Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Dùng mạng 5G bị đồn là “gây nguy hiểm cho người dùng”: Sự thật ra sao?

Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?- Ảnh 1.

Thuyết âm mưu hoang đường về 5G

Ngay lúc này, bạn có thể đang đọc bài viết trên màn hình điện thoại di động sử dụng công nghệ 5G. Trong nhiều thập kỷ qua, khả năng tiếp cận lượng thông tin khổng lồ và giao tiếp tức thời của chúng ta phụ thuộc vào các ăng-ten và bức xạ điện từ.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại bức xạ điện từ là nguồn gây ra rủi ro cho sức khỏe. Trước đây, bức xạ từ 3G, 4G từng bị cho là có những tác động đến con người, và 5G tiếp tục bị đưa vào tầm ngắn khi sử dụng công nghệ mới hơn.

Chắc hẳn bạn từng được khuyên nên tắt điện thoại di động hoặc wifi khi ngủ hay nghe về những lời đồn đại rằng sống gần trạm phát sóng có thể bị ung thư.

Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?- Ảnh 1.

Những cảm giác sợ hãi như vậy là phản ứng bình thường đối với thứ mà con người biết chúng tồn tại xung quanh mình nhưng không có cách nào cảm nhận. Kể từ khi ra đời cho đến nay, các thế hệ mạng di động từ 1G cho đến 5G như hiện tại đều bị quy chụp là gây hại cho sức khỏe.

Được phát triển vào năm 2019, 5G là phiên bản mới nhất của công nghệ truyền thông không dây được cung cấp để sử dụng rộng rãi cho công chúng.

“Tần số vô tuyến mà 5G sử dụng cao hơn các thế hệ truyền thông không dây trước đây, bao gồm 4G và 3G. Đó là điểm khác biệt”, Henk De Feyter, Tiến sĩ, phó giáo sư về X quang và hình ảnh y sinh tại Trường Y khoa Yale giải thích. “Còn lại, công nghệ này hoạt động theo cùng một cách, bằng cách tạo ra sóng điện từ để thông tin được gửi và nhận”.

Vì triển khai trùng với thời dịch bệnh Covid-19, 5G từng là thế hệ mạng di động nhiều “thị phi” nhất khi đi kèm với đủ loại thuyết âm mưu hoang đường, như “tháp 5G” là thứ gây ra và lây lan dịch bệnh. Thậm chí, có những tuyên bố khoa học viễn tưởng đến mức cho rằng vắc-xin phòng Covid-19 có chứa chip máy tính để kiểm soát từ xa bằng 5G.

Nhưng dựa trên các báo cáo chính thức, tất cả các quan niệm trên đều bị bác bỏ và không có bằng chứng nào cho thấy mạng di động 5G ảnh hưởng đến sức khỏe và tất nhiên sống ở gần trạm phát sóng không thể nào gây ung thư. 

Có thể khẳng định là 5G hay 4G đều an toàn với người dùng điện thoại. Nhận thức sai lệch nói trên bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan và tâm lý, bao gồm giới tính và trình độ học vấn.

Chính vì tính chất dễ gây hoang mang, Ủy ban Cố vấn Khoa học về Tần số Vô tuyến và Sức khỏe của Tây Ban Nha (CCARS) đã thường xuyên công bố các đánh giá toàn diện về các bằng chứng khoa học về tác động bức xạ điện từ. Từ năm 1999 đến nay, CCARS công bố báo cáo cứ 2 đến 3 năm/lần và đều có những kết luận tích cực.

Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?- Ảnh 2.

Có một thực tế là mức độ bức xạ của mạng di động đều nằm dưới giới hạn do các cơ quan quốc tế đặt ra, chẳng hạn như Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) hoặc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Tất nhiên, mạng 5G cũng không ngoại lệ.

Bằng chứng khoa học xác đáng

Để rộng đường dư luận, trang The Conversation đã xem qua 200 bài báo khoa học đánh giá về bức xạ điện từ và rút ra được 5 điểm chính:

– Không có bài viết nào đề cập đến mối liên hệ có thể có giữa bệnh ung thư và việc tiếp xúc với các loại bức xạ này ở mức độ thông thường. 

– Không có bằng chứng nào cho thấy chứng quá mẫn cảm mà một số người nói mình mắc phải – ngay cả khi có các triệu chứng khách quan – có liên quan đến các loại bức xạ. Trên thực tế, điều này có thể được giải thích bằng hiệu ứng nocebo, khi nhiều người có các triệu chứng chỉ vì tâm lý muốn bị bệnh. 

– Không có bằng chứng rõ ràng về bất kỳ tác động nào đến khả năng sinh sản của nam giới. 

– Không có nghiên cứu có tính kết luận nào cho thấy mối liên hệ giữa các loại bức xạ với sự phát triển của thai nhi hoặc sự phát triển của trẻ sau này. 

– Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với bức xạ điện thoại hoặc wifi có tác động tiêu cực đến giấc ngủ hay gây ra chứng đau đầu. Đây là những triệu chứng rất chủ quan có thể xuất phát từ nhiều yếu tố giao thoa khác nhau – bao gồm cả việc lo lắng về tác động của bức xạ.

