Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Lừa xem phim online và bình chọn được trả phí để chiếm đoạt tài sản

Lừa xem phim online và bình chọn được trả phí để chiếm đoạt tài sản- Ảnh 1.

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí.

Đầu tiên, các đối tượng làm quen với nạn nhân trên mạng xã hội Facebook, giới thiệu tải ứng dụng mạng xã hội Telegram để tham gia xem phim online và bình chọn được trả phí.

Tiếp theo, có một tài khoản mạng xã hội Telegram gửi kết bạn và nhắn tin hướng dẫn quy trình sử dụng dịch vụ kiếm tiền; đối tượng gửi một đường link và hướng dẫn đăng nhập tài khoản và truy cập vào một trang web để xem phim và làm nhiệm vụ.

Lừa xem phim online và bình chọn được trả phí để chiếm đoạt tài sản- Ảnh 1.

Các đối tượng lừa đảo gửi một đường link và hướng dẫn nạn nhân đăng nhập tài khoản và truy cập vào một trang web để xem phim và làm nhiệm vụ.

Qua hai bước bình chọn đầu tiên, các đối tượng đã trả vào tài khoản của bị hại một số tiền nhỏ khiến bị hại tin tưởng và tiếp tục tham gia nhóm, nạp tiền vào tài khoản tích lũy.

Sau khi nạp tiền và hoàn thành các yêu cầu do đối tượng đưa ra, lúc này hệ thống báo nhập sai dữ liệu và yêu cầu muốn rút tiền về thì phải nạp số tiền bù trừ dữ liệu là 36 triệu đồng.

Các lý do được đối tượng lừa đảo đưa ra để bị hại nạp thêm tiền. Với suy nghĩ chỉ có cách nạp thêm tiền thì mới có thể lấy lại tiền, các bị hại càng lún sâu vào chiếc bẫy của những đối tượng lừa đảo.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ động xác minh danh tính của đối tượng trước khi thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

Không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn và được hướng dẫn giải quyết.

Ngỗng Ai Cập đe dọa thiên nga Pháp

Đàn ngỗng Ai Cập trong hồ nước ở Ay-sur-Moselle, đông bắc nước Pháp, ngày 12/9. Ảnh: Jean-Christophe Verhaegen/AFP


Đàn ngỗng Ai Cập trong hồ nước ở Ay-sur-Moselle, đông bắc nước Pháp, ngày 12/9. Ảnh: Jean-Christophe Verhaegen/AFP

Đàn ngỗng Ai Cập trong hồ nước ở Ay-sur-Moselle, đông bắc nước Pháp, ngày 12/9. Ảnh: Jean-Christophe Verhaegen/AFP

Vượt một chặng đường dài từ khu vực châu Phi hạ Sahara đến miền Đông nước Pháp, ngày nay, ngỗng Ai Cập (Alopochen aegyptiaca) đã quen thuộc với vùng đất mới, thậm chí đang xua đuổi vịt và thiên nga bản địa. Đây chính là một trong những “triệu chứng” của cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học trên thế giới, AFP hôm 16/10 đưa tin.

Rất dễ nhận biết với đốm nâu ở mắt, ngỗng Ai Cập đang khiến các loài chim khác phải bỏ chạy và gây rắc rối cho du khách với chất thải của chúng. “Đó là loài ngỗng biết bảo vệ lãnh thổ. Chúng đã ở đây ít nhất 15 năm và sẽ không rời đi. Giờ số lượng của chúng ngày càng tăng. Khi có 50 – 100 con chim xuất hiện, chúng có thể làm bẩn cả bãi biển chỉ trong 24 giờ”, Pascal Koensgen, phó thị trưởng thị trấn Lauterbourg, cho biết.

“Chúng là loài xâm lấn, chiếm hết bãi cát và để lại chất thải khắp nơi. Điều này thực sự gây phiền toái cho những người đến tắm và cắm trại”, Eric Beck, quản lý khu cắm trại cạnh một hồ nước ở ngoại ô Lauterbourg, chia sẻ.

