Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

BKAV của ông Nguyễn Tử Quảng báo lãi gấp 3 lần cùng kỳ trong 9T2024 dù ‘gà đẻ trứng vàng’ BKAV Pro tụt dốc nửa đầu năm

BKAV của ông Nguyễn Tử Quảng báo lãi gấp 3 lần cùng kỳ trong 9T2024 dù 'gà đẻ trứng vàng' BKAV Pro tụt dốc nửa đầu năm- Ảnh 1.

Theo Báo cáo tình hình quản lý Nhà nước quý 3/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, CTCP BKAV cho biết doanh thu của công ty trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 95% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại gấp 2,88 lần.

Con số chi tiết không được công bố.

CTCP BKAV là tập đoàn được thành lập từ năm 2003, chuyên hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị điện tử thông minh.

BKAV làm nên tên tuổi với phần mềm diệt virus từ những năm 1995, sau đó tiếp tục gây chú ý khi là thương hiệu Việt hiếm hoi theo đuổi giấc mơ làm smartphone Made in Vietnam với sản phẩm Bphone. Ông Nguyễn Tử Quảng là người sáng lập BKAV, giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (CEO).

Trước khi BKAV công bố lợi nhuận tăng mạnh thì hồi tháng 9 vừa qua, “gà đẻ trứng vàng” của BKAV là  CTCP Phần mềm diệt Virus BKav (Bkav Pro) đã công bố tình hình kinh doanh 6T2024 với lợi nhuận 2,7 tỷ đồng, tiếp tục giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Bkav Pro hơn 223 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả đang vào mức 321 tỷ đồng, nợ trái phiếu chiếm 169,5 tỷ đồng.

So với con số 117 tỷ đồng trong năm 2019, đến năm 2023 lợi nhuận Công ty chỉ còn 1/10 sau 4 năm. Trong nửa đầu năm 2024, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty tiếp tục giảm một nửa chỉ còn 1,21%.

BKAV của ông Nguyễn Tử Quảng báo lãi gấp 3 lần cùng kỳ trong 9T2024 dù 'gà đẻ trứng vàng' BKAV Pro tụt dốc nửa đầu năm- Ảnh 1.

Được biết, Bkav Pro thành lập ngày 12/3/2019 với số vốn đăng ký 120 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật Kiêm tổng giám đốc là ông Nguyễn Tử Quảng.

iPhone cũ đang mất giá nhanh hơn sau mỗi thế hệ

SellCell, website chuyên mua bán smartphone đã qua sử dụng tại Mỹ, đã phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 40 nhà cung cấp dịch vụ để xác định các mẫu smartphone dần mất giá trị thế nào.

Kết quả cho thấy iPhone vẫn đứng đầu về khả năng giữ giá theo thời gian. Tuy nhiên, các phiên bản gần đây nhanh giảm giá trị hơn so với vài năm trước. Ngược lại, dòng Galaxy S mới của Samsung giữ giá tốt hơn, dù chưa thể vượt qua iPhone.

Trong đó, sau hai tuần ra mắt, thế hệ iPhone 16 đã qua sử dụng mất 41% giá trị, tương đương 468 USD trên thị trường mua bán thiết bị cũ. Trong thời gian tương tự, iPhone 15 và iPhone 14 đều giảm khoảng 33% giá trị.

Tỷ lệ iPhone mất giá sau hai tuần bán ra
Thế hệ Ngày bán Giá trị
khấu hao
Tỷ lệ
khấu hao
Chênh lệch theo năm
iPhone 16 Series 20/9/2024 467,46 USD 41,2% 8%
iPhone 15 Series 22/9/2023 389 USD 33,2% 0,2%
iPhone 14 Series 16/9/2022 369,93 USD 33% 0%

Tính trong vòng 12 tháng, từ iPhone 11, mỗi mẫu iPhone ra sau đó đều ít giữ giá hơn so với đời trước. Chẳng hạn, sau một năm ra mắt, iPhone 15 mất 48% giá trị, tăng 0,5% so với iPhone 14. Mẫu iPhone 13 đã mất 46% giá trị, tăng 2,4% so với iPhone 12.

Trong khi đó, sau 12 tháng bán ra, Galaxy S22 sụt 68% giá trị. Tuy nhiên, mức giảm của Galaxy S23 là 62,4%, tức giữ giá hơn so với tiền nhiệm trong cùng kỳ.

Tỷ lệ mất giá của iPhone sau 12 tháng
Thế hệ Ngày bán Giá trị
khấu hao
Tỷ lệ
khấu hao
Chênh lệch theo năm
iPhone 15 Series 22/9/2023 557,69 USD 48,2% 0,5%
iPhone 14 Series 16/9/2022 545,08 USD 47,7% 1,5%
iPhone 13 Series 24/9/2021 512,43 USD 46,2% 2,4%
iPhone 12 Series 23/10/2020 435,75 USD 43,8% 0%
iPhone 11 Series 20/9/2019 548,33 USD 43,8%

Galaxy S24 ra mắt vào tháng 1, chưa có đủ dữ liệu sau 12 tháng. Tuy nhiên, dữ liệu của SellCell cho thấy sau 6 tháng có mặt trên thị trường, Galaxy S22 mất 54% giá trị trong năm 2022, còn Galaxy S24 là khoảng 50%.

Tỷ lệ mất giá của Samsung Galaxy S (USD)
Thế hệ Ngày bán 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng
S24 Series 24/1/2024 592,85
51,2%
590,7
51%
585,14
50,4%
S23 Series 17/2/2023 547,13
47,2%
563,56
48,7%
623,42
54,1%
665,42
58,2%
696,99
61,1%
S22 Series 25/2/2022 587,49
51,1%
600,62
52,6%
625,62
54,4%
699,87
61,3%
765,12
66,7%

“iPhone cũ mất giá chậm hơn, nhưng khoảng cách giữa chúng đang thu hẹp. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, sự đảo ngược có thể xảy ra”, SellCell bình luận.

