Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Valve nói về Steam Deck 2: thật không công bằng với người dùng nếu năm nào cũng ra mắt máy mới

Valve nói về Steam Deck 2: thật không công bằng với người dùng nếu năm nào cũng ra mắt máy mới- Ảnh 1.

Bộ đôi đứng sau thành công của Steam Deck, Lawrence Yang và Yazan Aldehayyat, đang trả lời phỏng vấn báo giới Úc nhân dịp thiết bị chơi game đình đám này được phát hành tại quốc đảo. Như một lẽ tự nhiên, hai nhân viên cấp cao của Valve nhận được nhiều câu hỏi về khả năng Valve ra mắt Steam Deck 2.

Valve nói về Steam Deck 2: thật không công bằng với người dùng nếu năm nào cũng ra mắt máy mới- Ảnh 1.

Steam Deck màn LCD và Steam Deck OLED – Ảnh: Absol61/Reddit.

Câu trả lời của họ cho thấy Valve kiên định trong quyết định của mình, khi Yang và Aldehayyat nói không khác gì năm ngoái. Valve sẽ chờ cho tới khi hệ sinh thái phần cứng có tiến bộ rõ ràng trước khi ra mắt một phiên bản Steam Deck thứ hai.

Hiển nhiên, kỳ vọng của người dùng dâng cao khi Valve công bố phiên bản Steam Deck OLED chỉ một năm sau bản đầu tiên ra mắt. Người ta đã nghĩ Valve sẽ đều đặn ra mắt những hậu bản của Steam Deck, có thể đặt tên theo cách Apple hay Samsung đặt tên cho các dòng flagship của mình: game thủ đã nghĩ tới Steam Deck Pro, Pro Max hay Steam Deck Fold1 cho tới Fold6.

Thực tế, người dùng chỉ cần nhìn vào cách Valve sản xuất phần cứng và phần mềm để thấy tôn chỉ hoạt động của họ. Năm 2019, Valve ra mắt bộ kính thực tế ảo Valve Index và cho tới giờ, họ vẫn chưa tỏ ý định làm phiên bản thứ 2. Lý do rất đơn giản: bộ kính VR của Valve vẫn đứng top thị trường, đến nay vẫn còn nhiều người dùng. Dù vậy, Valve cũng vẫn phải dè chừng, khi những sản phẩm như Quest 3 của Meta hay Vision Pro của Apple đang thu hẹp khoảng cách.

Quay trở lại với dòng sản phẩm phần cứng mới nhất của Valve. Tập đoàn có trụ sở tại Washington khẳng định phiên bản OLED không phải là hậu bản của Steam Deck.

Chúng tôi sẽ không ra mắt sản phẩm thường niên đâu “, ông Yang khẳng định. ” Không có lý do nào để làm vậy cả. Thực tế, thật không công bằng với người dùng khi chúng tôi ra mắt sản phẩm liên tục mà chỉ tốt hơn chút. Vậy nên, chúng tôi mong muốn một cú đại nhảy vọt xuyên thế hệ trong điện toán và không ảnh hưởng tới thời lượng pin, trước khi công bố thế hệ thứ hai của Steam Deck. Đó là thứ chúng tôi hứng thú, và đang tìm cách thực hiện “.

Valve nói về Steam Deck 2: thật không công bằng với người dùng nếu năm nào cũng ra mắt máy mới- Ảnh 2.

Steam Deck OLED (trái) và Steam Deck bản thưởng (phải) – Ảnh: Future.

Năm ngoái, khi Steam Deck OLED ra mắt, Lawrence Yang đã nói với PCGamer như thế này về khả năng ra mắt một phiên bản mang tên Steam Deck 2: “ Phải đúng thời điểm cơ. Chúng tôi còn phải chờ những bộ phận phần cứng phù hợp nữa. Vậy nên, chúng tôi muốn hiệu năng phải đạt được một cú đại nhảy vọt, để có thể gọi dòng sản phẩm mới là Steam Deck 2 ”.

Ông Yang nói thêm: “ Chúng tôi để mắt sát sao tới chip và APU hiện hành. Những thứ đang có đều chưa chín muồi [với Steam Deck 2]. Có lẽ phải 2 tới 3 năm nữa, sẽ có thứ gì đó tương đồng với APU chúng tôi có hiện tại, về hiệu năng, về hiệu suất sử dụng năng lượng “.

Cũng trả lời về việc liệu Valve có sớm ra mắt Steam Deck 2, ông Yazan Aldehayyat nói: “Để tập trung vào phiên bản thứ hai, chúng tôi sẽ phải sở hữu một mức độ cải thiện hiệu năng lớn, trong khi vẫn phải duy trì hiệu suất pin và cân nặng của máy. Không thể làm được trong năm sau hay năm sau nữa. Phải nhiều hơn thế”.

Dựa trên những thông tin này, có thể khẳng định, chắn chắn Steam Deck 2 sẽ không xuất hiện trước năm 2027 đâu. Còn khi được hỏi về một phiên bản “tối giản” hơn của Steam Deck, có thể là bản Lite hay bản Mini, hai vị giám đốc Valve nói rằng công ty không theo đuổi ý tưởng này.

Tôi nghĩ thứ tiếp theo chúng tôi muốn theo đuổi sẽ là Steam Deck 2 ”, ông Yang nói.

Việt Nam xây dựng cơ chế khuyến khích chuyển giao công nghệ mới nổi

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tại họp báo chiều 17/11. Ảnh: TTTT

Thông tin được ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ trả lời tại họp báo thường kỳ Bộ Khoa học và Công nghệ, chiều 17/10. Buổi họp báo do Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh chủ trì.