Báo cáo CCARS mới nhất này ủng hộ mạnh mẽ các báo cáo trước đó và cho phép chúng ta có thể yên tâm rằng: Trong điều kiện bình thường, không có bằng chứng nào cho thấy bức xạ điện từ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nghiên cứu mới về cách giúp chó và mèo thân nhau

Chỉ dưới 10% số chó con được tiếp xúc với mèo vẫn giữ được bình tĩnh trong suốt quá trình nghiên cứu. Ảnh: Sonsedska/Getty Images/iStockphoto


Chỉ dưới 10% số chó con được tiếp xúc với mèo vẫn giữ được bình tĩnh trong suốt quá trình nghiên cứu. Ảnh: Sonsedska/Getty Images/iStockphoto

Chỉ dưới 10% số chó con được tiếp xúc với mèo vẫn giữ được bình tĩnh trong suốt quá trình nghiên cứu. Ảnh: Sonsedska/Getty Images/iStockphoto

Nghiên cứu của Dogs Trust phát hiện các yếu tố như tốc độ giới thiệu và độ tuổi của chó con có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng đối với loài mèo trong nhà.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 20,1% chủ sở hữu thú cưng giới thiệu chó con mới với mèo hiện có ngay lập tức và 18,9% tấn công trong vòng chưa đầy 2 giờ. Tuy nhiên, việc giới thiệu dần dần giữa chó con và mèo làm tăng đáng kể khả năng chúng hòa thuận với nhau.

Theo các phát hiện, những chú chó con được giới thiệu với mèo trong hơn một ngày – đặc biệt là những con dưới 12 tuần tuổi – sẽ bình tĩnh và thân thiện hơn, điều này có thể giúp hình thành mối quan hệ hài hòa hơn.

Vị bác sĩ thú y cho biết phần lớn những chú chó đều có hành vi “không mong muốn” khi mới được giới thiệu với mèo, bao gồm cả việc hung hăng hoặc chơi đùa với mèo khi nó không muốn chơi. Chưa đến 10% số chó con được giới thiệu với mèo tỏ ra bình tĩnh và thư giãn.

Tiến sĩ Rachel Casey, giám đốc chiến lược và chuyển đổi tại Dogs Trust, bác sĩ thú y kiêm chuyên gia hành vi động vật cho rằng “hãy thực hiện việc này thật chậm rãi và lựa chọn vị trí để mèo không cảm thấy bị chó con đe dọa”.

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án Generation Pup, với hơn 9.500 chó con đã đăng ký tham gia, bao gồm 4.500 chó con có sự tương tác giữa chó và mèo.

Các phát hiện sẽ được trình bày tại lễ hội khoa học thường niên New Scientist Live 2024, tổ chức tại London vào cuối tuần này.

Minh Thư (Theo The Guardian)



Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa Starship phóng và bắt thành công tầng đẩy Super Heavy. Video:Space

Tên lửa Starship cao 122 m được SpaceX phóng thử nghiệm lần thứ 5 từ Starbase, Texas lúc 8h25 ngày 13/10 (khoảng 20h25 cùng ngày giờ Hà Nội). Tên lửa lần này mang sứ mệnh lịch sử khi đưa tầng đẩy Super Heavy trở lại bệ phóng bằng cánh tay robot “chopstick” của tháp phóng Mechazilla.

Khoảng 7 phút sau khi phóng, Super Heavy đã hạ cánh chính xác gần tháp Mechazilla và được cánh tay robot giữ lại. “Đây là một ngày lịch sử đối với ngành kỹ thuật. Thật không thể tin được! Ngay trong lần thử đầu tiên, chúng tôi đã bắt thành công tầng đẩy Super Heavy trở lại tháp phóng”, Kate Tice, Quản lý hệ thống chất lượng của SpaceX, chia sẻ trong buổi tường thuật trực tiếp.

Từ bệ phóng, người phát ngôn của SpaceX, Dan Huot, nói thêm: “Ngay cả trong thời đại này, những gì chúng ta vừa thấy trông giống như phép thuật vậy”.


Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 năm 2024 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5.  Ảnh: AFP

Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5. Ảnh: AFP

Ngoài việc bắt tầng đẩy, SpaceX còn đặt mục tiêu đưa tầng trên của Starship, cao 50 m, vào không gian và sau đó hạ cánh xuống Ấn Độ Dương. Điều này diễn ra khoảng 65 phút sau khi phóng. Tầng trên đã kích hoạt ba trong số sáu động cơ để bay lơ lửng trên đại dương trước khi lật úp và phát nổ.

SpaceX đang phát triển Starship mục tiêu hỗ trợ con người định cư trên Mặt Trăng và Sao Hỏa. Starship được thiết kế để tái sử dụng hoàn toàn và nhanh chóng, giúp giảm thời gian giữa các chuyến bay và giảm chi phí.

SpaceX đặt mục tiêu hoàn thiện Starship kịp thời hạn thông qua chiến lược phát triển thông thường: điều chỉnh và thử nghiệm trên các chuyến bay thử nghiệm, sau đó lặp lại quy trình. Starship trong chuyến bay thử nghiệm lần 5 đã có một số sửa đổi đáng kể so với các phiên bản trước. SpaceX đã dành hơn 12.000 giờ để thay thế toàn bộ hệ thống bảo vệ nhiệt bằng các tấm ốp thế hệ mới hơn, một lớp chống mài mòn dự phòng và các biện pháp bảo vệ bổ sung giữa các cấu trúc cánh.

