Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Xe điện mặt trời có thể chạy 1.600 km

Mẫu xe điện mặt trời ba bánh của Aptera Motors. Ảnh: Aptera Motors
Mẫu xe điện mặt trời ba bánh của Aptera Motors. Ảnh: Aptera Motors

Mẫu xe điện mặt trời ba bánh của Aptera Motors. Ảnh: Aptera Motors

Aptera Motors, nhà sản xuất xe điện ở San Diego, đạt cột mốc mới khi thử nghiệm phương tiện đầu tiên dự kiến đưa vào sản xuất. Họ tiến hành thành công lần chạy đầu tiên của phương tiện điện sử dụng năng lượng mặt trời (SEV) “PI 2”, chuyên dùng để kiểm nghiệm trong thực tế, Interesting Engineering hôm 3/11 đưa tin. Giai đoạn thử nghiệm tiếp theo sẽ đánh giá sự kết hợp giữa Công Nghệ điện mặt trời của Aptera, hệ thống quản lý nhiệt và bề mặt ngoại thất.

PI 2 chạy thử trên đường đua tốc độ cao để kiểm nghiệm các đặc điểm vận hành và xác nhận những số liệu hiệu suất chủ chốt, bao gồm tốc độ sạc điện mặt trời, quãng đường chạy bằng pin ước tính, theo Steve Fambro, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành Aptera Motors. Là mẫu đầu tiên trong dòng xe, phương tiện được chế tạo để kiểm tra thiết kế của công ty, bộ phận sản xuất và thông số vận hành như tầm hoạt động, khả năng sạc điện mặt trời… Tấm pin quang điện tích hợp trên thân xe cung cấp năng lượng đủ để chạy 64 km/ngày và hơn 17.700 km/năm mà không ảnh hưởng tới vận hành.

Công ty đưa ra nhiều tùy chọn đối với kích thước bộ pin. Một tùy chọn trong số đó cung cấp tầm hoạt động 1.600 km khi sạc đầy. Nếu cần chạy hơn 64 km/ngày hoặc thời tiết không cho phép sản xuất điện mặt trời hàng ngày, cỗ xe có thể sử dụng điện từ bộ pin. Các tấm pin quang điện có diện tích bao phủ 3 m2 được thiết kế để nâng cấp và thay thế dễ dàng trong suốt vòng đời của xe. PI 2 tích hợp hệ truyền động Vitesco Technologies EMR3, công bố hồi đầu năm nay. Cấu trúc thân bằng vật liệu composite của Aptera, gọi là Body in Carbon hay BinC, lần đầu tiên được kết hợp với bộ pin độc quyền.

Mẫu xe 3 bánh của Aptera sử dụng motor điện đặt trên bánh xe để đẩy khung gầm với chỉ 10 bộ phận chủ chốt. Hình dáng độc đáo của phương tiện cho phép nó lướt trên mặt đường với ít năng lượng hơn nhiều so với các mẫu xe điện và xe lai hiện nay.

An Khang (Theo Interesting Engineering)

Gửi 1 bức ảnh, người đàn ông khiến kẻ lừa đảo ngoan ngoãn trả lại toàn bộ số tiền!

- Ảnh 1.

Người đàn ông này đã bị lừa đảo online với số tiền hơn 57 triệu đồng. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã phải trả lại toàn bộ số tiền sau khi một bức ảnh được gửi đi.

Đây là một câu chuyện cực kỳ viral tại Trung Quốc và được cư dân mạng nước này truyền tai nhau về bức ảnh được cho “tấm ảnh selfie đáng sợ nhất”. 

Nhân vật chính trong câu chuyện có thật này là Tiêu Xương, một công nhân tại một công trường xây dựng ở Tàu điện ngầm Vũ Hán. Cuối năm 2019, anh nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ và người bên kia đầu dây cho biết là nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng của một công ty cho vay. 

Đang cân nhắc việc vay tiền để mua một chiếc xe nông nghiệp, lại nghe tin có dịch vụ liên hệ khiến Tiêu Xương lập tức suy nghĩ thêm về việc vay tiền. 

Sau đó, người này kết bạn WeChat với Tiêu Xương và gửi cho anh gửi giấy phép kinh doanh của công ty cùng các tài liệu khác. Đồng thời, người đó còn rất chuyên nghiệp trong các thủ tục cho vay khác khiến anh chàng tin tưởng và xác nhận vay tiền. 

- Ảnh 1.

Nạn nhân đã bị đưa vào bẫy lừa đảo cho vay tiền online

Sau đó, Tiêu Xương đã vay 16.000 nhân dân tệ (hơn 57 triệu đồng) và gửi vào thẻ ngân hàng của mình. Chỉ một vài phút sau, có một mã xác nhận được gửi đến điện thoại của anh. Trước đó, đối phương yêu cầu anh nếu có OTP thì hãy gửi lại vào WeChat. Không nghĩ ngợi nhiều, anh chàng thật thà gửi lại số OTP này.

Tuy nhiên ngay sau khi vừa gửi mã xác minh, anh chàng phát hiện ra toàn bộ số tiền vừa nhận đã bị trừ sạch. Lập tức, anh hỏi lại người kia về chuyện bất thường này. Dù nhận về lời trấn an rằng đây là chuyện bình thường và số tiền sẽ chuyển vào tài khoản ngân hàng vào ngày hôm sau. 