Theo Văn phòng Đa dạng sinh học Pháp (OFB), giai đoạn 1970 – 2000, Pháp có chưa đến 50 con ngỗng Ai Cập ở 16 tỉnh. Nhưng từ năm 2005, số lượng ngỗng tăng vọt. Đến tháng 1/2016, có khoảng 2.000 con tại 83 tỉnh, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh đông bắc xung quanh sông Rhine và sông Moselle, gần biên giới Bỉ, Hà Lan, Đức – những nước mà loài vật này cũng hiện diện phổ biến.

“Ban đầu, đây là loài chim cảnh được thả vào các hồ nhân tạo và ao nhỏ để tạo khung cảnh đẹp”, Jean-Francois Maillard, chuyên gia về động vật ngoại lai xâm lấn tại OFB, cho biết. Qua thời gian, chúng được bán làm thú cưng, trốn thoát khỏi sở thú hoặc chuyển từ các nước lân cận đến, sinh sôi và lan rộng.

Việc bán ngỗng Ai Cập bị cấm vào năm 2017, khi Liên minh châu Âu liệt kê chúng là loài xâm lấn đáng lo ngại. Nhưng theo Maillard, lệnh cấm này hơi muộn vì ngỗng đã “trụ vững” tại Pháp. “Ngỗng cướp tổ của các loài khác như thiên nga, đuổi chúng đi, hành động hung dữ với vịt, dẫn đến nguy cơ loài bản địa bị trục xuất”, ông nói.

Người dân địa phương đã thử dựng hàng rào, lưới và bắn súng để xua đuổi, nhưng không cách nào hiệu quả ngoại trừ tiêu diệt. Nhiều tỉnh của Pháp đã cho phép bắn ngỗng Ai Cập. Năm nay và năm ngoái tại tỉnh Bas-Rhin, thợ săn đã giết 527 cá thể, tăng đáng kể so với con số 189 trong giai đoạn 2016 – 2017 và 78 trong giai đoạn 2011-2012.

“Điều này mang lại những khoảng nghỉ, đôi khi cho phép những loài khác hoàn thành chu kỳ sinh sản của chúng. Nhưng nó sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề”, Nicolas Braconnier, phó giám Liên đoàn Thợ săn Bas-Rhin, nhận định.

Thu Thảo (Theo AFP)



Bị bắt sau khi search Google “dấu hiệu cho thấy đang bị FBI điều tra”

Bị bắt sau khi search Google "dấu hiệu cho thấy đang bị FBI điều tra"- Ảnh 1.

CNBC đưa tin ngày 17/10, các đặc vụ FBI hôm thứ Năm đã bắt giữ một người đàn ông sinh sống tại Alabama vì bị cáo buộc có liên quan đến vụ hack tài khoản X của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào ngày 9/1, khiến giá bitcoin tăng vọt. Theo Bộ Tư pháp, giá Bitcoin tăng hơn 1.000 USD sau dòng tweet giả mạo.

Eric Council Jr., 25 tuổi đã bị ra lệnh giam giữ không được tại ngoại sau khi ra hầu tòa vào hôm thứ Năm với cáo buộc âm mưu thực hiện hành vi trộm cắp danh tính nghiêm trọng và gian lận thiết bị truy cập.

Bị bắt sau khi search Google "dấu hiệu cho thấy đang bị FBI điều tra"- Ảnh 1.

Các công tố viên cho biết, Eric đã thực hiện cuộc tấn công hoán đổi SIM để gán lại số điện thoại di động của một người có số được liên kết với tài khoản X của SEC vào mô-đun nhận dạng thuê bao trên điện thoại do kẻ lừa đảo kiểm soát.

Sau đó, Eric bị cáo buộc đã chia sẻ mã truy cập vào tài khoản X với những kẻ đồng phạm để dùng chúng đăng một dòng tweet giả mạo dưới tên Gary Gensle – Chủ tịch SEC với nội dung: “Hôm nay, SEC đã chấp thuận cho #Bitcoin ETF được niêm yết trên tất cả các sàn giao dịch chứng khoán quốc gia đã đăng ký”.

Ngay sau đó, SEC đã giành lại quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội của mình và thông báo dòng tweet này là sai sự thật và là kết quả của một vụ hack. “Giá trị của mỗi BTC sau đó đã giảm hơn 2.000 USD”, Bộ Tư pháp lưu ý.

Một ngày sau vụ tấn công, SEC đã chấp thuận thay đổi quy định cho phép thành lập quỹ ETF Bitcoin tại Hoa Kỳ.