Báo cáo không đưa ra nhận định về lý do dẫn đến xu hướng. Tuy nhiên, theo PhoneArena, dù vẫn dẫn đầu, thiết bị của Apple ngày càng kém hấp dẫn qua từng năm. Trong khi đó, các thế hệ Samsung Galaxy S gần đây liên tục được cập nhật Công Nghệ mới, trong đó có AI tạo sinh, từ đó tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm và thay đổi nhu cầu của người dùng.

Samsung và Apple chưa bình luận sau báo cáo trên.

Bảo Lâm



Lý do hàng giá rẻ Trung Quốc “gây nghiện” trên Shopee, Temu: Ai sợ cứ sợ, người mua cứ mua

Nhà sản xuất lo sợ đồ Trung Quốc, người dân "tặc lưỡi": Cứ giá rẻ mà tốt thì mua - Ảnh 1.

Trước bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, đồ giá rẻ Trung Quốc trên các ứng dụng như Shopee hoặc Temu trở thành cứu cánh cho nhiều người.

Làn sóng giá rẻ Trung Quốc

Trong lúc các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở Đông Nam Á ngày càng lo lắng trước sự xâm nhập của hàng giá rẻ Trung Quốc, người tiêu dùng trong khu vực lại thích thú với mức giá phải chăng của đồ chơi, mỹ phẩm và quần jean – những thứ giao đến họ nhanh chóng chỉ nhờ vài cú nhấp chuột trên các nền tảng như Shopee hoặc Temu.

Theo SCMP, làn sóng hàng hóa giá rẻ đang gây sức ép lên chính phủ Indonesia, Thái Lan và Malaysia nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước thông qua áp dụng hoặc tăng thuế bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, đối với nhiều người tiêu dùng Đông Nam Á, sự gia tăng các sản phẩm giá hời này lại mang đến sự thoải mái trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao, cho phép họ mở rộng ngân sách vượt ra ngoài những chi phí thiết yếu như năng lượng và tiền thuê nhà.

Nhà sản xuất lo sợ đồ Trung Quốc, người dân "tặc lưỡi": Cứ giá rẻ mà tốt thì mua - Ảnh 1.

Đối với bà mẹ người Malaysia Cindy Hong, mua sắm trực tuyến đã thay đổi mọi thứ. Cô tìm thấy những món quà Giáng sinh và đồ chơi giá cả phải chăng cho sinh nhật con gái mình trên Shopee, được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc.

“Nó rẻ hơn rất nhiều so với đồ chơi có thương hiệu trong các cửa hàng và quan trọng hơn là con gái tôi hoàn toàn hài lòng với những gì cháu nhận được”, Hong, giám đốc nhân sự 45 tuổi, cho biết.

Thị trường thương mại điện tử tiêu dùng đang bùng nổ tại Malaysia, với doanh thu dự kiến đạt 7,88 tỷ USD trong năm nay – tăng 14% so với năm trước, theo Statista.

Theo nghiên cứu năm 2023 của Đại học Malaya, bối cảnh làn sóng giá rẻ Trung Quốc ngập tràn hiện tại được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng ở hầu hết các mức thu nhập, đặc biệt là thế hệ 35 tuổi trở xuống.

Nghiên cứu nhận thấy người tiêu dùng Malaysia nhìn chung có cái nhìn tích cực về thương mại điện tử xuyên biên giới với Trung Quốc, miễn là các sản phẩm hữu ích và có thể truy cập thông qua các nền tảng an toàn.

Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm nào hữu ích có thể là thách thức đối với các nhà giao dịch. Các nền tảng lớn như Shopee và Lazada có hàng chục nghìn nhà cung cấp, cung cấp mọi thứ từ bút và đồ trang sức đến các mặt hàng ngách như dây đeo đồng hồ thông minh đã ngừng sản xuất.

Đối với những thương nhân như Will (giấu tên), hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn sẽ giúp có được nguồn hàng tồn kho đa dạng, giúp tăng tiềm năng bán hàng.

“Chúng tôi cần có nhiều loại sản phẩm trong kho và các nhà cung cấp Trung Quốc hiện cung cấp chất lượng tốt với giá thấp hơn. Điều này giúp quản lý được chi phí với biên lợi nhuận tốt”, ông nói. “Mọi người muốn ăn mặc thời trang mà không phải móc hầu bao. Bạn có thể tiết kiệm được nhiều khi mua sắm trực tuyến”.

Đồ giá rẻ Trung Quốc giúp cuộc sống trở nên dễ dàng

Nhà sản xuất lo sợ đồ Trung Quốc, người dân "tặc lưỡi": Cứ giá rẻ mà tốt thì mua - Ảnh 2.

Tại Indonesia, chính phủ nhận thấy mối đe dọa đối với các nhà sản xuất giày dép, quần áo và gốm sứ trong nước từ chuỗi cung ứng hiệu quả của Trung Quốc, vốn thường tận dụng công nghệ hơn lao động thủ công.

Vào tháng 7, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan đã công bố kế hoạch áp dụng mức thuế lên tới 200% đối với nhiều loại sản phẩm, bao gồm hàng dệt may, quần áo, giày dép, gốm sứ và đồ điện tử, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương khỏi làn sóng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia, hưởng lợi từ mức thuế thấp theo các hiệp định thương mại khu vực.