Theo ông Linh, các công nghệ ưu tiên, hạn chế và cấm chuyển giao đang được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng tại dự thảo sửa đổi Nghị định 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Việc khuyến khích chuyển giao công nghệ mới nổi, theo ông Linh nhằm phù hợp xu thế liên tục phát triển của khoa học công nghệ trong nhiều năm qua. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ mới được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu triển khai, sản xuất đưa ra thị trường.

Lãnh đạo Vụ Đánh giá, Thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng việc sửa đổi Nghị định 76 hướng đến tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên tinh thần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các trình tự, thủ tục của hoạt động chuyển giao công nghệ.


Ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tại họp báo chiều 17/11. Ảnh: TTTT

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tại họp báo chiều 17/10. Ảnh: TTTT

Với công nghệ hạn chế chuyển giao, ban soạn thảo đề xuất theo hướng giảm các công nghệ ứng dụng vì mục đích thân thiện môi trường nhưng hiệu suất thấp. Cụ thể, pin năng lượng mặt trời nhưng hiệu suất dưới 20% mặc dù ứng dụng cho các sản phẩm thân thiện môi trường nhưng sẽ hạn chế chuyển giao. Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 76, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất cấm các công nghệ được cho là cũ, lạc hậu như 1G, 2G và các công nghệ bất hợp pháp như tạo mã độc, virus máy tính. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, sửa đổi bổ sung Nghị định 76 và sẽ sớm trình Chính phủ thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính với hoạt động khoa học và công nghệ. Ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết cơ quan soạn thảo hướng tới tháo gỡ 3 – 4 nhóm chính sách về cơ chế tài chính. Dự thảo hướng đến tháo gỡ vướng mắc về sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên cho đầu tư hạ tầng mua sắm, hạ tầng nghiên cứu của các tổ chức viện trường.


Ông Nguyễn Nam Hải trả lời báo chí tại họp báo. Ảnh: TTTT

Ông Nguyễn Nam Hải trả lời báo chí tại họp báo. Ảnh: TTTT

Tại Nghị định 95 sửa đổi cũng điều chỉnh về việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp theo hướng mở rộng hơn, dựa trên nhu cầu của đơn vị đã trích lập quỹ. Việc sử dụng quỹ không chỉ cho hoạt động R&D mà còn phục vụ đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Điều này được cho sẽ gỡ khó cho việc quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp bị kết dư hàng nghìn tỷ đồng vì không có cơ chế sử dụng.

Về các tồn tại trong cơ chế tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học, theo ông Hải sẽ được tháo gỡ khi Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Chính phủ sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2013. Theo ông Hải, Nghị định 95 sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được trình Chính phủ trong tháng 10 này. Tuy nhiên, sửa đổi Nghị định 95 phải đồng bộ với việc Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn về trình tự thủ tục về lập dự toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động mua sắm hiện trogn quá trình lấy ý kiến các Bộ ngành.


Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ ưu tiên chuyển giao khi Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 76. Trong ảnh robot Trí Nhân do người Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: Anh Phú

Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ ưu tiên chuyển giao khi dự thảo sửa đổi Nghị định 76 được thông qua. Trong ảnh robot Trí Nhân do người Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: Anh Phú

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó chánh Văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thông tin các hoạt động nổi bật trong quý III và những công việc trọng điểm triển khai trong quý IV. Theo đó Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung hoàn thiện các dự án luật chuyên ngành, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) và hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2025 và 2030, cùng với các chương trình ứng dụng công nghệ tại địa phương cũng được ưu tiên triển khai trong quý IV.

Vĩnh Hà



TSMC thừa nhận với Mỹ đã tìm thấy chip của mình sản xuất trong sản phẩm của Huawei

TSMC thừa nhận với Mỹ đã tìm thấy chip của mình sản xuất trong sản phẩm của Huawei- Ảnh 1.

TSMC đã thông báo với Mỹ rằng một trong những con chip của họ đã được tìm thấy trong sản phẩm của Huawei sau khi công ty nghiên cứu công nghệ TechInsights tiến hành tháo dỡ sản phẩm này. Đây có thể là dấu hiệu của việc vi phạm các quy định hạn chế xuất khẩu đối với công ty Trung Quốc này.

Nguồn tin khác cho biết sản phẩm được tháo dỡ là chip Ascend 910B của Huawei, được coi là chip AI tiên tiến nhất của một công ty Trung Quốc. Nguồn tin không nêu rõ sản phẩm cụ thể nhưng cho biết con chip của TSMC là một trong các chip trong hệ thống đa chip.

TechInsights đã thông báo cho TSMC về con chip trước khi công bố phát hiện của mình trong một báo cáo, dẫn đến việc TSMC thông báo cho Bộ Thương mại Mỹ cách đây vài tuần.

TSMC thừa nhận với Mỹ đã tìm thấy chip của mình sản xuất trong sản phẩm của Huawei- Ảnh 1.

TSMC cho biết họ đã chủ động liên hệ với Bộ Thương mại Mỹ về vấn đề này và khẳng định không cung cấp chip cho Huawei từ giữa tháng 9/2020. “Chúng tôi duy trì một hệ thống kiểm soát xuất khẩu mạnh mẽ và toàn diện để giám sát và đảm bảo tuân thủ,” TSMC cho biết trong tuyên bố của mình.

Tiết lộ này cho thấy sự khó khăn trong việc thực thi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với cả các công ty sản xuất sản phẩm được săn đón và các cơ quan quản lý. Đồng thời, điều này cũng cho thấy nhu cầu duy trì của Huawei đối với các con chip tiên tiến nhất.

Huawei đã bị đưa vào danh sách hạn chế thương mại của Mỹ từ năm 2019 vì lý do an ninh quốc gia. Huawei tuyên bố họ không sản xuất bất kỳ chip nào thông qua TSMC sau khi các quy định của Mỹ được áp dụng vào năm 2020.