Tuy nhiên lúc này Tiêu Xương đã nghi ngờ mình bị lừa và lập tức báo cảnh sát. Sau khi tìm hiểu chi tiết vụ việc, cảnh sát xác định anh chàng đã rơi vào bẫy lừa đảo cho vay trực tuyến.  

Theo đúng thủ tục thì các chứng cứ, tài liệu của vụ việc này sẽ được gửi lên Trung tâm chống gian lận mạng viễn thông của Văn phòng Công an thành phố Vũ Hán. Trong lúc chờ xử lý, cảnh sát phát hiện số tiền 16.000 nhân dân tệ này đã bị chuyển đến một tài khoản khác.

- Ảnh 2.

Cảnh sát đã gọi điện cho kẻ lừa đảo

Lúc này, một cảnh sát quyết định gọi điện trực tiếp cho kẻ lừa đảo bằng số điện thoại của Tiêu Xương. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo này vẫn tiếp tục nói dối và bịa đặt lý do nhằm đối phó. Tuy nhiên, thông qua cuộc gọi thì viên cảnh sát này nhận thấy kẻ lừa đảo có dấu hiệu mất bình tĩnh và suy sụp, có thể hắn đang nghi ngờ về thân phận cảnh sát vừa gọi cho mình. Đồng thời lo sợ việc sẽ bị cơ quan chức năng phát hiện và vạch trần những vụ lừa đảo đã gây ra. 

Sau đó, cảnh sát gửi cho kẻ lừa đảo một bức ảnh selfie của mình và yêu cầu anh ấy trả lại tiền ngay lập tức. Xem bức ảnh này, kẻ lừa đảo nhận thấy tình hình nghiêm trọng và rất nhanh sau đó hắn đã trả lại toàn bộ số tiền 16.000 nhân dân tệ đã được chuyển vào thẻ ngân hàng cho Tiêu Xương. 

- Ảnh 3.

Bức ảnh selfie của cảnh sát khiến kẻ lừa đảo hoảng sợ và ngoan ngoãn trả lại số tiền

Làm gì để không bị lừa đảo vay tiền online? 

Sau vụ việc này, cảnh sát cũng cảnh báo đến người dân rằng trong trường hợp vay tiền online cần cực kỳ cảnh giác nếu nhận được các cuộc gọi dịch vụ vay tiền online. Đặc biệt, nếu đối phương yêu cầu thanh toán “phí vay trước” hoặc mã xác minh, thẻ ngân hàng và các thông tin khác thì đây rất có thể là trường hợp lừa đảo. 

Ngoài ra, người dùng cũng không nên tải các ứng dụng cho vay lạ, không rõ nguồn gốc về điện thoại. Những ứng dụng này có thể chứa mã độc, virus đánh cắp thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng hay thậm chí là chiếm quyền điện thoại. 

Nếu phát hiện mình bị lừa đảo online, cần báo cho cơ quan chức năng càng sớm càng tốt. 

 

Nguồn: ThePaper


Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ

Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ- Ảnh 1.

Tháng 4 năm ngoái, trong các bài đăng riêng trên Blog Windows IT Pro và trên Blog Microsoft Education, công ty đã tiết lộ bảng giá dành cho khách hàng doanh nghiệp và giáo dục muốn tiếp tục nhận bản cập nhật bảo mật cho Windows 10 sau thời hạn kết thúc hỗ trợ là ngày 14 tháng 10 năm 2025, với mức giá 61 USD cho năm đầu tiên và nhân đôi cho năm tiếp theo.

Bài đăng trên blog của Microsoft không đưa con số cụ thể cho gói nhiều năm, có lẽ vì tổng số tiền quá cao. Đăng ký ba năm sẽ tốn 61 USD + 122 USD + 244 USD, tổng cộng là 427 USD cho mỗi PC.

Đây cũng là lần đầu tiên công ty cung cấp một chương trình tương tự như vậy dành cho người dùng cá nhân, nhưng lúc bấy giờ chưa đưa ra mức giá cụ thể.

Mức giá dành cho khách hàng cá nhân

Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ- Ảnh 2.

Mới đây, trong một thông báo khuyến khích nâng cấp Windows 11, công ty cũng đã công bố mức giá chương trình cập nhật bảo mật mở rộng cho người dùng.

Khác với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và giáo dục, chương trình dành cho người dùng Windows 10 rất đơn giản và dễ chịu hơn.

Với mức phí 30 USD, bạn có thể nhận thêm một năm cập nhật bảo mật cho Windows 10, chưa rõ chương trình này kéo dài bao nhiêu năm cho người dùng. Các bản cập nhật bảo mật chỉ giải quyết lỗ hổng tiềm ẩn và các vấn đề bảo mật, nhưng sẽ không có tính năng mới nào được thêm vào Windows 10 trong thời gian cập nhật mở rộng này.

Có thể thấy rõ ràng Microsoft thật sự không muốn người dùng tiếp tục gắn bó với Windows 10, cập nhật bổ sung chỉ là để người dùng có thêm thời gian thay đổi hệ thống phù hợp với Windows 11.

Windows 10 là hệ điều hành cực kỳ phổ biến, chủ yếu vì đây là bản nâng cấp miễn phí cho cả Windows 7 và Windows 8.1, và nó mang lại trải nghiệm truyền thống mà mọi người mong đợi sau phiên bản Windows 8 quá lạ lẫm. Với Windows 11, rào cản đặt ra là đòi hỏi phần cứng bảo mật TPM 2.0 mà nhiều người không có, do đó họ vẫn chọn ở lại với Windows 10, nhưng có lẽ thời gian không còn lâu nữa.