Trong khi động thái bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương nhận được sự đồng tình của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì những người tiêu dùng như Fitri Aprilia, 28 tuổi, lại có những mối quan tâm cấp bách hơn.

“Con tôi lớn nhanh hơn quần áo, giày dép”, cô nói, ám chỉ đến đứa con 9 tháng tuổi của mình. “Thế nên tôi phải liên tục mua đồ mới.”

Chia sẻ với This Week in Asia, Aprilia nói không mấy quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm.

“Tôi chỉ tìm kiếm những thứ có đánh giá tốt mà giá cả cũng không quá đắt”, cô nói. “Mua sắm trực tuyến như trên Shopee hay Tokopedia đã giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn”.

Để ứng phó với những lo ngại về cạnh tranh tại Indonesia, các nền tảng như Shopee đã đưa ra các sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong nước, chẳng hạn như “Shopee Pilih Lokal” (Shopee Choose Local), trong đó nêu bật các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cùng các thương hiệu địa phương. Trong nửa đầu năm nay, sáng kiến này đã thu hút hơn 29 triệu lượt truy cập.

Chuyên gia tiếp thị Ivana Setiawan, 26 tuổi, cho biết cô thường tìm đến các tiểu thương địa phương khi mua các mặt hàng bền như quần áo batik hoặc đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên chuối.

“Nhưng đôi khi tôi cần sắm thứ gì đó nhanh chóng và tiết kiệm trên gian hàng trực tuyến, như áo sơ mi trơn hoặc dép xăng đan rẻ tiền… thì tôi chỉ chọn dựa trên giá cả”, cô thừa nhận.

Rầm rộ bán hàng nhưng Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Rầm rộ bán hàng nhưng Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam- Ảnh 1.

    Trao đổi với Báo Người Lao Động, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết theo quy định, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký theo Nghị định 52 và Nghị định 85 sửa đổi về TMĐT.

    Rầm rộ bán hàng nhưng Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam- Ảnh 1.

    Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam

    Tuy nhiên, Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Temu là sàn TMĐT xuyên biên giới, được thành lập bởi PĐ Holdings (Trung Quốc), nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay.

    Mấy ngày gần đây, Temu mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ đến người tiêu dùng.

    Trước thực tế trên, Bộ Công Thương sẽ có một loạt phương án giải quyết về trường hợp của Temu, trong đó trường hợp xấu nhất là yêu cầu sàn TMĐT này dừng hoạt động tại Việt Nam.

    Chiều ngày 23-10, tại họp báo thường kỳ, đại diện Bộ Công Thương đã trả lời về những diễn biến mới trên thị trường TMĐT Việt Nam trước sự đổ bộ của hàng loạt sàn bán lẻ Trung Quốc như Temu, Shein, Taobao…

    Trước đó, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia lo ngại, sự đổ bộ của các sàn TMĐT của Trung Quốc sẽ đem theo “cơn lốc” hàng giá rẻ của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định các sàn TMĐT nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải đăng ký theo quy định.

    Trước việc một số quốc gia quan ngại và cấm Temu như Indonesia, Bộ Công Thương đang giao Cục TMĐT và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động.

    Về nguyên tắc, Bộ Công Thương triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt, chống gian lận hàng gian, hàng giả.

    Về giá cả, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: “Bản thân tôi cũng giật mình vì thấy giá của họ rẻ, nhưng chúng ta phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, chưa dám khẳng định giá đó là cho hàng thật hay không, vì tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường”.

    Khi có kết quả nghiên cứu, Bộ Công Thương sẽ đề ra giải pháp nhằm kiểm soát.

    Đáng chú ý, một vài ngày sau khi chính thức bán hàng sang Việt Nam, ngày 22-10 vừa qua, Temu đã tung ra một chiến lược mới khi cho người dùng tại Việt Nam đăng ký chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate).

    Nhiều cư dân mạng đã ngay lập tức chia sẻ rầm rộ về thông tin này, đồng thời “nổ” thêm về cơ hội kiếm hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng một cách dễ dàng từ việc tham gia Affiliate Temu.

    Galaxy S24 Ultra giá giảm khó tin: “Điện thoại Android mạnh nhất giờ chỉ bằng tiền mẫu iPhone 16 rẻ nhất”

    Galaxy S24 Ultra giá giảm khó tin: "Điện thoại Android mạnh nhất giờ chỉ bằng tiền mẫu iPhone 16 rẻ nhất" - Ảnh 1.

    Sau 10 tháng ra mắt, Galaxy S24 Ultra hiện có mức giá tốt nhất hiện nay, chỉ ngang với mẫu iPhone 16 mới trình làng.

    Galaxy S24 Ultra hiện tại đang đi vào cuối chu kỳ khi thiết bị đã ra mắt thị trường được gần một năm. Được nhìn nhận là thiết bị Android hàng đầu trên thị trường, mẫu flagship của Samsung hiện đang có mức giảm giá rất lớn.

    Người dùng có thể mua S24 Ultra với các ưu đãi trên sàn thương mại điện tử và đại lý bán lẻ với giá khoảng 22-23 triệu, chỉ tương đương với giá bán của iPhone 16 hiện nay. Đây được coi là mức giá rất hợp lý cho một mẫu smartphone có phần cứng hoàn toàn vượt trội so với mẫu iPhone cơ bản của Apple.

    Galaxy S24 Ultra giá giảm khó tin: "Điện thoại Android mạnh nhất giờ chỉ bằng tiền mẫu iPhone 16 rẻ nhất" - Ảnh 1.

    Vậy sau 10 tháng ra mắt, S24 Ultra có thực sự còn là mẫu điện thoại đáng mua? Cây bút Damien Wilde của 9to5Google – người đã dùng S24 Ultra kể từ khi ra mắt – cho rằng máy vẫn đáng xuống tiền nếu như bạn có thể mua được với giá hời. Dưới đây là quan điểm của anh.

