Lưu trữ Danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Dân mạng Trung Quốc ‘sôi sục’ vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam

Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là “sân sau”, hay “công xưởng” chính của Apple, nơi mà các mẫu sản phẩm mới nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ được sản xuất, lắp ráp và ra đời.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại kéo dài giữa chính quyền Bắc Kinh và Washington, cũng như đại dịch Covid-19 đã khiến Apple buộc phải chuyển dần các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc đại lục. Và mới đây nhất, một loạt thông tin cùng hình ảnh rò rỉ đã cho thấy Việt Nam được Apple lựa chọn để là nơi tạo ra các mẫu tai nghe không dây mới nhất cũng như sắp sửa ra mắt của mình.

Dân mạng Trung Quốc sôi sục vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam - Ảnh 1.

Cư dân mạng khá quan tâm về thông tin dây chuyên sản xuất tai nghe của Apple sẽ chuyển sang Việt Nam.

Trước thông tin mới mẻ này, cộng đồng mạng Trung Quốc đã ngay lập tức có nhiều luồng dư luận phản ứng trái chiều nhau.

“Thoát khỏi việc làm thuê cho nước ngoài, công nhân Trung Quốc đã được giải phóng”, một bình luận trên trang Sina viết.

“Tất cả các thương hiệu nước ngoài nên bước ra khỏi Trung Quốc”, một vài người dùng trên mạng xã hội Weibo cũng có tư tưởng khá cực đoan.

“Nên áp dụng mức thuế 135% đối với việc nhập khẩu phụ kiện Apple được lắp ráp ở nước ngoài”, một người dùng đến từ Sơn Đông viết.

Đáp lại đó là ý kiến phản hồi: “Thực tế không cần thiết, bởi vì những gì được bán ở Trung Quốc phải được lắp ráp tại Trung Quốc. Giá trị lớn nhất của Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn, không chỉ thị trường sản xuất.”

“Trung Quốc ban đầu sản xuất 1 triệu, bán ra 300.000 trong nước và xuất khẩu 700.000. Giờ 700.000 đơn vị này sẽ được chuyển đến sản xuất tại Việt Nam, xuất ra thị trường châu Âu và Mỹ. Apple sẽ luôn có các nhà máy ở Trung Quốc, nhưng quy mô sẽ giảm đi rất nhiều”, thành viên có nickname “Panda đắm mình dưới ánh mặt trời” nêu quan điểm.

“Hãy cứ rời khỏi Trung Quốc và ra bên ngoài, rồi quay về so sánh, để biết cách đánh giá cao những lợi thế của chuỗi cung ứng và lực lượng lao động của Trung Quốc”, một người dùng khác bình luận.

Dân mạng Trung Quốc sôi sục vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam - Ảnh 2.

Nhiều người Trung Quốc tự hào về chất lượng thương hiệu “Made in China” của quốc gia mình.

Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người dùng trên mạng Internet ở Trung Quốc nghi ngờ về việc Việt Nam có khả năng đón nhận “trách nhiệm nặng nề” này hay không.

“Không còn được lắp ráp tại Trung Quốc, chất lượng sản phẩm sẽ thật đáng lo ngại”, một người dùng có thông tin địa chỉ ở Bắc Kinh bình luận. “Không sao đâu. Việt Nam sẽ lắp ráp sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Apple”, ngay lập tức có người dùng khác phản bác quan điểm này.

“Tôi hy vọng giá AirPods sẽ rẻ hơn để có thể nâng cấp tai nghe của mình lên thế hệ mới”, một người dùng trên Sina viết. Tuy nhiên, ngay lập tức đã có ý kiến phản bác: “Giá cả sản phẩm ngày nay không liên quan gì đến chi phí sản xuất hết!”.

Nhưng không ít người cho rằng “việc chuyển chuỗi công nghệ sang khu vực có giá nhân công rẻ hơn là xu hướng tất yếu”, bởi đó là con đường mà chính Trung Quốc đã đi nhiều năm trước.

“Hệ thống sản xuất của Nhật Bản trong những năm 1990 cũng thống trị thế giới. Trung Quốc sau đó đã dần thay thế Nhật Bản trong 10 năm qua. Nó chứng minh rằng những thứ như chuỗi sản xuất công nghiệp có thể được chuyển giao trong một thời gian ngắn”, một người dùng khác nhận xét.

Dân mạng Trung Quốc sôi sục vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam - Ảnh 3.

Hình ảnh mẫu AirPods cao cấp nhất hiện tại của Apple, với dòng chữ “Lắp ráp tại Việt Nam”.

Những người có quan điểm dung hòa thì cho rằng việc chuyển hệ thống dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc là việc tốt cho tất cả các bên, nhất là ở thời điểm phức tạp hiện tại.

“Lắp ráp một chiếc điện thoại di động chỉ có thể kiếm được vài chục USD, trong khi lắp một chiếc AirPods thậm chí còn kiếm được ít tiền hơn. Vì Việt Nam gần với Trung Quốc và thuận tiện cho việc vận chuyển, nên lắp ráp tại Việt Nam có lợi cho việc sử dụng chuỗi hậu cần công nghiệp của Trung Quốc trong khi không còn bị áp thuế quan cao. Việc chuyển dây chuyền sang Việt Nam thực sự là một kết quả có lợi cho tất cả các bên”, một người dùng giấu tên khác cũng đưa ra ý kiến cá nhân.

“Giá lao động của Trung Quốc đang tăng lên hàng năm, giá đất cũng tăng lên tương tự. Việc chuyển dây chuyền sang Việt Nam là hoàn toàn bình thường”, người dùng có nickname

“Bây giờ thì tốt rồi, một số lượng lớn người lao động trong nước đã bị cho nghỉ việc và không có gì để làm”, một quan điểm khác lại tỏ ra lo lắng về số phận công nhân Trung Quốc.