Eric Council Jr., người sử dụng nickname trực tuyến là “Ronin”, “Easymunny” và “AGiantSchnauzer”, được cho là đã được những kẻ đồng phạm trả tiền bằng Bitcoin để thực hiện vụ hack.

Theo bản cáo trạng, Eric bị cáo buộc đã tìm kiếm trên Internet các cụm từ: “SECGOV hack”, “làm sao tôi có thể biết chắc chắn liệu mình có đang bị FBI điều tra hay không” và “Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị cơ quan thực thi pháp luật hoặc FBI điều tra ngay cả khi bạn chưa được họ liên lạc”, Bộ Tư pháp cho biết.

Mẹ của Council, bà Kimberly Council, trả lời phỏng vấn với CNBC rằng bà rất bất ngờ trước tin con trai mình bị bắt.

“Con trai tôi chưa bao giờ gặp rắc rối gì cả,” Kimberly Council, sống tại Huntsville, cho biết. “Nó chưa bao giờ bị phạt vì trong khi học tập ở trường.”

Bà cho biết bản thân chưa nói chuyện với Eric kể từ khi anh bị bắt và không biết liệu anh có thuê luật sư cho vụ án hình sự của mình hay không.

Kimberly cho biết Eric hiện đang thất nghiệp, nhưng trước đây anh từng tự nuôi sống mình bằng nghề giao đồ ăn qua ứng dụng.

Công ty xin phá sản sau khi làm lộ dữ liệu 300 triệu người Mỹ

Một mô hình người sử dụng máy tính, phía sau là màn hình với dòng chữ hacker. Ảnh: Reuters

Theo PCMag, Jerico Pictures, công ty mẹ của National Public Data (NPD), đã đệ đơn lên tòa án bang Florida nhằm thực hiện thủ tục phá sản. Jerico Pictures cho biết NPD “khó có thể thanh toán cho chủ nợ hoặc giải quyết khoản nợ dự kiến phải trả”.

Bên cạnh đó, công ty cũng đối mặt các vụ kiện tập thể và có thể phải bồi thường cho hàng trăm triệu cá nhân bị ảnh hưởng. NPD chuyên thu thập và bán quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân dùng trong kiểm tra lý lịch, lấy hồ sơ tội phạm và hỗ trợ các điều tra viên tư nhân.


Một mô hình người sử dụng máy tính, phía sau là màn hình với dòng chữ hacker. Ảnh: Reuters

Một mô hình người sử dụng máy tính, phía sau là màn hình với dòng chữ “hacker”. Ảnh: Reuters

Salvatore Verini, CEO Jerico Pictures, cho biết công ty ông phải “đối mặt với sự không chắc chắn trước các quy định từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và hơn 20 bang đang áp dụng hình phạt dân sự đối với hành vi vi phạm dữ liệu”. Trong hồ sơ phá sản, Verini định giá cơ sở dữ liệu chứa số an sinh xã hội bị đánh cắp là một triệu USD.

Hồi tháng 4, nhóm hacker có tên USDoD đã rao bán dữ liệu đánh cắp được từ NPD với giá 3,5 triệu USD nhưng không ai mua. Đến tháng 8, dữ liệu này được công khai, trong đó chứa 2,9 tỷ hồ sơ gồm họ tên, địa chỉ hiện tại và trước đây, số an sinh xã hội, ngày sinh và số điện thoại, trong đó ước tính 300 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng.

Cũng trong tháng 8, ba vụ kiện tập thể và hơn 14 đơn khiếu nại nhằm vào NPD được gửi đến các tòa án liên bang khắp nước Mỹ, cáo buộc công ty “cho phép hacker đánh cắp thông tin riêng tư nhạy cảm liên quan đến hàng triệu cá nhân mà không có biện pháp ngăn chặn”.

Trong hồ sơ phá sản, NPD cho biết bên bảo hiểm “từ chối bồi thường” sau khi sự cố được công khai. Công ty hiện còn tổng tài sản 75.000 USD, do đó khó có khả năng bồi thường cho những người bị ảnh hưởng nếu thua kiện.

Bảo Lâm (theo PCMag, TechCrunch)



Thứ trưởng Bộ Công Thương: “Tôi cũng giật mình vì giá hàng hóa trên Temu”

Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Tôi cũng giật mình vì giá hàng hóa trên Temu"- Ảnh 1.