Giống cá chép Hungary ‘vượt khó’ vào Việt Nam 50 năm trước

Cá chép Hungary. Ảnh: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Đầu thập niên 70, nghề nuôi cá chép ở Việt Nam suy thoái nghiêm trọng do giống dần bị thoái hóa. Cá giống không bán được, người dân không còn mặn mà với việc nuôi cá khiến ngành thủy sản phải tìm giải pháp cải thiện giống và phát triển các chương trình lai tạo cá chép.

Lúc bấy giờ, Việt Nam có 8 loài cá chép, trong đó cá chép trắng được nuôi phổ biến nhất. Cá chép bản địa có sức chống chịu tốt nhưng tốc độ sinh trưởng chậm, thành thục sớm. Để cải tạo giống, cần lai tạo cá bản địa với các dòng có ưu điểm sinh trưởng nhanh như của Hungary. TS Vũ Kim Cầu, khi đó là nghiên cứu sinh về cá chép duy nhất của Việt Nam tại Hungary, đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Budapest giao nhiệm vụ đưa cá chép Hungary về nước.

Cá chép Hungary. Ảnh: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Cá chép Hungary. Ảnh: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Đầu tháng 2/1974, ông đến Viện Nghiên cứu Cá Szarvas để khảo sát quy trình sinh sản, nuôi dưỡng cá và nghiên cứu kỹ thuật vận chuyển cá sống. Việc đưa vật nuôi ra nước ngoài thời đó cần có sự phê duyệt của Bộ Nông nghiệp Hungary và giấy kiểm dịch. Nhờ khả năng ngoại giao, ông đã thuyết phục được Viện Szarvas tặng Việt Nam hơn một vạn cá chép giống, cùng các thủ tục xuất khẩu và giấy kiểm dịch bằng bốn ngôn ngữ: Hungary, Nga, Anh và Đức. Các chuyên gia từ Hungary, Ba Lan, và Tiệp Khắc cũng hỗ trợ ông trong việc ươm nuôi cá bột thành cá giống kích thước 1,5-2 cm và thử nghiệm thời gian vận chuyển bằng túi nylon chứa oxygen.

Ông đóng gói 10 túi nylon, mỗi túi nặng 20 kg, chứa hơn một vạn cá chép giống ra sân bay. Chuyến bay của hãng MALEV đưa ông và lô cá từ Budapest sang Berlin. Tại sân bay Berlin, ông bị hãng Lufthansa từ chối vận chuyển do thiếu chi phí. Sứ quán Việt Nam khi đó mới chỉ thanh toán cước vận chuyển từ Budapest đến Berlin.

Thời gian chờ chỉ còn một giờ, nếu không giải quyết kịp, cá sẽ chết và nhiệm vụ thất bại. “Nhà nước không có giống cá này, và không phải lúc nào cũng có cơ hội xin được giống mới để bổ sung vào quỹ gene thủy sản, đặc biệt phục vụ cho các chương trình lai tạo cá chép ở Việt Nam” TS Vũ Kim Cầu nhớ lại.

TS Vũ Kim Cầu. Ảnh: Nhật Minh

TS Vũ Kim Cầu kể lại chuyện đưa giống cá chép Hungary về Việt Nam. Ảnh: Nhật Minh

Lúc đó, do là ban đêm, ông không thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Budapest. Một mình ở sân bay Berlin, không biết tiếng Đức, ông Cầu như “ngồi trên đống lửa”. Chỉ còn khoảng 40 phút là máy bay cất cánh, ông quyết định tìm giám đốc sân bay để nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên, không có phiên dịch khiến việc tìm trợ giúp trở nên khó khăn. May mắn sau đó ông cũng tìm được một nhân viên hàng không biết tiếng Hungary đồng ý làm phiên dịch và hướng dẫn ông đến gặp giám đốc sân bay.

Nhờ lời thuyết phục chân thành rằng đây là món quà hữu nghị của Hungary dành cho Việt Nam, hãng Lufthansa đồng ý chở lô cá về Hà Nội. Những túi cá giống sau đó được chuyển cho Trạm Nghiên cứu Cá nước ngọt (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I). “Những con cá này phát triển tốt, bổ sung vào quỹ gene cá chép ở Việt Nam, mở ra bước ngoặt cho ngành nuôi trồng thủy sản”, TS Cầu nói.

Với nguồn cá chép giống này, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, dưới sự dẫn dắt của TSKH Trần Mai Thiên, đã triển khai đề tài “Lai kinh tế cá chép Hung và cá chép Việt”. Đề tài kết thúc vào năm 1977, các nhà khoa học tạo ra được giống cá chép mới có đầu nhỏ, tỷ lệ thịt cao và sinh trưởng nhanh. Trong điều kiện bình thường, cá chép một năm tuổi đạt trọng lượng từ 0,8 đến 1 kg, gấp đôi so với cá chép thường. Nhờ đó, nghề nuôi cá chép ở Việt Nam khởi sắc vào cuối thập niên 70.