    Phần cứng và thiết kế

    Mặc dù có những cải tiến nhưng dòng sản phẩm S24 không có cảm giác như là một bản nâng cấp đáng kể so với dòng S23. Samsung đã gây nhiều tiếng vang khi chuyển sang Titanium với chiếc điện thoại này, nhưng thành thật mà nói, điều đó không tạo ra sự khác biệt nào đối với trải nghiệm mà tôi mong đợi.

    Theo tôi, đây hoàn toàn là một thay đổi thiết kế lặp đi lặp lại so với S23 Ultra để tiếp tục định vị ở phân khúc cao cấp. Đây là một chiếc điện thoại bền nhưng tôi đã làm xước ở mặt sau. Vấn đề là do tôi không chịu dùng ốp lưng. Vậy nên lời khuyên cho bạn là hãy sắm một cái.

    Một trong những yếu tố gây ấn tượng trên S24 Ultra là màn hình có kính chống chói vượt trội hơn bất kỳ màn hình nào tôi đã sử dụng trong nhiều năm. Nó không hoàn hảo nhưng rất tuyệt vời. Khi xem từ nhiều góc độ hoặc trong điều kiện ánh sáng hỗn hợp, bạn sẽ ít bị phản chiếu và mất tập trung hơn.

    Bỏ qua những lời phàn nàn về dễ bám bẩn, S24 Ultra đơn giản là có màn hình điện thoại tốt nhất hiện nay.

    Galaxy S24 Ultra giá giảm khó tin: "Điện thoại Android mạnh nhất giờ chỉ bằng tiền mẫu iPhone 16 rẻ nhất" - Ảnh 2.

    Về bút S Pen, đây là một công cụ bổ sung mà không có điện thoại flagship nào có được. Tuy nhiên tôi không phải người ghi chép quá nhiều.

    Một điều gây ấn tượng là cảm biến vân tay siêu âm trong màn hình thuộc loại nhanh nhất và chính xác nhất mà tôi từng sử dụng, hoạt động đáng tin cậy trong mọi điều kiện.

    Loa, mặc dù không nhiều âm trầm, nhưng vẫn cho âm thanh rõ ràng và to, khiến chúng trở nên tuyệt vời cho mọi thứ, từ gọi điện thoại đến xem video.

    Hiệu suất và camera

    Khi nói đến hiệu suất, chúng ta đều biết rằng S24 Ultra là một cỗ máy mạnh mẽ. Chip Snapdragon 8 Gen 3, kết hợp với tốc độ làm tươi màn hình 120Hz, đảm bảo mang đến trải nghiệm cao cấp nhất. Có thể không còn mẫu điện thoại mạnh nhất thị trường nhưng S24 Ultra sẽ không khiến bạn thất vọng.

    Cho dù đang chơi game hay đa nhiệm với 12GB RAM, điện thoại đều có thể xử lý dễ dàng. Màn hình lớn cho phép thoải mái mở hai cửa sổ cạnh nhau kết hợp với S Pen. Với các tác vụ nâng cao, người dùng có thể chuyển sang DeX để làm nhiều việc hơn như một máy tính thực thụ. Bạn làm được nhiều thứ trên S24 Ultra đến nỗi tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi Samsung không chú trọng quảng cáo nhiều hơn về điều này.

    Điểm duy nhất khiến tôi phàn nàn về Galaxy S24 Ultra là camera. Cảm nhận xuất phát từ việc tôi rất thích chụp ảnh trên S23 Ultra vào năm ngoái.

    Vì cảm biến 10x đã được thay thế bằng zoom 5x, hình ảnh đôi khi không bằng so với thế hệ trước, đặc biệt là khi bạn phóng to hoặc cắt. Đây là một bước lùi và là sự khó chịu nho nhỏ khi sử dụng thiết bị rõ ràng là mới hơn.

    Galaxy S24 Ultra giá giảm khó tin: "Điện thoại Android mạnh nhất giờ chỉ bằng tiền mẫu iPhone 16 rẻ nhất" - Ảnh 3.

    Dẫu vậy, ống kính tele kép của S24 Ultra—zoom 3x và zoom gốc 5x—rất ấn tượng, mang đến những bức ảnh sắc nét, chi tiết.

    Trên bản cập nhật phần mềm mới nhất, hiệu suất của máy ảnh rất tốt, với dải động tuyệt vời, độ chính xác màu sắc và cân bằng trắng ổn. Hình ảnh từ camera chính cải thiện dải động và hiệu suất ánh sáng yếu trong khi vẫn duy trì mức độ chi tiết cao. Camera góc siêu rộng và tele 3x cũng mang lại kết quả nhất quán.

    Chế độ video tự động rất đáng tin cậy với khả năng ổn định hình ảnh ấn tượng. Để có kết quả tốt nhất, tôi khuyên bạn nên sử dụng Ultra HD 4K ở tốc độ 30 hoặc 60 fps.

    Pin và sạc

    Một trong những lợi thế nổi bật khác của S24 Ultra là thời lượng pin. Pin 5.000mAh dễ dàng mang đến thời lượng sử dụng cả ngày dài dù để tính năng màn hình luôn bật. Và ngay cả khi pin yếu, tính năng sạc nhanh sẽ giúp bạn quay lại sử dụng điện thoại nhanh chóng.

