Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

CEO Google chúc mừng Elon Musk

Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google. Ảnh: India Times

Tên lửa Starship cao 122 m được SpaceX phóng thành công trong thử nghiệm lần thứ 5 từ Starbase, Texas hôm 13/10 (khoảng 20h25 cùng ngày giờ Hà Nội).

Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai, đã chúc mừng Elon Musk về thành tựu này. Ông chia sẻ trên X: “Thật tuyệt vời, phải thừa nhận là tôi đã xem lại video nhiều lần, thật khó tin!”.

Cột mốc này được coi là một “kỳ tích kỹ thuật”, thu hút sự chú ý và khen ngợi rộng rãi từ cộng đồng hàng không vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả Giám đốc NASA, Bill Nelson, theo India Times.


Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google. Ảnh: India Times

Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google. Ảnh: India Times

Hệ thống phóng Starship lần này mang sứ mệnh lịch sử khi đưa tầng đẩy Super Heavy trở lại bệ phóng bằng cánh tay robot “chopstick” của tháp phóng Mechazilla. Sau khi phóng, tên lửa đẩy Super Heavy tách khỏi Starship ở độ cao khoảng 70 km và bắt đầu quay trở lại. Super Heavy đã khởi động lại ba trong số 33 động cơ Raptor để giảm tốc độ khi hạ cánh trở lại bệ phóng. Tên lửa đẩy cao 71 m này đã rơi vào cánh tay của tháp phóng, được giữ cố định bằng các thanh nhỏ nhô ra dưới bốn cánh lưới phía trước.

Starship là hệ thống phóng với tham vọng đưa con người tới sao Hỏa lần đầu tiên của giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk. Đây là tên lửa cao nhất (120 m) và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa Starship phóng và bắt thành công tầng đẩy Super Heavy. Video:Space

NASA đã chọn tàu Starship để đưa phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng trong chương trình Artemis. Khi tàu Starship thực hiện hành trình tới Mặt Trăng, nó sẽ phải ở trên quỹ đạo gần Trái Đất trong lúc SpaceX phóng các phương tiện hỗ trợ riêng biệt để tiếp nhiên liệu cho tàu. Nhiệm vụ chở phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng sẽ diễn ra sớm nhất vào năm 2026.

SpaceX được thành lập bởi Elon Musk, một doanh nhân người Nam Phi. Ở tuổi 30, Musk đã kiếm được tài sản ban đầu bằng cách bán hai công ty thành công của mình: Zip2 với giá 307 triệu USD vào năm 1999 và PayPal, được eBay mua lại với giá 1,5 tỷ USD vào năm 2002. Musk quyết định dự án lớn tiếp theo của mình sẽ là một công ty vũ trụ.

Ban đầu, Musk có ý tưởng gửi một nhà kính có tên là Mars Oasis lên sao Hỏa. Mục tiêu của ông là khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với việc khám phá đồng thời cung cấp một cơ sở khoa học trên sao Hỏa. Tuy nhiên, chi phí quá cao, và thay vào đó, Musk đã thành lập một công ty hàng không vũ trụ có tên là Space Exploration Technologies Corp., hay SpaceX, hiện có trụ sở tại Hawthorne, California.

Ông đã chi 1/3 tài sản được báo cáo của mình, 100 triệu USD, để khởi động SpaceX. Nhiều người hoài nghi về thành công của ông, và điều này vẫn tồn tại trong những năm đầu của SpaceX.

Bảo Anh (Tổng hợp)



Alibaba tự tin công cụ dịch AI mới có thể đánh bại Google, ChatGPT, tiềm năng lớn đến từ thị trường châu Âu, châu Mỹ

Alibaba tự tin công cụ dịch AI mới có thể đánh bại Google, ChatGPT, tiềm năng lớn đến từ thị trường châu Âu, châu Mỹ- Ảnh 1.

Alibaba tự tin công cụ dịch AI mới có thể đánh bại Google, ChatGPT, tiềm năng lớn đến từ thị trường châu Âu, châu Mỹ- Ảnh 1.

