Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

TP. Hồ Chí Minh sắp ra mắt ứng dụng “công dân số”

TP. Hồ Chí Minh sắp ra mắt ứng dụng "công dân số"- Ảnh 1.

TP. Hồ Chí Minh sắp ra mắt ứng dụng "công dân số"- Ảnh 1.

Hình minh họa

Chuỗi sự kiện và Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số – Động lực tăng trưởng mới của TP. Hồ Chí Minh” sẽ có  nhiều hoạt động hấp dẫn, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.  Thông tin được đưa ra tại buổi công bố Chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Tin học TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19/10.

Ông Lý Minh Tuân, Trưởng Phòng Công nghệ và Thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, chương trình sẽ triển khai chiến dịch “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân” tham gia và tìm hiểu những ứng dụng công nghệ thiết thực tại các buổi triển lãm của sự kiện. Mục tiêu của chiến dịch này là giúp người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số một cách dễ dàng, từ đó thúc đẩy kinh tế số phát triển sâu rộng hơn trong cộng đồng.

Phát biểu tại buổi công bố sự kiện, ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh (HCA) cho biết, sự kiện chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh năm nay sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn. Điểm nhấn của tuần lễ là triển lãm công nghệ với quy mô 50 gian hàng, trưng bày những thành tựu và mô hình nền tảng số từ các sở, ngành, địa phương, cũng như các doanh nghiệp công nghệ tiêu biểu.

Người tham dự sẽ có cơ hội trải nghiệm các giải pháp và ứng dụng số trong nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng số, trí tuệ nhân tạo (AI), đến an ninh thông tin và du lịch bền vững. “Người dân nên đến tham quan và tìm hiểu những ứng dụng mới của thành phố. Sự kiện năm nay sẽ tiếp tục giới thiệu các nền tảng số và nhiều ứng dụng chuyển đổi số của thành phố, như bản đồ số, ứng dụng cảnh báo kẹt xe, cảnh báo ngập…” – ông Tuấn nói. Đây là những công nghệ thiết thực và hữu ích cho người dân khi dùng ứng dụng.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, tại sự kiện lần này, trung tâm sẽ tiếp tục giới thiệu đến người dân và doanh nghiệp các nền tảng số mà TP Hồ Chí Minh đã hoàn thiện và triển khai. “Về ứng dụng “Công dân số”, TP Hồ Chí Minh sẽ ra mắt vào tháng 11 tới. Hiện thành phố đang phối hợp với các cơ quan chuyên ngành đánh giá mức độ đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của Bộ Công an để tiến hành kết nối với ứng dụng VNeID, nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho người dân khi đưa vào sử dụng” – ông Trung thông tin tại cuộc họp.

TP. Hồ Chí Minh sắp ra mắt ứng dụng "công dân số"- Ảnh 2.

Công chức bộ phận một cửa quận Phú Nhuận xử lý hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Sỹ Đông

Bên cạnh đó, chuỗi hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện sẽ tập trung khai thác tiềm năng của công nghệ số trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và chính quyền. Hội thảo sẽ bao gồm một phiên toàn thể và sáu phiên chuyên đề về các lĩnh vực nổi bật như công nghệ vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp, và các giải pháp thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh. Các diễn giả là những chuyên gia đầu ngành sẽ chia sẻ những xu hướng công nghệ mới nhất, đồng thời giới thiệu các giải pháp số tiên tiến có thể ứng dụng vào thực tế.

Ngoài triển lãm và hội thảo, Tuần lễ Chuyển đổi số còn là dịp để TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh các hoạt động văn hóa số. Từ ngày 25 đến 31 tháng 10, Tuần lễ Sách điện tử và Sách nói sẽ được tổ chức tại đường sách Nguyễn Văn Bình, giới thiệu các tác phẩm liên quan đến chuyển đổi số và công nghệ thông tin. Sự kiện này không chỉ mang tính chất tri thức mà còn giúp người dân có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của công nghệ số trong đời sống hiện đại.

TP. Hồ Chí Minh sắp ra mắt ứng dụng "công dân số"- Ảnh 3.

Dịch vụ công trực tuyến ở TP.HCM (9 tháng năm 2024). Nguồn: Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh – đồ họa: Bảo Nguyễn

Sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số TP Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ khẳng định vị trí và vai trò tiên phong của mình trong công cuộc chuyển đổi số. Sự kiện cũng tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ hơn.

CEO Nvidia khen Musk tạo siêu máy tính với tiến độ ‘khó tin’

Jensen Huang, CEO Nvidia tại Triển lãm Computex 2024 tại Đài Loan, hồi tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

“Theo tôi biết, chỉ một người trên thế giới có thể làm được điều đó”, ông Huang nói trong podcast Bg2 Pod phát sóng tuần này. “Một nỗ lực siêu phàm, điều mà người bình thường phải mất nhiều năm. Elon là người duy nhất hiểu biết về kỹ thuật, xây dựng, hệ thống lớn và khả năng huy động nguồn lực. Thật không thể tin được”.