TSMC thừa nhận với Mỹ đã tìm thấy chip của mình sản xuất trong sản phẩm của Huawei- Ảnh 2.

Hiện chưa rõ con chip của TSMC đã đến tay Huawei bằng cách nào. Vào năm 2019, Huawei đã phát hành dòng chip Ascend 910 (phiên bản tiền nhiệm của Ascend 910B), được TSMC sản xuất trước khi các quy định kiểm soát xuất khẩu được áp dụng.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ “nhận thức được các báo cáo cáo buộc vi phạm tiềm năng đối với quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ,” nhưng không thể bình luận liệu có cuộc điều tra nào đang diễn ra hay không.

Chu kỳ nước toàn cầu lần đầu tiên mất cân bằng

Lòng sông Rio Grande ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico khô cạn. Ảnh: Climate.gov


Lòng sông Rio Grande ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico khô cạn. Ảnh: Climate.gov

Lòng sông Rio Grande ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico khô cạn. Ảnh: Climate.gov

Lần đầu tiên trong lịch sử, con người làm mất cân bằng chu kỳ nước toàn cầu, gây ra thảm họa nước ngày càng nghiêm trọng, dự kiến tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế và lĩnh vực sản xuất thực phẩm, theo báo cáo công bố hôm 16/10 của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu – tổ chức gồm các chuyên gia và nhà lãnh đạo quốc tế. Báo cáo cho biết, nhiều thập kỷ sử dụng đất một cách tàn phá và quản lý nước thiếu hợp lý kết hợp với cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đã tạo “áp lực chưa từng có” cho chu kỳ nước toàn cầu.

Chu kỳ nước là chu kỳ phức tạp mà nước di chuyển xung quanh Trái Đất. Nước bốc hơi từ mặt đất – ví dụ từ hồ, sông, thực vật – và vươn lên khí quyển, tạo thành những dòng hơi nước lớn có thể di chuyển xa, sau đó nguội đi, ngưng tụ, cuối cùng rơi trở lại mặt đất dưới dạng mưa hoặc tuyết.

Chu kỳ nước gián đoạn đã gây ra nhiều hậu quả. Gần 3 tỷ người đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Cây trồng héo úa và các thành phố đang lún xuống khi nước ngầm bên dưới khô cạn. Hậu quả sẽ còn thảm khốc hơn nếu thế giới không hành động khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng nước đe dọa hơn 50% ngành sản xuất thực phẩm toàn cầu và có nguy cơ làm giảm trung bình 8% GDP các nước vào năm 2050. Ở những nước thu nhập thấp, mức thiệt hại dự kiến cao hơn nhiều, lên tới 15%, theo báo cáo hôm 16/10.

“Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta đang đẩy chu kỳ nước toàn cầu ra khỏi trạng thái cân bằng. Giờ không thể trông cậy vào mưa, nguồn gốc của tất cả nước ngọt, được nữa”, Johan Rockstrom, đồng chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu, một trong những tác giả của báo cáo mới, cho biết.

Báo cáo phân biệt giữa “nước xanh lam”, nước lỏng trong sông hồ, tầng ngậm nước, và “nước xanh lục”, chất ẩm lưu trữ trong đất và thực vật. Dù thường không được chú ý, nguồn cung nước xanh lục cũng rất quan trọng với chu kỳ nước vì nước sẽ quay trở lại khí quyển khi thực vật giải phóng hơi nước, tạo ra khoảng 1/2 lượng mưa trên đất liền.

Những gián đoạn trong chu kỳ nước có mối liên hệ sâu sắc với biến đổi khí hậu, báo cáo cho biết. Nguồn cung cấp nước xanh lục ổn định đóng vai trò then chốt để hỗ trợ thực vật bắt giữ carbon – yếu tố làm nóng hành tinh. Nhưng thiệt hại mà con người gây ra, bao gồm việc phá hủy đất ngập nước và chặt phá rừng, đang làm suy yếu những “bể chứa carbon” này và đẩy nhanh quá trình ấm lên toàn cầu. Mặt khác, sự ấm lên cũng khiến cảnh quan khô héo, độ ẩm giảm và nguy cơ cháy rừng tăng.

Báo cáo kêu gọi “thay đổi cơ bản vị trí của nước trong nền kinh tế”, bao gồm cả việc định giá tốt hơn để tránh lãng phí và trồng các loại cây hay xây cơ sở cần nhiều nước, ví dụ như trung tâm dữ liệu, ở khu vực thiếu nước.

“Cuộc khủng hoảng nước toàn cầu là một thảm kịch nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi kinh tế nước”, Ngozi Okonjo-Iweala, tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng chủ tịch của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu, cho biết. Bà nói thêm, việc đánh giá đúng giá trị của nước vô cùng cần thiết để nhận ra nước khan hiếm và mang lại rất nhiều lợi ích.

Thu Thảo (Theo CNN)



Cơn cuồng xe điện tại một quốc gia Nam Á: Taxi xanh trở thành phương tiện di chuyển chính, nhu cầu đột biến, không thể sản xuất đủ

    Rahul Mathur thề trung thành với BluSmart ngay từ những ngày đầu thành lập. Công ty taxi điện này là lựa chọn ưa thích của anh khi còn là người sáng lập công ty khởi nghiệp tại Delhi cách đây 2 năm, đến nỗi Mathur đã trở thành thành viên Prive — nhóm trung thành độc quyền dành riêng cho những người được chọn.

    Tuy nhiên, gần đây, Mathur gặp khó khăn hơn trong việc gọi xe.

    “Mặc dù là thành viên BluSmart Prive, là nhóm cao cấp nhất, nhưng tôi vẫn có một số lúc không thể tìm được taxi theo lịch trình”, anh chia sẻ với Rest of World.