Chi nhánh quốc tế của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba vừa ra mắt phiên bản cập nhật của công cụ dịch thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo mà hãng cho là tốt hơn các sản phẩm do Google, DeepL và ChatGPT cung cấp. Thông tin dựa trên đánh giá về mô hình mới Marco MT của Alibaba International theo chuẩn mực dịch thuật Flores.

Đơn vị quốc tế đang phát triển nhanh chóng của Alibaba đã phát hành sản phẩm dịch thuật AI như một bản cập nhật cho sản phẩm được công bố cách đây khoảng 1 năm. Theo Alibaba, 500.000 người dùng là thương nhân đã được ghi nhận. Người bán có thể sử dụng công cụ dịch thuật để tạo trang sản phẩm bằng ngôn ngữ của thị trường mục tiêu.

Kaifu Zhang, phó chủ tịch của Alibaba International Digital Commerce Group kiêm giám đốc sáng kiến trí tuệ nhân tạo của công ty, trả lời CNBC trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba rằng phiên bản mới chỉ dựa trên các mô hình ngôn ngữ lớn, cho phép khai thác thông tin dựa theo ngữ cảnh như văn hóa hoặc các thuật ngữ cụ thể.

Ông cho biết: “Ý tưởng là chúng tôi muốn công cụ AI này giúp ích cho lợi nhuận của các thương nhân. Nếu các thương nhân làm ăn tốt, nền tảng cũng sẽ hoạt động tốt”.

Các mô hình ngôn ngữ lớn cung cấp năng lượng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo như ChatGPT của OpenAI cũng có thể dịch văn bản. Các mô hình được đào tạo trên lượng dữ liệu khổng lồ có thể tạo ra phản hồi giống con người.

Công cụ dịch thuật của Alibaba dựa trên mô hình riêng biệt có tên Qwen. Sản phẩm hỗ trợ 15 ngôn ngữ: tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ukraina.

Zhang cho biết ông đang kỳ vọng “nhu cầu đáng kể” đối với công cụ này từ Châu Âu và Châu Mỹ. Các thị trường mới nổi cũng sẽ được nhắm mục tiêu.

Zhang cho biết khi phân loại người dùng Alibaba.com theo quốc gia, các nước đang phát triển chiếm khoảng một nửa trong số 20 quốc gia sử dụng công cụ AI tích cực nhất. Các công ty Trung Quốc ngày càng hướng đến thị trường nước ngoài để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng, đặc biệt là các thương gia thương mại điện tử.

Kể từ khi Alibaba ra mắt phiên bản đầu tiên của công cụ dịch AI vào mùa thu năm ngoái, các thương gia đã sử dụng công cụ này cho hơn 100 triệu danh sách sản phẩm. Tương tự như các dịch vụ dựa trên AI khác, mức giá cơ bản tính phí cho các thương gia theo số lượng văn bản đã dịch. Mức phí cụ thể bị từ chối chia sẻ.

Theo ông Zhang, các bản dịch theo ngữ cảnh làm tăng khả năng người tiêu dùng quyết định mua hàng. “Công cụ dịch thuật được cập nhật sẽ giúp trải nghiệm trong chương trình Double 11 tốt hơn”, ông nói.

Sự kiện mua sắm ngày Lễ Độc thân 11/11 tại Trung Quốc là dịp để các sàn thương mại điện tử tung ra nhiều chiến dịch giảm giá sâu chưa từng có nhằm khích lệ người tiêu dùng mở hầu bao. Alibaba hồi năm ngoái đã đặt slogan “Double 11, Giá thấp mỗi ngày”; JD.com “Thật sự rẻ”, còn Pinduoduo là “Giá thấp mỗi ngày”.

“Giá chính là con hào kinh tế lớn nhất trên tất cả các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc trong năm nay”, nhóm các nhà phân tích của Citi nói và dự đoán năm nay sẽ chứng kiến khoảng thời gian bán hàng khá “im ắng”.