“Sản phẩm của Apple sản xuất ở đâu không quan trọng, vì chất lượng của hãng hoàn toàn ổn!”, người khác chia sẻ quan điểm. Nhưng cũng có người dùng khác bình luận theo quan điểm châm biếm: “Sự đổi mới ý tưởng của họ đã cạn kiệt, đây mới là vấn đề nghiêm trọng nhất!”

“Chỉ trích Việt Nam? Chất lượng gia công nhiều sản phẩm ở Trung Quốc vẫn còn rất kém. Đừng vội hả hê và chê cười người khác. Hãy nhanh chóng nâng cấp công nghệ các ngành công nghiệp trong nước trước khi quá muộn”, một người dùng trên Weibo đưa ra lời cảnh tỉnh.

Tổng hợp

Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải ‘kêu trời’

Hôm qua 22/6, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh tạm thời tạm dừng việc cấp thị thực làm việc, đặc biệt bao gồm cả chương trình thị thực H-1B cho những người lao động có tay nghề cao. Hành động này ngay lập tức đã cắt đứt một nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ Mỹ, vốn từ lâu đã phàn nàn về sự thiếu hụt nhân tài.

Theo một ước tính của một quan chức chính quyền cấp cao chia sẻ với tờ Wall Street Journal, thì các hạn chế sẽ cấm khoảng 525.000 người vào nước này, bao gồm 170.000 người có thẻ xanh đã bị ngăn chặn vào Mỹ kể từ tháng 4 .

Tuy nhiên sắc lệnh này không áp dụng cho những người lao động đã có thị thực hợp lệ và nó được đưa ra nhằm giúp hỗ trợ việc làm cho những người Mỹ đang thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo chính quyền Trump nói. Ông Trump cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp bốn lần từ giữa tháng hai và tháng ba năm nay.

“Công nhân Mỹ cạnh tranh với các công dân nước ngoài để tìm việc làm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế của chúng ta”, ông Trump chia sẻ. “Nếu không có sự can thiệp, Mỹ sẽ phải đối mặt với khả năng kéo dài sự phục hồi kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục nếu nguồn cung lao động vượt xa nhu cầu lao động”.

Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải kêu trời - Ảnh 1.

Ông Trump đang tìm mọi cách để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ.

Nhưng các đại diện của ngành công nghệ rõ ràng không thoải mái với sắc lệnh này. Họ đã lên tiếng cảnh báo rằng quyết định này sẽ cản trở khả năng tuyển dụng công dân nước ngoài có tay nghề cao của các công ty. Bởi khoảng 3/4 trong số 85.000 thị thực H-1B được phân bổ mỗi năm là dành cho những người làm việc trong ngành công nghệ.

Nhiều tập đoàn công nghệ khổng lồ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm không đồng tình với quan điểm của chính quyền Trump.

“Bây giờ không phải là lúc để ngăn cách quốc gia của chúng ta khỏi các nhân tài của thế giới hoặc tạo ra sự không chắc chắn và lo lắng”, Brad Smith, cố vấn trưởng của Microsoft, chia sẻ trên mạng xã hội Twitter. “Người nhập cư đóng một vai trò quan trọng tại công ty của chúng tôi và hỗ trợ các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước chúng ta. Họ đang đóng góp cho đất nước này vào thời điểm chúng ta cần họ nhất.”

Amazon thì thẳng thừng gọi sắc lệnh này là “thiển cận”.

“Ngăn chặn các chuyên gia có tay nghề cao vào đất nước và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ khiến khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ gặp rủi ro”, một phát ngôn viên của Amazon cho biết. “Giá trị của các chương trình visa cho người có kỹ năng cao rất rõ ràng và chúng tôi rất biết ơn nhiều nhân viên Amazon từ khắp nơi trên thế giới đã đến Mỹ để đổi mới các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng”.

Google cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

“Người nhập cư không chỉ thúc đẩy các đột phá công nghệ và tạo ra các doanh nghiệp và việc làm mới mà còn làm phong phú thêm cuộc sống của người Mỹ”, phát ngôn viên của Google – Jose Castaneda – nói trong một tuyên bố. “Thành công liên tục của Mỹ phụ thuộc vào các công ty có quyền thu hút các tài năng tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt bây giờ, chúng tôi cần những tài năng đó để góp phần phục hồi kinh tế của Mỹ.”

Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai, chính là một người nhập cư Ấn Độ. Ông cũng chia sẻ: “Thất vọng vì tuyên bố hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người nhập cư và làm việc để mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người.”

Giám đốc điều hành YouTube, Susan Wojcicki, có bố là người nhập cư, đến từ Ba Lan vào năm 1949. Bà viết trên Twitter: “Nhập cư là trung tâm của các câu chuyện của nước Mỹ và nó là trung tâm trong câu chuyện của chính gia đình tôi. Gia đình tôi đã thoát khỏi nguy hiểm và tìm được một ngôi nhà mới ở Mỹ.”

Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải kêu trời - Ảnh 2.

H-1B là cơ sở của nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.

Phát ngôn viên của Facebook thì cho biết tuyên bố của Trump đang cố gắng tận dụng đại dịch để hạn chế nhập cư nhưng sẽ việc này khiến quá trình phục hồi kinh tế của quốc gia trở nên khó khăn hơn.

Đại diện Twitter thì cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu sự đa dạng, thứ vốn được coi là “tài sản kinh tế lớn nhất của nước Mỹ”.

“Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tham gia lực lượng lao động của chúng ta, đóng thuế và đóng góp cho khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước Mỹ trên trường quốc tế”, Jessica Herrera-Flanigan, phó chủ tịch về chính sách công của Twitter, cho biết trong một tuyên bố.

Uber cũng chỉ trích sắc lệnh này, nói rằng nhập cư giúp thúc đẩy sự đổi mới.

