Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 1.

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 1.

Sự kiện không chỉ là một lễ trao giải, mà còn là nơi hội tụ của những tâm huyết, sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực tiếp thị tại Việt Nam.  

Gần 500 chiến dịch cùng tranh tài cho giải thưởng hàng đầu của ngành Marketing

Năm nay, giải thưởng cấp quốc gia đã thu hút gần 500 bài dự thi, trong đó có 144 bài xuất sắc được lựa chọn vào danh sách đề cử, đại diện cho 113 chiến dịch đến từ 39 thương hiệu nổi bật. Sự cạnh tranh trong từng hạng mục đã tạo ra một bầu không khí kịch tính và hấp dẫn, khi các chiến dịch được phân chia thành 25 hạng mục khác nhau thuộc 7 bảng, phản ánh sự sáng tạo và tiềm năng của ngành Marketing hiện đại. Quy tụ những tên tuổi hàng đầu từ các thương hiệu và agency danh tiếng, SMARTIES Vietnam 2024 không chỉ tôn vinh những chiến dịch xuất sắc mà còn khẳng định tầm quan trọng của Marketing trong việc thúc đẩy tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.  

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 2.

Theo khung điểm chấm giải của Giải thưởng SMARTIES Vietnam 2024, mỗi bảng chính đều có từ 2-6 tiêu chí chấm giải, với tỷ lệ phần trăm điểm tương ứng cho từng tiêu chí. Tùy thuộc vào từng bảng, các tiêu chí sẽ khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là tìm ra những chiến dịch sáng tạo nhất, mang lại tác động rõ rệt cho thương hiệu, và tạo ra ảnh hưởng xã hội tích cực. Hệ thống chấm điểm chi tiết đã giúp gần 100 Giám khảo Sơ lược và 30 Giám khảo ở vòng Chung kết là những C-level xuất sắc từ các thương hiệu toàn cầu và trong nước như Unilever, PepsiCo, Samsung, Starbucks Vietnam, Guardian Vietnam, Vinamilk, MSB, Casper, HP, Kantar Media, MMA… đưa ra những quyết định chính xác, công bằng, tạo nên một mùa giải không chỉ gay cấn mà còn minh bạch.

Chiến thắng vỡ òa cùng những Giải Vàng xứng đáng

Trong danh mục Integrated Ecommerce Innovation & Live Streaming thuộc bảng E-commerce Marketing, VINFAST đã làm nên lịch sử với chiến dịch 1STCar Pre-Order on Livestream, không chỉ mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến thú vị mà còn tạo ra cơn sốt trên thị trường ô tô. Trong khi đó, Nestlé ghi dấu ấn với Giải Vàng ở danh mục AI-Driven Creative Excellence thuộc bảng AI Marketing thông qua chiến dịch La Vie Uses AI in E2E Journey to GET Users Fast, minh chứng cho sức mạnh của Công Nghệ trong việc tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.  

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 3.

Không kém phần ấn tượng, Grab Vietnam đã nhận Giải Vàng ở danh mục Customer Experience (CX) / User Experience (UX) & Design thuộc bảng Creative với chiến dịch Grab’s ‘Find Me Here’ Benches, làm nổi bật trải nghiệm người dùng thông qua thiết kế sáng tạo. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines, với thành tích Giải Bạc ở danh mục Personalization cùng thuộc bảng Creative, đã mang đến trải nghiệm cá nhân hóa độc đáo cho khách hàng thông qua chiến dịch Million Miles of Wonder Experiences. Cùng lúc đó, trong danh mục WEB 3.0 Technologies Marketing thuộc bảng Emerging Tech Marketing, Sabeco cũng gây chú ý với Giải Bạc nhờ chiến dịch Catch the Dragon, Unleash the Fortune, thể hiện sự đổi mới trong cách tiếp cận thị trường.

Trong số những chiến dịch xuất sắc được vinh danh trong đêm trao giải năm nay, có thể kể đến Giải Vàng thuộc về nhãn hàng Ensure Gold của Abbott Việt Nam, với chiến dịch Tăng giá trị trọn đời lên 47%. Chiến dịch này thuộc danh mục Customer Journey Marketing – Lead Generation/CRM, thuộc bảng Marketing Impact. Ứng dụng Công Nghệ CRM để theo dõi và phân tích hành trình của khách hàng, Abbott Việt Nam đã phát triển các chương trình tiếp thị cá nhân hóa, củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại và mở ra cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.  

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 4.

Ở danh mục Diversity & Inclusion thuộc bảng Purpose Driven Marketing, Giải Vàng đã gọi tên chiến dịch Giáo dục về An toàn Internet cho Người cao tuổi, thuộc Google và Dentsu Creative. Chiến dịch này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn góp phần vào việc xây dựng một xã hội bình đẳng hơn bằng cách cung cấp cho người cao tuổi các kỹ năng cần thiết để sử dụng Internet một cách an toàn. Sự sáng tạo trong cách truyền tải thông điệp đã giúp chiến dịch này gây được tiếng vang lớn, tạo ra sự thay đổi tích cực trong cộng đồng.

Một chiến dịch khác cũng được vinh danh là Join the Flip Side từ nhãn hàng Samsung Galaxy Z5. Thuộc danh mục Omnichannel Marketing, nằm trong bảng Impact Media, chiến dịch được thiết kế để mang đến trải nghiệm khách hàng liền mạch qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Sự phối hợp đồng bộ giữa các kênh đã giúp thương hiệu tạo ra trải nghiệm tích cực và đáng nhớ cho khách hàng, đồng thời gia tăng doanh số bán hàng.

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 5.

Ngoài ra, Hội đồng Giám khảo cũng đã vinh danh những thương hiệu và agency đã xuất sắc đoạt giải thưởng “Industry Award” gồm Thương hiệu của năm – Coca Cola, , Media Agency của năm – EssenceMediacom, Digital Agency của năm – PMAX, Enabling Technology Company of the Year – Zalo AI, Nhà xuất bản của năm (Publisher of the Year) – Grab, Nhà quảng cáo của năm – Nestle Vietnam, Holding Agency Company of the Year – WPP, Thương hiệu Kiên cường nhất của năm – Grab Vietnam, Best of show – Coca Cola Foodmarks. Đặc biệt, Ogilvy và Publicis Media cùng đoạt giải Agency Sáng tạo của Năm (Creative Media Agency of the Year) cho những đóng góp vượt trội của họ trong toàn ngành!  

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 6.

Lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024 đã khép lại nhưng những câu chuyện truyền cảm hứng, những ý tưởng đột phá và những chiến dịch xuất sắc vẫn đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng marketer. Các thương hiệu và các agency đạt giải không chỉ được vinh danh mà còn củng cố vị thế của mình trong ngành, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác và phát triển. Sự kiện này đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho những cuộc đối thoại về tương lai của Marketing, khuyến khích các marketer tiếp tục khám phá và đổi mới trong chiến lược của mình. Những giá trị mà SMARTIES Vietnam 2024 mang lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các chiến dịch tiếp theo, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh và sáng tạo trong ngành marketing tại Việt Nam.   

SMARTIES Vietnam 2024 vinh danh những chiến dịch xuất sắc định hình tương lai ngành tiếp thị Việt Nam- Ảnh 7.

Thông tin chi tiết về giải thưởng SMARTIES Vietnam 2024 xem tại: https://www.mmaglobal.com/smarties/awards/programs/vietnam   

Kỷ lục truyền dữ liệu không dây gần 1 terabit/giây

Mô phỏng truyền dữ liệu không dây trong thành phố. Ảnh: Depositphotos


Mô phỏng truyền dữ liệu không dây trong thành phố. Ảnh: Depositphotos

Mô phỏng truyền dữ liệu không dây trong thành phố. Ảnh: Depositphotos

Các nhà khoa học truyền dữ liệu qua không trung ở tốc độ lên tới 938 gigabit/giây (Gbps), lập kỷ lục mới về tốc độ truyền không dây. Kỷ lục mới rất gần với một terabit/giây (Tbps), tương đương với tải một bộ phim 4K Ultra HD 30 gigabyte (GB) trong 0,26 giây. Để so sánh, quá trình tải sẽ mất khoảng 17 – 29 phút nếu sử dụng kết nối 5G thông thường ở Mỹ, có tốc độ từ 140 đến 230 megabit/giây (Mbps). Tại Anh, tốc độ 5G trung bình vào khoảng 100 Mbps, có nghĩa tốc độ truyền dữ liệu mà nhóm nghiên cứu đạt được nhanh gấp 9.380 lần.

Các nhà khoa học đạt được kỷ lục mới nhờ kết hợp Công Nghệ vô tuyến và quang học lần đầu tiên, cho phép họ sử dụng bước sóng tần số vô tuyến (RF) lên tới 150 gigahertz (GHz). Họ mô tả phương pháp trong nghiên cứu công bố hôm 15/10 trên tạp chí Lightwave Technology.

Phần lớn kết nối 5G truyền dữ liệu ở tần số hẹp dưới 6 GHz. Nhưng những băng tần này có độ nghẽn cao, có nghĩa tốc độ thường chậm hơn nhiều tốc độ tối đa trên lý thuyết của mạng 5G là 20 Gbps. Nhưng tốc độ truyền 6G trong tương lai nhiều khả năng có tần số cao hơn băng tần 5G hẹp, giúp mạng lưới liên lạc khai thác tốc độ cao hơn nhiều. Những băng tần này bao gồm tần số “băng tần trung và cao” từ 7 tới 24 GHz, cùng với “tần số cận terahertz” từ 90 tới 300 GHz, theo Hiệp hội nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA).

“Những hệ thống liên lạc không dây hiện nay đang chật vật đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với truy cập dữ liệu tốc độ cao”, tác giả nghiên cứu Zhixin Liu, giáo sư kỹ thuật điện ở Đại học London (UCL) tại Anh, cho biết. “Giải pháp của chúng tôi là sử dụng nhiều tần số sẵn có hơn để tăng băng thông, đồng thời duy trì chất lượng tín hiệu cao và cung cấp độ linh hoạt trong tiếp cận các nguồn tần số khác nhau. Kết quả là mạng lưới không dây siêu nhanh và đáng tin cậy, vượt qua hạn chế tốc độ giữa người sử dụng ở đầu cuối và Internet”.

Phương pháp mới lần đầu tiên kết hợp hai Công Nghệ không dây có sẵn là điện tử tốc độ cao và quang tử sóng milimet. Công nghệ sau sử dụng ánh sáng để tạo ra tín hiệu tần số vô tuyến sóng millimet. Hệ thống lai này cho phép truyền không dây lượng lớn dữ liệu qua băng tần có thể sử dụng ở các hệ thống tương lai như 6G. Nhóm nghiên cứu kết hợp máy phát tín hiệu từ dạng số tới dạng liên tục, hoạt động ở dải 5 – 75 GHz với máy phát tín hiệu vô tuyến dựa trên ánh sáng, cho phép truyền dữ liệu qua nhiều tần số giữa 75 và 150 GHz. Tổng băng thông 145 GHz gấp 5 lần so với hệ thống dùng để đạt kỷ lục thế giới về truyền không dây trước đó.

Công nghệ lai này có thể dùng để truyền tín hiệu không dây từ các cột ở nơi đông dân để mọi người có thể sử dụng tốc độ cao từ điện thoại di động. Nó cũng cho phép nhiều người sử dụng mạng không dây ở những nơi như buổi hòa nhạc lớn mà không bị nghẽn mạng hay tốc độ chậm. Các nhà khoa học mới chỉ thử nghiệm hệ thống trong phòng thí nghiệm, nhưng họ lên kế hoạch sản xuất một nguyên mẫu có thể dùng trong bối cảnh thương mại. Nếu thành công, họ hy vọng có thể tích hợp Công Nghệ mới trên thiết bị thương mại trong vòng 5 năm tới.

An Khang (Theo Live Science)



Nhận diện các chiêu lừa đảo cài ứng dụng để ‘hack’ tài khoản ngân hàng

Nhận diện chiêu trò lừa đảo ngân hàng qua ứng dụng giả mạo và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Thời gian vừa qua, xảy ra hàng loạt vụ việc người dân truy cập các đường link trang web, ứng dụng (app) giả mạo do các đối tượng lừa đảo gửi và bị chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại, đánh cắp thông tin cá nhân nhằm thực hiện việc chuyển tiền trong tài khoản ngân hàng. Cùng điểm lại một số chiêu trò lừa đảo đang “nóng” hiện nay.

Nhận diện chiêu trò lừa đảo ngân hàng qua ứng dụng giả mạo và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Cảnh báo giả danh nhân viên điện lực lừa đảo.

Dọa cắt điện

Mới đây nhất, Công an TP Hà Nội phát đi cảnh báo về việc trên địa bàn thành phố gần đây xuất hiện việc người dân bị các đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, chúng sử dụng thủ đoạn gọi điện thông báo hộ gia đình sắp bị cắt điện vì chưa thanh toán tiền. Nếu người dân trao đổi là đã thanh toán tiền điện, sẽ có nhân viên phòng kĩ thuật gọi điện lại để điều chỉnh dữ liệu trên hệ thống.