Bốn chuyến bay thử nghiệm trước đó của Starship diễn ra vào tháng 4 và tháng 11/2023, tháng 3 và tháng 6/2024. Tên lửa đã hoạt động tốt hơn trong mỗi chuyến bay kế tiếp. Chuyến bay đầu tiên chỉ kéo dài 4 phút do SpaceX đã kích nổ tên lửa trên không sau khi hai tầng không thể tách rời. Tuy nhiên, chuyến bay lần thứ tư vào ngày 6/6 đã thành công hoàn toàn khi tầng trên đạt vận tốc quỹ đạo và cả hai tầng đều sống sót khi quay trở lại Trái Đất, hạ cánh xuống các khu vực được chỉ định.

Starship là hệ thống phóng với tham vọng đưa con người tới sao Hỏa lần đầu tiên của giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk. Đây là tên lửa cao nhất (120 m) và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

NASA đã chọn tàu Starship để đưa phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng trong chương trình Artemis. Khi tàu Starship thực hiện hành trình tới Mặt Trăng, nó sẽ phải ở trên quỹ đạo gần Trái Đất trong lúc SpaceX phóng các phương tiện hỗ trợ riêng biệt để tiếp nhiên liệu cho tàu. Nhiệm vụ chở phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng sẽ diễn ra sớm nhất vào năm 2026.

Bảo Anh (Theo Space)



Trung Quốc hoàn thành khối cầu khổng lồ để săn hạt ma

Máy dò hình cầu ở Đài quan sát neutrino dưới lòng đất Giang Môn (Juno). Ảnh: Xinhua


Máy dò hình cầu ở Đài quan sát neutrino dưới lòng đất Giang Môn (Juno). Ảnh: Xinhua

Máy dò hình cầu ở Đài quan sát neutrino dưới lòng đất Giang Môn (Juno). Ảnh: Xinhua

Khối cầu có đường kính khoảng 35 m và là bộ phận trung tâm của Đài quan sát neutrino dưới lòng đất Giang Môn (Juno), dự án ở thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông. Khối cầu sẽ chứa khoảng 20.000 tấn chất phát sáng nhấp nháy và treo lơ lửng trong 35.000 tấn nước tinh khiết ở độ sâu 700 m dưới lòng đất để đo khối lượng của các loại neutrino khác nhau tạo bởi hai nhà máy điện hạt nhân gần đó, MSN hôm 13/10 đưa tin.

Có biệt danh “hạt ma”, neutrino là những hạt cơ bản rất khó phát hiện do chúng không có điện tích, khối lượng rất nhỏ và di chuyển ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Dù gần như mọi hạt truyền qua môi trường chất lỏng mà không để lại dấu vết, vài loại tương tác với chất lỏng, tạo ra hai chớp sáng mà hàng nghìn ống quang dò ánh sáng có thể ghi nhận.

Theo CCTV, khối cầu đã được lắp đặt và các kỹ sư đang tiến hành lắp ráp lớp vỏ kim loại bên ngoài của nó cùng ống quang. Quá trình lắp đặt dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 11 và cơ sở sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 8 năm sau. Trước đó, hoạt động thu thập dữ liệu được lên lịch vào năm 2023.

Công tác khởi công xây phòng thí nghiệm bắt đầu năm 2015 nhưng dự án bị trì hoãn do vấn đề nước ngầm. Đây là dự án quốc tế với đội ngũ 750 nhà nghiên cứu đến từ 74 viện ở 17 nước và vùng lãnh thổ, gần 300 chuyên gia trong số đó đến từ châu Âu, bao gồm Italy, Đức và Pháp.

Juno là dự án nối tiếp Thí nghiệm neutrino lò phản ứng vịnh Daya, hoạt động từ năm 2003 đến năm 2020 gần Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Các nhà khoa học Mỹ tham gia dự án vịnh Daya nhưng không cộng tác trong dự án Juno. Theo dự kiến, Juno sẽ là cỗ máy đầu tiên hoạt động trong số những máy dò neutrino thế hệ mới trên khắp thế giới.

Cả Thí nghiệm neutrino dưới lòng đất sâu ở Mỹ và đài quan sát Hyper – Kamiokande ở Nhật đều được lên lịch khánh thành và hoạt động trong khoảng năm 2027 – 2028. Theo Wang Yifang, giám đốc Viện vật lý năng lượng cao (IHEP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhóm chuyên gia đã phát triển nhiều công nghệ để nâng cấp Juno, bao gồm ống quang dò ánh sáng hiệu quả nhất thế giới. Tất cả kết quả thu được trong quá trình xây dựng và vận hành trong tương lai của Juno sẽ được công bố bởi nhóm hợp tác quốc tế. Juno sẽ mất 5 – 6 năm để thu thập tổng cộng 100.000 tín hiệu nhằm giải quyết câu hỏi về khối lượng neutrino.