Chiều ngày 23/10, tại họp báo thường kỳ, đại diện Bộ Công Thương đã trả lời về những diễn biến mới trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam trước sự đổ bộ của hàng loạt sàn bán lẻ Trung Quốc như Temu, Shein, Taobao…

Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đang lo ngại, sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đem theo hàng giá rẻ của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định các sàn thương mại điện tử nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải đăng ký theo quy định.

Trước việc một số quốc gia quan ngại và cấm Temu như Indonesia, Bộ Công Thương đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động.

Về nguyên tắc, Bộ Công Thương triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt, chống gian lận hàng gian, hàng giả, hàng nhái. Bộ đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi chặt.

Về giá cả, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: “Bản thân tôi cũng giật mình vì thấy giá của họ (Temu) rất rẻ, nhưng chúng ta phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, chưa dám khẳng định giá đó là cho hàng thật hay không, vì tôn trọng việc mua bán là thỏa thuận trên thị trường”.

Khi có kết quả nghiên cứu, Bộ Công Thương sẽ đề ra giải pháp nhằm kiểm soát.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Tôi cũng giật mình vì giá hàng hóa trên Temu"- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân (ở giữa) tại họp báo

Temu là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc), nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Temu mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ đến người dùng tuần gần đây.

Điểm nổi bật của Temu so với các sàn thương mại điện tử khác là giá sản phẩm rất rẻ, nhờ vào mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng, loại bỏ các chi phí trung gian.

Cách đây ít hôm, Uỷ ban châu Âu đã gửi văn bản yêu cầu Temu phải giải thích cơ chế ngăn chặn sản phẩm bất hợp pháp cũng như cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân khách hàng, theo đúng Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu.

Tờ Jyllands-Posten ra tại Đan Mạch cho biết rằng “Temu đã nhanh chóng phản hồi, rằng an toàn của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu”, nền tảng bán hàng trực tuyến cam kết hợp tác đầy đủ với giới chức châu Âu. 

Đạo luật Kỹ thuật số có hiệu lực từ tháng 2 năm nay quy định rõ, nếu một nền tảng trực tuyến lớn như Temu không tuân thủ quy tắc minh bạch, thì Ủy ban châu Âu có thể áp mức phạt lên tới 6% tổng doanh thu toàn cầu hàng năm của nền tảng đó.

Vẫn chưa ai có thể giải thích được mô hình kinh doanh của các nền tảng bán hàng trực tuyến như Temu hay Shein, giá bán sản phẩm tới tay khách hàng quá thấp, tới mức thậm chí chưa bằng chi phí bao bì và vận chuyển. Tờ Borsen hôm thứ Ba tuần trước viết: “22% người Đan Mạch đã mua sắm trên Temu trong nửa đầu năm nay”.

Bài báo đề xuất Đan Mạch và các nước châu Âu phải “sớm tạo lập một cơ chế, kết nối cơ quan thực thi pháp luật, đại diện doanh nghiệp và hiệp hội người tiêu dùng, để có thể nhanh chóng tìm hiểu bản chất và tìm giải pháp đối phó”. 

Bởi vì, theo bài báo, bảo vệ người tiêu dùng chỉ là một yếu tố, “cạnh tranh không lành mạnh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp Đan Mạch, đồng nghĩa với phá sản và thất nghiệp”. Những món hàng nhập khẩu siêu rẻ chỉ bằng ly cà phê cần phải chịu thuế và tuân thủ tiêu chuẩn như mọi sản phẩm khác, thì mới bảo vệ được sản xuất và thương mại trong nước.

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Một người đang đo tốc độ mạng 5G trên điện thoại, tại buổi ra mắt sáng 15/10. Ảnh: Lưu Quý

Trong sự kiện sáng 15/10 tại Hà Nội, Viettel – nhà mạng đầu tiên thương mại hóa 5G – cho biết đã tung ra 19 gói cước cho người dùng cá nhân, trong đó 11 gói trả trước và 8 gói trả sau. VNPT và MobiFone chưa công bố thời gian triển khai công nghệ di động thế hệ mới.