Tiếp đó, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi cho người dân các đường link trang web, app giả mạo có giao diện giống với trang web chính thức của EVN.

Khi truy cập các trang web, app giả mạo này nạn nhân sẽ bị chúng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng hoặc có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Để phòng ngừa thủ đoạn lừa đảo này, cơ quan công an khuyến cáo không thanh toán tiền điện vào tài khoản ngân hàng hoặc đường link lạ, tài khoản cá nhân khi chưa được xác minh.

Mạo danh công an

Một thủ đoạn lừa đảo khác cũng khiến nhiều người sập bẫy là việc mạo danh cơ quan chức năng gọi điện yêu cầu kích hoạt định danh điện tử mức 2.

Điển hình, chị H. (SN 1989, trú tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) nhận được cuộc gọi của một đối tượng mạo danh cơ quan chức năng thông báo tài khoản VNeID của con trai chị chưa được kích hoạt định danh điện tử mức 2.

Sau đó, chị H. được đối tượng hướng dẫn cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, chụp ảnh căn cước công dân, xác thực khuôn mặt, quét mã Qr code và vân tay.

Đáng chú ý, sau khi làm theo, chị H. phát hiện tài khoản bị mất 500 triệu đồng. Số tiền trên của nạn nhân bị đối tượng chuyển sang tài khoản khác.

Đối với thủ đoạn lừa đảo trên, Công an TP Hà Nội cho biết việc kích hoạt định danh điện tử mức 2 phải được thực hiện tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước chứ không làm online.

Một vụ việc khác, người đàn ông ở quận Cầu Giấy, Hà Nội bị đối tượng giả danh công an gọi điện làm căn cước trực tuyến cho con và sau đó bị lừa mất 500 triệu đồng.

Cụ thể, ngày 11/9/2024, anh P (trú tại: Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được điện thoại của một đối tượng, tự xưng là cán bộ công an, yêu cầu anh cài đặt phần mềm để làm căn cước cho con. Sau đó, đối tượng gửi cho anh P đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”.

Khi quét mã QR xác thực khuôn mặt, anh P phát hiện máy bị treo. Khi tắt máy, khởi động lại thì tài khoản ngân hàng của anh đã bị mất hơn 500 triệu đồng.

Nhận diện chiêu trò lừa đảo ngân hàng qua ứng dụng giả mạo và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tự xưng nhân viên giao hàng để lừa đảo

Ngoài 2 phương thức thủ đoạn lừa đảo trên, thời gian qua xuất hiện tình trạng lừa đảo giả danh nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng.

Cụ thể, bà H. (SN 1958, trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội) nhận được cuộc điện thoại của đối tượng tự xưng nhân viên giao hàng (shipper) thông báo nhận hàng.

Do không có nhà, nên bà H. đã chuyển khoản tiền hàng cho đối tượng. Tuy nhiên, đối tượng gọi lại báo chưa nhận được tiền rồi hướng dẫn bà nhấn vào đường link đối tượng gửi.

Khi làm theo hướng dẫn, bà H. phát hiện 2 tài khoản ngân hàng bị mất gần 100 triệu đồng.

Theo cơ quan công an, điểm chung của các đối tượng lừa đảo trên là gửi đường link ứng dụng giả mạo và yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn, xác thực sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, chụp ảnh căn cước công dân…) rồi chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng hay các ứng dụng thanh toán.

Đáng chú ý, các phần mềm giả mạo do các đối tượng cung cấp sẽ thu thập tin nhắn, cuộc gọi trên máy điện thoại của nạn nhân và kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý. Việc này không hiển thị trên điện thoại nên nạn nhân không hề hay biết.

Giá trị vốn hóa vượt 3.500 tỷ USD, NVIDIA lại vượt mặt Apple, trở thành công ty giá trị nhất hành tinh

Giá trị vốn hóa vượt 3.500 tỷ USD, NVIDIA lại vượt mặt Apple, trở thành công ty giá trị nhất hành tinh- Ảnh 1.

Giá trị vốn hóa vượt 3.500 tỷ USD, NVIDIA lại vượt mặt Apple, trở thành công ty giá trị nhất hành tinh- Ảnh 1.

Trong khi hệ sinh thái người dùng của Apple vẫn đang là một trong những cỗ máy kiếm tiền tốt nhất thế giới, nhưng giờ đây các GPU vô song của NVIDIA mới là thứ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư tài chính.

Trong một diễn biến mới đây trên thị trường chứng khoán, NVIDIA đã tạm thời vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới vào ngày thứ Sáu vừa qua, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho nhà sản xuất chip chuyên dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo số liệu từ LSEG, giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA đã chạm mức 3,53 nghìn tỷ USD, vượt qua Apple với 3,52 nghìn tỷ USD. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu NVIDIA tăng 0,8% với giá trị vốn hóa đạt 3,47 nghìn tỷ USD, trong khi Apple tăng 0,4% với giá trị 3,52 nghìn tỷ USD.

Giá trị vốn hóa vượt 3.500 tỷ USD, NVIDIA lại vượt mặt Apple, trở thành công ty giá trị nhất hành tinh- Ảnh 2.

Đây không phải là lần đầu tiên NVIDIA đạt được vị trí này. Vào tháng 6 năm ngoái, công ty cũng đã ngắn ngủi trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới trước khi bị Microsoft và Apple vượt qua. Điều này biến cuộc đua về giá trị vốn hóa đã trở thành cuộc đua tam mã với 3 gã khổng lồ Công Nghệ này đã diễn ra trong nhiều tháng qua, với Microsoft hiện đang ở mức 3,18 nghìn tỷ USD.

Thống lĩnh thị trường AI

Là nhà cung cấp chip xử lý hàng đầu trong lĩnh vực AI, NVIDIA đã trở thành người chiến thắng lớn nhất trong cuộc đua Công Nghệ AI giữa các công ty Công Nghệ hàng đầu như Microsoft, Alphabet, và Meta Platforms. Từ một công ty chuyên thiết kế chip cho game từ những năm 1990, cổ phiếu NVIDIA đã tăng khoảng 18% trong tháng 10, đặc biệt sau khi OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT – công bố vòng gọi vốn trị giá 6,6 tỷ USD.