An Khang (Theo MSN)



Elon Musk và tham vọng đưa người lên sao Hỏa

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Starship là hệ thống phóng đang dần chứng minh tham vọng đưa con người tới sao Hỏa lần đầu tiên của giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk. Đây là tên lửa cao nhất (120 m) và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

Trong 4 chuyến bay thử nghiệm của hệ thống Starship/Super Heavy, hai chuyến đầu tiên kết thúc bằng những vụ nổ dữ dội. Tuy nhiên, thử nghiệm lần thứ 5, diễn ra hôm 13/10, đạt cột mốc quan trọng khi tên lửa đẩy Super Heavy được thu hồi thành công. Khoảng 7 phút sau khi phóng, tầng tên lửa này đã hạ cánh chính xác gần tháp Mechazilla và được cánh tay robot bắt lại.

“Đây là một ngày lịch sử với ngành kỹ thuật. Thật không thể tin được! Ngay trong lần thử đầu tiên, chúng tôi đã bắt thành công tầng đẩy Super Heavy trở lại tháp phóng”, Kate Tice, quản lý hệ thống chất lượng của SpaceX, chia sẻ trong buổi tường thuật trực tiếp hôm 13/10.

Chuyến thử nghiệm thành công khiến người ta nhớ lại những tuyên bố được cho là phi lý và gây sốc của Elon Musk hồi tháng 9 trên mạng xã hội X. Musk viết: “Những chuyến tàu Starship đầu tiên tới sao Hỏa sẽ phóng trong 2 năm tới, khi khung thời gian chuyển tiếp Trái Đất – sao Hỏa tiếp theo bắt đầu. Chúng sẽ không chở người để kiểm tra độ tin cậy của việc hạ cánh nguyên vẹn xuống sao Hỏa. Nếu những lần hạ cánh này diễn ra thuận lợi thì những chuyến bay chở người đầu tiên đến sao Hỏa sẽ diễn ra trong 4 năm nữa. Từ đó, tốc độ chuyến bay sẽ tăng nhanh chóng với mục tiêu xây dựng một thành phố tự cung tự cấp trong khoảng 20 năm”.

Dòng tweet này nghe giống như một lời nói hão huyền, kể cả theo tiêu chuẩn của Musk – nhà sáng lập công ty hàng không vũ trụ SpaceX kiêm người giàu nhất thế giới, giúp cách mạng hóa những chuyến du hành không gian với loạt tên lửa Falcon tái sử dụng. Thậm chí NASA, cơ quan đang hợp tác với SpaceX về dữ liệu và công nghệ để đưa phi hành gia lên sao Hỏa, cũng cho rằng việc thực hiện chuyến tàu chở người đầu tiên hạ cánh xuống hành tinh này vào năm 2040 là vô cùng “táo bạo” .

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

SpaceX thu hồi thành công tầng tên lửa đẩy Super Heavy. Video: Space

Đây không phải lần đầu tiên Elon Musk đưa ra một kế hoạch tham vọng như vậy. Năm 2016, tỷ phú này chia sẻ, ông tin rằng những chuyến bay chở người đầu tiên đến sao Hỏa có thể diễn ra trong vòng 6 năm, dù khi đó, tên lửa hạng nặng để chở người tới hành tinh đỏ chỉ mới ở giai đoạn ý tưởng.

Trong khi nhiều người coi tuyên bố mới là một ví dụ khác về sự viển vông của Musk, giống như tham vọng có một triệu người sống trên sao Hỏa trong khoảng 20 năm nữa, một số nhà phân tích lại thấy lời tuyên bố này là có mục đích. Chi phí cho dự án sao Hỏa ước tính vượt xa con số 280 tỷ USD (theo giá trị tiền tệ hiện nay) mà NASA đã chi cho chương trình Mặt Trăng Apollo năm 1969. Tài sản cá nhân ước tính của Musk là khoảng 250 tỷ USD, không đủ để tài trợ cho dự án tốn kém và lớn nhất lịch sử du hành vũ trụ này, nhưng các nhà đầu tư tiềm năng từ cả khu vực công và tư nhân đều rất hào hứng.


Elon Musk và tham vọng viển vông đưa người lên sao Hỏa

Elon Musk nói về dự án thuộc địa hóa sao Hỏa tại Guadalajara, Mexico, năm 2016. Ảnh: Ulises Ruiz Basurto/EPA

Các chuyên gia cho biết, dòng tweet của Musk đã thúc đẩy cuộc thảo luận về tham vọng trước mắt của SpaceX và triển vọng dài hạn của nhân loại. “Nếu tôi phải tìm lý do tại sao lại có mốc thời gian táo bạo như vậy cho sao Hỏa, thì một phần là để chứng minh SpaceX không hề chậm lại, không ngủ quên trên chiến thắng, không trở thành một thế lực lớn cũ kỹ trong lĩnh vực không gian, mà vẫn là một startup sáng tạo, bứt phá”, Matthew Weinzierl, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard chuyên về kinh tế vũ trụ, cho biết.