Một nhóm ngành đại diện cho những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google và Facebook thì cho biết động thái này sẽ cản trở khả năng của các công ty công nghệ trong việc đưa ra quyết định về lực lượng lao động.

“Đây là chính sách tồi tệ không thể tin được ở mọi cấp độ”, Aaron Levie, CEO của công ty dịch vụ điện toán đám mây Box chia sẻ.

Còn Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ thì cáo buộc chính quyền Trump đang sử dụng đại dịch như một cái cớ để viết lại luật nhập cư.

“Đây không phải là động thái phản hồi với Covid-19 hay phản ứng kinh tế”, đại diện liên minh này tuyên bố. “Đó là việc khai thác một đại dịch để đưa ra các chính sách gây chia rẽ và định hình lại luật nhập cư, trong khi thay thế cho Quốc hội.”

Tham khảo Cnet

Tính năng mới trên iOS 14 sẽ khiến YouTube phải đau đầu, còn người dùng như mở cờ trong bụng

Trên thực tế, bạn có thể, nhưng buộc phải bỏ tiền mua gói YouTube Premium. Còn miễn phí thì sao?

iOS 14 sẽ cho phép bạn làm điều đó. Hôm thứ hai vừa qua, tại sự kiện WWDC 2020, Apple đã công bố một loạt các tính năng mới toanh cho iOS 14. Từ widget trên homescreen cho đến thông báo cuộc gọi với thiết kế mới, có quá nhiều thứ mới mẻ khiến hầu hết chúng ta vô tình bỏ qua những “tác dụng phụ” hấp dẫn của những tính năng mới này.

Ví dụ cụ thể: tính năng picture-in-picture của iOS 14. Nay bạn có thể vừa làm việc khác trên iPhone hoặc iPad, vừa tiếp tục xem đoạn video đang mở trong một cửa sổ nhỏ trôi nổi trên màn hình, và có thể di chuyển nó đi bất kỳ đâu theo ý thích. Khá hay, nhỉ?

Nhưng chuyên gia về truyền thông xã hội Matt Navarra để ý thấy một điều còn thú vị hơn về tính năng này: bạn có thể sử dụng picture-in-picture với các video YouTube được mở trong ứng dụng trình duyệt web Safari. Video YouTube trôi nổi trên màn hình còn có thể được đẩy ra hai biên, và lúc này, bạn đã có thể nghe nhạc trên YouTube ở dưới nền giống hệt các ứng dụng nghe nhạc khác rồi!

Cái hay đó là nhạc vẫn sẽ chạy khi bạn khóa màn hình iPhone.

Nghe nhạc YouTube dưới nền trên iOS 14

Cần lưu ý là thủ thuật này không hoạt động với ứng dụng YouTube. Để nghe nhạc YouTube dưới nền, bạn phải mở video trong Safari. Tại sao vậy? Bởi tính năng phát video dưới nền là một trong những điểm nhấn của gói YouTube Premium – nếu Google cho phép bạn dễ dàng làm điều đó, ai sẽ bỏ tiền mua gói trả phí đây?

YouTube là một kho nhạc số khổng lồ. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy gần một nửa của tổng lượng nhạc được stream trên internet đến từ nền tảng video này. Tính năng phát video dưới nền được tích hợp trên iOS 14 có thể sẽ giúp YouTube trở thành một lựa chọn hàng đầu cho việc nghe nhạc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tính năng này không thể hoàn toàn thay thế cho gói YouTube Premium được. Khi trả tiền mua gói dịch vụ của YouTube, bạn sẽ được tải video về xem offline và không dính quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định bỏ ra 11.99 USD/tháng chủ yếu chỉ để phát nhạc dưới nền, thì hãy tiết kiệm tiền đi và tận dụng picture-in-picture của iOS 14 ngay thôi.

iOS 14 sẽ được phát hành vào cuối năm nay. Nếu thích, bạn có thể tải về bản beta cho iPhone và iPad để trải nghiệm.

Tham khảo: Mashable

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này?

Vào buổi bình minh của game trực tuyến nhiều người chơi (massively multiplayer online games – MMO), các nhà phát triển phương Tây đã xây dựng một mô hình bán game, thu phí theo tháng (subscription), bán các bản mở rộng để duy trì một sản phẩm game online qua hàng chục năm.

Đây được xem là mô hình chuẩn mà thế giới học theo, cho đến khi một vài web game miễn phí (free-to-play hoặc freemium) manh nha xuất hiện như Neopets hay RuneSpace. Dù vậy, phải đến khi Nexon phát hành MapleStory và chứng kiến một cuộc bùng nổ số lượng người đăng ký, một cuộc cách mạng game miễn phí mới diễn ra.

Từ nguồn cảm hứng ở Hàn Quốc, các nhà phát triển Trung Quốc mau chóng nhảy vào cuộc chơi và nâng tầm game miễn phí lên mức độ cao hơn. Đó là dạng game miễn phí bán vật phẩm ảo (microtransaction) mà muốn khỏe lên, không có cách nào khác là bạn phải nạp thật nhiều tiền (pay-to-win).

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 1.

Thành công của Trung Quốc buộc chính các nhà phát triển phương Tây và Nhật Bản chạy theo cuộc chơi làm game miễn phí. Kể từ đó khoảng cuối những năm 2000 đến nay, bóng dáng của game thu phí bắt đầu ít dần và có những lý do tiêu biểu để các nhà phát triển không còn mặn mà với mô hình này.


Thu phí bắt buộc là rào cản

Khi bắt đầu thu phí, có lẽ các nhà sản xuất cũng không ngờ rằng vòng đời một trò chơi có thể dài tới 5-10 năm hoặc cao hơn thế nữa. World of Warcraft đã có 16 năm vận hành còn Võ Lâm Truyền Kỳ không kém cạnh với 15 năm có lẻ.

Tuy vậy, hai ví dụ kể trên chỉ là một trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi thành công bởi ra mắt ở thuở sơ khai khi thị trường MMORPG chưa được định hình và các thể loại game khác chưa xâm lấn mạnh mẽ.