Russ Mould, giám đốc đầu tư tại AJ Bell nhận định: ” Ngày càng nhiều công ty đang ứng dụng AI vào hoạt động hàng ngày và nhu cầu về chip NVIDIA vẫn duy trì ở mức cao. Chừng nào Mỹ còn tránh được suy thoái kinh tế nghiêm trọng, các công ty sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào năng lực AI, tạo động lực tăng trưởng bền vững cho NVIDIA.

Giá trị vốn hóa vượt 3.500 tỷ USD, NVIDIA lại vượt mặt Apple, trở thành công ty giá trị nhất hành tinh- Ảnh 3.

Trong khi NVIDIA đang thăng hoa, Apple lại đang phải đối mặt với nhu cầu iPhone chững lại. Doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm 0,3% trong quý 3, trong khi đối thủ Huawei tăng trưởng mạnh mẽ 42%. Dự kiến trong báo cáo tài chính sắp tới, doanh thu của Apple sẽ tăng 5,55% so với cùng kỳ năm trước, đạt 94,5 tỷ USD. Con số này khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng dự kiến 82% của NVIDIA, với doanh thu ước đạt 32,9 tỷ USD.

Triển vọng tương lai

Cổ phiếu NVIDIA đã tăng gần 190% từ đầu năm đến nay nhờ làn sóng AI tạo sinh. Tuy nhiên, Rick Meckler, đối tác tại Cherry Lane Investments, cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững của dòng doanh thu này và liệu đà tăng có phải do cảm xúc của nhà đầu tư hơn là khả năng chứng minh hay bác bỏ giả thuyết về sự phát triển quá mức của AI hay không.

Bất chấp những hoài nghi về bong bóng AI đang nóng lên quá mức và có thể vỡ bất kỳ lúc nào, NVIDIA vẫn tự tin về triển vọng ngắn hạn của mình, với kỳ vọng sẽ tiếp tục công bố những con số kinh doanh ấn tượng trong thời gian tới.

Thiết kế nhà có thể chịu bão cấp 5

Một ngôi nhà hình tròn do Deltec xây dựng ở ven biển. Ảnh: Deltec


Một ngôi nhà hình tròn do Deltec xây dựng ở ven biển. Ảnh: Deltec

Một ngôi nhà hình tròn do Deltec xây dựng ở ven biển. Ảnh: Deltec

Năm 2018, bão Michael đi vào lịch sử, trở thành cơn bão cấp 5 đầu tiên đổ bộ vào khu vực đông bắc bang Florida. Cơn bão gây ra thiệt hại trên diện rộng, san bằng nhiều tòa nhà, và ảnh hưởng tới gần 50.000 công trình. Nhưng tại cộng đồng nhỏ trông ra vịnh tại bãi biển Mexico, Forida, một ngôi nhà hình vòm khác thường vẫn đứng vững, gần như không bị ảnh hưởng bởi sức gió 260 km/h. Ngôi nhà mang tên “Golden Eye” thuộc về Margaret Clayton, người thiết kế và xây dựng công trình vào năm 2015 với công ty Monolithic Domes.

Ngôi nhà của hàng xóm Clayton sụp đổ, khiến máy biến áp văng vào nhà cô và đâm vào tường. “Tất cả nhà cửa quanh chỗ tôi bị phá hủy hoặc không thể ở được”, Clayton nói. Trong khi đó, Golden Eye vẫn nguyên vẹn.

Tại Mỹ, bão gây nhiều thương vong và thiệt hại hơn bất kỳ sự kiện thời tiết cực đoan nào khác. Từ năm 1980, có 363 thảm họa thời tiết tiêu tốn hàng tỷ USD và bão gây thiệt hại nặng nề nhất với tổng số tiền hơn 1,3 nghìn tỷ USD, chi phí trung bình là 22,8 tỷ USD mỗi sự kiện. Năm 2023, bão khiến 6.890 người thiệt mạng. Trong tình hình bão mạnh lên nhanh chóng do biến đổi khí hậu, thậm chí bão cấp một có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, xây nhà chịu bão trở nên ngày càng quan trọng.

“Loại kiến trúc bền bỉ với khí hậu kết hợp giải pháp kỹ thuật đúng đắn có thể giúp cứu sống sinh mạng khi đối mặt thời tiết cực đoan”, Landolf Rhode-Barbarigos, phó giáo sư ở khoa kỹ thuật dân dụng, kiến trúc và môi trường của Đại học Miami, cho biết. “Chúng ta cần khám phá cách xây dựng cấu trúc chịu biến đổi khí hậu do chúng ta biết có một số loại tốt hơn đối với môi trường nhất định”.

Có vài công ty xây dựng hướng sự chú ý tới hình vòm và hình tròn. Đó là thiết kế mà công ty xây dựng Mỹ Deltec tập trung vào trong ba thập kỷ qua trong nỗ lực xây nhà chịu bão. Trong 5.500 ngôi nhà hình vòm và hình tròn mà công ty đã xây dựng, chỉ có một ngôi nhà bị thiệt hại do gió mạnh, theo dữ liệu của Deltec, còn lại vẫn vững vàng dù đối mặt vài cơn bão mạnh nhất trong lịch sử bao gồm Irma, Michael, Katrina, Dorian và gần đây nhất là Milton. Sự quan tâm đối với nhà hình vòm của công ty tăng lên trong những năm gần đây, theo chủ tịch Steve Linton của Deltec.

Hình tròn giúp ngôi nhà tăng tính khí động. Theo Linton, thiết kế hình tròn dẫn tới áp suất tích tụ ở mặt ngoài ngôi nhà ít hơn đáng kể. Thiết kế này cũng giúp ngôi nhà hấp thụ và phân bố năng lượng tốt hơn nhà truyền thống, bất kể hướng gió.

Hình vòm cũng có lợi thế do ngôi nhà không cản trở luồng gió xung quanh. “Một ngôi nhà thông thường với phần gờ giống chiếc hộp và mái phẳng tạo ra chướng ngại vật cản trở luồng gió. Khi xây nhà tròn, nó đón nhận ít lực tác động từ gió hơn”, Rhode-Barbarigos giải thích. “Chúng không bị ảnh hưởng bởi gió mạnh mà chúng ta thường gặp trong bão”.

Deltec cũng xây nhà bằng gỗ thông vàng Mỹ, vật liệu cứng hơn các loại gỗ sử dụng phổ biến khác như gỗ phỉ Douglas. Cấu trúc cũng được thiết kế chính xác và xây dựng tại nhà máy. Deltec đã xây nhà ở tất cả 50 bang của Mỹ và hơn 30 nước trên khắp thế giới.