“Dù là Elon Musk, Gwynne Shotwell (giám đốc vận hành của SpaceX) hay đội ngũ nhân tài dồi dào của họ, tôi nghĩ SpaceX thực sự giỏi ở hai điều: Một là biến các tác nhân thị trường thành những thành tựu từng được coi là không thể, và hai là đưa những viễn cảnh không thể đó trở nên thành công trên thị trường”, Weinzierl nói.


Elon Musk và tham vọng viển vông đưa người lên sao Hỏa - 1

Elon Musk muốn xây dựng cộng đồng một triệu cư dân trên sao Hỏa. Ảnh: SpaceX

Musk từ lâu đã cố gắng thách thức những điều không thể và thường xuyên vượt qua khó khăn. Tầm nhìn về sự sống trên sao Hỏa đã đưa những tham vọng dường như vô hạn của ông lên đến mức cao nhất, thậm chí nhiều người cho là phi lý. Chưa ai từng đặt chân lên hành tinh này. Nếu có ngày đó, họ cũng sẽ đối mặt với địa hình cằn cỗi, nhiệt độ băng giá, bão bụi và không khí không thể hít thở.

Tuy nhiên, Musk lại rất kiên quyết với ý tưởng tạo ra một nền văn minh trên sao Hỏa. Ông thậm chí từng nói rằng mình có kế hoạch chết trên đó. Tham vọng chinh phục sao Hỏa là nền tảng cho phần lớn trong 6 công ty mà ông lãnh đạo hoặc sở hữu, mỗi công ty đều có khả năng đóng góp cho một thuộc địa ngoài Trái Đất. Ví dụ, Boring Company, công ty đào hầm tư nhân của Musk, được sáng lập nhằm chuẩn bị sẵn thiết bị để đào dưới bề mặt sao Hỏa. Ông cũng hình dung ra viễn cảnh cư dân sao Hỏa lái một phiên bản xe Cybertrucks do công ty xe điện Tesla sản xuất.

Tất nhiên, nổi bật nhất trong nỗ lực chinh phục sao Hỏa của Musk vẫn là SpaceX. Ông thành lập công ty hàng không vũ trụ này tại Hawthorne, bang California, Mỹ vào năm 2002, khi những chuyến phóng lên vũ trụ vẫn còn xa lạ và đắt đỏ. Cuối cùng, công ty này đã tạo ra tên lửa tái sử dụng và ký nhiều hợp đồng với chính phủ, bao gồm NASA. Trong vài năm gần đây, SpaceX còn phát triển Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh đang mở rộng khắp thế giới.

Phiên bản tương lai của Starship/Super Heavy có thể có không gian sinh hoạt ở phần mũi. Theo kế hoạch, khu sinh hoạt cao vài tầng trang bị các tiện nghi như đường chạy và rạp chiếu phim. Starship có thể chở 100 hành khách tới sao Hỏa mỗi lần và mỗi chuyến bay diễn ra cách nhau hai năm. NASA cho biết, một chuyến bay tới sao Hỏa, hành tinh ở cách Trái Đất khoảng 225 triệu km, có thể mất 9 tháng.

Robert Zubrin, chủ tịch tổ chức Mars Society, tin rằng SpaceX có khả năng hiện thực hóa phần lớn tầm nhìn của Musk về sao Hỏa, chỉ là không theo đúng khung thời gian mà ông đưa ra. “Musk thường phóng đại, cả về những gì ông ấy sẽ làm và thời điểm làm điều đó, nhưng ông ấy vẫn làm được và đã làm rất nhiều điều”, Zubrin nhận định.

Thu Thảo (Tổng hợp)



Phi hành gia chụp ảnh cực quang từ trạm vũ trụ ISS

Phi hành gia NASA Don Pettit chia sẻ bức ảnh về màn trình diễn cực quang chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế, qua X vào ngày 11/10. Ảnh:NASA/Don Pettit


Phi hành gia NASA Don Pettit chia sẻ bức ảnh về màn trình diễn cực quang chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế, qua X vào ngày 11/10. Ảnh:NASA/Don Pettit

Phi hành gia NASA Don Pettit chia sẻ bức ảnh về màn trình diễn cực quang chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế, qua X vào ngày 11/10. Ảnh:NASA/Don Pettit

“Choáng ngợp là từ diễn tả chính xác”, phi hành gia Pettit (NASA) chia sẻ trên X hôm 11/10 kèm bức ảnh về màn trình diễn ánh sáng thiên thể. “Mặt Trời bùng nổ và bầu khí quyển chuyển sang màu đỏ. Quang cảnh ngoạn mục không chỉ từ Trái Đất mà còn từ trên quỹ đạo”, phi hành gia viết.

Cực quang đặc biệt ấn tượng vào đêm 10/10 do một cơn bão địa từ mạnh, được kích hoạt bởi sự xuất hiện của đám mây plasma mặt trời khổng lồ bắn vào không gian do hiện tượng phun trào nhật hoa (CME).

Theo Pettit, khi đó Trạm Vũ trụ Quốc tế trông như bị thu nhỏ lại. “Chúng tôi không bay phía trên cực quang, chúng tôi đang bay trong cực quang. Nó có màu đỏ như máu”, ông nói thêm.

Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), cơn bão địa từ này là kết quả của việc Trái Đất bị tấn công bởi một vụ phun trào các hạt tích điện – plasma từ Mặt Trời, cụ thể hơn là vết đen mặt trời AR 3848 vào tối ngày 8/10.

Vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa đã di chuyển đến Trái Đất với tốc độ 2,9 triệu dặm/giờ (4,6 triệu km/giờ). Khi xảy ra hiện tượng bão từ sẽ xuất hiện cực quang thú vị.

Phi hành gia Pettit và hai phi hành gia Nga Alexey Ovchinin, Ivan Vagner đến ISS trên tàu vũ trụ Nga Soyuz hôm 12/9.

Pettit, Ovchinin và Vagner sẽ cùng làm việc với 9 người đã sống trên trạm ISS từ trước, gồm 6 phi hành gia NASA Michael Barratt, Tracy Caldwell-Dyson, Matthew Dominick, Jeanette Epps, Barry Wilmore, Suni Williams và 3 phi hành gia Nga Nikolai Chub, Alexander Grebenkin, Oleg Kononenko.

Minh Thư (Theo Space)



Phát hiện hài cốt thuộc về Christopher Columbus

Nhà thờ Seville, nơi chứa hài cốt của Christopher Columbus. Ảnh: Edwin Remsberg


Nhà thờ Seville, nơi chứa hài cốt của Christopher Columbus. Ảnh: Edwin Remsberg

Nhà thờ Seville, nơi chứa hài cốt của Christopher Columbus. Ảnh: Edwin Remsberg

Dù Columbus mất ở thành phố Tây Ban Nha Valladolid năm 1506, ông muốn được chôn cất trên đảo Hispaniola, ngày nay được chia sẻ bởi Haiti và Cộng hòa Dominica. Hài cốt của ông được mang tới đó năm 1542, chuyển tới Cuba năm 1795, tiếp đó đưa đến Seville năm 1898 sau khi Tây Ban Nha mất quyền kiểm soát Cuba trong chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ. Hôm 10/10, sau hai thập kỷ kiểm tra và nghiên cứu ADN, chuyên gia pháp y José Antonio Lorente xác nhận bộ hài cốt không hoàn chỉnh ở nhà thờ Seville thuộc về Columbus.

Trong thời gian dài, nhiều chuyên gia cho rằng ngôi mộ bên trong nhà thờ chứa hài cốt của Columbus, nhưng mãi tới năm 2003, Lorente và sử gia Marcial Castro mới được cấp phép mở ngôi mộ và tìm thấy hài cốt bên trong. Ở thời điểm đó, công nghệ ADN chưa thể giải mã được một lượng vật liệu di truyền nhỏ để cung cấp kết quả chính xác.

“Nhờ công nghệ mới, giả thuyết cho rằng hài cốt ở Seville là của Christopher Columbus đã được xác nhận rõ ràng”, Lorente, người đứng đầu nghiên cứu ở Đại học Granada, cho biết. Kết luận này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu so sánh ADN từ ngôi mộ với ADN lấy từ anh em của Columbus là Diego và con trai ông Fernando.

Nhà khoa học cũng nhận định một phần hài cốt của Columbus có thể vẫn ở vùng Caribe. Năm 1877, cuộc khai quật ở nhà thờ Santo Domingo tại Cộng hòa Dominica phát hiện chiếc hộp nhỏ bằng chì có dòng chữ “Người đàn ông nổi tiếng và ưu tú, Christopher Columbus”. Hài cốt trong hộp hiện nay được chôn ở đài tưởng niệm Faro a Colón (Hải đăng Columbus Lighthouse) tại Santo Domingo Este.

Thành tựu trong phân tích ADN cũng hé lộ liệu nhà thám hiểm có phải người Italy hay không, vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học. Một số ý kiến cho rằng Columbus sinh tại Genoa, trong khi nhiều người khác nghĩ ông là người Ba Lan, Tây Ban Nha, Scotland hoặc Do Thái. Nghiên cứu về quốc tịch rất phức tạp do vài yếu tố bao gồm lượng dữ liệu lớn, nhưng Lorente cho biết kết quả từ nghiên cứu của ông và cộng sự gần như hoàn toàn đáng tin cậy.

Dù nhóm nghiên cứu không biết rõ Columbus sinh ở đâu, họ cho rằng nhiều khả năng đó là Tây Âu, có thể là thành phố Valencia của Tây Ban Nha. Họ suy đoán Columbus che giấu nguồn gốc Do Thái của mình hoặc cải sang Công giáo để tránh bị đàn áp tôn giáo.

Columbus ra khơi vào ngày 3/8/1492 từ cảng Palos, Tây Ban Nha, với hy vọng tìm ra tuyến đường thủy tới châu Á để trao đổi hàng hóa. Cùng với 3 chiếc tàu mang tên Nina, Pinta và Santa Maria, Columbus cùng với khoảng 100 thủy thủ dấn thân vào hành trình đưa họ tới nửa kia thế giới. Ngày 12/10/1492, đội tàu cập bến ở khu vực ngày nay là Bahamas và cuối tháng đó, Columbus khám phá ra Cuba và cho rằng đó là Trung Quốc đại lục. Sang tháng 12, đoàn thám hiểm tiếp tục tìm ra Hispaniola, nơi Columbus cho là Nhật Bản. Trong chuyến đi thứ hai vào năm 1493, Columbus đặt chân tới Puerto Rico và bắt nhiều người Taino bản xứ làm nô lệ.

