hàng quý của họ cho trung tâm dữ liệu là 14 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng. Vào tháng 9, CEO OpenAI Sam Altman thậm chí đặt tham vọng xây nhiều trung tâm dữ liệu, với mỗi trung tâm cần chi phí tới 100 tỷ USD.

Theo nghiên cứu được Liên Hợp Quốc công bố năm 2019, thế giới tạo ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử nhưng chỉ 17,4% trong số đó được tái chế. Hầu hết số rác này được chuyển sang các nước đang phát triển – nơi xem việc tháo lấy linh kiện hoặc lấy kim loại bán kiếm tiền là một nghề. Dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rác thải điện tử có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền, làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh như ung thư, tim mạch hoặc thay đổi chức năng bên trong cơ thể.

Bảo Lâm