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 2.

Game online cần cộng đồng để tồn tại.

Có vô số những game thu phí khác được các nhà phát triển đầu tư mạnh tay nhưng gặp thất bại trong việc thu hút người chơi. Tiêu biểu trong số này phải kể đến những MMO bom tấn xứ Hàn như Guild Wars 2, Aion, TERA, ArcheAge hay Black Desert Online; MMO phương Tây như The Secret World, Rift hay Star Wars: The Old Republic.

Những game kể trên sau đó đã phải tìm đường đổi sang mô hình miễn phí hoặc cho chơi miễn phí có giới hạn để thu hút game thủ trở lại, bởi quá ít người chơi trong một MMO chính là rào cản lớn nhất để giết chết trò chơi.

Thật vậy, các game online đều xây dựng tính năng xung quanh việc tạo lập một nhóm cộng đồng đối lập nhau như bang hội, bạn bè, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Không có người chơi, cộng đồng không được tạo lập, tính năng game không thể được vận hành một cách suôn sẻ và game sẽ chết dần.

Khó “hút máu” người chơi

Một hạn chế lớn của thu phí bắt buộc là nhà phát triển không thể thu thêm từ người chơi một khi họ đã trả đầy đủ các khoản phí như mua game, mua gói mở rộng, mua gói ưu đãi.

Trong khi nhà phát hành vẫn phải bỏ chi phí hàng tháng cho đội ngũ kỹ thuật, vận hành server, việc không thể thu thêm phí từ người chơi là rào cản tiếp theo ngăn trở sự phát triển của chính game online đó.

Đây là bài toán từng khiến các nhà phát triển đau đầu tìm lời giải. Cuối cùng, các game online thu phí kinh điển như World of Warcraft (WoW) hay Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) đã phải chấp nhận mở cửa hàng bán vật phẩm ảo in-game (cash shop). Với WoW là khoảng năm 2011 còn với VLTK là khoảng năm 2008 khi mức thu phí 60.000 đồng/tháng là không đủ bù đắp chi phí vận hành một lượng người chơi Võ lâm khổng lồ khi ấy.

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 3.

Rương may mắn, một biểu tượng mang tính ‘hút máu’ của game miễn phí.

Dù vậy, game thu phí vẫn gặp một rào cản lớn trong cấu trúc trò chơi (game mechanics) khiến nhà phát triển khó “hút máu” như một game miễn phí. Chẳng hạn, một game miễn phí có thể tạo ra những con boss siêu khó tới mức vô lý buộc người chơi phải đập đồ thật xịn với tỷ lệ xịt vô cùng cao.

Người dùng mặc nhiên chấp nhận những điều vô lý này trong game miễn phí bởi vì nó là quy tắc bất thành văn của game miễn phí. Trái lại, một game thu phí tạo ra những thứ vô lý hoặc bán những thứ quá đắt đỏ có thể bị phản ứng dữ dội, dẫn đến sự tẩy chay từ người chơi.

Quá nhiều game miễn phí

Với 2,5 tỷ người chơi game vào năm 2019, game miễn phí đã tạo ra doanh thu 87,1 tỷ USD trên tổng doanh thu 120,1 tỷ USD của toàn thị trường, theo báo cáo gần đây của SuperData.

Còn theo thống kê của Sensor Tower, tỷ lệ game thu phí được phát hành trên iOS và Android đã giảm từ 25% xuống còn 5% trong vòng 5 năm qua.

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 4.

Top 5 game miễn phí doanh thu cao nhất năm 2019

Những số liệu này cho thấy rằng game miễn phí đang ngày một áp đảo, ít nhất là về mặt số lượng. Và với cách sắp xếp game theo độ phổ biến trên các cửa hàng game trực tuyến hiện nay, game thu phí càng khó có cơ hội để được người dùng nhìn thấy.

Không tiếp cận được người chơi, thu phí ngay từ quá trình tải về, rõ ràng game thu phí có một rào cản vô cùng lớn khiến thị phần ngày càng hạn hẹp dần. Và sẽ không ngạc nhiên nếu trong thập kỷ này, thị trường sẽ chỉ còn lại toàn game miễn phí.

Sau Ivanovic, đến lượt vị chính trị gia đã qua đời vì COVID-19 bị người Việt chiếm dụng fanpage để bán hàng online

Cách đây một vài ngày, chúng tôi đã phản ánh vụ việc fanpage Facebook Branislav Ivanovic, một cựu cầu thủ của CLB Chelsea, đã biến thành fanpage… bán quần áo online của người Việt. 

Fanpage này được tạo vào thời điểm tháng 11/2015 với tên Branislav Ivanovic và có được khoảng 40.000 lượt like. Tuy nhiên, vào ngày 10/07 vừa qua, fanpage này bất ngờ bị đổi ảnh đại diện thành một ngôi sao Hàn Quốc và trả lời viết bình luận bằng tiếng Việt. Ngay sau đó, fanpage này chuyển sang livestream bán quần áo, đương nhiên là cũng bằng tiếng Việt.

Sau Ivanovic, đến lượt vị chính trị gia đã qua đời vì COVID-19 bị người Việt chiếm dụng fanpage để bán hàng online - Ảnh 1.

Fanpage của Ivanovic biến thành fanpage bán quần áo online

Vụ việc này đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người đã tỏ ý bức xúc trước việc những trang fanpage của người nổi tiếng bị người Việt chiếm quyền kiểm soát nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Trong lúc vụ việc chưa được giải quyết, mới đây, thêm một fanpage nữa đã bất ngờ bị tấn công với thủ đoạn tương tự. Cụ thể, fanpage “Abiola Adeyemi Ajimobi”, một vị chính trị gia người Nigeria, cũng bất ngờ chuyển sang livestream bán hàng online.