    Tại Ấn Độ, các công ty taxi điện như BluSmart đang chiếm lĩnh thị phần ngành gọi xe từ 2 thế lực lâu đời là Ola và Uber. Đội xe hoàn toàn chạy bằng điện của BluSmart vừa hấp dẫn những khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường, vừa thu hút những người yêu thích sự tiện lợi.

    Ứng dụng đảm bảo không hủy chuyến và không tăng giá đột biến. Xe của BluSmart cũng sạch sẽ, được bảo dưỡng tốt kèm theo phục vụ nước đóng chai và kẹo bạc hà. Một lượng lớn khách hàng trung thành được ghi nhận tại New Delhi và Bengaluru – Thung lũng Silicon của Ấn Độ.

    Vào năm 2022, BluSmart lên kế hoạch đưa 100.000 xe taxi điện lên đường vào năm 2025. Năm ngoái, công ty giảm mục tiêu xuống còn 10.000 xe điện vào đầu năm 2024 và hiện tại, hãng chỉ có khoảng 8.000 chiếc. BluSmart từ chối bình luận về nguồn cung xe điện của mình. Các chuyên gia cho rằng không có đủ nhà sản xuất xe điện để theo kịp nhu cầu ngày càng tăng.

    Shivani Palepu, một nhà phân tích chính tại công ty tư vấn quản lý Gartner chuyên về vận tải, cho biết với Rest of World: “Nguồn cung chắc chắn sẽ là một vấn đề, bất kể bạn hợp tác nhiều bao nhiêu”.

    Các công ty gọi xe truyền thống thường phụ thuộc vào tài xế đã sở hữu xe chạy bằng xăng và dầu diesel. Mặt khác, các công ty taxi điện phải tự mua xe mới, Pawan Mulukutla, giám đốc điều hành chương trình vận tải tích hợp tại Viện Tài nguyên Thế giới Ấn Độ nói.

    Được biết, phạm vi hoạt động của xe điện thấp hơn 50%–60% so với các mẫu xe động cơ đốt trong; công suất động cơ thấp hơn khoảng 30%. Ở Ấn Độ, xe điện cũng có giá cao hơn khoảng 50% so với những chiếc xe chạy bằng xăng tương tự.

    BluSmart và các công ty gọi xe điện khác giải quyết vấn đề này bằng cách duy trì đội xe của riêng mình. Điều này mang lại một số lợi thế về giá: chiết khấu theo khối lượng và khấu trừ lãi suất cho các khoản vay xanh. BluSmart sở hữu 5.000 bộ sạc và điều hành các đội bảo trì của riêng mình.

    Ola và Uber cũng đang giới thiệu chiến dịch xe điện đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và tuân thủ yêu cầu của chính phủ. Kế hoạch của Ola về một đội xe điện vẫn chưa tiến xa, trong khi Uber đẩy mạnh hợp tác với các nhà khai thác đội xe điện thương mại địa phương bao gồm Lithium Urban Technologies, Everest Fleet và Moove. Tháng 6 năm ngoái, Uber còn đầu tư 20 triệu USD vào Everest, nhà khai thác đội xe thương mại lớn nhất Ấn Độ với 19.000 xe điện do Tata Motors sản xuất.

    Anirudh Damani, giám đốc điều hành tại Artha Venture Fund, đơn vị đã bơm 2 triệu USD vào Everest Fleet, cho biết nguồn cung sẽ sớm ổn định hơn, đặc biệt là với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Ấn Độ. Ông dự đoán về sự xuất hiện của mô hình dịch vụ pin, trong đó pin ô tô được cho thuê với chi phí cố định theo km.

    Ngành công nghiệp xe điện hướng đến người tiêu dùng đang tràn ngập tiền đầu tư. BluSmart, được định giá 245 triệu USD, đã huy động được 24 triệu USD vào tháng 5 từ hơn 20 nhà đầu tư, bao gồm SoftBank, theo dữ liệu từ nền tảng thông tin thị trường Tracxn. Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương, công ty này có kế hoạch huy động thêm 100 triệu USD nữa trong thời gian tới. Vào năm 2024, ít nhất hai công ty khởi nghiệp xe điện khu vực khác — Snap-E ở Kolkata và Shoffr ở Bengaluru — cũng đã huy động được vốn.

    Tuy nhiên, số lượng nhà sản xuất ít và sự cạnh tranh ngày càng tăng đã làm giảm nguồn cung xe điện. Danh sách đơn đặt hàng của Tata Motors được cho là vượt xa năng lực sản xuất. Việc thiếu trợ cấp cho xe điện thương mại cũng hạn chế tốc độ và khối lượng sản xuất.

    Một số công ty nhỏ hơn dựa vào một đội xe duy nhất. Ví dụ, Snap-E có trụ sở tại Kolkata hiện đang vận hành 600 xe, chủ yếu là Tata XPres-T và đang cố gắng đạt 10.000 xe trong năm năm tới. Tata, đã ký hợp đồng với các công ty lớn hơn, là nhà cung cấp duy nhất của công ty.

    Shoffr ra mắt vào năm 2022 chỉ với hai chiếc xe từ nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD. Đội xe của công ty hiện có hơn 100 chiếc — tất cả đều là mẫu BYD E6. Cam kết với một đội xe duy nhất chắc chắn tồn tại nhiều rủi ro. Một lỗi ghi nhận ở một mẫu xe có thể khiến toàn đội hỏng cùng một lúc.

    Kislay Verma, đồng sáng lập của Shoffr, cho biết công ty có mối quan hệ tốt với BYD và các nhà sản xuất Trung Quốc là cốt lõi của ngành công nghiệp xe điện. Tuy nhiên, Shoffr vẫn sẽ tiếp tục giữ các lựa chọn mở với các nhà cung cấp khác.