    Galaxy S24 Ultra giá giảm khó tin: "Điện thoại Android mạnh nhất giờ chỉ bằng tiền mẫu iPhone 16 rẻ nhất" - Ảnh 5.“30 tuổi, tôi mới mua chiếc iPhone đầu tiên trong đời”: Thay vì hạnh phúc, cuộc đời tôi bị hủy hoại vì nó

    Cô gái này đã trì hoãn dùng điện thoại thông minh lâu nhất có thể. Nhưng đến năm 30 tuổi, cô bắt buộc phải mua một chiếc iPhone và cuộc đời đã thay đổi kể từ đó.

    Nhìn chung, có rất nhiều điều đáng yêu ở chiếc điện thoại này. Một số công cụ AI hữu ích như dịch thuật tức thời, công cụ xóa các đối tượng không mong muốn, chạm và giữ để quay video chuyển động chậm và tính năng khoanh để tìm kiếm.

    Thiết kế mang tính lặp lại, nhưng vẫn ổn. Không thể phủ nhận Galaxy S24 Ultra là mẫu điện thoại thông minh đầu bảng và toàn diện. Mặc dù hơi đắt khi ra mắt, S24 Ultra đã được giảm giá rất nhiều trong suốt cả năm qua, giúp nó dễ tiếp cận hơn và trở nên phổ biến hơn.

    Vậy, S24 Ultra có đáng mua không? Tôi cho rằng đây là chiếc máy đáng để cân nhắc, đặc biệt nếu bạn có thể mua được với giá hời.

    Hàng trăm nghìn điện thoại ở Việt Nam “bị khóa” 5G: Mua máy tận 30 triệu giờ phải ngậm ngùi dùng 4G

    - Ảnh 1.

    Theo ước tính của nhà mạng Viettel, hiện nay có khoảng 500.000 – 600.000 thiết bị xách tay, trong đó đa số là điện thoại smartphone không dùng được 5G tại Việt Nam.

    Trao đổi với báo chí sau 1 thời gian triển khai cung cấp dịch vụ 5G thương mại trong nước, ông Hoàng Đức Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật toàn cầu Viettel (Viettel Network) cho biết, hàng trăm nghìn thiết bị xách tay từ nước ngoài, đa số là smartphone, dù có phần cứng 5G nhưng do bị khoá công nghệ, không hỗ trợ 5G ở Việt Nam. Vì vậy, các thiết bị này không sử dụng được dịch vụ 5G tại Việt Nam.

    Con số 500.000-600.000 máy mà ông Thanh nêu trên chỉ bao gồm dữ liệu từ nhà mạng lớn nhất là Viettel. Nếu tính tổng các bên cung ứng trong nước, số lượng có thể tăng lên cả triệu thiết bị. Đây đều là các sản phẩm có phần cứng 5G, nhưng không thể dùng được trong nước vì bị “khóa công nghệ”.

    - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Việc không hỗ trợ kết nối 5G khiến những sản phẩm này đứng trước nguy cơ bị người dùng ‘quay lưng’.

    Trước đó, đã có nhiều trường hợp, các mẫu điện thoại Android nội địa Trung Quốc bị khóa SIM, không thể sử dụng được ngoài thị trường này. 

    Dòng máy xách tay từ thị trường Trung Quốc có lợi điểm lớn tới từ mức giá dễ tiếp cận. Bên cạnh đó, nhóm máy luôn có phần cứng nhỉnh hơn so với các sản phẩm chính hãng cùng phân khúc.

    Dù có hiệu năng ổn và giá thành hấp dẫn, smartphone nội địa Trung Quốc xách tay luôn đi kèm những điểm trừ và nhiều nguy cơ đối với người dùng. Điển hình là việc máy thường đi kèm nhiều ứng dụng rác được cài đặt sẵn, không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt hoàn chỉnh hay không hỗ trợ kho ứng dụng từ Google.

    Các sản phẩm này cũng đôi khi gặp lỗi như không tương thích phần mềm, đơn cử như việc cách đây vài tháng, một số khách hàng dùng điện thoại Vivo xách tay bị hỏng chip NFC trên CCCD sau khi quét bằng loại máy này.

    Không chỉ riêng các sản phẩm xách tay, vấn đề không tương thích với mạng 5G cũng xuất hiện trên một số điện thoại chính hãng, nhưng ít gặp hơn.

    Tại Việt Nam, thiết bị chính hãng hỗ trợ 5G có thể kể đến các thiết bị cao cấp như thế hệ iPhone 12 trở đi, các dòng Galaxy S23, S24, Galaxy Z Flip, Z Fold, hay Xiaomi 14 Series… và các sản phẩm tầm trung như Galaxy A35 5G, Galaxy A55 5G, Galaxy S23 FE hay Galaxy A25 5G, OPPO Reno12 5G, OPPO A79 5G, hay Xiaomi Redmi Note 13 Pro Plus 5G,…

    Tuy nhiên, trên một số thiết bị mới ra trong năm nay của Sony như Xperia 1 Mark VI, 10 Mark VI cũng tồn tại tình trạng không dùng được 5G, dù thế hệ trước có hỗ trợ. Thế hệ tiền nhiệm Xperia 1 Mark V ra mắt năm ngoái có giá 36 triệu đồng tại Việt Nam, có hỗ trợ 5G.

    Bộ đôi Xperia 1 Mark VI và 10 Mark VI ra mắt hồi tháng 5 và được bán tại Việt Nam từ tháng 7/2024, Xperia 1 Mark VI thậm chí có giá niêm yết lên tới 32,99 triệu đồng. 

    - Ảnh 2.

    Sony Xperia 1 VI không hỗ trợ 5G tại Việt Nam

    Hai smartphone này vốn được trang bị phần cứng có sẵn kết nối 5G khi bán tại một số thị trường quốc tế. Tuy nhiên, không chỉ người mua máy “xách tay” từ các thị trường Trung Quốc mà với máy chính hãng tại Việt Nam cũng gặp tình trạng khi truy cập cài đặt kết nối mạng, thiết bị hiển thị lựa chọn cao nhất là LTE.