Jensen Huang, CEO Nvidia tại Triển lãm Computex 2024 tại Đài Loan, hồi tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

Jensen Huang, CEO Nvidia tại triển lãm Computex 2024 ở Đài Loan tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

xAI, công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk, đã xây dựng siêu máy tính Colossus ở Memphis, Tennessee (Mỹ). Cụm này gồm 100.000 GPU Nvidia H100 và dự kiến tiếp tục được mở rộng thời gian tới. Hồi tháng 9, Musk cho biết chỉ mất 122 ngày để hoàn thành mọi thứ “từ đầu đến cuối”.

Trong podcast, Huang nói với những gì ông chứng kiến, việc lắp đặt cụm GPU cho Colossus chỉ diễn ra trong vài chục ngày. CEO Nvidia khen ngợi các nhóm kỹ thuật, phần mềm, mạng và cơ sở hạ tầng của xAI, gọi họ là những người “phi thường”.

“Để dễ hình dung, 100.000 GPU là siêu máy tính nhanh nhất hành tinh, khi tính theo một cụm”, Huang bình luận. “Để xây dựng một siêu máy tính thường mất ba năm, từ việc lên kế hoạch đến bàn giao thiết bị, và thêm một năm để đưa mọi thứ vào hoạt động”.

Trước đó, trả lời Jordan Peterson trên X hồi tháng 6, Elon Musk cho biết cần 19 ngày để đưa Colossus từ giai đoạn lắp đặt phần cứng đến khâu vận hành đào tạo. Ông nói đây là tiến độ “nhanh nhất từ trước đến nay, không phải ai cũng có thể làm được”.

Musk được cho là đã “xoay” mọi cách để có được GPU Nvidia nhằm đẩy nhanh tiến độ tạo siêu máy tính. Giữa tháng 9, nhà sáng lập Oracle Larry Ellison tiết lộ ông và Musk đã “cầu xin” CEO Nvidia bán GPU mới nhất cho mình.

“Trong bữa tối tại Nobu Palo Alto, tôi và Elon nài nỉ Jensen bán GPU: Làm ơn nhận tiền của chúng tôi. Không, hãy nhận nhiều hơn. Anh chưa nhận đủ đâu, chúng tôi cần anh nhận nhiều tiền hơn của chúng tôi”, Ellison kể.

Trong podcast Bg2 Pod, Huang cũng chia sẻ kỳ vọng về đội ngũ nhân viên trí tuệ nhân tạo giúp tăng năng suất công ty. “Tôi hy vọng một ngày không xa, Nvidia sẽ trở thành công ty có 50.000 nhân viên và 100 triệu trợ lý AI trong mỗi nhóm”, ông nói, mô tả trợ lý AI là những “tác nhân” có mặt trong mọi công đoạn với vai trò cải thiện năng suất.

“AI sẽ tuyển dụng AI khác để giải quyết vấn đề. AI sẽ ở trong các kênh Slack với nhau và với con người”, ông hình dung.

Theo ông, con người sẽ cần phải lựa chọn giữa “hàng nghìn tỷ” vấn đề và quyết định giải quyết vấn đề nào, trong khi bot giúp tự động hóa các giải pháp sau đó. Có nghĩa, công ty vẫn cần tuyển dụng con người để trở nên năng suất hơn, thay vì nỗi lo bị sa thải bởi AI như những ý kiến trước đó.

Bảo Lâm



PGS.TS Lê Hoàng Sơn: Hướng tới xã hội bao trùm số để không ai bị bỏ lại phía sau

PGS.TS Lê Hoàng Sơn: Hướng tới xã hội bao trùm số để không ai bị bỏ lại phía sau- Ảnh 1.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn: Hướng tới xã hội bao trùm số để không ai bị bỏ lại phía sau- Ảnh 1.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn – Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra vào chiều 18/10,  PGS.TS Lê Hoàng Sơn – Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu trong việc thúc đẩy bao trùm số, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Chuyên gia này lý giải, xã hội bao trùm số không phải là khái niệm quá vĩ mô, mà đơn giản là việc sử dụng tổng hòa công nghệ để phục vụ, hỗ trợ công việc và cuộc sống.

Việt Nam đang hướng đến một xã hội bao trùm số trên nhiều lĩnh vực như: Chính phủ điện tử, y tế số, giáo dục số, tài chính số… Do đó, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến phát triển số, thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ quan điều hành cũng tạo ra môi trường pháp lý và thúc đẩy các chính sách về chuyển đổi số.

Theo báo cáo “Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ” do Oxford Insights thực hiện, Việt Nam đứng thứ 5 tại ASEAN và 59 trên thế giới về mức độ sẵn sàng AI của Chính phủ.

“Cách đây 5 năm, việc ứng dụng công nghệ còn thô sơ, nhưng hiện nay đã có nhiều ứng dụng đạt mức độ hoàn thiện cao về AI và khoa học dữ liệu trên nhiều lĩnh vực”, ông Sơn nói.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn: Hướng tới xã hội bao trùm số để không ai bị bỏ lại phía sau- Ảnh 2.

Bên cạnh các thuận lợi, theo chuyên gia này, việc phát triển xã hội số bao trùm cũng gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là chênh lệch về xã hội, trong đó, chênh lệch hạ tầng khiến đa số những người ở thành phố có khả năng dùng công nghệ nhanh hơn.

Thứ hai, ông nhấn mạnh đến chênh lệch về kinh tế. Những người có điều kiện kinh tế tốt hơn lại có khả năng ứng dụng công nghệ nhanh hơn và biến công nghệ thành các giá trị thương mại.