    “Chúng tôi tiếp tục thử nghiệm những chiếc xe khác khi chúng ra mắt thị trường”, Verma cho biết.

    Ban đầu, BluSmart lấy toàn bộ đội xe của mình từ Tata. Công ty đã bổ sung thêm một hạng xe cao cấp khác, bao gồm các xe từ Mahindra, Hyundai và MG. Sự đa dạng hóa như vậy đi kèm với những thách thức, bao gồm việc điều chỉnh cơ sở hạ tầng cho từng thương hiệu, giúp nhân viên bảo dưỡng làm quen với các mẫu xe và đảm bảo tài xế cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

    Mitesh Shah, cựu giám đốc tài chính tại Ola kiêm đồng sáng lập của Inflection Point Ventures, đã ủng hộ cả BluSmart và Snap-E. “Đây sẽ không bao giờ là thị trường mà người chiến thắng sẽ giành được tất cả”, ông nói với Rest of World. “Một số công ty sẽ thành công ở cấp độ khu vực. Vấn đề là sử dụng hiệu quả đội xe hiện có của bạn, đảm bảo rằng tỷ lệ đó không bao giờ giảm”.

    Theo: Rest of World

    Siêu trăng lớn nhất năm rực sáng bầu trời cả nước


    Siêu trăng thứ 3 trong năm 2024 xuất hiện, Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 357.364 km. Thời điểm tròn đầy nhất của trăng rằm lần này vào lúc 18h26 ngày 17/10 (theo giờ Việt Nam).

    Hình ảnh ghi nhận trăng bắt đầu xuất hiện trên biển Đồng Châu tỉnh Thái Bình lúc 17h30. Ảnh: Trần Công

    Siêu trăng thứ 3 trong năm 2024 xuất hiện, Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 357.364 km. Thời điểm tròn đầy nhất của trăng rằm lần này vào lúc 18h26 ngày 17/10 (theo giờ Việt Nam).

    Hình ảnh ghi nhận trăng bắt đầu xuất hiện trên biển Đồng Châu tỉnh Thái Bình lúc 17h30. Ảnh: Trần Công


    Cả ngày 17/10 thời tiết mây mù, trăng bắt đầu mọc lúc 17h20 nhưng bị mây che phủ, tới 17h30 trăng ló rạng. Thời điểm này trời vẫn chưa tối nên có thể nhìn thấy rõ trăng có màu vàng. Ảnh: Trần Công

    Cả ngày 17/10 thời tiết mây mù, trăng bắt đầu mọc lúc 17h20 nhưng bị mây che phủ, tới 17h30 trăng ló rạng. Thời điểm này trời vẫn chưa tối nên có thể nhìn thấy rõ trăng có màu vàng. Ảnh: Trần Công


    Ở nhiều nơi của Hà Nội được chứng kiến siêu trăng, tuy nhiên, cũng có một số thời điểm mây mù che lấp. Trong ảnh trăng xuất hiện ở quận Hà Đông, Hà Nội lúc 20h. Ảnh: Ngọc Thành

    Ở nhiều nơi của Hà Nội được chứng kiến siêu trăng, tuy nhiên, cũng có một số thời điểm mây mù che lấp. Trong ảnh trăng xuất hiện ở quận Hà Đông, Hà Nội lúc 20h. Ảnh: Ngọc Thành


    Trăng ló rạng sau mái tòa chung cư ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Siêu trăng xảy ra do quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời ở điểm gần Trái Đất nhất (cận điểm), nó lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường. Ảnh: Phạm Chiểu

    Trăng ló rạng sau mái tòa chung cư ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Siêu trăng xảy ra do quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời ở điểm gần Trái Đất nhất (cận điểm), nó lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường. Ảnh: Phạm Chiểu


    Siêu trăng chụp lúc 19h35, tại công viên Gia Định, quận Phú Nhuận, TP HCM. Ảnh: Đức Đồng

    Siêu trăng chụp lúc 19h35, tại công viên Gia Định, quận Phú Nhuận, TP HCM. Ảnh: Đức Đồng


    Thời tiết TP HCM có mưa, mây đen. Sau cơn mưa rào, trời quang mây bắt đầu quan sát được siêu trăng, nhưng đã qua thời điểm cực đại. Ảnh: Đức Đồng

    Thời tiết TP HCM có mưa, mây đen. Sau cơn mưa rào, trời quang mây bắt đầu quan sát được siêu trăng, nhưng đã qua thời điểm cực đại. Ảnh: Đức Đồng


    Siêu trăng nhìn từ dây văng cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng, lúc 19h46. Ảnh: Nguyễn Đông

    Siêu trăng nhìn từ dây văng cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng, lúc 19h46. Ảnh: Nguyễn Đông


    Siêu trăng qua đỉnh cầu quay sông Hàn, lúc 19h48. Trước thời điểm này, trăng đã lên cao nhưng bị mây mù che. Ảnh: Nguyễn Đông

    Siêu trăng qua đỉnh cầu quay sông Hàn, lúc 19h48. Trước thời điểm này, trăng đã lên cao nhưng bị mây mù che. Ảnh: Nguyễn Đông


    Theo chuyên gia của NASA, có 4 siêu trăng trong năm 2024, rơi vào tháng 8, 9, 10 và 11. Nhưng siêu trăng xảy ra tuần này là kết quả khi trăng tròn nằm ở cận điểm.

    Trong ảnh trăng trên nóc cầu Trần Thị Lý ảnh chụp bằng tiêu cự 400 mm. Ảnh: Nguyễn Đông

    Theo chuyên gia của NASA, có 4 siêu trăng trong năm 2024, rơi vào tháng 8, 9, 10 và 11. Nhưng siêu trăng xảy ra tuần này là kết quả khi trăng tròn nằm ở cận điểm.