Bài đăng cuối cùng của fanpage Abiola Adeyemi Ajimobi được đăng tải vào ngày 28/05/2019. Vào ngày 24/07 vừa qua, avatar của fanpage này bị đổi thành một đơn vị bán quần áo. Fanpage này tiến hành livestream bán hàng ngay sau đó.

Sau Ivanovic, đến lượt vị chính trị gia đã qua đời vì COVID-19 bị người Việt chiếm dụng fanpage để bán hàng online - Ảnh 2.

Fanpage “Abiola Adeyemi Ajimobi” bị đổi avatar sau hơn 1 năm kể từ bài đăng cuối cùng

Sau Ivanovic, đến lượt vị chính trị gia đã qua đời vì COVID-19 bị người Việt chiếm dụng fanpage để bán hàng online - Ảnh 3.

Theo thông tin từ Wikipedia, Abiola Adeyemi Ajimobi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 29/05/2019, tức là chỉ 1 ngày sau bài đăng cuối cùng nêu trên. Vào ngày 19/06/2020, ông rơi vào tình trạng hôn mê sau những biến chứng của COVID-19. Sáu ngày sau, tức 25/06/2020, ông này chính thức qua đời, hưởng thọ 70 tuổi.

Và chưa đầy 1 tháng sau, fanpage của ông rơi vào tay của người Việt để bán hàng online.

Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia Facebook, fanpage có tích xanh là thứ được nhiều hacker Việt Nam dòm ngó. Bởi lẽ, những fanpage này có nhiều quyền lợi mà những fanpage thông thường không có được, trong đó đặc biệt nhất là cho phép chạy quảng cáo các video livestream. Đây cũng chính là lý do mà fanpage của cầu thủ Ivanovic và vị chính trị gia Abiola Adeyemi Ajimobi bị hacker Việt Nam chủ đích tấn công.

Gần 90% tổng số video đăng tải lên YouTube sẽ không bao giờ đạt 1.000 lượt xem

Đối với một website có 5 tỷ lượt xem video mỗi ngày tính trên toàn bộ nền tảng, quả là sốc khi biết rằng số lượng video sẽ không bao giờ đạt cột mốc tối thiểu 1.000 lượt xem lại cao đến vậy. Dữ liệu này được công bố bởi Pex, trong bản phân tích của họ về nền tảng chia sẻ video trong năm 2019.

Dù YouTube vẫn là nền tảng nội dung mặc định để gây dựng sự nổi tiếng, xoá bỏ mọi rào cản trên con đường từ tối tăm đến danh vọng là điều không hề dễ dàng. Một lượng lớn bất ngờ các video YouTube (88,4%) cho đến nay vẫn chưa đạt được con số 1.000 lượt xem.” – theo Pex.

Chưa dừng lại ở số liệu gây sốc nói trên, bản phân tích còn tiết lộ một sự thật khác khá “hack não”. Một hệ thống thu nhỏ (microcosm) đại diện cho các kênh YouTube quả thực đạt trung bình 100.000 lượt xem trên mỗi video. Chỉ 0,77% toàn bộ các nội dung trên YouTube đạt được cột mốc đó, nhưng chúng chiếm đến 82,83% tổng số người xem thực tế (!?)

Gần 90% tổng số video đăng tải lên YouTube sẽ không bao giờ đạt 1.000 lượt xem - Ảnh 1.

Tổng số video tính theo từng nhóm lượt xem: chỉ 0,77% số video trên YouTube có từ 100.000 lượt xem trở lên

Gần 90% tổng số video đăng tải lên YouTube sẽ không bao giờ đạt 1.000 lượt xem - Ảnh 2.

Nhưng 0,77% số video đó lại có số lượt xem rất cao

Thông tin này có lẽ không hề sốc đối với một số người, nhưng nó cho thấy một vài vấn đề đang xảy ra với hệ thống đề xuất nội dung đến người xem, đặc biệt khi hơn 80% số lượt xem trên nền tảng YouTube lại xuất phát từ một nhóm nhỏ nội dung và các nhà kiến tạo.

Mặc cho sự tăng trưởng thần sầu về số lượng video tải lên trong danh mục Gaming, nó lại không phải là danh mục có kết quả tốt nhất trên YouTube. Âm nhạc tiếp tục thống trị nền tảng này với nhiều lượt xem trên mỗi video hơn bất kỳ danh mục nào khác. Khi san đều thời lượng của mỗi video tải lên, vị trí đầu bảng của danh mục âm nhạc càng thể hiện rõ hơn. Con số 2.944 lượt xem mỗi phút của các video âm nhạc là hơn gấp đôi so với các video thuộc danh mục Giải trí và gấp gần 22 lần so với danh mục Gaming“.

Sự thống trị của danh mục Âm nhạc trên YouTube là điều không mấy ngạc nhiên. Các video âm nhạc là danh mục được xem nhiều nhất trong năm 2019. Gaming là danh mục có số video tải lên nhiều nhất, nhưng lại có lượt xem khá “bèo” khi so sánh với các video phổ biến khác trên YouTube, mà nhiều khả năng là do danh mục Gaming hiện nay đang quá đông đúc.

Gần 90% tổng số video đăng tải lên YouTube sẽ không bao giờ đạt 1.000 lượt xem - Ảnh 3.

Tổng số lượt xem/video theo từng danh mục nội dung

Gần 90% tổng số video đăng tải lên YouTube sẽ không bao giờ đạt 1.000 lượt xem - Ảnh 4.

Tổng số nội dung YouTube theo từng danh mục nội dung (đỏ: gaming; xanh dương: con người & blog; xanh mint: khác; vàng: giải trí; xanh lá: phim & hoạt hình; cam: âm nhạc)

Nếu có một thứ rút ra được từ bản báo cáo, thì đó là việc các nhà kiến tạo nội dung phải rất rất khó khăn mới có thể tạo ra được một dấu ấn đột phá trên dịch vụ này. Trong bối cảnh YouTube đang bị chỉ trích nặng nề cả từ các fan lẫn các nhà kiến tạo nội dung, công ty có lẽ cần phải xem xét đưa ra một số hình thức cải cách để giúp YouTube trở thành một sân chơi công bằng hơn cho mọi người.