An Khang (Theo Guardian)



4 phát hiện lớn nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng 50 năm qua

Đội quân đất nung đặt trong các rãnh đất ở hố chôn. Ảnh: China Daily

1. Đội quân đất nung ở hố 1, 2, 3

Hố thứ nhất được phát hiện vào năm 1874 khi các nông dân địa phương đang khoan giếng. Sau đó, các nhà khảo cổ học tìm thấy hố hai và ba ở phía bắc của nó năm 1976, tạo thành cụm hố vệ tinh ở cách mộ chính của Tần Thủy Hoàng khoảng 1,5 km. Ba hố có diện tích lần lượt là 14.260, 6.000 và 520 m2, chứa khoảng 8.000 chiến binh đất nung và ngựa, hơn 100 cỗ xe mô hình và hơn 40.000 vũ khí bằng đồng.


Đội quân đất nung đặt trong các rãnh đất ở hố chôn. Ảnh: China Daily

Đội quân đất nung đặt trong các rãnh đất ở hố chôn. Ảnh: China Daily

Đội quân đất nung được sắp xếp theo hàng ngũ quân đội, với 3 khu và một trung tâm chỉ huy. Sự sắp đặt này tượng trưng cho đội quân bảo vệ Hàm Dương, kinh đô của nước Tần dưới thời trị vì của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Việc phát hiện các hố chứa đội quân đất nung cung cấp nhiều chủ đề nghiên cứu về nhà Tần như loại binh lính, trang bị, cách tổ chức sắp xếp quân đội, kỹ thuật sản xuất chiến binh đất nung và vũ khí.

2. Cỗ xe và ngựa bằng đồng

Năm 1978, các nhà khảo cổ học tìm thấy hai cỗ xe và ngựa bằng đồng cỡ lớn ở phía tây của gò đất khổng lồ phía trên ngôi mộ chính của Tần Thủy Hoàng. Chúng được đặt trong quan tài bằng gỗ nhưng đã bị nghiền thành nhiều mảnh khi phát hiện. Tuy nhiên, nhiều bộ phận vẫn nguyên vẹn, nhờ đó các học giả có thể phục dựng sau 8 năm. Cỗ xe và ngựa bằng đồng được làm phỏng theo hình dạng của xe ngựa thật. Tuy kích thước chỉ nhỏ bằng một nửa, chúng mô phỏng tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhặt của vật thật. Những cỗ xe phát hiện trước đây làm từ gỗ và đã mục nát ở thời điểm khai quật. Phát hiện cỗ xe bằng đồng cho phép mọi người quan sát bản sao xe ngựa cổ đại của hoàng thất.


Mô hình cỗ xe và ngựa bằng đồng. Ảnh: China Daily

Mô hình cỗ xe và ngựa bằng đồng. Ảnh: China Daily

Chúng nằm trong số những cỗ xe ngựa bằng đồng cổ, lớn và bảo quản tốt nhất từng tìm thấy ở Trung Quốc, cung cấp hình ảnh tham khảo quan trọng cho các học giả khi nghiên cứu hoạt động luyện kim và công nghệ sản xuất đồng dưới thời nhà Tần.

3. Hố thủy cầm

Năm 2000, một hố vệ tinh nằm ở tường ngoài của lăng mộ chứa 46 tượng thủy cầm bằng đồng, bao gồm thiên nga, sếu đầu đỏ và ngỗng thiên nga, cùng với 15 tượng gốm. Các loài thủy cầm được khắc họa ở tư thế sống động, một số đang kiếm ăn trong khi số khác đang nghỉ ngơi. Vài con sếu ngậm vật thể giống côn trùng trong miệng, như thể chiếc mỏ sắc nhọn của chúng vừa rời khỏi mặt nước sau khi bắt mồi. Toàn bộ cảnh tượng rất giống một vùng nước, nơi thủy cầm nô đùa và săn côn trùng ở bờ sông.


Tượng một con sếu trong hố thủy cầm. Ảnh: China Daily

Tượng một con sếu trong hố thủy cầm. Ảnh: China Daily

Nhiều nhà khảo cổ suy đoán tượng gốm tượng trưng cho nhạc công chơi nhạc cụ và thủy cầm được thuần hóa để nhảy theo điệu nhạc. Là đồ vật mai táng, chúng có thể giúp giải trí cho hoàng đế và thể hiện sự đa dạng văn hóa của nhà Tần.

4. Ngôi mộ lớn nằm ở phía tây lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Từ năm 2013, các cuộc khai quật diễn ra ở ngôi mộ phía tây mộ chính của Tần Thủy Hoàng. Đây là ngôi mộ vệ tinh trong tổ hợp lăng mộ. Trong nhiều năm, nhóm khảo cổ khai quật hành lang trong mộ, phòng mai táng và 3 hố chôn xe ngựa, tìm thấy một cỗ xe 4 bánh quý hiếm. Ngôi mộ có diện tích 1.900 m2, chứa lượng lớn đồ gốm, vại đồng, đồ tạo tác bằng ngọc bích, sắt, vàng và bạc. Những con lạc đà bằng vàng và bạc ở phòng mai táng thuộc hàng cổ nhất Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ cho biết dù chủ nhân ngôi mộ vẫn là điều bí ẩn, hiện nay đây là một trong những ngôi mộ dành cho quý tộc nhà Tần có địa vị cao nhất từng được phát hiện và khai quật. Ngôi mộ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về tập tục chôn cất của quý tộc nhà Tần.