Các gói cước được tính theo tháng, với chi phí từ 135.000-480.000 đồng cho người dùng trả trước và từ 200.000 đến 2 triệu đồng cho trả sau. Mỗi gói cung cấp các quyền khác nhau, ngoài dung lượng Internet còn có ưu đãi khi gọi điện nội và ngoại mạng, chơi game, truy cập mạng xã hội hoặc tiện ích xem truyền hình, lưu trữ.

Nếu xét về dung lượng truy cập, quyền lợi của người dùng trong hầu hết gói 5G vừa công bố đều cao hơn 4G. Tuy nhiên, việc thiết lập mức sàn cao hơn gói 4G khiến người dùng không có những lựa chọn thấp như 70.000, 90.000 đồng và phải chi số tiền lớn hơn để trải nghiệm 5G.

Cụ thể, gói 4G theo tháng của Viettel thấp nhất là ST70K, người dùng được 15 GB dữ liệu cho 30 ngày sử dụng. Trong khi với gói 5G135 mới, người dùng có 4 GB truy cập mỗi ngày, tương đương 120 GB mỗi tháng, cao gấp tám lần.

4G 5G
Tên gói ST70K 5G135
Dung lượng/tháng 15 GB 120 GB
Ưu đãi khác Truy cập TikTok miễn phí Miễn cước TV360 4K
Số tiền 70.000 đồng 135.000 đồng

Với cùng số tiền bỏ ra, một số gói cước 5G cung cấp nhiều ưu đãi hơn. Ví dụ với 300.000 đồng mỗi tháng:

4G 5G
Tên gói 30N N300
Dung lượng/tháng 150 GB 300 GB
Ưu đãi khác

– Miễn phí gọi nội mạng < 60 phút, 150 phút gọi ngoại mạng, nhắn tin nội mạng.

– Miễn phí TV360

– Miễn phí gọi nội mạng < 60 phút, 200 phút gọi ngoại mạng, 200 SMS trong nước, 70 GB Cloud, MCA.

– Miễn phí truy cập YouTube, TikTok, Facebook và Spotify, TV360 Basic.

Số tiền 300.000 đồng 300.000 đồng

Tuy nhiên do 4G đã triển khai nhiều năm, nhà mạng cũng liên tục tung ra các ưu đãi riêng cho từng thuê bao. Ví dụ gói 4G có tên SD135, cùng giá 135.000 đồng nhưng có dung lượng 5 GB mỗi ngày cùng quyền truy cập TV360 Basic. Quyền lợi này cao hơn gói 5G135 mới ra, nhưng chỉ áp dụng cho những người dùng nhất định trong danh sách của nhà mạng.

Bù lại, gói cước 5G mở rộng giới hạn đăng ký cho người dùng. Ví dụ thuê bao trả trước hiện có thêm lựa chọn cao nhất 480.000 đồng, cho phép truy cập 20 GB/ngày, tương đương 600 GB mỗi tháng. Gói trả sau cao nhất N2000, giá 2 triệu đồng, cho phép sử dụng 50 GB/ngày hay 1.500 GB/tháng, cùng 400 phút gọi ngoại mạng, miễn phí gọi nội mạng dưới 60 phút.


Một người đang đo tốc độ mạng 5G trên điện thoại, tại buổi ra mắt sáng 15/10. Ảnh: Lưu Quý

Một người đang đo tốc độ mạng 5G trên điện thoại sáng 15/10. Ảnh: Lưu Quý

Trong lễ khai trương sáng 15/10, nhà mạng cho biết người dùng 4G hiện có thể đăng ký gói 5G mà không cần đổi sim. Ngoài các khác biệt về dung lượng, người dùng 5G sẽ tận hưởng kết nối tốc độ cao, có thể lên tới 1 Gbps, gấp 10 lần 4G, cùng độ trễ gần như bằng 0.

Với nhu cầu sử dụng thông thường hiện nay, người dùng sẽ không nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa 5G và 4G. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhiều ứng dụng, dịch vụ sẽ được xây dựng để khai thác lợi ích của công nghệ kết nối thế hệ mới.

Bên cạnh đó, do đang trong quá trình triển khai, người dùng cũng cần kiểm tra xem khu vực mình sống có kết nối 5G chưa. Viettel cho biết đã lắp đặt 6.500 trạm phát sóng tại khu vực trung tâm của 63 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, điều kiện cần là một điện thoại hỗ trợ 5G.