Ngoài ra, nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một kênh YouTube trong năm 2020, đừng quá mơ mộng về chuyện số lượt view sẽ bùng nổ chỉ sau một đêm!

Tham khảo: 9to5Google

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984)

Mới đây trên mạng internet đã xuất hiện những bức ảnh hậu trường chụp nam diễn viên Arnold Schwarzenegger trong quá trình quay phim Kẻ Hủy Diệt (The Terminator) năm 1984. Bộ phim kinh dị về thế giới tương lai của đạo diễn James Cameron đã gây được tiếng vang lớn, và đưa tên tuổi của nam diễn viên Arnold Schwarzenegger lên thành một trong những anh hùng hành động vĩ đại nhất của những năm 1980 và cả những năm sau đó. Mời các bạn cùng xem một số hình ảnh hậu trường được chọn lọc của bộ phim này.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 1.

Khi bộ phim Kẻ Hủy Diệt ra rạp vào ngày 26 tháng 10 năm 1984, nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí đầu bảng tại các phòng vé trên khắp thế giới.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 2.

Đây là bộ phim thuộc thể loại hành động/khoa học viễn tưởng của đạo diễn James Cameron, đồng tác giả là Cameron và William Wisher Jr với các diễn viên Arnold Schwarzenegger, Linda Hamilton và Michael Biehn.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 3.

Bộ phim được sản xuất bởi Hemdale Film Corporation và được phân phối bởi Orion Pictures, quay tại Los Angeles.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 4.

Nam diễn viên gốc Áo Schwarzenegger thủ vai Kẻ hủy diệt (Người máy hủy diệt) là một sát thủ người máy sinh học với sức mạnh gần như không thể bị đánh bại. 

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 5.

Trong tương lai, loài người được John Connor lãnh đạo đã đứng lên chống lại sự cai trị của máy móc nên vào năm 2029 siêu máy tính điện toán có trí thông minh nhân tạo của phe robot đã gửi Kẻ Hủy Diệt về năm 1984 để giết Sarah Connor (Linda Hamilton đóng) là mẹ của John Connor, nhằm ngăn John được ra đời.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 6.

Michael Biehn, thủ vai Kyle Reese, một người lính của Phe kháng chiến được John Connor cử đi ngược thời gian để bảo vệ Sarah và vô tình trở thành bố của John Connor.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 7.

Nam diễn viên Arnold Schwarzenegger và diễn viên đóng thế

Mặc dù bộ phim chỉ được sản xuất với kinh phí khiêm tốn (khoảng 6,4 triệu USD) và không được mong đợi sẽ trở thành một sản phẩm thành công về thương mại nhưng Kẻ Hủy Diệt 1984 đã đứng đầu phòng vé của Mỹ trong hai tuần liên tiếp. 

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 8.

Bộ phim cũng giúp sự nghiệp điện ảnh của James Cameron và Arnold Schwarzenegger thăng hoa khi thu về tới 78,3 triệu USD, tức là gấp hơn 12 lần kinh phí làm phim.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 9.

Trong năm 2008, Kẻ Hủy Diệt 1984 đã được lựa chọn bởi Thư viện Quốc hội để bảo quản tại Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ.

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 10.

Một nạn nhân của Kẻ Hủy Diệt chỉ vì trùng tên Sarah Connor

Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 11.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 12.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 13.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 14.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 15.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 16.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 17.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 18.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 19.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 20.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 21.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 22.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 23.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 24.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 25.
Ảnh hậu trường hiếm của một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại: Kẻ Hủy Diệt (1984) - Ảnh 26.

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc “bịt mặt” khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế

Ở vương quốc Anh, cứ mỗi tuần lại có hơn 100 triệu chiếc khẩu trang phẫu thuật dùng một lần bị vứt bỏ. Giờ đây, do quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang đã được bãi bỏ nên số lượng khẩu trang bị thải ra sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc bịt mặt khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế - Ảnh 1.

Tạp chí Hitched đã đặt hàng nhà thiết kế Tom Silverwood nổi tiếng làm một “thứ gì đó” độc đáo từ khẩu trang y tế. Kết quả là chúng ta có chiếc váy cưới siêu đẹp – kết tinh của 1500 chiếc khẩu trang đã qua sử dụng.

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc bịt mặt khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế - Ảnh 2.

Tom Silverwood là nhà thiết kế trang phục cho nhiều nhân vật trong phim từ Doctor Who đến Tia Kofi trong Drag Race.

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc bịt mặt khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế - Ảnh 3.

Người mẫu Jemima Hambro tạo dáng trên Cầu Thiên niên kỷ ở London (London Millennium Footbridge) và Nhà thờ thánh Paul (St Paul).

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc bịt mặt khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế - Ảnh 4.

Đại dịch đã tấn công rất nhiều ngành nghề, trong đó có dịch vụ đám cưới và gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Theo ước tính của các chuyên gia, có khoảng 375.000 cặp đôi chịu tác động tiêu cực của đại dịch, và con số này đối với những người làm trong ngành dịch vụ cưới hỏi là 400.000.

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc bịt mặt khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế - Ảnh 5.

Tại thời điểm này, một số hạn chế đã được gỡ bỏ và các khách mời có thể tới dự đám cưới, nhưng không được tụ tập quá 200 người.