Trong chương trình chọn giống cá chép Việt Nam do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I thực hiện từ 1984 -1995, cá chép Hungary được lai với cá chép trắng Việt Nam và cá chép vàng Indonesia. Theo nghiên cứu của GS.TSKH Trần Mai Thiên, sau 5 thế hệ chọn lọc, tốc độ tăng trưởng của cá chép lai tăng 33% so với ban đầu. Đến nay, thế hệ V1, kết quả lai tạo giữa cá chép Việt Nam, Hungary và Indonesia là thế hệ chọn lọc thứ 6, được nuôi phổ biến ở Việt Nam và mang lại giá trị kinh tế cao.

TS Vũ Kim Cầu, 82 tuổi, người Hải Dương. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp, sau đó làm việc tại Tổng cục Thủy sản. Từ 1981-2002, ông công tác tại Viện Khoa học Việt Nam, là cộng tác viên khoa học tại Đại học Szent Istvan, Hungary (1991-1999).

Hướng nghiên cứu chính của TS Vũ Kim Cầu tập trung vào sinh hóa, dinh dưỡng và protein, với các ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Việc ông đưa cá chép Hungary về Việt Nam góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng di truyền của quần thể cá chép Việt Nam, đặt nền tảng cho nuôi trồng thủy sản bền vững, năng suất cao.

Nhật Minh

Hướng dẫn kiểm tra điện thoại 4G hay 2G một cách dễ dàng

Khi các nhà mạng cập nhật Công Nghệ mới, điện thoại của bạn có thể không còn hoạt động hiệu quả nếu sử dụng mạng không tương thích với dịch vụ được cung cấp.

Không phải ai cũng biết rõ về khả năng kết nối mạng của chiếc điện thoại mình đang sử dụng, đặc biệt là việc phân biệt giữa điện thoại 4G và 2G. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước để kiểm tra xem điện thoại của mình hỗ trợ mạng nào, giúp đảm bảo trải nghiệm lướt web mượt mà và nhanh chóng.

1. Sự khác biệt giữa 4G và 2G

Công nghệ 2G là thế hệ thứ hai của mạng di động, cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi thoại và gửi tin nhắn văn bản. Tuy nhiên, khả năng truy cập Internet của 2G rất hạn chế, tốc độ chỉ dao động từ 9.6 kbps đến 40 kbps.

Trong khi đó, 4G là Công Nghệ mạng thế hệ thứ tư, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về tốc độ truy cập Internet cao hơn. Mạng 4G cho phép người dùng xem video HD trực tuyến, tải các tệp lớn nhanh chóng và chơi game trực tuyến mượt mà nhờ tốc độ có thể đạt đến 100 Mbps.

Hướng dẫn kiểm tra điện thoại 4G hay 2G. (Ảnh minh họa)

2. Lợi ích của việc sử dụng mạng 4G

Việc sử dụng mạng 4G mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với 2G, bao gồm:

Tốc độ truy cập nhanh: Giúp bạn tải xuống và tải lên dữ liệu nhanh chóng.

Trải nghiệm trực tuyến tốt hơn: Xem phim, chơi game mượt mà mà không bị gián đoạn.

Chất lượng cuộc gọi tốt hơn: Nhờ Công Nghệ VoLTE, chất lượng âm thanh của cuộc gọi được cải thiện đáng kể.3. Cách kiểm tra điện thoại hỗ trợ 4G hay 2G

3. Để kiểm tra điện thoại của bạn hỗ trợ mạng nào, hãy làm theo các bước sau:

– Bước 1: Kiểm tra cài đặt trên điện thoại

Với điện thoại Android:

Vào phần Cài đặt.

Chọn Mạng di động hoặc Kết nối tùy thuộc vào dòng máy bạn đang sử dụng.

Chọn Chế độ mạng. Ở đây, bạn sẽ thấy các tùy chọn như 2G, 3G, hoặc LTE (4G). Nếu có tùy chọn LTE (4G), điện thoại của bạn hỗ trợ 4G.

Với iPhone:

Mở Cài đặt.

Chọn Di động.

Nhấp vào Tùy chọn Dữ liệu Di động.

Chọn Thoại và Dữ liệu để kiểm tra nếu có sự lựa chọn 4G hoặc LTE, như vậy điện thoại của bạn có hỗ trợ 4G.

– Bước 2: Kiểm tra thông số kỹ thuật của điện thoại

Nếu không thể tìm thấy cài đặt trên, bạn có thể tra cứu thông số kỹ thuật của điện thoại thông qua internet. Hãy tìm kiếm theo mẫu điện thoại của bạn đi kèm với từ “specs” hoặc “thông số kỹ thuật” để biết các mục tiêu chuẩn mạng mà điện thoại hỗ trợ.

– Bước 3: Sử dụng ứng dụng của nhà mạng

Một số nhà mạng hiện nay đã phát triển ứng dụng giúp người dùng có thể kiểm tra nhanh chóng thông tin về SIM và thiết bị, bao gồm cả khả năng hỗ trợ mạng.

Google vượt trội trong “cuộc chiến đám mây”

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"- Ảnh 1.

Trong quý III/2024, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu của Amazon Web Services (AWS) chỉ tăng 19% lên 27,45 tỷ USD. Trong khi đó, Microsoft cho biết doanh thu từ Azure và các dịch vụ đám mây khác đã tăng 33% so với năm trước.

Năm trong số sáu công ty Công Nghệ trị giá nghìn tỷ USD đã công bố kết quả trong tuần này, trừ Nvidia. Amazon, Alphabet và Microsoft thường công bố kết quả vào cùng một thời điểm, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về cuộc chiến trong lĩnh vực đám mây.

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"- Ảnh 1.