Nhưng Deltec không phải công ty duy nhất xây nhà tròn. Công trình đầu tiên của Monolithic Dome được xây vào năm 1976 như nhà kho lưu trữ khoai tây ở Idaho. Hiện nay, nhà vòm được tìm thấy trên khắp thế giới, từ Bắc Cực tới vùng nhiệt đới. Những ngôi nhà của Monolithic Dome không xây từ gỗ mà bằng bê tông và thép, bắt đầu với dầm hình vành đai ở sàn công trình. Một lớp màng làm vải phủ PVC được gắn vào dầm hình vành đai và bơm phồng để định hình công trình. Bọt xốp polyfoam nổi tiếng với độ cứng và khả năng chống nước được phủ lên mặt trong màng, đồng thời phần gia cố bằng thép được gắn vào bề mặt bọt xốp, sau đó phun nhiều lớp bê tông gọi là shotcrete.

An Khang (Theo BBC)



Chở cả túi tiền đến ATM gửi vào tài khoản, người đàn ông bị cảnh sát bắt ngay lập tức!

Chở cả túi tiền đến ATM gửi vào tài khoản, người đàn ông bị cảnh sát bắt ngay lập tức!- Ảnh 1.

Đang “nghèo bền vững”, người đàn ông bỗng có nhiều tiền để sửa nhà, chi tiêu một cách bất thường. Đáng nói hơn, sau đó người này còn mang cả bọc tiền đến ngân hàng để gửi vào tài khoản. Tuy nhiên, sự thật sau đó đã được phơi bày.

Chở cả túi tiền đến ATM gửi vào tài khoản, người đàn ông bị cảnh sát bắt ngay lập tức!- Ảnh 1.

Đây là câu chuyện có thật tại Giang Tây, Trung Quốc. Ông Giang là một người có gia cảnh nghèo khó nhiều đời tại Giang Tây, và dù đã cố gắng làm ăn nhưng gia đình người đàn ông này vẫn chưa có gì khởi sắc hơn.

Nhưng đến đầu năm 2023, gia đình ông Giang bỗng thay đổi chóng mặt khi có tiền để sửa nhà, mua sắm đồ nội thất hiện đại, chi tiêu thoáng tay. Điều này khiến nhiều người mừng cho gia đình ông nhưng cũng có không ít hoài nghi về nguồn gốc số tiền để gia đình ông khởi sắc. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ dừng ở mức nghi ngờ, mãi cho đến khi chuyện dưới đây xảy ra.

Chở cả túi tiền đến ATM gửi vào tài khoản, người đàn ông bị cảnh sát bắt ngay lập tức!- Ảnh 2.

Vào một đêm muộn của tháng 7/2023, ông Giang và vợ đã mang theo một túi tiền lớn với tổng giá trị 5 triệu NDT (khoảng 17,7 tỷ đồng) đến cây ATM cách nhà khoảng 8km để gửi vào tài khoản. Vì số tiền lớn, 2 vợ chồng phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ để hoàn tất các thủ tục gửi tiền.

Nhưng sau khi đã gửi tiền, máy ATM đã nhận thì ông Giang vẫn không nhận được tin nhắn từ ngân hàng. Kiểm tra tài khoản vẫn không thấy số tiền vào tài khoản, ông Giang lo lắng. Tuy nhiên vì đã là đêm muộn nên ông về nhà và sáng hôm sau đến ngân hàng giải quyết.

Chở cả túi tiền đến ATM gửi vào tài khoản, người đàn ông bị cảnh sát bắt ngay lập tức!- Ảnh 3.

Đến sáng, ông Giang đến ngân hàng yêu cầu xử lý vụ việc của mình, tuy nhiên khi nhân viên kiểm tra đã phát hiện điểm bất thường và âm thầm báo cảnh sát đến xử lý. Rất nhanh chóng, đã có 2 cảnh sát đến hiện trường. Tại đây, ông Giang tường thuật lại toàn bộ vụ việc. Khi cảnh sát hỏi tại sao với số tiền lớn như vậy ông không đến quầy để giao dịch lại chọn chuyển từ cây ATM. Người đàn ông trả lời có phần ấp úng.

Nhận thấy có điều bất thường, cảnh sát tiếp tục xoáy vào nguồn gốc của số tiền lớn 5 triệu NDT. Song, ông Giang vẫn không thể đưa ra câu trả lời cho vấn đề này. Sau 30 phút, người đàn ông này cuối cùng đã phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Theo đó, ông Giang đã nghe lời dụ dỗ mua tiền giả của tội phạm. Vì hoàn cảnh khó khăn nên ông làm liều, mua tiền giả với giá trị trao đổi là 1 triệu NDT tiền thật mua được 10 triệu NDT tiền giả. Ông dùng số tiền giả đó để sửa nhà, mua sắm và chi tiêu. Nhận thấy tiền giả cực kỳ giống thật và không hề bị ai phát hiện suốt nhiều tháng. Ông Giang đã nảy ra ý định là qua mặt ngân hàng bằng cách đổi tiền giả lấy tiền thật bằng cách nạp tiền qua cây ATM.

Tuy nhiên, ông Giang không ngờ Công Nghệ của ngân hàng đã phát hiện ra số tiền đã nộp vào máy là tiền giả. Từ đó, tài khoản của ông không nhận được thông báo biến động số dư, đồng thời nhân viên ngân hàng khi kiểm tra đã phát hiện số tiền giả lớn này và báo cho cảnh sát.

Sau khi ông Giang khai ra những gì mình biết về đường dây sản xuất và mua bán tiền giả này. Cảnh sát đã truy lùng ra đường dây với hơn 20 đối tượng hoạt động trên khắp Trung Quốc. Cùng với đó, một kho tiền giả không lồ lên đến hàng tấn cũng bị tịch thu và tiêu hủy.

Chở cả túi tiền đến ATM gửi vào tài khoản, người đàn ông bị cảnh sát bắt ngay lập tức!- Ảnh 4.

Qua trường hợp này, cảnh sát địa phương đã khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Vì đây là những hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị phạt tù.

Khi phát hiện tiền giả và các hành vi như làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, người dân nên thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng; đồng thời giao nộp tiền giả cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Giá rẻ đến mức gây sốc, Temu bị chính thương nhân Trung Quốc phản ứng dữ dội

Giá rẻ đến mức gây sốc, Temu bị chính thương nhân Trung Quốc phản ứng dữ dội- Ảnh 1.

    “Có vẻ như Temu xuất hiện từ hư không”, bài viết trên tờ PCMag miêu tả cách Temu xuất hiện và khuấy đảo thương mại điện tử toàn cầu. Temu đã gây ấn tượng với câu slogan rằng “mua sắm như một tỷ phú”. Sàn thương mại điện tử này ra mắt bắt đầu vào tháng 9/2022, khi tung ra một loạt quảng cáo trên Facebook và Instagram.