“Trong khi chính phủ đang tìm kiếm sự tăng trưởng tiêu dùng vững chắc, chi tiêu người tiêu dùng bị cản trở bởi tăng trưởng thu nhập hộ gia đình chậm lại. Niềm tin của họ cũng yếu đi”, Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng châu Á tại S&P Global Ratings, cho biết. “Với triển vọng ảm đạm của thị trường nhà ở, sẽ mất thời gian để niềm tin của người tiêu dùng khôi phục”.

Tuy nhiên, không phải tất cả người tiêu dùng đều cắt giảm hầu bao. Tầng lớp trung và thượng lưu vẫn mong muốn mua những trải nghiệm hoặc sản phẩm giúp nâng cao sức khỏe và lối sống, ví dụ như thực phẩm chức năng, đồ chăm sóc thú cưng, quần áo thể thao hay xa xỉ phẩm.

Được biết, hoạt động kinh doanh quốc tế của Alibaba bao gồm các nền tảng như AliExpress và Lazada, chủ yếu nhắm vào Đông Nam Á. Đơn vị quốc tế báo cáo mức tăng trưởng doanh số là 32%, chạm mốc 4,03 tỷ USD trong quý kết thúc vào tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ứng dụng Taobao hiện rất được người tiêu dùng Singapore ưa chuộng. Vào tháng 9, ứng dụng đã ra mắt phiên bản tiếng Anh hỗ trợ AI cho người dùng trong nước.

Các nhà phân tích của Nomura dự đoán doanh thu quốc tế của Alibaba sẽ chậm lại đôi chút, đạt mức tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III, trong khi các khoản lỗ hoạt động thu hẹp.

Theo: CNBC, CNN

Đũa ‘gắp’ tên lửa mạnh nhất của SpaceX trở lại bệ phóng thế nào?

Tại sao SpaceX phải dùng đũa 'gắp' tên lửa mạnh nhất?

Tại sao SpaceX phải dùng đũa 'gắp' tên lửa mạnh nhất?

 
 
Tại sao SpaceX phải dùng đũa ‘gắp’ tên lửa mạnh nhất?

Phương pháp dùng cánh tay cơ khí của tháp phóng đón tầng tên lửa đẩy Super Heavy trở về. Đồ họa: Primal Space

Starship/Super Heavy là hệ thống phóng phục vụ cho tham vọng đưa con người tới sao Hỏa của Elon Musk, CEO công ty hàng không vũ trụ Mỹ SpaceX. Với chiều cao khoảng 122 m, đây là hệ thống tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

Trong chuyến bay thử nghiệm hôm 13/10 của hệ thống tàu kết hợp tên lửa Starship/Super Heavy tại bang Texas, SpaceX đã tạo nên kỳ tích khi thực hiện thành công cơ chế “gắp” ngay trong lần thử đầu tiên. Cụ thể, sau khi cất cánh thành công từ tháp phóng Mechazilla, tàu Starship đáp xuống Ấn Độ Dương còn tên lửa Super Heavy quay trở lại, hạ xuống chính xác gần tháp phóng và được cánh tay robot “chopstick” của tháp giữ chặt.

Musk gọi tòa tháp là Mechazilla vì trông giống quái vật khổng lồ Godzilla bằng kim loại với những cánh tay cơ khí lớn. Đây là một cấu trúc đa mục đích, hỗ trợ cả quá trình cất cánh cũng như hạ cánh. Các cánh tay, hay “đũa”, có thể dùng để xếp chồng và di chuyển tên lửa đẩy và tàu vũ trụ tại bãi phóng trước khi cất cánh. Khi tên lửa đẩy trở về Trái Đất, đũa đón lấy nó giữa không trung bằng cách đỡ vào bên dưới vây lưới của tên lửa. Sau đó, Mechazilla sẽ trực tiếp đặt Super Heavy lên bệ phóng vào quỹ đạo, giúp rút ngắn đáng kể thời gian chuẩn bị tái sử dụng.