“Khi đi sâu vào AI tạo sinh, chênh lệch về tri thức, kỹ năng tạo ra rào cản. Tại các quốc gia phát triển, khoảng cách về kỹ năng số không nhiều. Nhưng một quốc gia như Việt Nam rất khác ”, ông Sơn nói và cho biết thêm các rào cản khác về ngôn ngữ, giới cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận số của những nhóm yếu thế trong xã hội.

Từ những thách thức trên, PGS.TS Lê Hoàng Sơn đề xuất một số giải pháp. Cụ thể, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển hạ tầng, dữ liệu, con người để thu hẹp, xử lý các vấn đề bất bình đẳng về môi trường, hạ tầng, kinh tế.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn: Hướng tới xã hội bao trùm số để không ai bị bỏ lại phía sau- Ảnh 3.

PGS.TS Lê Hoàng Sơn (thứ hai từ phải qua) tại Diễn đàn đa phương (MSF) 2024

Ông cũng nhấn mạnh việc con người là yếu tố trọng tâm khi phát triển kỹ năng số. Nói sâu hơn về khía cạnh này, chuyên gia Lê Hoàng Sơn kể về một kỷ niệm khi tham gia giải thưởng Better Choice Awards – do Bộ Kế hoạch Đầu tư, NIC và VCCorp tổ chức. Đây là giải thưởng có các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám rất cao về AI, sáng tạo. Câu hỏi ông đặt ra: Liệu có thể dùng công nghệ để kéo gần khoảng cách của các nhóm yếu thế trong xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau?

Từ quan sát cá nhân, ông Sơn nhấn mạnh đến yếu tố thay đổi, thích nghi của nguồn nhân lực có thể kéo gần lại mọi khoảng cách. AI, khoa học dữ liệu không phải là công nghệ xa vời chỉ dành cho chuyên gia mà dành cho tất cả mọi người. Do đó, việc đào tạo kỹ năng số cần được mở rộng, đa dạng, không chỉ gói gọn ở các chương trình chính quy mà cần đào tạo theo nhu cầu, nhóm đối tượng.

“Chỉ cần nâng cao kỹ năng về công nghệ, chuyển đổi số, năng lực thích nghi về công nghệ mới, chúng ta sẽ có công nghệ về xã hội bao trùm. Đây là vận hội, thời cơ chúng ta có thể phát triển”, ông Sơn nhấn mạnh.

Cuối cùng, chuyên gia này khẳng định tầm quan trọng của minh bạch hóa thông tin. Trong xã hội hiện nay, thông tin giúp tăng cường kết nối chính xác, đồng thời, có tiềm năng khai thác lớn.

Ông khẳng định: “Chúng ta có thể dùng công nghệ để phát triển đất nước bởi người dân chính là đối tượng thủ hưởng chính các giá trị nó mang lại. Do đó, cần đồng lòng của 3 chủ thể Chính phủ – Doanh nghiệp – Đơn vị đào tạo”.

Bên cạnh các tham luận, tọa đàm của chuyên gia, tại Diễn đàn MSF 2024, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) cùng Samsung Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng khởi xướng Sáng kiến công nghệ bao trùm (InclusiveTech Initiative).

Sáng kiến này thể hiện tinh thần phụng sự xã hội, với phương châm: “Công nghệ không chỉ phục vụ sự tiến bộ của một số ít mà còn mang lại giá trị cho cả cộng đồng”. Mục tiêu chính là tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy một xã hội công bằng và bền vững thông qua các giải pháp sáng tạo.

Trong khuôn khổ sáng kiến, Giải thưởng “Inclusive Tech for Social Innovation – Công nghệ Bao trùm vì lợi ích xã hội” sẽ được tổ chức hàng năm để tôn vinh những tổ chức và cá nhân xuất sắc. Năm nay, giải thưởng vinh danh 15 sáng kiến xuất sắc, khai thác công nghệ để thu hẹp khoảng cách số.

Chính thức ngừng cung cấp dịch vụ 2G

Một điện thoại của Nokia phổ biến tại Việt Nam, bị dừng sử dụng vì không hỗ trợ 4G. Ảnh: Lưu Quý

Theo quy hoạch băng tần của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ hôm nay, các doanh nghiệp viễn thông dừng dịch vụ dành cho thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ một số khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK. Người dùng buộc phải nâng cấp thiết bị lên công nghệ mạng mới từ 3G trở lên để tiếp tục sử dụng.

Theo kế hoạch, việc tắt sóng 2G ban đầu được thực hiện vào 16/9, nhưng sau đó Bộ lùi thêm một tháng, trong bối cảnh nhiều thuê bao chưa chưa kịp nâng cấp máy do ảnh hưởng bởi bão Yagi.

Mạng 2G sẽ tiếp tục được duy trì thêm hai năm nhằm hỗ trợ cho thuê bao đang dùng thiết bị 3G, 4G đời cũ chưa hỗ trợ tính năng gọi qua mạng di động (VoLTE) và dự kiến tắt vào tháng 9/2026.


Một điện thoại của Nokia phổ biến tại Việt Nam, bị dừng sử dụng vì không hỗ trợ 4G. Ảnh: Lưu Quý

Một điện thoại của Nokia phổ biến tại Việt Nam, bị dừng sử dụng vì không hỗ trợ 4G. Ảnh: Lưu Quý

Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tính đến 0h ngày 16/10, có 243.567 thuê bao sử dụng điện thoại 2G bị dừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Đây phần lớn là những người ở vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận, không hoạt động thường xuyên.