Các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu đầu tư Argus Research nhận định dù Alphabet thường bị chỉ trích vì sự phụ thuộc vào quảng cáo trực tuyến, đà tăng trưởng nhanh của Google Cloud đã bắt đầu giúp đa dạng hóa doanh thu của công ty mẹ.

Trong một thời gian dài, dịch vụ đám mây được xem như một khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận cho Google, nhưng điều này đã thay đổi.

Google đã báo cáo tỷ suất lợi nhuận hoạt động của dịch vụ đám mây đạt 17% trong quý III, sau khi lần đầu tiên có lãi vào năm ngoái. Bà Melissa Otto, trưởng bộ phận nghiên cứu Công Nghệ, truyền thông và viễn thông tại công ty dịch vụ tài chính Visible Alpha, đánh giá đây là một kết quả vượt xa mong đợi. Bà cũng bày tỏ sự không chắc chắn về việc liệu Google có thể duy trì được mức lợi nhuận này hay không.

Ngược lại, Amazon từ lâu đã phụ thuộc vào AWS để tạo ra phần lớn lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của AWS trong quý III đạt 38%. Đây là kết quả mà các nhà phân tích tại Bernstein đánh giá là “khá ấn tượng”. Ban lãnh đạo AWS đã thận trọng trong việc tuyển dụng và ngừng các dịch vụ AWS ít được ưa chuộng.

Bên cạnh đó, vào đầu năm 2024, Amazon đã kéo dài tuổi thọ sử dụng của máy chủ từ năm năm lên sáu năm, một thay đổi đã nâng cao tỷ suất lợi nhuận hoạt động thêm 2%.

Microsoft trong tuần này đã bắt đầu cung cấp cho các nhà đầu tư những số liệu chính xác hơn về dịch vụ đám mây Azure. Bà Amy Hood, Giám đốc tài chính của Microsoft, cho biết nhu cầu vẫn tiếp tục cao hơn so với khả năng cung cấp của công ty. Dù đà tăng trưởng của Azure trong quý hiện tại có thể thu hẹp một chút, bà Hood dự kiến về sự phục hồi trở lại trong nửa đầu năm 2025 khi các khoản đầu tư làm tăng khả năng cung cấp AI phục vụ nhu cầu ngày càng tăng.

Oracle, công ty thường đứng thứ tư trong số các công ty hạ tầng đám mây tại Mỹ, dự kiến sẽ công bố kết quả hàng quý vào tháng Mười Hai. Trong báo cáo trước đó, Oracle cho biết doanh thu từ hạ tầng đám mây đã tăng 45% lên 2,2 tỷ USD, từ mức tăng 42% trong quý trước.

Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ?

Nước muối giàu lithium bay hơi ở mỏ Silver Peak tại thung lũng Clayton, bang Nevada. Ảnh: Scott Thibodeaux
Nước muối giàu lithium bay hơi ở mỏ Silver Peak tại thung lũng Clayton, bang Nevada. Ảnh: Scott Thibodeaux

Nước muối giàu lithium bay hơi ở mỏ Silver Peak tại thung lũng Clayton, bang Nevada. Ảnh: Scott Thibodeaux

Ở thung lũng Clayton, một bồn địa rộng lớn ở quận Esmeralda của bang Nevada, những hồ nước màu xanh ngọc nằm xen lẫn giữa các ngọn núi màu nâu. Bồn địa và dãy núi tương tự dàn trải từ phía tây tới phía đông bang. Tuy nhiên, hồ nước lặng ở Clayton là nhân tạo và rất giàu lithium.

Silver Peak, một thị trấn nhỏ chuyên khai thác bạc trước đây ở vùng thung lũng hẻo lánh này, trở thành cơ sở sản xuất lithium đầu tiên của Nevada năm 1966, hàng thập kỷ trước khi lithium trở thành kim loại chủ chốt đối với năng lượng tái tạo và an ninh quốc gia. Cơ sở vận hành bởi tập đoàn Albemarle sản xuất 5.000 tấn lithium carbonate hàng năm, theo Live Science.

Trong lịch sử, lithium hầu như không có tầm quan trọng về mặt kinh tế, nhưng nhu cầu pin lithium – ion tăng vọt đã thay đổi trọng tâm đối với những mỏ quặng. Theo Cục khảo sát địa chất Mỹ, pin lithium – ion chủ yếu dành cho xe điện, chiếm 87% nhu cầu sử dụng lithium toàn cầu. Các nhà phân tích dự đoán thị phần sẽ tăng lên 95% vào năm 2030. Mỹ sản xuất 0,5% lượng lithium toàn cầu, nhưng Nevada có thể thay đổi số liệu trên. “Nevada có nhiều lithium hơn bất kỳ bang nào khác”, Christopher Henry, nhà địa chất danh dự ở Cục mỏ và địa chất học Nevada (NBMG), cho biết.

Theo James Faulds, nhà địa chất học ở NBMG, nguyên nhân nằm ở điều kiện kiến tạo. Những mỏ lithium của Nevada là kết quả của may mắn bất ngờ về mặt địa chất. Gần như mọi thứ đều liên quan tới lớp vỏ bị kéo giãn: địa hình dốc, đá núi lửa dồi dào, luồng nhiệt cao, khí hậu khô cằn và bồn địa khép kín về mặt thủy văn.