    Hiện phía Sony không nêu rõ lý do vì sao các mẫu điện thoai của hãng không dùng được 5G.

    Sony Xperia 1 VI là dòng smartphone cao cấp bậc nhất của hãng, còn Sony Xperia 10 VI thuộc dòng smartphone mới tầm trung, có giá niêm yết là 11.99 triệu đồng. 

    Xperia 1 VI được trang bị nhiều tính năng tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Điện thoại có ống kính zoom tele mới, giúp chụp ảnh sắc nét ở mọi tiêu cự, từ góc rộng 16mm, 24mm đến 48mm và 85-170mm. Ống kính tele quang học 85-170mm cho phép zoom từ 3.5-7.1 lần. Camera chính 52MP với cảm biến Exmor T™.

    - Ảnh 3.

    Xperia 1 VI

    Màn hình của Xperia 1 VI là OLED 6.5 inch FHD+ với tỷ lệ 19.5:9, sử dụng công nghệ Powered by BRAVIA™ và Sunlight Vision. Âm thanh của Xperia 1 VI cũng được cải tiến với các công nghệ như High-Resolution Audio, LDAC và Snapdragon Sound.

    Xperia 1 VI sử dụng chipset Snapdragon 8 Gen 3, RAM 12GB, cùng với viên pin 5.000mAh hỗ trợ sạc nhanh 30W và sạc không dây. Máy có khả năng làm mát tốt, phù hợp cho các tác vụ nặng như chơi game hay livestream.

    Xperia 10 VI có dung lượng pin 5.000mAh, cho phép sử dụng liên tục trong 2 ngày. Máy được trang bị chip Snapdragon 6 Gen 1, giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm pin. Xperia 10 VI có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ chỉ 164g.

    Về camera, Xperia 10 VI có camera chính 48MP với nhiều tính năng như chống rung quang học (OIS), zoom kỹ thuật số 2x, và khả năng quay video 4K. Giao diện chụp ảnh dễ sử dụng, hỗ trợ chế độ AI tự động và quay vlog.

    Bài viết từ: https://soha.vn/hang-tram-nghin-dien-thoai-o-viet-nam-bi-khoa-5g-mua-may-tan-30-trieu-gio-phai-ngam-ngui-dung-4g-198241029160711922.htm

    Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm quốc gia vận hành từ tháng 10

    Giao diện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

    Ông Nghiêm Thanh Hải, Phó Ban Quản lý chất lượng và Đánh giá sự phù hợp, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết thông tin trên tại họp báo thường kỳ Bộ Khoa học và Công nghệ chiều, 17/10. Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm trong nước và quốc tế; quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống. Cổng thông tin cũng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.


    Giao diện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

    Giao diện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

    Theo ông Hải, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia từ 1/10, đến nay một số địa phương mong muốn kết nối kỹ thuật vào hệ thống. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các địa phương đang phối hợp thực hiện việc kết nối này.

    Hồi tháng 6, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 02 yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Khi xây dựng dữ liệu phải đảm bảo tối thiểu 10 thông tin như tên, hình ảnh sản phẩm, đơn vị, địa chỉ đơn vị sản xuất; các công đoạn, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng sản phẩm; mã truy xuất nguồn gốc; các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế… Các thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.

    Truy cập cổng thông tin tại đây

    Vĩnh Hà



    AI không mang lại phép màu như kỳ vọng, Apple cắt giảm 10 triệu đơn hàng iPhone 16

    AI không mang lại phép màu như kỳ vọng, Apple cắt giảm 10 triệu đơn hàng iPhone 16- Ảnh 1.

    Cho dù kỳ vọng rất cao vào một phép màu AI, nhưng dường như việc Apple chậm chân áp dụng cũng như không có nhiều tính năng nổi bật về công nghệ đang tác động tai hại đến doanh số iPhone 16 mới của họ.

    Theo tiết lộ mới nhất từ chuyên gia phân tích đáng tin cậy Ming-Chi Kuo, Apple đã quyết định cắt giảm đơn đặt hàng iPhone 16 gần 10 triệu chiếc cho giai đoạn từ quý cuối năm 2024 đến nửa đầu năm 2025. Thông tin này đã khiến cổ phiếu Apple giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch hôm thứ Tư.

    AI không mang lại phép màu như kỳ vọng, Apple cắt giảm 10 triệu đơn hàng iPhone 16- Ảnh 1.

    Việc cắt giảm chủ yếu ảnh hưởng đến các model tiêu chuẩn và Plus, trong khi nhu cầu đối với các phiên bản Pro vẫn đạt kỳ vọng. Sau đợt điều chỉnh này, kế hoạch sản xuất iPhone 16 được dự kiến như sau:

    Quý 4/2024: 80 triệu chiếc (giảm so với 84 triệu chiếc trong Q4/2023) Quý 1/2025: 45 triệu chiếc (giảm so với 48 triệu chiếc trong Q1/2024) Quý 2/2025: 39 triệu chiếc (giảm so với 41 triệu chiếc trong Q2/2024)

    Tuy vậy, theo dự báo của nhiều nhà phân tích, doanh thu của Apple sẽ sụt giảm quá nhiều khi dòng iPhone 16 Pro Max, phiên bản đắt tiền trong cả dòng iPhone mới, được dự báo vẫn đứng đầu doanh số trong quý sắp tới.