Tại hội nghị tắt sóng 2G ngày 11/10, Cục Viễn thông cũng đề nghị các nhà mạng tiếp tục có chính sách đảm bảo quyền lợi người dùng, đồng thời có biện pháp thu gom và xử lý rác thải điện tử.

Kế hoạch tắt sóng 2G đã được chuẩn bị thời gian dài, trong đó có những biện pháp như ngừng nhập khẩu máy 2G Only từ năm 2021, không cho phép nhập mạng mới với điện thoại 2G không có chứng nhận hơp quy, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người khó khăn. Đầu năm nay, Việt Nam có 18 triệu thuê bao 2G, các nhà mạng đã thưc hiện nhiều chương trình chuyển đổi, đưa con số về dưới một triệu sau 10 tháng.

Theo đại diện Cục Viễn thông, việc dừng dịch vụ 2G sẽ thúc đẩy người dùng sử dụng mạng 4G, đưa người dân lên môi trường số, tận hưởng dịch vụ tiên tiến như thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Việc này cũng giúp giảm tải cho nhà mạng, từ đó sẵn sàng hạ tầng, nhân lực cho các công nghệ mạng thế hệ mới như 5G, 6G.

Lưu Quý



Học CNTT mọi lúc, mọi nơi: Tối ưu hóa thời gian với các khóa học trực tuyến tại Aptech

Học CNTT mọi lúc, mọi nơi: Tối ưu hóa thời gian với các khóa học trực tuyến tại Aptech- Ảnh 1.

Bắt đầu từ tháng 04/2024, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech chính thức ra mắt Khóa học trực tuyến 100% dành cho cả 2 chuyên ngành Công nghệ phần mềm và Khoa học dữ liệu – Trí tuệ nhân tạo. Khóa học được thiết kế phù hợp cho các anh chị và các bạn có công việc bận rộn, không thể di chuyển đến học trực tiếp tại các cơ sở đào tạo của Aptech. Với khóa học này, bạn sẽ có thể theo đuổi ngành CNTT tại bất kì đâu cùng những hỗ trợ không khác gì so với những khóa học truyền thống trước đó.  

Học CNTT mọi lúc, mọi nơi: Tối ưu hóa thời gian với các khóa học trực tuyến tại Aptech- Ảnh 1.

Một buổi khai giảng lớp học Online tại Aptech

Chương trình đào tạo toàn diện

Không khác biệt so với khóa học trực tiếp, khi đăng ký học Online tại Aptech, bạn vẫn sẽ được đào tạo dựa theo chương trình được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế và bám sát theo nhu cầu doanh nghiệp. Các bạn sẽ trải qua thời gian học là 4 học kì (2,5 năm) đối với chuyên ngành Công nghệ phần mềm và 3 học kì (2 năm) đối với chuyên ngành Khoa học dữ liệu – Trí tuệ nhân tạo. Sau mỗi học kì, các bạn sẽ được củng cố kiến thức thông qua những đồ án cuối kỳ đến từ Tập đoàn Aptech toàn cầu cũng như từ các doanh nghiệp. Và dù không đến trực tiếp tại cơ sở học, các bạn vẫn có thể thực hiện bảo vệ đồ án từ xa, cũng là cách để các học viên có thể rèn luyện kỹ năng teamwork, thuyết trình online đối với những công việc với đối tác nước ngoài sau này.  

Học CNTT mọi lúc, mọi nơi: Tối ưu hóa thời gian với các khóa học trực tuyến tại Aptech- Ảnh 2.

Các lớp học Online tại Aptech được diễn ra trực tuyến để thầy và trò dễ dàng tương tác chứ không phải thông qua các video thu sẵn

Song bằng Quốc tế

Tương tự như những khóa học truyền thống, bằng cấp của các khóa học Online có giá trị hoàn toàn không khác biệt gì khi bạn đăng ký học tại Aptech. Sau 2,5 năm học, bạn sẽ nhận được bằng Lập trình viên Quốc tế (Advanced Diploma in Software Engineering) có giá trị trên 50 quốc gia. Bên cạnh đó, bạn có thể tiếp tục phát triển con đường học thuật của mình với việc đăng ký chương trình chuyển tiếp Đại học Lincoln University College (LUC) để nhận thêm bằng Cử nhân CNTT Quốc tế sau 1 năm cuối học Online ngay tại Việt Nam. Đối với chuyên ngành Khoa học dữ liệu, sau 2 năm học, học viên sẽ nhận được Bằng cấp chuyên ngành Khoa học dữ liệu – Trí tuệ nhân tạo (Higher Diploma in Data Analytics & Artificial Intelligence).  

Học CNTT mọi lúc, mọi nơi: Tối ưu hóa thời gian với các khóa học trực tuyến tại Aptech- Ảnh 3.