    Giá của Temu thực sự thấp đến mức gây sốc. “Thấp đến mức họ không thể không thu hút sự chú ý của bạn và khiến bạn muốn ném mọi thứ vào giỏ hàng. Có vẻ như Temu đang cố gắng thu hút người mua sắm nhanh nhất có thể, nhưng có khả năng là họ đang bán lỗ để đạt được điều đó”, PCMag bình luận.

    Giá rẻ đến mức gây sốc, Temu bị chính thương nhân Trung Quốc phản ứng dữ dội- Ảnh 1.

    Temu nói trên trang web của họ được thành lập tại Boston, nhưng thuộc sở hữu của PDD Holdings, công ty có nhiều tiền để đốt và đã chuyển trụ sở chính thức từ Trung Quốc sang Ireland để có thể tiếp tục kinh doanh ngay cả khi Hoa Kỳ tiếp tục giám sát các ứng dụng có trụ sở tại Trung Quốc. Giá thấp của Temu và việc gửi các mặt hàng đã mua trực tiếp đến người tiêu dùng cho phép họ bỏ qua thuế quan, giúp họ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

    Tuy nhiên, trong báo cáo năm 2023 của PDD Holdings gửi Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ, công ty này cho biết họ còn có trụ sở tại Quần đảo Cayman – đây là một thiên đường thuế.

    Thiên đường thuế là bất kỳ địa điểm nào có luật thuế rất dễ dãi hoặc không tồn tại. Quần đảo Cayman không đánh thuế doanh nghiệp và hoạt động như một thiên đường cho các tập đoàn đa quốc gia để bảo vệ một phần hoặc toàn bộ thu nhập của họ khỏi thuế. Ngoài ra, Quần đảo Cayman không áp thuế đối với công dân hoặc người không phải công dân.

    Giá rẻ đến mức gây sốc, Temu bị chính thương nhân Trung Quốc phản ứng dữ dội- Ảnh 2.

    Theo PCMag , đây là một trang web hợp pháp tại Mỹ, nhưng hãy cẩn thận với các giao dịch chớp nhoáng hứa hẹn tiết kiệm thêm. Temu đã biến trang web của mình thành trò chơi. Các cửa sổ bật lên có bánh xe để quay để được giảm giá, mã thông báo để thu thập và đồng hồ đếm ngược khiến cho thời gian khuyến mại có vẻ như sắp hết, nhưng chúng được thiết kế để thúc đẩy khách hàng mua hàng.

    Hiện Temu chưa được cấp phép tại Việt Nam. “Ngày 24.10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường”, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin.

    Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng cho biết Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013 ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021).

    Temu bị thương nhân Trung Quốc phản ứng

    Nền tảng thương mại điện tử Temu đã báo cáo doanh thu là 97,1 tỷ nhân dân tệ (13,62 tỷ USD) trong quý 2/2024, thấp hơn ước tính trung bình là 100 tỷ nhân dân tệ (14,04 tỷ USD). Thu nhập ròng đạt 32 tỷ nhân dân tệ (4,49 tỷ USD), so với mức dự kiến là 27,5 tỷ nhân dân tệ (3,86 tỷ USD).

    Tại Trung Quốc, PDD đã giành được nhiều lợi thế trong những năm gần đây so với các nhà bán lẻ truyền thống như Alibaba và JD.com Inc với chiến lược định giá thấp, đồng thời áp dụng các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ để chống lại những công ty mới nổi như Kuaishou Technology.

    Giá rẻ đến mức gây sốc, Temu bị chính thương nhân Trung Quốc phản ứng dữ dội- Ảnh 3.

    Nhưng PDD đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội vào tháng 7 khi hàng trăm thương gia tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài văn phòng của công ty ở miền nam Trung Quốc. Họ phản đối những gì họ gọi là hình phạt không công bằng mà chủ sở hữu của Temu ngày càng áp dụng.

    “Trong tương lai, PDD sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, khi các thương gia đang trải qua thời kỳ khó khăn”, Wang Xiaoyan, một nhà phân tích tại Thượng Hải của 86Research cho biết.

    Temu cũng đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của cơ quan quản lý sau sự tăng trưởng chóng mặt của mình. Liên minh Châu Âu đang xây dựng một đề xuất nhằm đóng một lỗ hổng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa giá rẻ được mua trực tuyến, một động thái chủ yếu nhắm vào các nhà bán lẻ Trung Quốc bao gồm cả Temu, Bloomberg News đưa tin hồi tháng 8 năm nay.

    Smartphone 5G giá 30 triệu đồng nhưng chỉ dùng được 4G ở Việt Nam

    Phần cài đặt của một chiếc Xperia 1 Mark VI không có tùy chọn kết nối 5G. Ảnh chụp màn hình

    Minh Tú (Hà Nội) cho biết anh mua điện thoại Xperia với thông số kỹ thuật có 5G đầu tháng 10. Ngày 15/10, khi nhận được tin nhắn của nhà mạng thông báo điện thoại ở trong vùng phủ sóng kết nối mới, anh vào cài đặt để bật chế độ 5G nhưng không tìm thấy thông tin.

    “Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng, họ nói thiết bị có sẵn phần cứng 5G, nhưng phần mềm không hỗ trợ do liên quan đến vấn đề giấy phép”, Tú nói.

    Trên cộng đồng người dùng Sony Xperia tại Việt Nam, nhiều người phản ánh tình huống giống Minh Tú.

    Tình trạng này được ghi nhận với Xperia 1 Mark VI và 10 Mark VI, ra mắt tại Việt Nam hồi tháng 7. Hai smartphone vốn được trang bị phần cứng có sẵn kết nối 5G khi bán tại một số thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với máy chính hãng tại Việt Nam, khi truy cập cài đặt kết nối mạng, thiết bị hiển thị lựa chọn cao nhất là LTE. Một số người mua máy “xách tay” từ Hong Kong, Đài Loan cũng gặp tình trạng tương tự.


    Phần cài đặt của một chiếc Xperia 1 Mark VI không có tùy chọn kết nối 5G. Ảnh chụp màn hình

    Phần cài đặt của một chiếc Xperia 1 Mark VI không có tùy chọn kết nối 5G. Ảnh: Hoài Anh

    Tú cho biết anh chưa có nhu cầu dùng 5G lúc này, nhưng không thể “sống mãi với 4G” trong vài năm tiếp theo. Anh bày tỏ bức xúc về thông tin mập mờ, khi website của Sony Việt Nam vẫn liệt kê băng tần 5G trong phần thông số kỹ thuật, không hề đề cập việc thiết bị có hỗ trợ 5G ở Việt Nam hay không.