Thời gian tới, khi hai nhà mạng lớn tiếp theo là VNPT và MobiFone tham gia cuộc đua, giá cước 5G trên thị trường được dự đoán có nhiều biến động và trở nên cạnh tranh hơn.

Công nghệ 5G bắt đầu được thương mại hóa trên thế giới cách đây 5 năm, phổ biến nhất tại Trung Quốc, Mỹ… trong khi nhiều nước khác vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Lợi thế của mạng thế hệ mới là tốc độ cao trên 1 Gbps, cùng độ trễ siêu thấp và khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị cùng lúc. Do đó 5G sẽ thúc đẩy nhiều ứng dụng như xe tự hành, điều khiển từ xa thiết bị phẫu thuật, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường, kết nối IoT… Tuy nhiên, do tần số được sử dụng cho 5G ở Việt Nam đều là các tần số lớn, trạm 5G có độ phủ nhỏ hơn, buộc các nhà mạng phải triển khai số lượng trạm nhiều hơn.



Đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia dẫn đầu khu vực về blockchain

Đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia dẫn đầu khu vực về blockchain- Ảnh 1.

Ngày 22-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1236 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).

Đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia dẫn đầu khu vực về blockchain- Ảnh 1.

Phát triển công nghiệp chuỗi khối gắn với chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số. Ảnh: VGP

Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ chuỗi khối; đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ chuỗi khối trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, thực hiện hóa mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng.

  • Mời doanh nghiệp EU đầu tư vào chuyển đổi số, năng lượng tái tạo xanh tại Việt Nam

  • TP HCM: Hàng loạt hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia

  • khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Theo Chiến lược, mục tiêu đến năm 2030, củng cố và mở rộng hạ tầng blockchain quốc gia cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước; ban hành tiêu chuẩn về ứng dụng và phát triển blockchain tại Việt Nam.

Đồng thời, đặt mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển blockchain. Xây dựng được 20 thương hiệu blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong khu vực. Duy trì vận hành tối thiểu 3 trung tâm/đặc khu thử nghiệm về công nghệ chuỗi khối tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối.

Để đạt được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ứng dụng và phát triển blockchain.

Trong đó, rà soát, nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hành lang pháp lý hiện hành với các giải pháp, ứng dụng blockchain. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn về nền tảng, sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ blockchain đảm bảo tính liên thông và tính mở của các bên tham gia vào các giao dịch dựa trên công nghệ blockchain.

Bên cạnh các Bộ, Ngành, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cùng các hội, hiệp hội nghề nghiệp, được giao Phát triển các nền tảng blockchain Make in Việt Nam. Cùng với đó, xây dựng các cơ chế vận hành, khai thác và tương tác, liên thông giữa các loại hình mạng blockchain hoạt động trên hạ tầng blockchain Việt Nam. Đồng thời, tập hợp các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng blockchain, thúc đẩy chia sẻ thông tin, nâng cao nội lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Liên quan đến Chiến lược này, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết Chiến lược thể hiện sự cam kết và hành động cụ thể của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế số minh bạch, an toàn và phát triển bền vững.

Ông Trung cho biết Hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm thúc đẩy sự phát triển cộng đồng đi theo hướng nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn, khai thác tối đa những lợi ích của công nghệ blockchain được thể hiện trong chiến lược quốc gia.

Theo Chiến lược, sẽ phát triển công nghiệp chuỗi khối gắn với chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số tạo động lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đẩy nhanh quá trình tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối và các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng lần thứ tư như: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật,… đồng thời, thúc đẩy phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ tích hợp ứng dụng công nghệ blockchain.

Động thái khác thường của Elon Musk với Bitcoin

Tỷ phú Mỹ Elon Musk trong cuộc mít tinh của ông Trump ở Pennsylvania ngày 5/10. Ảnh: AP

Theo công ty chuyên theo dõi dữ liệu tiền số Arkham Intelligence, tài khoản liên quan đến Tesla đã chuyển hơn 11.500 Bitcoin sang một số ví không rõ chủ sở hữu. Hiện ví của công ty Elon Musk còn 6,65 USD – số tiền được đánh giá “về cơ bản không còn gì”.