Sau khi tốt nghiệp tại Aptech, bạn sẽ nhận được song bằng Quốc tế và có cơ hội phát triển con đường học tập của mình với chương trình chuyển tiếp AICP

Phương pháp đào tạo tiên tiến & hỗ trợ trong suốt quá trình học tập

Vẫn tuân thủ đúng tiêu chuẩn đào tạo Quốc tế, 1 lớp học Online tại Aptech vẫn đảm bảo sỉ số từ 24 – 30 bạn như các lớp học truyền thống để các giảng viên có thể theo sát từng học viên trong suốt thời gian học. Mỗi buổi học, các giảng viên đều sẽ có mặt tại cơ sở để hướng dẫn học viên thông qua các nền tảng học trực tuyến, nên nếu các bạn sắp xếp được thời gian vẫn có thể lựa chọn đến cơ sở học để được các giảng viên hỗ trợ trực tiếp ngay tại buổi học. Ngoài giờ học, học viên còn được tham gia miễn phí các lớp học bù, ôn tập, hội thảo công nghệ trực tuyến được tổ chức bởi Aptech và các đối tác tuyển dụng khác nhau.  

Học CNTT mọi lúc, mọi nơi: Tối ưu hóa thời gian với các khóa học trực tuyến tại Aptech- Ảnh 4.

Các sự kiện Hội thảo. Workshop, lớp học trải nghiệm tại Aptech được diễn ra theo 2 hình thức Online/Offline song song

Cam kết hỗ trợ việc làm & bảo hành công nghệ trọn đời

Dù bạn lựa chọn phương pháp học tập Offline hay Online thì Aptech vẫn sẽ đảm bảo cam kết hỗ trợ việc làm sau khi học viên tốt nghiệp. Với việc học tập theo hình thức Online, học viên sẽ có nhiều ưu thế hơn do đã có kỹ năng học tập, làm việc nhóm, quản lý công việc từ xa, những kỹ năng rất phù hợp với ngành CNTT – 1 ngành rất hay tuyển dụng những vị trí làm việc linh hoạt (hybrid), làm việc từ xa (work from home) và làm việc cho các công ty nước ngoài (outsourcing)…

Bên cạnh đó, Aptech luôn có chính sách bảo hành công nghệ trọn đời miễn phí dành cho các bạn học viên. Kể cả khi đã tốt nghiệp, học viên vẫn có thể quay trở lại Aptech để cập nhật các công nghệ mới. Bản chất ngành CNTT là luôn thay đổi và cập nhật công nghệ mới, nên với lợi thế “bảo hành công nghệ” này, học viên Aptech hoàn toàn có thể yên tâm quay trở lại để cập nhật kiến thức, kỹ năng cho mình.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Aptech phát triển tại Việt Nam, Aptech mang đến những học bổng đặc biệt dành riêng cho các bạn đăng ký khóa học Online tại Aptech. Bằng việc lựa chọn hình thức học phù hợp với nhu cầu bản thân, bạn và gia đình không chỉ đang đưa ra một quyết định đúng đắn cho tương lai của mình trong lĩnh vực CNTT, mà còn cơ hội nhận một loạt các học bổng hữu ích.

Xem thêm chương trình đào tạo Aptech tại đây: https://aptechvietnam.com.vn  

Tàu phá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới

Một mẫu tàu phá băng của Nga. Ảnh: Wikipedia


Một mẫu tàu phá băng của Nga. Ảnh: Wikipedia

Một mẫu tàu phá băng của Nga. Ảnh: Wikipedia

Nga đang xúc tiến kế hoạch phát triển mẫu tàu phá băng hạt nhân hàng đầu thế giới với ngân sách liên bang gần 1 tỷ USD trong 3 năm tới để hoàn thành Rossiya. Rossiya là tàu phá băng hạt nhân lớn nhất của Nga. Dự kiến tàu sẽ sở hữu một nhà máy hạt nhân 120 MW, mạnh gấp đôi bất kỳ tàu phá băng hạt nhân nào trước đây, Interesting Engineering hôm 15/10 đưa tin.

Tàu phá băng hạt nhân tích hợp nhà máy điện hạt nhân sản xuất năng lượng cho hệ thống đẩy của tàu. Dù chi phí vận hành cao hơn, những tàu phá băng này cung cấp lợi thế quan trọng so với tàu chạy bằng diesel, đặc biệt dọc theo tuyến Biển Bắc. Hoạt động phá băng đòi hỏi lượng điện lớn, lựa chọn tiếp nhiên liệu hạn chế dọc vùng ven biển Siberian, và độ bền cần thiết khiến tàu diesel khó vận hành ở vùng này. Tính đến nay, Nga là nước duy nhất chế tạo và vận hành tàu phá băng hạt nhân. Họ đã phát triển một số tàu từ thời Liên Xô (cũ) để thúc đẩy vận chuyển dọc tuyến Biển Bắc và hỗ trợ những căn cứ ở Bắc Cực.

Nặng 69.700 tấn, Rossiya sẽ chạy bằng điện từ hai lò phản ứng RITM-400. Khả năng phá lớp băng dày 4 m biến Rossiya thành phương tiện chủ chốt để tăng cường hoạt động vận chuyển trên biển tại vùng Bắc Cực. Tàu phá băng hạt nhân Rossiya sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy vận chuyển quanh năm khắp Bắc Cực. Với bề ngang 48 m, tàu được thiết kế để tạo ra những đường dẫn rộng trên băng, giúp các tàu chở khí hóa lỏng và tàu chở dầu đi lại an toàn qua những khu vực khắc nghiệt nhất trên tuyến Biển Bắc của Nga, đặc biệt ở đông Siberia và biển Chukchi.