    Đại diện Sony và hệ thống bán lẻ CellphoneS đều xác nhận máy chỉ tương thích đến 4G, không thể dùng 5G, nhưng không nêu lý do. Trên website ở Việt Nam, Sony đề cập thông số kỹ thuật gồm cả băng tần 5G, nhưng kèm ghi chú “Tình trạng có thể thay đổi theo quốc gia/khu vực, nhà mạng, phiên bản phần mềm và môi trường người dùng”.

    Một số chuyên gia dự đoán việc cắt kết nối 5G có thể do hãng muốn giảm chi phí về thủ tục lưu hành trên thị trường. Thực tế, giá của Xperia 1 Mark VI rẻ hơn 5-6 triệu đồng so với bản tiền nhiệm. Mẫu Xperia 1 Mark V ra mắt năm ngoái có giá 36 triệu đồng tại Việt Nam, có hỗ trợ 5G.


    Xperia 1 Mark VI. Ảnh: GSMArena

    Xperia 1 Mark VI. Ảnh: Hoài Anh

    Hiện nhà mạng Viettel đã thương mại hóa 5G, trong khi VNPT và MobiFone đang chuẩn bị triển khai và có chương trình dùng thử. Người sở hữu thiết bị 5G có thể đăng ký và sử dụng tại những khu vực có sóng. Để tránh tình trạng mua nhầm, người dùng cần tìm hiểu và kiểm tra kết nối 5G của các nhà mạng Việt Nam trước khi mua.

    Bộ đôi Xperia 1 và 10 Mark VI ra mắt hồi tháng 5 và được bán tại Việt Nam từ tháng 7, với giá lần lượt 31,5 và 11,5 triệu đồng. Sản phẩm chủ yếu được mua bởi những người yêu thích thương hiệu Sony hoặc thích những mẫu đặc biệt, với đặc trưng màn hình dài, đẹp mắt. Xperia 1VI thuộc phân khúc cao cấp, cạnh tranh với Galaxy S24 Ultra. Máy trang bị chip Snapdragon 8 Gen3.

    Lưu Quý



    Trước khi gây ‘náo loạn’ ở Việt Nam, Temu bị cho là bán hàng rẻ tới mức lố bịch

    - Ảnh 1.

    Temu bị nhiều thị trường lớn như Anh, Mỹ cảnh báo về tính bảo mật, độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Truyền thông Anh cảnh tỉnh người dân nên “tỉnh táo trước những món hàng thấp đến mức lố bịch”.

     Trước khi đổ bộ Việt Nam với những chiêu trò như “mua hàng giá cực rẻ”, “mua hàng giá 0 đồng”, “khuyến mãi người dùng mới” 1,5 triệu đồng, Temu làm mưa làm gió ở nhiều thị trường.

    Tại Anh, truyền thông cảnh tỉnh người dân nên “tỉnh táo trước những món hàng thấp đến mức lố bịch”.

    Theo The Times, người dân dường như có cơ hội mua hàng giá rẻ trên Temu, tuy nhiên sàn thương mại điện tử bị cho là cung cấp dịch vụ không đáng tin cậy, sử dụng dữ liệu người dùng. Các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo ứng dụng có nguy cơ cao sử dụng sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.

    Cách thức hoạt động của sàn thương mại siêu rẻ

    Temu là sàn thương mại điện tử cung cấp nhiều loại hàng hóa giảm giá mạnh. Ứng dụng sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội, giới thiệu ưu đãi dưới hình thức thanh lý liên tục để thu hút khách hàng.

    Temu cũng cung cấp cho khách hàng cơ hội kiếm được “tín dụng”, sau đó chuyển thành các giao dịch mua trong tương lai, đi kèm là quà tặng miễn phí. Phần trò chơi cũng hiển thị hàng loạt ưu đãi nếu người dùng đăng ký thành công Temu.

    - Ảnh 1.

    Nhiều chuyên gia cảnh báo về ứng dụng bán hàng siêu rẻ Temu.

    Theo chuyên gia, giá cả phải chăng của Temu phần lớn đến từ mô hình kinh doanh. Trang web sử dụng các nhà cung cấp vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc đến khách hàng toàn thế giới, loại bỏ trung gian thu lợi nhuận, do đó làm tăng chi phí được chuyển cho người tiêu dùng.

    Thị trường Trung Quốc nổi tiếng với chi phí sản xuất thấp so với châu Âu. Bằng cách mua trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc, khách hàng châu Âu có thể tiếp cận mức giá thấp hơn nhiều so với trước đây.

    Mô hình kinh doanh của Temu hiệu quả vì nó thu hút được nhiều khách hàng bằng mức giá thấp. Điều này có nghĩa là mặc dù biên lợi nhuận của Temu nhỏ hơn so với các nhà bán lẻ trong nước, nhưng doanh số bán hàng của sàn thương mại điện tử vẫn đủ cao để sinh lời.

    Có an tâm khi mua hàng trên Temu?

    Khách hàng tại Anh cho biết Temu thường giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời hạn. Tuy nhiên, một số người dùng báo cáo sản phẩm họ đặt hàng thường bị hư hỏng hoặc không như mô tả. Một số mặt hàng có thể nhỏ hơn nhiều so với quảng cáo hoặc dễ vỡ do chất lượng sản xuất kém.

    Theo thông tin từ trang web chính thức của Temu, khách hàng có thể trả lại hàng không mong muốn trong vòng 90 ngày để được hoàn tiền. Nếu đơn hàng đến sau ngày giao hàng dự kiến, Temu hoàn lại khoản tín dụng để chi trả cho đơn hàng khác trong tương lai.

    Tuy “phúc lợi” rõ ràng, nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi tính an toàn của Temu.

    Grizzly Research – chuyên trang nghiên cứu về các công ty lớn – cáo buộc nhà bán lẻ Temu che giấu loạt phần mềm độc hại, theo dõi trên ứng dụng di động. Người dùng có nguy cơ bị kẻ xấu truy cập đầy đủ dữ liệu trên thiết bị di động.

    Temu cũng bị chính phủ Mỹ cáo buộc có khả năng gây rủi ro dữ liệu sau khi Pinduoduo – cửa hàng trực tuyến, đồng thời là công ty mẹ của Temu – bị Google xóa khỏi cửa hàng ứng dụng vì chứa phần mềm độc hại.