    Trước đó, việc triển khai các tính năng AI mới trong bộ công cụ Apple Intelligence được dự báo sẽ thúc đẩy mạnh mẽ doanh số iPhone mới. Nhưng với tin đồn về việc cắt giảm sản lượng sản xuất này cho thấy, dường như Apple đã quá lạc quan về triển vọng áp dụng công nghệ mới trên thiết bị của mình.

    Không chỉ báo cáo của nhà phân tích Ming-Chi Kuo, một báo cáo khác của hãng Barclays vài tuần trước cũng cho thấy việc cắt giảm sản lượng này. Tuy nhiên báo cáo của hãng Barclays cho biết Apple sẽ cắt giảm sản lượng 3 triệu đơn vị cho mỗi phiên bản iPhone mới trong quý của tháng 12 tới đây. Báo cáo này cũng cho rằng, doanh số iPhone 16 sẽ sụt giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

    AI không mang lại phép màu như kỳ vọng, Apple cắt giảm 10 triệu đơn hàng iPhone 16- Ảnh 2.

    Cả hai báo cáo đều chỉ ra rằng việc thiếu đổi mới về phần cứng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu đối với các mẫu iPhone mới của Apple trở nên èo uột.

    Kuo nhận định: “Tôi tin rằng Apple có vị thế tốt nhất để thành công trong lĩnh vực AI trên thiết bị, và tôi tự tin về tiềm năng dài hạn của Apple Intelligence để trở thành dịch vụ trả phí phổ biến. Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng đáng kể trong doanh số iPhone, công ty cần có thêm những đổi mới về phần cứng để đi kèm với sự phát triển AI này.”

    Với những diễn biến này, câu hỏi đặt ra là liệu Apple có thể vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone số một trong quý cuối năm như dự đoán trước đó hay không vẫn còn là một ẩn số.

    Gỡ vướng cơ chế đảm bảo nguồn cung thuốc phóng xạ

    Máy PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hà An

    Thông tin được ông Phạm Quang Minh, Viện phó Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Vinatom) nói tại họp báo thường kỳ Bộ Khoa học và Công nghệ, chiều 17/10. Theo ông Minh, đơn vị đang phối hợp với công ty cổ phần y học Rạng Đông – doanh nghiệp sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG dùng trong chụp PET-CT xây dựng đề án hợp tác mới, phù hợp quy định pháp luật để trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt về mặt chủ trương.

    Trước đó, công ty Rạng Đông có trụ sở trong khuôn viên Trung tâm Nghiên cứu Triển khai công nghệ bức xạ (Vinagama), thuộc Vinatom buộc phải dừng sản xuất do vướng mắc về thủ tục pháp lý. Điều này khiến nguồn cung dược chất phóng xạ tại nhiều bệnh viện tại TP HCM bị ảnh hưởng, khiến các máy PET/CT hoạt động cầm chừng, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân ung thư rất cao. Cơ quan y tế cho rằng đặc điểm của 18F-FDG là có tuổi thọ thấp, thời gian bán rã ngắn trong khoảng 110 phút, nên việc sử dụng phải được tiến hành ngay sau khi sản xuất. Việc vận chuyển thuốc từ các địa phương khác để sử dụng là không khả thi.


    Máy PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hà An

    Máy PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hà An

    Theo ông Minh, đề án hợp tác sản xuất dược chất phóng xạ cần thời gian vì đây là lĩnh vực kỹ thuật cao, cần được đánh giá yếu tố an toàn khi vận hành thiết bị sản xuất thuốc phóng xạ. Vinatom cam kết sớm trình Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua đề án hợp tác.

    Ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết cơ quan nhà nước khi hợp tác doanh nghiệp phải căn cứ theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Ông Hải cam kết sẽ khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án đúng quy định, tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

    Có 2 loại thuốc phóng xạ gồm chu kỳ bán rã ngắn và dài ngày. Tại Việt Nam có Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (HIC) và một số bệnh viện sử dụng máy gia tốc chủ động sản xuất dược chất phóng xạ có thời gian bán rã ngắn, phục vụ chẩn đoán ung thư. Riêng Viện nghiên cứu hạt nhân chủ yếu sản xuất dược chất phóng xạ có thời gian bán rã dài.

    Trước đó trao đổi với VnExpress, TS Phạm Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ, Viện nghiên cứu hạt nhân cho biết hiện Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sản xuất thuốc phóng xạ đang đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Tuy nhiên Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất thấp (500 kW) nên chưa cung cấp đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra, Việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc cũng gặp khó khăn do vướng các quy định của Bộ Y tế.

    TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng khoa Y học hạt nhân, bệnh viện Chợ Rẫy nhận định, trong vài năm trở lại đây nhu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc phóng xạ trong điều trị và chẩn đoán ngày càng cao. Bệnh viện được trang bị máy gia tốc vòng Cyclotron sản xuất thuốc phóng xạ F-18 FDG sử dụng trong ghi hình PET/CT chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý ung bướu và thần kinh. Thuốc phóng xạ F-18 FDG có thời gian bán rã 2 giờ, thời gian sử dụng 8 giờ, có thể cung cấp cho một số bệnh viện trong thành phố. Theo bác sĩ Cảnh, thiết bị đã 15 năm, công suất giảm, dẫn đến khó đáp ứng đủ cho nhu cầu ghi hình PET/CT cho các bệnh viện.

    Vĩnh Hà



    TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?

    TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 1.

    Làng công nghệ vừa có vụ “bê bối” đáng chú ý, xoay quanh việc Huawei đã âm thầm sử dụng công nghệ của TSMC trong sản phẩm mới của hãng. Phía Bộ Thương Mại Mỹ cách đây không lâu đã mở cuộc điều tra để xem liệu TSMC có thỏa thuận bán hàng hay sản xuất cho Huawei không, vì ông lớn Trung Quốc này vẫn đang bị Mỹ cấm vận do lo ngại an ninh quốc gia.

    TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 1.

    Hầu hết mọi người đều biết rằng lệnh cấm này ngăn chặn Huawei sử dụng công nghệ Mỹ và bán thiết bị tại Mỹ (trừ khi có giấy phép đặc biệt). Nhưng, thực tế là, Mỹ cũng có quyền mở rộng lệnh cấm đến không ít các công ty quốc tế khác, ví dụ như ARM, Sony, Samsung Display…, và như trong vụ việc này là TSMC, nhằm ngăn chặn Huawei sử dụng các công nghệ, sản phẩm tiên tiến của những công ty này trong sản phẩm của họ.

    Dù TSMC hiện đã có tiềm lực rất mạnh, đến nỗi Intel và Samsung gần đây còn ấp ủ kì vọng liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh. Song, ông lớn bán dẫn đang xếp hạng 2 thế giới vẫn phải e dè trước lời răn đe của Mỹ. Tại sao vậy?

    Tại sao Mỹ lại có quyền hạn sâu đến vậy?

    Việc Mỹ can thiệp vào hoạt động của TSMC liên quan đến việc bán công nghệ cho Huawei xuất phát từ vai trò chi phối của Mỹ trong ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là các quy định về xuất khẩu công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ.

    Dưới đây là những lý do cụ thể giải thích tại sao Mỹ có thể can thiệp sâu vào việc TSMC bán công nghệ cho Huawei:

    1. Sử dụng công nghệ Mỹ trong quy trình sản xuất

    Mặc dù TSMC là công ty Đài Loan (Trung Quốc), phần lớn các thiết bị và công nghệ quan trọng mà họ sử dụng trong sản xuất chip đều dựa trên công nghệ Mỹ. Quy trình sản xuất chip tiên tiến, đặc biệt là những chip nhỏ hơn 7nm, phụ thuộc vào các công cụ và phần mềm từ các công ty Mỹ như Applied Materials, Lam Research, KLA, và Cadence Design Systems.

    TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 2.

    Bản thân TSMC cũng sử dụng rất nhiều công nghệ bắt nguồn từ Mỹ.

    Mỹ có quy định xuất khẩu rất chặt chẽ thông qua Luật Quản lý Xuất khẩu (Export Administration Regulations, EAR), theo đó nếu một sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ (thậm chí nếu chỉ là một phần nhỏ), thì công ty sản xuất phải tuân theo các lệnh cấm vận của Mỹ. Do đó, TSMC phải tuân thủ các quy định này khi quyết định bán sản phẩm cho Huawei.

    2. Lệnh cấm xuất khẩu trực tiếp từ Bộ Thương mại Mỹ

    Vào năm 2020, Bộ Thương mại Mỹ đã sửa đổi các quy định trong Danh sách thực thể (Entity List), theo đó yêu cầu bất kỳ công ty nước ngoài nào sản xuất chip bằng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt từ Mỹ trước khi cung cấp sản phẩm cho Huawei. Điều này có nghĩa là dù TSMC là công ty Đài Loan (Trung Quốc), nếu họ sử dụng thiết bị hoặc công nghệ Mỹ để sản xuất chip cho Huawei, họ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh cấm của Mỹ.

    3. Ảnh hưởng toàn cầu của công nghệ Mỹ

    Mỹ đóng vai trò hàng đầu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Công nghệ của Mỹ không chỉ hiện diện trong sản xuất chip mà còn trong việc phát triển phần mềm thiết kế chip (Electronic Design Automation – EDA) và công cụ kiểm tra. Phần mềm EDA, như của các công ty Mỹ Synopsys và Cadence, là không thể thiếu trong việc thiết kế các chip tiên tiến như những gì Huawei cần. Việc Mỹ nắm quyền kiểm soát những công nghệ cốt lõi này khiến nước này có thể áp dụng các biện pháp can thiệp rộng rãi.

    4. Chiến lược kìm hãm công nghệ Trung Quốc

    Mỹ coi sự phát triển của công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là Huawei – một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông của Trung Quốc – là mối đe dọa an ninh và chiến lược. Mỹ không chỉ muốn giới hạn Huawei trong việc tiếp cận công nghệ Mỹ, mà còn muốn ngăn chặn Huawei tiếp cận các công nghệ tiên tiến mà Huawei có thể sử dụng để phát triển các sản phẩm 5G hoặc quân sự vượt trội.

    Việc cấm TSMC cung cấp chip tiên tiến cho Huawei là một phần của chiến lược rộng hơn nhằm làm suy yếu năng lực công nghệ của Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành chiến lược như viễn thông, trí tuệ nhân tạo và quốc phòng.

    5. Áp lực ngoại giao

    Ngoài các quy định pháp lý, Mỹ còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua quan hệ ngoại giao với Đài Loan (Trung Quốc) , nơi TSMC đóng vai trò chủ đạo. Đài Loan (Trung Quốc) có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ về mặt an ninh và kinh tế, do đó Mỹ có thể sử dụng sức mạnh ngoại giao để gây áp lực buộc TSMC tuân thủ các chính sách của mình, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc.

    TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 3.

    Tóm lại, Mỹ có thể can thiệp sâu vào việc TSMC bán công nghệ cho Huawei vì TSMC phụ thuộc vào công nghệ Mỹ trong quá trình sản xuất chip. Quy định xuất khẩu của Mỹ áp dụng trên toàn cầu đối với bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ Mỹ, và Mỹ sử dụng quyền lực này để ngăn chặn sự phát triển của Huawei, một phần của chiến lược lớn nhằm kìm hãm sự cạnh tranh công nghệ từ Trung Quốc.