Trong khi Trung Quốc tìm cách thiết lập tuyến đường vận chuyển container thường xuyên ở Bắc Cực, Rossiya có thể hộ tống đội tàu chở hàng trong tương lai. Quá trình đóng tàu phá băng Rossiya bắt đầu ở xưởng Zvezda của Nga vào ngày 7/2020 nhưng vấp phải nhiều trở ngại lớn, dẫn tới thời gian bàn giao bị lùi từ năm 2027 sang 2030. Hiện nay, tàu mới hoàn thành khoảng 15 – 20%. Mẫu tàu phá băng thuộc lớp đứng đầu sẽ giữ vai trò chủ chốt giúp xuất khẩu tài nguyên sang châu Á, nhất là Trung Quốc, trong những tháng mùa đông.

Năm 2030, Atomflot, công ty vận hành đội tàu phá băng cơ bản của Nga, đặt mục tiêu triển khai 17 tàu dọc tuyến Biển Bắc, bao gồm 13 tàu hạt nhân và 4 tàu thông thường. Hiện nay, Atomflot có 7 tàu phá băng hạt nhân đang hoạt động. Để tối ưu hóa nguồn lực, công ty lên kế hoạch sử dụng tàu phá băng thông thường ở những vịnh thuộc sông Ob và Yenisey, cho phép tất cả tàu phá băng tập trung vào khu vực phía đông thách thức hơn.

An Khang (Theo Interesting Engineering)



Sau khi chi hàng tỷ đô đầu tư vào Vingroup, Masan, PVOil, Imexpharm, chaebol Hàn Quốc bỏ 300 triệu USD mua công ty ngành bán dẫn tại Vĩnh Phúc

Ngày 9/10, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp và làm việc với ông Han Sung Won, Giám đốc điều hành công ty SK Hàn Quốc (thuộc SK Group) tại Việt Nam. Theo thông tin từ cuộc gặp mặt, SK Group đã mua lại cổ phần của Công ty TNHH sản xuất ISCVina, chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chất bán dẫn tại Khu công nghiệp Bá Thiện 2 (Bình Xuyên) với tổng mức đầu tư 300 triệu USD.

Tại buổi làm việc, Giám đốc điều hành SK Việt Nam Han Sung Won đánh giá cao môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh. Vị lãnh đạo này cũng chia sẻ một số khó khăn trong việc mở rộng quy mô đầu tư, tìm kiếm nguồn nhân lực đối với dự án đầu tư của tập đoàn tại công ty TNHH sản xuất ISCVina. Ông cũng mong muốn UBND tỉnh tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư tại Vĩnh Phúc.

Đồng thời, ông Han Sung Won mong muốn Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông đến thăm và làm việc trực tiếp tại Công ty TNHH sản xuất ISCVina.

Chào mừng SK Group đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông cho biết Hàn Quốc hiện là quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại tỉnh với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ USD.

Hiện nay, Vĩnh Phúc đang ưu tiên thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, điện, điện tử, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà ở, du lịch dịch vụ… Với quy mô là tập đoàn đa quốc gia lớn thứ 3 của Hàn Quốc, ông Trần Duy Đông mong muốn SK Group tiếp tục nghiên cứu, chọn Vĩnh Phúc là điểm đến đầu tư trực tiếp đầu tiên của tập đoàn tại Việt Nam.

SK Việt Nam trực thuộc tập đoàn SK, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc. SK Group được biết đến là một trong những tập đoàn đầu tư lớn trong các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.

Cụ thể, SK đã đầu tư 470 triệu USD mua 9,4% cổ phần của Masan Group và 1 tỷ USD cho 6% cổ phần Vingroup. Vào cuối năm 2011, SK bỏ ra 340 triệu USD để mua 4,9% cổ phần của The CrownX – công ty con của Masan, sở hữu Masan Consumer Holding (MCH) và Wincomerce.

SK cũng tuyên bố đầu tư 100 triệu USD vào chuỗi nhà thuốc Pharmacity. Ngoài các thương vụ lớn trên, một công ty con khác của SK là SK Energy còn nắm hơn 5% cổ phần của PV Oil, trị giá gần 30 triệu USD. Ngoài ra, SK còn nắm trong tay gần 65% vốn Imexpharm – doanh nghiệp dược lớn thứ hai trên sàn chứng khoán.

Nguyên tố có độ phóng xạ cao trong vỏ Trái Đất chưa từng thu được

Francium có số nguyên tử là 87 trên bảng tuần hoàn. Ảnh: Intothelight Photography


Francium có số nguyên tử là 87 trên bảng tuần hoàn. Ảnh: Intothelight Photography

Francium có số nguyên tử là 87 trên bảng tuần hoàn. Ảnh: Intothelight Photography

Nằm ở cuối bảng tuần hoàn và là nguyên tố có độ phóng xạ mạnh nhất trong bảng tuần hoàn, francium cực độc hại đối với bất cứ ai đến gần nó. Độ phóng xạ của nó lên tới 45.000 curi/mg.