    Trong ảnh trăng trên nóc cầu Trần Thị Lý ảnh chụp bằng tiêu cự 400 mm. Ảnh: Nguyễn Đông


    Siêu trăng trước tượng Đức Mẹ lên trời, tại giáo xứ An Hải, quận Sơn Trà, lúc 20h. Ảnh: Nguyễn Đông

    Siêu trăng trước tượng Đức Mẹ lên trời, tại giáo xứ An Hải, quận Sơn Trà, lúc 20h. Ảnh: Nguyễn Đông


    Quan sát siêu trăng tại Bưu điện Trung tâm TP Hải Phòng, lúc 18h45. Ảnh: Lê Tân

    Quan sát siêu trăng tại Bưu điện Trung tâm TP Hải Phòng, lúc 18h45. Ảnh: Lê Tân


    Trăng trên đỉnh Vọng Hải Đài ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế. Ảnh: Vạn An

    Trăng trên đỉnh Vọng Hải Đài ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế. Ảnh: Vạn An

    Siêu trăng ở nhiều tỉnh thành cả nước

     
     
    Siêu trăng ở nhiều tỉnh thành cả nước



    Trăng trên đỉnh Vọng Hải Đài tối 17/10. Video: Vạn An

    Nhóm phóng viên

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc- Ảnh 1.

    Các thành viên trong đoàn chia sẻ tự hào khi có nhiều người Trung Quốc tỏ ra bất ngờ với sự xuất hiện của đoàn xe điện Việt tại nơi đặc biệt khó khăn này.

    Hành trình chinh phục Tây Tạng của đoàn 4 chiếc VinFast VF 8 đã gần đi qua được nửa chặng đường. Riêng trên cao tốc G318, những chiếc xe điện Việt đã đi qua các cột mốc 4.000 km, 5.000 km. Vượt qua nhiều khó khăn, trưởng đoàn, anh Chu Hữu Thọ chia sẻ: “Cho đến nay, chúng tôi vẫn đang thực hiện đúng lịch trình và các kế hoạch di chuyển như đã định. Tất cả thành viên trong đoàn luôn giữ được tinh thần tốt, trạng thái khỏe mạnh để tiếp tục khám phá những vùng đất mới”.

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc- Ảnh 1.

    Đoàn xe điện Việt Nam đã đến Trại căn cứ Everest.

    Theo chia sẻ của các thành viên, đoàn đã đi qua Trại căn cứ Everest (Everest Base Camp) nổi tiếng. Đây là một trong những điểm dừng chân mà bất cứ một nhà leo núi chuyên nghiệp nào cũng phải ghé qua. Ở độ cao hơn 5.200m, điều kiện thời tiết ở đây rất khắc nghiệt khi nhiệt độ xuống đến -5 độ C.

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc- Ảnh 2.

    4 chiếc VF 8 vẫn hoạt động bình thường dù ở điều kiện thời tiết -5 độ C.

    “Dù thời tiết khó khăn nhưng cả 4 chiếc VinFast VF 8 đều hoạt động bình thường, hoàn toàn thích nghi với thời tiết lạnh”, anh Chu Hữu Thọ chia sẻ. Anh cho biết, hệ thống động cơ điện và pin của VF 8 giữ được hiệu suất ổn định. Nhiều thành viên trong đoàn khá bất ngờ bởi dù hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, năng lượng tiêu hao của pin xe VF 8 vẫn rất ít chênh lệch so với điều kiện lý tưởng. Nhiệt độ pin duy trì ở mức 28-30 độ C.

    Xe sử dụng lốp đa dụng, có thể đi được tất cả các mùa (all seasons) nên việc đi dưới thời tiết lạnh với băng tuyết không gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các chức năng quan trọng như sưởi ghế, sưởi vô-lăng, hệ thống điều hòa 2 chiều hoạt động bình thường… Đây là điều rất quan trọng giúp tất cả mọi người giữ ấm cơ thể, đảm bảo sức khỏe.  

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc- Ảnh 3.

    Việc sạc pin tại Trung Quốc không còn gây khó khăn cho các chủ xe VF 8.

    Anh Thọ cho biết, toàn đoàn đã quen hơn với hệ thống trạm sạc tại Trung Quốc và việc sạc pin diễn ra nhanh chóng hơn so với những ngày đầu. Khi sử dụng bộ chuyển đổi adapter, VinFast VF 8 tương thích với hầu hết các trạm sạc tại quốc gia này. Đoàn dễ dàng sạc ngay tại trụ sạc ở các nhà hàng, khách sạn trong lúc dừng nghỉ.  

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc- Ảnh 4.

    Những chiếc xe điện Việt Nam lần đầu đặt chân tới Dương Hồ (Yamdrok) – Thánh hồ Tây Tạng.

    Đoàn cũng đã tham quan những di tích nổi tiếng tại thành phố Lhasa – “thủ phủ” của vùng đất Tây Tạng huyền bí, và đi qua nhiều danh lam thắng cảnh nơi đây. Trong đó, nhiều người ấn tượng với khung cảnh hùng vĩ của Dương Hồ hay những di sản văn hóa thế giới như cung điện Potala, chùa Đại Chiêu…  

    VinFast VF 8 tự hào là đoàn xe điện Việt Nam đầu tiên lăn bánh tại Trung Quốc- Ảnh 5.

    Đoàn VF 8 đã chinh phục cột mốc 5.000 km của cao tốc G318 – một trong những tuyến cao tốc đẹp nhất thế giới.