Giải thích về ý tưởng bộ váy cưới làm từ khẩu trang, Sarah Allard, biên tập viên của tạp chí Hitched, nói: “Chúng tôi rất vui mừng khi các đám cưới ở Anh đã có thể tổ chức trở lại mà không bị hạn chế về mặt pháp lý. Với hàng nghìn đám cưới sẽ diễn ra vào mùa hè này, các cặp đôi giờ đây có thể mong đợi sàn nhảy mở cửa trở lại, tiệc chiêu đãi đồ uống và những bức ảnh đầy khuôn mặt tươi cười với việc dỡ bỏ hạn chế đeo mặt nạ PPE.

Mừng ngày gỡ bỏ quy định bắt buộc bịt mặt khi ra đường, nhà thiết kế Anh may bộ váy cưới từ 1.500 chiếc khẩu trang y tế - Ảnh 6.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể bỏ qua vấn đề rác thải được tạo ra do hậu quả của đại dịch, và bây giờ, khi các quy định bắt buộc về đeo khẩu trang trong đám cưới đã thay đổi, chúng tôi muốn tạo ra một bộ váy cưới không chỉ tượng trưng cho việc cùng nhau chúng ta đã đi được bao xa mà đồng thời cũng chứng minh rằng những chiếc khẩu trang có thể được sử dụng một cách hoàn hảo”.

Indonesia: Đến phá đám cưới của bạn trai cũ, cô gái bất ngờ “bị” cưới luôn làm vợ nữa

Truyền thông Indonesia mới đây đã đưa tin về câu chuyện kỳ lạ như sau: một nam thanh niên đã kết hôn cùng lúc với cả vợ sắp cưới và bạn gái cũ sau khi người bạn gái cũ này đến để định quậy tung hôn lễ.

Vào cuối tháng trước, Korik Akbar, 20 tuổi, ở miền trung Lombok (Tây Nusa Tenggara,  Indonesia) đang chuẩn bị làm lễ cưới với vị hôn thê của mình thì bạn gái cũ của Akbar bất ngờ xông tới. Cô gái yêu cầu anh chàng phải cưới cô làm vợ thứ hai và tuyên bố mình không thể sống nổi nếu thiếu Akbar.

Indonesia: Đến phá đám cưới của bạn trai cũ, cô gái bất ngờ bị cưới luôn làm vợ nữa - Ảnh 1.

Chú rể số hưởng mà sao mặt mày ủ rũ???

Thay vì cáu giận và làm um sùm mọi việc lên thì vị hôn thê của Akbar là Kotima đã chấp nhận với lời khẩn cầu của “tình địch” và nói với đức lang quân rằng cô hoàn toàn đồng ý. Vậy là chàng trai số hưởng đã kết hôn cùng lúc với cả hai cô gái chỉ trong một buổi lễ.

Indonesia: Đến phá đám cưới của bạn trai cũ, cô gái bất ngờ bị cưới luôn làm vợ nữa - Ảnh 2.

Một cô dâu thì buồn…

Kotima nói với các phóng viên Indonesia: “Bạn gái cũ của chồng tôi (Yuanita) đã phát hiện ra kế hoạch kết hôn của chúng tôi trên mạng xã hội khi có nhiều bạn bè gửi lời chúc mừng. Chỉ vài phút sau khi chúng tôi (nhà gái) đến nhà Korik (chú rể) thì cô ấy cũng đến và yêu cầu chồng tôi phải cưới cô ấy.”

Indonesia: Đến phá đám cưới của bạn trai cũ, cô gái bất ngờ bị cưới luôn làm vợ nữa - Ảnh 3.

… trong khi cô kia thì vui

Vị hôn phu 20 tuổi cho biết anh rất sốc khi gặp lại bạn gái cũ (họ quen nhau từ năm 2016), thế nhưng sau khi nói chuyện với gia đình thì anh đã quyết định kết hôn với cả hai người luôn. Của hồi môn của nhà trai dành cho hai cô vợ đều giống nhau.

KONDANG !! Pria Nikahi 2 Wanita Sekaligus Di Lombok Tengah,Ternyata Bukan Orang Sembarangan

“Tôi không bao giờ có thể ngờ tới điều này và bị sốc. Nhưng sau khi nói chuyện với gia đình, tôi đã quyết định kết hôn với cả hai cô gái. Của hồi môn cho cả hai là như nhau – 1,75 triệu rupee (tương đương 121 USD)”. – chú rể trẻ cho biết.

Như vậy, Korik Akbar đã kết hôn với Nur Khusnul Kotimah (20 tuổi), cư dân của thôn Batu Gulung, làng Prabu, miền Trung Lombok, làm vợ đầu tiên và Yuanita Ruri (21 tuổi), cư dân của thôn Sade, làng Rembitan, miền Trung Lombok, làm vợ thứ hai.

Indonesia: Đến phá đám cưới của bạn trai cũ, cô gái bất ngờ bị cưới luôn làm vợ nữa - Ảnh 5.

Tin tức về vụ scandal đã làm dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Indonesia, và bản thân Korik Akbar cũng cảnh báo những người đàn ông Indonesia khác không nên noi theo gương anh ta, vì họ sẽ khó có thể nuôi được hai người vợ một lúc.

Indonesia: Đến phá đám cưới của bạn trai cũ, cô gái bất ngờ bị cưới luôn làm vợ nữa - Ảnh 6.

Có lẽ đây chính là manh mối giúp cô vợ sau tìm đến được nhà chú rể kịp thời

“Chuyện này không dễ đâu, tôi khuyên những ai chưa kết hôn đừng như tôi, mọi chuyện không dễ như tưởng tượng, sau này sẽ khó lắm” – Korik vừa nói vừa nhấm nháp ly cà phê do người vợ đầu Nur Khusnul Khotimah (20 tuổi) pha.

Cerita Kori Akbar Nikahi Dua Kekasihnya Sekaligus di Desa Kuta

Chàng trai 20 tuổi cho hay hiện mình vẫn đang sống trong căn nhà thuê của anh trai và trong tình trạng thất nghiệp. Sắp tới anh dự định sẽ qua Malaysia nhằm thử vận may và kiếm việc làm, trong khi để hai người phụ nữ ở nhà. 