Trên thực tế, giới nghiên cứu chưa bao giờ có thể quan sát francium. Không có ứng dụng nào đã biết và dường như không thực hiện bất kỳ chức năng sinh học nào. Nó hiếm hoi và tồn tại chóng vánh đến mức giới khoa học muốn nghiên cứu nguyên tố phải tự tạo francium bằng cách để neutron va chạm với radium hoặc để proton va chạm với thorium.

Trong nhiều năm, sự tồn tại của francium chỉ nằm ở lý thuyết. Chính Dmitri Mendeleev, cha đẻ của bảng tuần hoàn hóa học, là người đầu tiên nêu giả thuyết có một kim loại kiềm chưa phát hiện ẩn trong vũ trụ với số nguyên tử là 87. Điều này dấy lên một cuộc chạy đua nhằm phát hiện nguyên tố bí ẩn. Nhiều nhà khoa học xuất chúng khẳng định đã tìm thấy nó, nhưng kết quả của họ bị bác bỏ sau đó.

Đồng vị duy nhất tồn tại trong tự nhiên của francium là francium-223 hình thành trong quá trình phân rã phóng xạ của actinium. Năm 1939, nó được phát hiện lần đầu tiên bởi một nhà vật lý người Pháp Marguerite Perey làm việc với actinium ở Viện Radium tại Paris, người từng làm trợ lý cá nhân cho Marie Curie. Nguyên tố 87 sau đó được đổi tên thành “francium” theo quê hương của Perey.

Những quan sát sau khi phát hiện hé lộ francium-223 có chu kỳ bán rã chỉ 22 phút. Trong khi đó, uranium-235, một đồng vị phóng xạ dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện nguyên tử, có chu kỳ bán rã khoảng 700 triệu năm.

An Khang (Theo IFL Science)



Nguồn tin nội bộ thừa nhận: Apple tụt hậu 2 năm về trí tuệ nhân tạo, “trình độ” Siri kém xa ChatGPT

Nguồn tin nội bộ thừa nhận: Apple tụt hậu 2 năm về trí tuệ nhân tạo, "trình độ" Siri kém xa ChatGPT- Ảnh 1.

Nguồn tin nội bộ thừa nhận: Apple tụt hậu 2 năm về trí tuệ nhân tạo, "trình độ" Siri kém xa ChatGPT- Ảnh 1.

Cho dù Apple đã có một màn trình diễn hấp dẫn cho các tính năng AI tạo sinh của mình trong sự kiện WWDC24 vừa qua, nhưng theo các nguồn tin từ phóng viên Mark Gurman của trang Bloomberg, chính nội bộ Apple cũng không lạc quan vào năng lực trí tuệ nhân tạo của công ty so với các đối thủ khác. Theo các nguồn tin này, một số nhân viên Apple tin rằng công ty đang tụt hậu khoảng hai năm trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo.

Hồi tháng 6 năm ngoái, tại WWDC24, Apple đã giới thiệu bộ tính năng Apple Intelligence, đánh dấu bước đi đầu tiên của công ty vào cơn sốt AI hiện nay. Họ đã xây dựng nhiều tính năng thú vị, bao gồm tóm tắt thông báo bằng AI, thông báo đột phá thông minh cho các tin quan trọng, Siri mới với ngữ cảnh cá nhân, Image Playground, Genmoji, và nhiều tính năng khác.

Apple Intelligence chủ yếu dựa vào các mô hình có thể chạy trên thiết bị, điều này cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu để chạy Apple Intelligence khá cao. Bạn cần chip A17 hoặc M1 trở lên, với ít nhất 8GB RAM. Tuy nhiên, việc chạy trên thiết bị cũng tự nó giới hạn lượng thông tin mà chúng có thể xử lý.

Nguồn tin nội bộ thừa nhận: Apple tụt hậu 2 năm về trí tuệ nhân tạo, "trình độ" Siri kém xa ChatGPT- Ảnh 2.

Theo đuổi chiến lược như vậy cũng có nghĩa là Apple không thể tự làm tất cả mọi thứ. Vì lý do đó, Apple cũng công bố hợp tác với OpenAI để tích hợp ChatGPT trên toàn hệ thống. Bạn không bắt buộc phải sử dụng nó, nhưng nếu muốn tiếp cận thêm kiến thức, nó luôn sẵn sàng.

ChatGPT đối đầu Siri

OpenAI phát triển một số mô hình AI tốt nhất thế giới, và Apple thông báo họ sẽ hỗ trợ GPT-4o trên iOS, iPadOS và macOS. Nó sẽ được tích hợp vào Siri cũng như các Công cụ Viết. Việc tích hợp ChatGPT được kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách về kiến thức, và giờ đây chúng ta biết chính xác khoảng cách đó lớn đến mức nào.

Theo nguồn tin của Gurman, các nghiên cứu nội bộ của Apple cho thấy ChatGPT chính xác hơn Siri khoảng 25% và có thể trả lời nhiều hơn khoảng 30% số câu hỏi. Ông cũng nói thêm rằng ” một số người tại Apple tin rằng công nghệ AI tạo sinh của họ – ít nhất là cho đến nay – đang tụt hậu hơn hai năm so với các công ty dẫn đầu ngành .”

Nguồn tin nội bộ thừa nhận: Apple tụt hậu 2 năm về trí tuệ nhân tạo, "trình độ" Siri kém xa ChatGPT- Ảnh 3.