Lịch sử kiến tạo của vùng Đại bồn địa Bắc Mỹ, bao gồm phần lớn miền tây nước Mỹ với toàn bộ bang Nevada, rất phức tạp. Khoảng 17 triệu năm trước, vỏ Trái Đất từng dày lên do va chạm kiến tạo cổ đại bắt đầu bị kéo giãn và mỏng đi, trải rộng như kẹo kéo. Những khối vỏ nghiêng ngả giống trò chơi domino, hình thành bồn địa nơi trần tích và nước đổ vào các hồ nông. Magma trào lên quá lớn vỏ mỏng, phun đá núi lửa lên mặt đất và trộn lẫn với sỏi cuội, cát và đất sét. Hầu hết bồn địa ở Nevada hiện nay đều khô cằn, chỉ còn sót lại mặt bùn nứt nẻ và muối. Quá trình kéo giãn vỏ vẫn tiếp tục ngày nay và là mấu chốt đối với nguồn dữ trữ lithium khổng lồ của bang.

Theo Simon Jowitt, nhà địa chất học kinh tế ở Đại học Nevada, Reno, sự hình thành của lithium bắt đầu với đá magma. Phần lớn lithium khai thác trên thế giới được đào trực tiếp từ loại đá cứng này, bao gồm mỏ lithium lớn nhất thế giới trong đá pegmatite ở Greenbushes của Australia. Nhưng nguồn lithium ở Nevada là đá rhyolite (dạng phun trào của granite), chỉ chứa lượng lithium rất nhỏ, không đủ để khai thác trực tiếp ở quy mô kinh tế. Thay vào đó, các nhà địa chất học quan tâm tới mỏ trầm tích núi lửa, khi kim loại dễ hòa tan tập trung ở những bồn đại gần đó sau khi lớp đá bị phong hóa.

Các dòng suối thường cuốn theo nước mưa chảy qua mặt đất và đổ ra biển, khi khí hậu khô cằn và địa hình của Nevada khiến đa số bồn địa khép kín về mặt thủy văn. Suối đưa nước vào những bồn địa và đọng thành hồ nhỏ. Nước mưa chắt lọc lithium từ đá rhyolite ở sâu dưới lòng đất hay sườn núi dốc. Loại nước mưa giàu lithium này tích tụ trong bồn địa và chậm rãi tích tụ thành nước muối.

Ở thung lũng Clayton, nước muối giàu lithium được bơm lên mặt đất để bay hơi hoặc xử lý qua kỹ thuật khai thác lithium trực tiếp. Ngoài nước muối, điều khiến các nhà địa chất học hào hứng là tiềm năng của đất sét lithium ở Nevada.

Vũng hõm chảo McDermitt vắt ngang qua hai bang Nevada – Oregon hình thành một chuỗi núi lửa khi mảng Bắc Mỹ di chuyển phía trên nguồn nhiệt cố định. Khi McDermitt phun trào 16,3 triệu năm trước, một hồ nước bên trong hõm chảo chứa đầy tro và đất sét smectite. Khi hồ bay hơi, dòng thủy nhiệt biến đổi smectite giàu lithium thành đất sét illite, đặc biệt là đèo Thacker ở phía nam của hõm chảo. Ngày nay, McDermitt là một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới. Công ty khởi nghiệp Công Nghệ Lithium Americas Corp ước tính dự án đèo Thacker chứa 217,3 triệu tấn lithium. Công ty lên kế hoạch bắt đầu sản xuất vào năm 2028.

Cách đó 431 km về phía nam, địa tầng đổ nghiêng của Rhyolite Ridge dọc theo dãy Silver Peak, mỏ đất sét lithium tiếp theo của Neavada. Rhyolite Ridge từng nằm bên trên hõm chảo giống McDermitt. Ban đầu, các nhà địa chất học cho rằng mỏ rhyolitic giàu lithium tích tụ ở bồn địa đang hoạt động về mặt kiến tạo của Rhyolite Ridge. Khi bồn địa phát triển, một hồ nước hình thành, lắng đọng phù sa giàu đất sét phía trên đá núi lửa. Chất lỏng thủy nhiệt ngấm qua những khe nứt, khiến phù sa ở lòng hồ ngấm lithium từ lớp đá rhyolite bên dưới. Hoạt động nứt vỡ sau này nâng những mỏ đó lên cao, để lộ lớp đất sét quý giá. Tập đoàn Ioneer USA Corporation đang lên kế hoạch khai thác mỏ lithium – boron và xây nhà máy xử lý Hóa Chất ở Rhyolite Ridge, dự kiến bắt đầu sản xuất năm 2028. Khi hoạt động sản xuất ở McDermitt và Rhyolite Ridge bắt đầu, sản lượng lithium của Nevada sẽ gia tăng.

An Khang (Theo Live Science)

Khách chuyển khoản tiền cọc mua vàng, nhân viên không giao như đã hẹn mà ‘quay xe’ báo cảnh sát: Nguồn gốc số tiền gây bất ngờ

- Ảnh 1.

Cảm thấy nghi ngờ vì bỗng nhận được tiền, nhân viên cửa hàng đã nhớ lại các trường hợp lừa đảo mà cảnh sát đã tuyên truyền trước đó và lập tức báo cảnh sát.

 
- Ảnh 1.

Ngày 26/10, Đồn Cảnh sát Thông Kỳ thuộc Chi nhánh Tức Mặc, Công an thành phố Thanh Đảo đã nhận được cuộc gọi báo từ một nhân viên cửa hàng vàng họ Giang. Nhân viên này thông báo có một người đàn ông họ Trương đã thêm mình vào danh bạ WeChat và nói rằng anh ta muốn bỏ ra 50.000 NDT để mua vàng (khoảng hơn 178 triệu đồng).