TikTok sa thải hàng loạt nhân viên, thay thế bằng AI

TikTok sa thải hàng loạt nhân viên, thay thế bằng AI- Ảnh 1.

Mới đây ByteDance – công ty mẹ của TikTok đã thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên toàn thế giới trong đó nhiều nhất là ở Malaysia.

Công ty tuyên bố rằng quyết định này là một phần trong quá trình chuyển đổi số và tự động hoá. ByteDance cho biết họ sẽ ứng dụng nhiều công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) hơn trong việc kiểm duyệt nội dung nhằm cải thiện hiệu quả trong hoạt động của mình.

TikTok sa thải hàng loạt nhân viên, thay thế bằng AI- Ảnh 1.

TikTok thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên toàn thế giới.

Hàng trăm nhân viên TikTok bị sa thải

Nhiều tin đồn cho rằng công ty đã cắt giảm hơn 700 nhân sự tại Malaysia, nhưng ngay sau đó TikTok đã đính chính số lượng thực tế ít hơn 500 người. Đa số nhân viên bị sa thải đang làm việc trong bộ phận kiểm duyệt nội dung, họ đã được thông báo trước qua email về chính sách mới này.

Những đợt sa thải này là một phần của chiến lược phát triển nhằm chuẩn hóa quy trình kiểm duyệt nội dung của TikTok trên toàn cầu. Những đợt cắt giảm tương tự có thể xảy ra trong tương lai gần khi công ty có những chiến lược riêng dành cho từng khu vực.

TikTok ứng dụng AI để kiểm duyệt nội dung

Người phát ngôn đại diện của TikTok tuyên bố rằng việc tái cấu trúc là cần thiết để nền tảng có thể phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với khả năng kiểm duyệt nội dung chặt chẽ hơn. Hiện tại TikTok đang sử dụng kết hợp giữa người thực và công nghệ AI để giám sát lượng lớn nội dung được đăng tải mỗi ngày.

TikTok sa thải hàng loạt nhân viên, thay thế bằng AI- Ảnh 2.

Trong tương lai TikTok đẩy mạnh kiểm duyệt nội dung bằng AI.

ByteDance cũng tiết lộ kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào các sáng kiến về độ tin cậy và sự an toàn trên toàn cầu trong năm nay với phần lớn các nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung đã được tự động hóa. Theo TikTok, 80% nội dung có hại hoặc vi phạm hiện đang được xóa nhờ công nghệ AI.

Nhiều quốc gia siết chặt chính sách đối với mạng xã hội

Đợt sa thải này diễn ra vào thời điểm các công ty công nghệ toàn cầu đang chịu áp lực quản lý ngày càng chặt chẽ tại Malaysia. TikTok cũng không ngoại lệ khi Chính phủ nước này đã yêu cầu nền tảng mạng xã hội nộp đơn xin giấy phép hoạt động trước tháng 1. Quy định này nhằm giải quyết mối lo ngại của Malaysia khi các hành vi phạm tội liên quan đến không gian mạng ngày càng gia tăng.

Cách đây không lâu, Malaysia chứng kiến sự gia tăng đột biến của nội dung độc hại trên mạng xã hội. Các nhà chức trách đã kêu gọi các công ty công nghệ như TikTok tăng cường nỗ lực giám sát, xử lý và ngăn chặn triệt để.

Theo báo cáo nửa đầu năm 2023, cả TikTok và Meta đều chứng kiến số lượng yêu cầu hạn chế nội dung kỷ lục từ chính phủ Malaysia. Chính phủ nước này đã yêu cầu xóa hoặc hạn chế nhiều bài đăng và tài khoản với lý do vi phạm liên quan đến các chủ đề nhạy cảm như chủng tộc, tôn giáo và hoàng gia.

TikTok sa thải hàng loạt nhân viên, thay thế bằng AI- Ảnh 3.

Số lượng tài khoản bị khoá do vi phạm chính sách đang gia tăng.

Meta – đơn vị điều hành Facebook và Instagram đã hạn chế khoảng 3.100 trang và bài đăng. Con số này gấp 6 lần so với sáu tháng trước, đánh dấu mức cao kỷ lục từ trước tới nay. TikTok cũng báo cáo đã nhận được 340 yêu cầu xóa, dẫn đến việc hạn chế hoặc xóa 815 bài đăng và tài khoản, cũng là mức cao nhất của nền tảng này.

Đặc biệt số lượng tài khoản và trang bị hạn chế hoặc xoá tại Malaysia đã tăng gấp 3 lần so với nửa cuối năm 2022, khiến quốc gia này dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng nội dung không lành mạnh bị hạn chế.