    Chuyên gia cảnh báo người dùng cân nhắc kỹ trước khi cung cấp thông tin chi tiết cho ứng dụng. Nếu thận trọng, tốt nhất là tránh xa hoàn toàn nền tảng, theo The Times .

    Đáp lại các cáo buộc, Temu khẳng định họ không bán dữ liệu khách hàng. “Giống các ứng dụng tiêu dùng lớn khác, Temu thu thập thông tin cá nhân từ người dùng để cung cấp dịch vụ và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Là công ty thương mại điện tử, Temu thu thập thông tin cần thiết để xác nhận khách hàng là ai, xử lý thanh toán và giao sản phẩm. Các thông tin chi tiết chúng tôi thu thập là thông tin tài khoản, địa chỉ nhà, đơn hàng trước đây và thông tin thanh toán”, người phát ngôn của Temu nói với The Times.

    Sàn thương mại điện tử cũng khẳng định họ sử dụng địa chỉ IP, thời lượng truy cập của khách hàng để “cải thiện dịch vụ của chúng tôi và nâng cao trải nghiệm của bạn với tư cách là khách hàng và điều này phù hợp với thông lệ của ngành”.

    - Ảnh 2.

    Hàng giá rẻ có thật sự chất lượng?

    Có những câu hỏi xung quanh tình trạng đạo đức của Temu. Theo báo cáo của các nhà lập pháp Mỹ, “nguy cơ cực kỳ cao” sàn thương mại điện tử bán hàng hóa từ bên thứ ba được sản xuất bằng lao động cưỡng bức. Các cuộc điều tra đang được tiến hành, chuyên gia cảnh báo người dùng nên cân nhắc yếu tố này.

    Hàng rẻ thường là hàng đểu?

    Martyn James – chuyên gia về quyền lợi người tiêu dùng – nói với The Times rằng: “Hàng rẻ như vậy tốt đến mức nào?”.

    Nhiều năm qua, chuyên gia nghe nhiều lời phàn nàn về các nền tảng thương mại điện tử. Nhiều sàn thương mại bán hàng trực tuyến với mức giá thấp đến vô lý.

    “Những nhà bán lẻ này là bậc thầy trong việc bán hàng có mục tiêu. Mạng xã hội tràn ngập quảng cáo hấp dẫn để thu hút sự chú ý của những người dễ mua hàng theo cảm tính. Xét cho cùng, nếu thứ gì đó trông thú vị và cực rẻ, có gì để mất”, chuyên gia nói.

    Temu là thị trường trực tuyến bên thứ ba. Điều này có nghĩa là ứng dụng không cung cấp hoặc sản xuất phần lớn những gì bán trên trang web. Thay vào đó, ứng dụng hoạt động như một kênh trung gian giữa người mua và người bán. Theo chuyên gia, việc này khiến người dùng gặp khó khăn nếu muốn khiếu nại.

    “Các luật như Đạo luật quyền của người tiêu dùng năm 2015 hoặc Quy định về hợp đồng của người tiêu dùng năm 2013 chủ yếu áp dụng cho hình thức mua trực tiếp tại các doanh nghiệp có trụ sở tại Vương quốc Anh. Sử dụng thị trường của bên thứ ba khiến khách hàng phải chịu sự chi phối của chính sách tranh chấp. Điều giải quyết duy nhất là dẫn nhau ra tòa, nhưng giá trị những món hàng không đáng”, chuyên gia Martyn James nhận định.

    Theo The Times


    Apple treo thưởng 1 triệu USD cho “thợ săn lỗi”

    Apple treo thưởng 1 triệu USD cho “thợ săn lỗi”- Ảnh 1.

    Apple đang rất tự tin vào khả năng bảo mật của hệ thống trí tuệ nhân tạo do hãng phát triển, bằng chứng là công ty đang treo thưởng một triệu USD cho bất kỳ ai có thể hack máy chủ của hệ thống này.

    Apple đã tích hợp các tính năng của Apple Intelligence trên iPhone, iPad và Mac, cho phép hệ thống xử lý các yêu cầu của người dùng qua máy chủ Private Cloud Compute (PCC). Giải pháp này giúp tăng tốc độ xử lý nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bảo mật khi dữ liệu người dùng có thể trở thành mục tiêu của tin tặc.

    Nhằm đảm bảo an toàn và quyền riêng tư cho người dùng, Apple cam kết xóa mọi yêu cầu sau khi xử lý và áp dụng mã hóa đầu-cuối để bảo vệ dữ liệu. Công ty khẳng định không thể theo dõi các yêu cầu này, ngay cả khi đang kiểm soát hệ thống máy chủ.

    Apple đã công bố chương trình săn tiền thưởng bảo mật, khuyến khích các nhà nghiên cứu bảo mật tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trong hệ thống máy chủ PCC.

    Apple treo thưởng 1 triệu USD cho “thợ săn lỗi”- Ảnh 1.

    Apple đang treo thưởng lớn để nhờ cộng đồng hỗ trợ tăng cường bảo mật cho hệ thống máy chủ AI của hãng (Ảnh: Getty Images)

    Phần thưởng cao nhất, lên đến 1 triệu USD, dành cho cá nhân hoặc nhóm có khả năng tấn công từ xa và thực thi mã độc trên các máy chủ PCC. Mức thưởng tiếp theo là 250 nghìn USD dành cho việc khai thác có thể truy xuất dữ liệu người dùng.

    Ban đầu, Apple chỉ mời một số chuyên gia bảo mật chọn lọc, nhưng giờ đây, cơ hội đã mở rộng cho các nhà nghiên cứu công khai. “Để khuyến khích thêm các nghiên cứu về máy chủ PCC, chúng tôi đang mở rộng chương trình tiền thưởng bảo mật của Apple”, đại diện Apple cho biết.

    “Chúng tôi tin tưởng rằng PCC là hệ thống bảo mật tiên tiến nhất từng được triển khai cho điện toán AI đám mây quy mô lớn, và chúng tôi mong muốn hợp tác với cộng đồng nghiên cứu để xây dựng niềm tin vào hệ thống, đồng thời làm cho nó ngày càng an toàn và bảo mật hơn theo thời gian”, đại diện Apple chia sẻ thêm.

    Không chỉ Apple, các công ty Công Nghệ lớn như Microsoft, Google cũng thường trao thưởng lớn cho các chuyên gia bảo mật phát hiện lỗi nghiêm trọng. Cách làm này giúp các công ty tiết kiệm chi phí hơn so với việc phải giải quyết hậu quả khi lỗ hổng bảo mật bị tin tặc khai thác.