Theo đó, số tiền 50.000 NDT đã được chuyển vào tài khoản Ngân hàng ICBC của Giang thông qua tài khoản ngân hàng của một người họ Hùng. Nhân viên cửa hàng vàng này sau đó được yêu cầu giao đến một địa điểm được chỉ định.

Giang cảm thấy nghi ngờ vì chưa từng gặp Trương, nhưng anh ta lại muốn chi 50.000 NDT mua vàng. Giang nhớ lại các trường hợp lừa đảo mà cảnh sát đã tuyên truyền trước đó, nên đã lập tức báo cảnh sát.

Sau khi nhận được tin báo, cơ quan công an đã phản ứng nhanh chóng và triển khai lực lượng ở khu vực gần một khách sạn. Họ đã thành công bắt giữ người đến lấy vàng họ Lý, và thu giữ 2 chiếc điện thoại di động mà hắn dùng để thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời tạm giữ số tiền 50.000 NDT.

Qua đấu tranh, Lý khai nhận rằng hắn đã liên lạc với những kẻ lừa đảo khác bằng cách tải xuống một ứng dụng. Theo yêu cầu của “cấp trên”, Lý bắt xe buýt từ Phúc Kiến đến Tức Mặc và đến khách sạn gần đó để gặp Giang và nhận vàng, với mục tiêu nhận hoa hồng 800 NDT.

Cảnh sát sau đó xác minh rằng số tiền 50.000 NDT này được chuyển từ tài khoản của một người họ Hùng ở tỉnh Giang Tây. Các kẻ lừa đảo đã lừa Hùng tham gia vào một trang web giả mạo, dụ dỗ chuyển tiền dưới chiêu bài mở một “cửa hàng trực tuyến”.

Khi cảnh sát liên lạc với Hùng, người này vẫn chưa nhận ra mình bị lừa. Nạn nhân cho biết, bản thân chỉ nghĩ mình đang đầu tư vào một “cửa hàng trực tuyến”. Sau khi cảnh sát giải thích, Hùng mới nhận ra số tiền mình đã đầu tư không thể rút ra và chỉ là những con số ảo. Lúc này, Hùng mới tỉnh ngộ và nhận ra mình đã bị lừa.

Ngày 29/10, nạn nhân Hùng từ Giang Tây đã đến Tức Mặc để nhận lại số tiền 50.000 NDT mà cảnh sát đã lấy lại. Hiện tại, Lý đã bị bắt giữ và tạm giam, vụ án đang tiếp tục được điều tra.

Theo QQ News

Nvidia áp đảo, AMD ‘thảm hại’ trên Steam: Card đồ họa phổ biến nhất chỉ là ‘đồ cũ’ 3 năm tuổi, không lọt nổi top 30

Nvidia áp đảo, AMD 'thảm hại' trên Steam: Card đồ họa phổ biến nhất chỉ là 'đồ cũ' 3 năm tuổi, không lọt nổi top 30- Ảnh 1.

Theo khảo sát phần cứng mới nhất của Steam vào tháng 10, card đồ họa Radeon RX 6600 của AMD đã vượt qua RX 580, mẫu card dựa trên kiến trúc Polaris, với một khoảng cách rất nhỏ. Điều này giúp RX 6600 giữ vững vị trí là GPU phổ biến nhất của AMD trên Steam trong hai tháng liên tiếp, tuy nhiên nó vẫn chưa đủ để lọt vào danh sách top 30. Hiện tại, Nvidia nắm giữ 77,37% thị phần GPU rời trên Steam, trong khi AMD chỉ dừng lại ở mức 15% – con số đã bị “mắc kẹt” trong một thời gian dài.

Nvidia áp đảo, AMD 'thảm hại' trên Steam: Card đồ họa phổ biến nhất chỉ là 'đồ cũ' 3 năm tuổi, không lọt nổi top 30- Ảnh 1.

Card đồ họa phổ biến nhất trên Steam hiện tại là RTX 3060 với tỷ lệ sử dụng 7,46%, tiếp theo là RTX 4060 phiên bản di động với 5,61% và RTX 4060 phiên bản desktop với 5,25%. Trong khi đó, RX 6600 của AMD hiện chỉ được 0,98% người dùng Steam sử dụng, trở thành card đồ họa AMD phổ biến nhất trên nền tảng này. Tuy nhiên, vị trí 34 của RX 6600 không mấy ấn tượng, nhất là khi card đồ họa này đã gần ba năm tuổi. Đáng chú ý, trong top 10 còn có một số mẫu RTX 40 (kiến trúc Ada Lovelace) của Nvidia, dù dòng này có giá cao hơn so với RTX 30 (kiến trúc Ampere) và từng bị chỉ trích khá nhiều. Card đồ họa RDNA 3 phổ biến nhất của AMD trong danh sách là RX 7900 XTX, đứng ở vị trí 54.