    Cũng trên các hành trình, các thành viên nhận ra 4 chiếc VinFast VF 8 như “thỏi nam châm” thu hút các du khách và người dân Trung Quốc. Nhiều người tỏ ra bất ngờ với sự xuất hiện của đoàn xe điện Việt Nam và đánh giá cao hành trình của đoàn cũng như thiết kế xe VF 8. Điều này khiến mỗi thành viên của đoàn đều cảm thấy tự hào .

    Ngày 23/10, đoàn di chuyển từ Đang Hùng tới hồ Namtso tại Nam Khúc, tiếp tục hành trình vạn dặm.

    Trước đó, chuyến viễn du Tây Tạng của các thành viên của Hội VF 8 Miền Bắc khởi hành từ ngày 8/10/2024. Tổng hành trình khoảng 16.000 km đi hoàn toàn bằng đường bộ. Theo các thành viên đoàn VF 8 chinh phục Tây Tạng, chuyến đi dự kiến kéo dài 30 ngày này nhằm chứng minh xe điện có thể thực hiện mọi hành trình và khẳng định chất lượng ô tô điện sản xuất tại Việt Nam.  

    Elon Musk lên kế hoạch thu tàu vũ trụ Starship bằng ‘đũa’ năm 2025

    Quá trình lắp ráp tên lửa Starship và tầng đẩy Super Heavy trên bệ phóng. Đồ họa: BBC

    SpaceX đã làm nên lịch sử ngành hàng không vũ trụ trong chuyến bay thử nghiệm thứ 5 của tên lửa Starship hôm 13/10. Khoảng 7 phút sau khi phóng, tầng đẩy đầu tiên của tên lửa – Super Heavy, đã quay trở lại bệ phóng và được bắt bởi cánh tay robot hay còn gọi là “đũa” của tháp phóng.

    Theo Elon Musk, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc SpaceX, công ty đặt mục tiêu thực hiện tương tự với tầng trên Starship, cao 50 m, trong những tháng tới. Trong bài đăng trên X hôm 15/10, ông Musk nói: “Hy vọng đầu năm sau, chúng tôi cũng sẽ bắt được tầng trên”.


    Quá trình lắp ráp tên lửa Starship và tầng đẩy Super Heavy trên bệ phóng. Đồ họa: BBC

    Quá trình lắp ráp tên lửa Starship và tầng đẩy Super Heavy trên bệ phóng. Đồ họa: BBC

    SpaceX đang phát triển Starship, cao 122 m và có thể tái sử dụng hoàn toàn, để đưa người và hàng hóa lên Mặt Trăng và Sao Hỏa, cũng như thực hiện nhiều nhiệm vụ không gian khác.

    Việc bắt Starship tại tháp phóng có thể không áp dụng cho tất cả các nhiệm vụ của tên lửa. Ví dụ, tầng trên sẽ đưa người lên bề mặt Mặt Trăng và Sao Hỏa, nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, những chuyến đi này có lẽ sẽ yêu cầu hạ cánh thẳng đứng bằng động cơ đẩy với sự hỗ trợ của chân đế.

    Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

     
     
    Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

    SpaceX thu hồi thành công tầng tên lửa đẩy Super Heavy hôm 13/10. Video: Space

    Tuy nhiên, SpaceX cũng dự định phóng nhiều nhiệm vụ Starship lên quỹ đạo Trái Đất – ví dụ: để tiếp tục xây dựng mạng lưới vệ tinh băng thông rộng Starlink khổng lồ và giúp tiếp nhiên liệu cho các tàu Starship khác hướng tới các hành tinh xa xôi. Hạ cánh trên bệ phóng là hợp lý cho những tàu này, cho phép chúng bay đến và đi từ quỹ đạo Trái Đất một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Starship là hệ thống phóng với tham vọng đưa con người tới sao Hỏa lần đầu tiên của giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk. Hệ thống phóng bao gồm phương tiện phóng Super Heavy và tàu vũ trụ Starship ở bên trên. Tên lửa đẩy nằm ở tầng đầu tiên và tàu vũ trụ chở người và hàng hóa nằm ở tầng thứ hai. Nhiệm vụ của tên lửa là đưa tàu Starship tới một điểm trên quỹ đạo, sau đó tàu Starship sẽ bay tiếp bằng động cơ của nó trong khi tên lửa quay trở lại Trái Đất. Cả hai bộ phận đều có thể tái sử dụng.

    NASA đã chọn tàu Starship để đưa phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng trong chương trình Artemis. Khi tàu Starship thực hiện hành trình tới Mặt Trăng, nó sẽ phải ở trên quỹ đạo gần Trái Đất trong lúc SpaceX phóng các phương tiện hỗ trợ riêng biệt để tiếp nhiên liệu cho tàu. Nhiệm vụ chở phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng sẽ diễn ra sớm nhất vào năm 2026.

    Minh Thư (Theo Space)



    TSMC tuyên bố dừng hợp tác với khách hàng đã “bán lén” chip cho Huawei

    TSMC tuyên bố dừng hợp tác với khách hàng đã "bán lén" chip cho Huawei- Ảnh 1.

    TSMC đã phát hiện trong tháng này rằng một số chip do công ty sản xuất cho một khách hàng cụ thể đã được sử dụng trong sản phẩm của Huawei. Điều này có thể vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ nhằm ngăn chặn công nghệ đến tay công ty công nghệ quốc gia của Trung Quốc.

    TSMC đã dừng vận chuyển chip cho khách hàng đó vào giữa tháng 10 sau khi phát hiện ra rằng các chip được chế tạo cho đối tượng này đã xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei. Công ty đã thông báo cho Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) về sự việc này và đang tiến hành điều tra thêm.

    Hiện chưa rõ khách hàng của TSMC có phải đang hành động thay mặt cho Huawei hay không, cũng như không rõ khách hàng này có trụ sở ở đâu. Sự cố này đã làm sáng tỏ hơn những báo cáo gần đây, trong đó có từ The Information , rằng Washington đã liên lạc với TSMC về việc công ty có sản xuất chip cho Huawei hay không.