“Tôi đang chữa bệnh, vì corona mà chuyến đi của tôi vẫn bị trì hoãn. Thực ra, sau khi kết hôn, tôi định sẽ đến Malaysia ngay, nhưng giờ thì tôi chưa thể “, Korik nói với phóng viên hôm thứ Tư (28/7/2021). Hiện tại, dù chỉ mới biết nhau rất ít nhưng hai người vợ trẻ cho biết họ sẵn sàng làm việc cùng nhau khi chồng vắng nhà.


[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo “chết cười”, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước!

MegaFon là một trong số những nhà mạng viễn thông lớn nhất (và chi nhiều tiền vào quảng cáo nhất) của Nga với khoảng 70,4 triệu thuê bao tính đến cuối năm 2020. Gần đây, họ đã quyết định “rời xa” các hình thức quảng cáo truyền thống mà thay vào đó là thực hiện seri phim quảng cáo “bom tấn” gia đình nhiều tập (tiếng Nga: многосерийный семейный блокбастер) với sự tham gia của Bruce Willis và Azamat Musagaliev trong vai các đặc vụ cộng sự. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông MegaFon tin rằng, bằng cách trình bày sáng tạo những nội dung quảng cáo, khán giả sẽ tiếp nhận được những giá trị phù hợp nhất với mình khi xem phim.

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 1.

Mỗi tập phim có kịch bản hoàn chỉnh, không liên quan đến nhau và quảng cáo một sản phẩm MegaFon riêng biệt. Nhân vật chính là các đặc vụ cộng sự sẽ xuất hiện trong những tình huống khác nhau nhưng đều gần gũi với các hoàn cảnh mà chúng ta dễ gặp phải trong cuộc sống. Nói chung, mô-típ của những tập phim này khá “truyền thống” và quen thuộc: là sự kết hợp của một đặc vụ trẻ năng động và một đặc vụ lớn tuổi giàu kinh nghiệm. Cả hai sẽ phải cùng nhau phối hợp hành động để có thể thoát khỏi mọi tình huống khó khăn.

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 2.

Khán giả Nga rất yêu thích dòng phim Die Hard do Bruce Willis thủ vai chính

Siêu sao điện ảnh Bruce Willis là một huyền thoại của điện ảnh thế giới với hình tượng người đàn ông chính trực và không khoan nhượng, tượng trưng cho sự tin cậy và công lý. Trong khi đó, Azamat Musagaliev là một diễn viên hài kiêm người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng ở Nga. Trong phim, nhân vật của anh là chàng đặc vụ chân thành, hơi ngây thơ nhưng tháo vát và biết cách xoay sở trong mọi tình huống.

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 3.

Bruce Willis từng là gương mặt đại diện cho thương hiệu của công ty tài chính Trust

Tập đầu tiên trong seri quảng cáo do Ilya Naishuller làm đạo diễn có nội dung giới thiệu gói cước mới “Gia đình đầu tiên” của nhà mạng MegaFon. Gói cước này ưu đãi cho người dùng trong cùng một gia đình và cho phép các thuê bao liên lạc với nhau miễn phí cuộc gọi, không mất phí thuê bao hàng tháng – bất kể số dư trong tài khoản là bao nhiêu.

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 4.

Dù chỉ vỏn vẹn 44 giây và vài câu thoại nhưng tập đầu tiên cũng rất thú vị. Hai đặc vụ bị trói chặt với nhau trên một chiếc du thuyền, ở giữa là vali bom “siêu to khổng lồ”. Đồng hồ đang đếm ngược từ 1 phút 20 giây, rồi 1 phút 19 giây, 1 phút 18 giây…

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 5.

Đột nhiên, điện thoại của đặc vụ Nga đổ chuông – là con gái đang gọi. Do cả hai tay đang bị trói quặt ngược ra sau nên anh chàng đặc vụ đã nhanh trí sử dụng đến bảo bối “Tất đặc vụ” để có thể trả lời cuộc gọi của con gái yêu.

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 6.

Đầu bên kia hiện ra cô con gái rất dễ thương và lễ phép khi hỏi xin bố một phút thôi để giúp cô bé trả lời câu hỏi kiểm tra.

Mọi việc tiếp diễn thế nào, xin mời các bạn xem video đã được dịch phụ đề dưới đây:

Gói cước gia đình đầu tiên – Nói chuyện với con trẻ hoàn toàn miễn phí

Giám đốc thương mại của MegaFon, ông Vlad Wolfson, nói: “Cách tiếp cận mới đối với chiến dịch quảng cáo là tạo ra một bộ phim truyền hình chất lượng cao thay vì các định dạng truyền thống. Đây sẽ là một thay đổi mang tính bước ngoặt, giúp thương hiệu của chúng tôi trở nên khác biệt hoàn toàn trên thị trường, đồng thời sẽ gần gũi hơn với khách hàng.

[Video] Nhà mạng di động Nga chơi lớn: thuê tài tử Bruce Willis đóng phim quảng cáo chết cười, chống chỉ định xem khi đang ăn cơm hay uống nước! - Ảnh 8.

Ông Vlad Wolfson – Giám đốc thương mại của MegaFon

Chúng tôi đã phân tích nhu cầu của các thuê bao và phát hiện ra rằng: đối với họ, những giá trị quan trọng nhất là sự công bằng, độ tin cậy và lợi nhuận. Tất cả sẽ được phản ánh đầy đủ trong các sản phẩm của chúng tôi, đặc biệt là ở dòng gói cước #БезПереплат (Không bị trả hớ). Tôi chắc chắn rằng format mới của seri phim với sự “song kiếm hợp bích” của các đặc vụ sẽ truyền tải một cách rất chính xác tất cả những ưu điểm của MegaFon”.