Dĩ nhiên, Steam không phải là toàn bộ thị trường PC, nhưng các thống kê này đặt ra câu hỏi: Tại sao game thủ không mặn mà với dòng RDNA 3 của AMD? Đặc biệt, tại sao RX 7600 – thế hệ kế nhiệm của RX 6600 – lại không thể lọt vào danh sách này, dù nguồn cung RX 6600 đã cạn dần? Một phần nguyên nhân có thể đến từ việc game thủ không thấy lợi ích rõ rệt khi chuyển sang RDNA 3. Thêm vào đó, thị trường card đồ họa đã qua sử dụng tràn ngập các mẫu RX 6600, có lẽ phần lớn là do làn sóng khai thác tiền điện tử gần đây.

Qua đánh giá của chúng tôi, RX 7600 chỉ có thể ngang ngửa RX 6600 về chi phí trên mỗi khung hình. Tuy nhiên, toàn bộ khảo sát GPU của Steam cho thấy Nvidia, đặc biệt là các mẫu RTX 40 giá rẻ, vẫn là lựa chọn ưu tiên của người dùng. Con số thống kê nói lên tất cả: 77,37% người dùng Steam chọn GPU từ Nvidia, cho thấy AMD cần phải xem xét lại chiến lược giá của mình trong bối cảnh thị trường đang khát khao các GPU vừa túi tiền nhưng hiệu quả. Hy vọng rằng dòng RX 8000 sắp ra mắt sẽ giúp AMD đáp ứng nhu cầu này.

AMD đã công bố rằng họ sẽ tung ra dòng card đồ họa Radeon RX 8000 (kiến trúc RDNA 4) vào đầu năm 2025, có khả năng được giới thiệu tại CES 2025. Sau khi không đạt được thị phần như mong muốn với thế hệ hiện tại, mục tiêu của AMD với RX 8000 sẽ là sản xuất các GPU tầm trung với số lượng lớn, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu của các game thủ ngân sách hạn hẹp.

Chân dung ma cà rồng thế kỷ 17 bị phong ấn bằng lưỡi liềm

Hài cốt và chân dung phục dựng của Zosia. Ảnh: Oscar Nisson
Hài cốt và chân dung phục dựng của Zosia. Ảnh: Oscar Nisson

Hài cốt và chân dung phục dựng của Zosia. Ảnh: Oscar Nisson

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Nicolaus Copernicus ở Ba Lan tìm thấy hài cốt của người phụ nữ có biệt danh “Zosia” trong một nghĩa trang vô danh. Đáng chú ý là hài cốt của người phụ nữ trẻ có một chiếc liềm bằng sắt vắt ngang qua cổ. Ngón chân cái bên trái của Zosia bị cố định bằng ổ móc khóa lớn, tập tục bắt nguồn từ quan niệm những cá nhân nguy hiểm sở hữu cả mặt thiện và ác. Biện pháp này nhằm ngăn chặn linh hồn xấu thoát ra và biến người chết thành ma cà rồng. Zosia qua đời ở độ tuổi 18 – 20 do chứng bệnh gây ngất xỉu và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cô là một trong hàng chục người bị người dân lân cận cho là ma cà rồng.

Tại nghĩa trang ở Pien, gần Bydgoszcz, nhóm khảo cổ đến từ Đại học Torun khai quật ngôi mộ số 75 chứa hài cốt của Zosia. Các ngôi mộ khác tại đây cũng chôn cất “ma cà rồng” theo cách tương tự, chứng tỏ người dân địa phương rất sợ hãi người chết. Ổ khóa ở ngón chân của Zosia chứng tỏ ngôi mộ của cô có thể đã bị xáo trộn sau lần đầu chôn cất do sự kiện siêu nhiên nào đó. Chiếc liềm đặt trên cổ người chết có thể được thêm vào sau đó nhằm ngăn cô quay trở lại. Sau khi thu thập hài cốt của Zosia, các nhà khảo cổ tiến hành dự án phục dựng chân dung của cô.

Phân tích hài cốt của Zosia hé lộ dấu hiệu bệnh tật bao gồm suy dinh dưỡng hoặc thương tích. Nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ung thư ở xương ức của cô, nhiều khả năng gây đau đớn dù không phải nguyên nhân gây tử vong trực tiếp. Tình trạng này có thể biểu thị dưới dạng một vết đỏ sưng vù trên ngực.

Ngoài ra, hài cốt của Zosia còn có dấu hiệu mắc bệnh Ponticulus posticus gây đau đầu nghiêm trọng, ngất xỉu, thậm chí đột quỵ. Các vấn đề sức khỏe của cô có thể khiến cộng đồng dân cư coi cô như một ma cà rồng tiềm ẩn. Sự hiện diện của dải ruy băng lấp lánh bằng vải brocade gần đầu của Zosia chứng tỏ cô thuộc tầng lớp xã hội cao.

Phân tích ADN và đồng vị hé lộ Zosia có nguồn gốc từ Thụy Điển. Trong suốt thời kỳ này, Ba Lan vướng vào Chiến tranh 30 năm với Thụy Điển, khiến người Thụy Điển không được chào đón. Ngoại hình của Zosia, kết hợp với gia đình giàu có và xuất xứ Thụy Điển có thể khiến cô trở nên khác biệt và không được yêu quý trong cộng đồng.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Torun đã mời nhà khảo cổ Thụy Điển Oscar Nisson phục dựng gương mặt của cô. Sau khi tìm hiểu cấu trúc hộp sọ, Nisson tạo ra bản mô phỏng in 3D của hộp sọ trước khi đắp từng lớp đất sét mô hình theo bó cơ. Nilsson hướng tới khắc họa Zosia “như một con người, không phải là quái vật như cách cô bị chôn”.

An Khang (Theo Interesting Engineering)