Tỷ phú Mỹ Elon Musk trong cuộc mít tinh của ông Trump ở Pennsylvania ngày 5/10. Ảnh: AP

Tỷ phú Mỹ Elon Musk trong cuộc mít tinh của ông Trump ở Pennsylvania ngày 5/10. Ảnh: AP

Trước khi chuyển Bitcoin, Tesla là công ty đại chúng sở hữu lượng Bitcoin lớn thứ tư tại Mỹ, theo dữ liệu của BitcoinTreasuries. Ba công ty đứng đầu là hãng phần mềm MicroStrategy, Mara Holdings và Riot Platforms.

Tesla chưa đưa ra bình luận.

Tesla từng mua số Bitcoin tương đương 1,5 tỷ USD vào tháng 2/2021, sau đó có lúc giá trị tăng lên hơn 2,5 tỷ USD. Dù vậy, hãng xe điện đã bán 75% số Bitcoin vào năm 2022. Phần còn lại được Arkham Intelligence ước tính là 11.509 đồng, tương đương 770 triệu USD.

Trước đây, Musk thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến tiền số. Năm 2021, ông tuyên bố Tesla sẽ sớm chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin nhưng sau đó hủy bỏ với lý do “lo ngại vấn đề môi trường”. Ông cũng từng ủng hộ Dogecoin, nhưng hiện không còn nhắc đến tiền số này.

Bảo Lâm (theo CoinDesk)



Chỉ bằng một thông báo gửi tới Qualcomm, ARM đang làm rung chuyển cả thế giới Android

Chỉ bằng một thông báo gửi tới Qualcomm, ARM đang làm rung chuyển cả thế giới Android- Ảnh 1.

Theo một báo cáo mới từ Bloomberg, toàn bộ hệ sinh thái các thiết bị Android có thể sắp gặp phải một cơn địa chấn lớn chưa từng thấy trong thời gian tới.

Theo một tài liệu mà Bloomberg mới thu thập được, hãng thiết kế chip ARM vừa phát đi một thông báo tới Qualcomm về việc hủy bỏ cấp phép sử dụng kiến trúc chip của họ trong 60 ngày tới. Giấy phé công nghệ này của ARM chính là nền tảng cho thiết kế của các chip xử lý nổi tiếng của Qualcomm dành cho smartphone, thiết bị thông minh cũng như cả các dòng chip máy tính mới.

Chỉ bằng một thông báo gửi tới Qualcomm, ARM đang làm rung chuyển cả thế giới Android- Ảnh 1.

Điều này cũng có nghĩa, tranh chấp pháp lý ngày càng căng thẳng giữa 2 công ty không chỉ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Qualcomm mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp smartphone. Các bộ xử lý Snapdragon đang hiện diện trong hầu hết các thiết bị Android và Qualcomm đang thu được khoảng 39 tỷ USD doanh thu từ mảng kinh doanh này.

Nếu ARM hủy giấy phép của Qualcomm, công ty này có thể phải đối mặt với việc ngừng bán hàng hoặc các hành động pháp lý đòi bồi thường thiệt hại, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thiết bị sử dụng chip Snapdragon. Điều này cũng có thể làm chậm trễ quá trình đổi mới của các chip Qualcomm trong tương lai và tiềm ẩn nguy cơ tăng giá hoặc khan hiếm điện thoại Android.

Trước đó vào năm 2022, ARM từng đệ đơn kiện Qualcomm, cáo buộc công ty này vi phạm điều khoản hợp đồng sau khi mua lại Nuvia – một đơn vị được cấp phép khác của ARM. Thương vụ mua lại này đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Qualcomm nhằm tích hợp công nghệ của Nuvia vào laptop sắp tới và cải thiện chip Snapdragon cho điện thoại thông minh.

Quyết định hủy giấy phép của Qualcomm cũng phản ánh sự thay đổi chiến lược trong mô hình kinh doanh của Arm dưới ban lãnh đạo mới. Thay vì cung cấp các tập lệnh kiến trúc cho những công ty như Qualcomm, Samsung hay MediaTek, giờ đây ARM còn đang cung cấp thiết kế chip hoàn chỉnh. Điều này biến ARM thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Qualcomm, làm phức tạp hóa mối quan hệ vốn thân thiện trước đây giữa hai công ty.