Tuy nhiên có thể đây không phải là điều quá đáng buồn với Apple. Trong lịch sử họ đã nhiều lần chứng minh rằng dù đi sau đối thủ nhiều năm, công ty vẫn có thể bắt kịp người đi trước. Một ví dụ là Apple Maps, dù đi sau Google Maps nhiều năm, phần mềm bản đồ của Apple vẫn là một trong số các lựa chọn hàng đầu cho người dùng.

Vì vậy, ông Gurman tin rằng, Apple sẽ làm mọi cách để bắt kịp đối thủ OpenAI, dù tự làm, thuê người làm hoặc mua lại các startup nếu cần thiết.

Ngoài ra, ông Gurman cho biết đến năm 2026, Apple Intelligence sẽ chạy trên mọi thiết bị có màn hình, với iPhone SE sẽ được trang bị chip A18 vào tháng 3 như dự kiến, và iPad cơ bản “có thể” sẽ được cập nhật vào cuối năm 2025.

Apple rõ ràng có lợi thế khi sở hữu hàng tấn thiết bị có khả năng cao để chạy các mô hình AI, vì vậy khi họ cải tiến, tất cả chúng ta sẽ nhanh chóng được hưởng lợi. Vấn đề chỉ là cách Apple phát triển mọi thứ trong tương lai.

Một số iPhone 16 bị lỗi tắt nguồn, chưa có cách xử lý

Dòng lỗi Panic Full trên một điện thoại iPhone 16 Pro Max. Ảnh: Hưng Thịnh

Thành Tiến (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết mới mua iPhone 16 Pro Max được 5 ngày nhưng máy liên tục tự khởi động không rõ nguyên nhân. “Tôi đã thử reset, cài đặt lại toàn bộ, tình trạng đỡ hơn nhưng vẫn xuất hiện. Cửa hàng đã kiểm tra và nói đây là lỗi Panic Full, cần chờ thêm một thời gian vì chưa có cách khắc phục triệt để, nhưng không cho đổi máy mới”, anh nói.

Trên nhiều hội nhóm sử dụng iPhone ở cả Việt Nam và thế giới, các chủ đề liên quan đến lỗi Panic Full của iPhone 16 đều đang thu hút hàng trăm lượt bình luận, một số người bày tỏ sự khó chịu hoặc hoang mang. Trong khi đó, Apple chưa lên tiếng về sự cố.

Panic Full là tình trạng điện thoại tự khởi động lại dù đang hoặc không sử dụng, cũng như tắt nguồn đột ngột, với tần suất không giống nhau. Không như hiện tượng treo ứng dụng, Panic Full ảnh hưởng tới hệ thống, dẫn đến treo toàn bộ máy. Nguyên nhân có thể do cả phần cứng, phần mềm hoặc sự cố với firmware.


Dòng lỗi Panic Full trên một điện thoại iPhone 16 Pro Max. Ảnh: Hưng Thịnh

Dòng báo lỗi Panic Full trên một chiếc iPhone 16 Pro Max. Ảnh: Hưng Thịnh

Một cửa hàng bán lẻ thiết bị Apple tại Hà Nội cho biết trong hơn hai tuần đã tiếp nhận gần 30 trường hợp lỗi Panic Full, đa số là iPhone 16 Pro Max, có thể do tỷ lệ mua phiên bản này cao nhất.

Một hệ thống bán lẻ khác cũng ghi nhận hàng chục khách hàng tới trung tâm bảo hành vì lỗi tương tự. “Panic Full cũng xuất hiện trên iPhone thế hệ cũ nhưng số lượng rất ít trong khi chủ yếu là iPhone 16”, đại diện đơn vị này nói.

Các bên đều cho biết sẽ hỗ trợ khách hàng nhưng chưa có phương án chính thức cho việc khắc phục, bảo hành.

“Các máy đều cài sẵn iOS 18 cho thấy có khả năng phần mềm hệ thống xung đột phần cứng gây ra lỗi”, Ngọc Linh, thợ sửa iPhone với hơn 10 năm kinh nghiệm, nhận định. Anh cho biết một số máy khi nâng cấp lên bản iOS 18 beta mới nhất không còn gặp hiện tượng này, nên có thể Panic Full là do phần mềm. Tuy nhiên, nếu do phần cứng, nhiều khả năng sẽ phải thay mainboard.

Việc chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến nhiều thợ e ngại xử lý lỗi. “Trong trường hợp do phần cứng, việc can thiệp có thể làm mất bảo hành máy, gây tốn kém cho người dùng. Nếu do phần mềm, người dùng cần chờ Apple ra bản nâng cấp”, anh Linh nói.

Nếu thấy iPhone thỉnh thoảng khởi động lại hoặc tắt đột ngột, người dùng có thể tự kiểm tra bằng cách truy cập Cài đặt > Quyền riêng tư & Bảo mật > Phân tích & Cải tiến > Dữ liệu phân tích. Trong các dòng file, nếu có dòng bắt đầu bằng panic-full… có nghĩa máy gặp lỗi trên.

Người dùng có thể xóa cài đặt, nâng cấp lên iOS 18 mới nhất để khắc phục. Nhiều cửa hàng khuyên không nên tự ý can thiệp phần cứng bởi sẽ bị mất bảo hành, gây khó cho các quy trình sau này.

Hoài Anh