    TSMC tuyên bố dừng hợp tác với khách hàng đã "bán lén" chip cho Huawei- Ảnh 1.

    Huawei công bố bộ xử lý AI Ascend 910 vào năm 2019

    Phát hiện của TSMC làm dấy lên những câu hỏi về cách mà Huawei, được xem là hy vọng lớn nhất của Trung Quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn, có được chip tiên tiến. Công ty nghiên cứu TechInsights gần đây phát hiện rằng các máy chủ AI mới nhất của Huawei chứa chip Ascend 910B do TSMC sản xuất. TechInsights đã thông báo cho TSMC trước khi công bố phát hiện của mình trong một báo cáo, dẫn đến việc TSMC thông báo cho Bộ Thương mại Mỹ cách đây vài tuần.

    Huawei đã nằm trong danh sách cấm vận từ năm 2020 và bị cấm kinh doanh với TSMC cũng như các công ty sản xuất chip khác mà không có giấy phép từ chính phủ Mỹ. Trong năm qua, Huawei chủ yếu dựa vào đối tác trong nước là SMIC để sản xuất, bao gồm chip 7nm bên trong một mẫu điện thoại thông minh.

    TSMC tuyên bố dừng hợp tác với khách hàng đã "bán lén" chip cho Huawei- Ảnh 2.

    Huawei từng tuyên bố Ascend 910 là “chip xử lý AI mạnh nhất”

    Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi về khả năng sản xuất chip 7nm của SMIC ở quy mô lớn. Việc Huawei sử dụng sản phẩm của TSMC cho chip AI mới nhất có thể củng cố quan điểm này. Về phía TSMC, công ty khẳng định đã dừng toàn bộ việc giao hàng cho Huawei sau ngày 15/9/2020.

    “TSMC là một công ty tuân thủ pháp luật và chúng tôi cam kết tuân thủ mọi quy định liên quan, bao gồm cả các quy định kiểm soát xuất khẩu,” TSMC cho biết. “Chúng tôi đã chủ động liên lạc với Bộ Thương mại Hoa Kỳ về vấn đề được đề cập trong báo cáo. Hiện tại, chúng tôi không biết về bất kỳ cuộc điều tra nào đối với TSMC.”

    Trong một tuyên bố riêng, Huawei cho biết họ không “sản xuất bất kỳ chip nào thông qua TSMC sau khi Mỹ sửa đổi quy định vào năm 2020.”

    Xác mực khổng lồ hiếm gặp dạt vào bãi biển

    Xác mực khổng lồ nguyên vẹn trên bãi biển. Ảnh: Cofradia de Pescadores de Llanes


    Xác mực khổng lồ nguyên vẹn trên bãi biển. Ảnh: Cofradia de Pescadores de Llanes

    Xác mực khổng lồ nguyên vẹn trên bãi biển. Ảnh: Cofradia de Pescadores de Llanes

    Mực khổng lồ (Architeuthis dux), sinh vật biển sâu truyền cảm hứng cho quái vật Kraken trong truyền thuyết, hiếm khi lộ diện. Thước phim đầu tiên về chúng mới được ghi lại cách đây một thập kỷ và rất ít mẫu vật được tìm thấy, dù còn sống hay đã chết. Mực khổng lồ là loài động vật không xương sống lớn nhất còn sống trên Trái Đất, con cái có thể dài tới 13 m trong khi con đực dài khoảng 10 m. Biển Cantabria ở phía bắc Tây Ban Nha là một trong vài nơi mực khổng lồ sinh sống, thu hút sự quan tâm đặc biệt của bất kỳ nhà khoa học nào muốn nghiên cứu loài vật ẩn dật này.

    “Mực khổng lồ có sự dị hình giới tính rõ rệt. Giới nghiên cứu ước tính trọng lượng tối đa của con cái là 312 kg và của con đực là 178 kg”, Newsweek dẫn lời Luis Laria, chủ tịch hội đồng điều phối nghiên cứu và bảo vệ động vật biển (CEPESMA). “Con đực có tuổi thọ ngắn hơn con cái và thành thục sớm hơn. Chúng có tuổi thọ khoảng một năm còn con cái sống lâu gấp 2 – 3 lần”.

    Dù vô hại đối với con người, mực khổng lồ không thể dùng làm thức ăn như những loài họ hàng nhỏ hơn. Đó là do khối lượng cơ của chúng có lượng ammonia cao rất độc hại. CEPESMA điều hành một bảo tàng về mực khổng lồ chuyên bảo quản và nghiên cứu mẫu vật dạt vào bờ.

    Số phận của con mực dạt vào bãi biển El Sablón chưa được quyết định. Các kỹ thuật viên môi trường xứ Asturias đã chuyển xác con vật đi không lâu sau khi phát hiện. Nhà chức trách sẽ quyết định có chuyển nó tới CEPESMA hay không trong vài ngày tới.

    Mực khổng lồ sống ở độ sâu lớn bên dưới bề mặt đại dương, thường lên tới hàng trăm mét, nơi ánh sáng hầu như không thể chiếu tới. Chúng săn mồi bằng hai xúc tu dài giúp tóm và đưa thức ăn vào phần miệng giống chiếc mỏ, theo National Geographic. Chế độ ăn của chúng bao gồm cá, tôm và các loài mực khác. Một số chuyên gia cho rằng chúng thậm chí có thể hạ gục và ăn cá voi nhỏ. Mắt của mực khổng lồ thuộc hàng lớn nhất trong vương quốc động vật với đường kính 25 cm. Cơ quan lớn này cho phép chúng phát hiện vật thể và con mồi trong môi trường tối tăm.

    An Khang (Theo Newsweek)