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

SpaceX thu hồi thành công tầng tên lửa đẩy Super Heavy hôm 13/10. Video: Space

Tầm nhìn của Musk là trong tương lai, cánh tay đũa có thể nhanh chóng đưa tên lửa trở lại bệ phóng – cho phép nó cất cánh lần nữa ngay khi được tiếp nhiên liệu – có thể chỉ trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh. Với việc cải tiến những chuyến du hành vũ trụ, Musk hy vọng có thể xây dựng một cộng đồng dân cư trên sao Hỏa, biến con người trở thành loài đa hành tinh.

Thu Thảo (Tổng hợp)



Thông báo sắp chặn uBlock Origin khỏi Chrome, Google chính thức khởi động cuộc chiến với các tiện ích chặn quảng cáo

Thông báo sắp chặn uBlock Origin khỏi Chrome, Google chính thức khởi động cuộc chiến với các tiện ích chặn quảng cáo- Ảnh 1.

Trong một diễn biến gây chấn động cộng đồng người dùng internet, cửa hàng tiện ích mở rộng Chrome Web Store của Google đang hiển thị cảnh báo rằng tiện ích chặn quảng cáo nổi tiếng uBlock Origin và nhiều extension khác có thể sẽ sớm bị chặn. Động thái này là một phần trong kế hoạch loại bỏ dần nền tảng tiện ích mở rộng Manifest V2.

Cụ thể, trang Chrome Web Store dành cho uBlock Origin hiện đang hiển thị thông báo: ” Tiện ích mở rộng này có thể sẽ không được hỗ trợ trong tương lai gần vì nó không tuân theo các yêu cầu tốt nhất cho tiện ích mở rộng Chrome .”

Thông báo sắp chặn uBlock Origin khỏi Chrome, Google chính thức khởi động cuộc chiến với các tiện ích chặn quảng cáo- Ảnh 1.

Kèm theo cảnh báo này là một liên kết đến bản tin hỗ trợ của Google, trong đó nêu rõ tiện ích mở rộng có thể bị vô hiệu hóa nhằm bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Google giải thích rằng để bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư và bảo mật, Chrome và Cửa hàng Web Chrome yêu cầu các tiện ích mở rộng phải cập nhật theo các yêu cầu mới, và Chrome có thể vô hiệu hóa các tiện ích không đáp ứng những yêu cầu này.

Phản ứng trước thông báo này, nhiều người dùng Chrome đã bày tỏ ý định rời khỏi Chrome và sang các trình duyệt khác nếu uBlock Origin bị chặn. Trong khi đó, Raymond Hill, nhà phát triển chính và người duy trì uBlock Origin, đã lên tiếng giải thích rằng những cảnh báo này là kết quả của việc Google ngừng hỗ trợ nền tảng tiện ích mở rộng Manifest V2 (MV2) để ủng hộ Manifest V3 (MV3).

Ông nói: ” uBO là một tiện ích mở rộng Manifest v2, do đó có cảnh báo trong trình duyệt Google Chrome của bạn. Không có phiên bản Manifest v3 của uBO, vì vậy trình duyệt sẽ đề xuất các tiện ích mở rộng thay thế cho uBO .”

Việc chuyển đổi sang Manifest V3, được giới thiệu lần đầu vào tháng 12 năm 2020, đã tạo ra những thách thức kỹ thuật đáng kể cho các nhà phát triển tiện ích mở rộng. Đặc biệt, những người cần kiểm soát nhiều hơn đối với các chức năng của trình duyệt web như trình chặn quảng cáo đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hậu quả là họ buộc phải tạo ra các tiện ích mới với khả năng hạn chế hơn, như uBlock Origin Lite của Hill.

Thông báo sắp chặn uBlock Origin khỏi Chrome, Google chính thức khởi động cuộc chiến với các tiện ích chặn quảng cáo- Ảnh 2.

Mặc dù Google đề xuất người dùng chuyển sang các trình chặn quảng cáo khác hỗ trợ Manifest V3, nhiều người dùng vẫn lo ngại về hiệu quả của các giải pháp thay thế này. Tuy nhiên, vẫn có những lựa chọn cho những người muốn tiếp tục sử dụng uBlock Origin. Một trong những lựa chọn đó là sử dụng chính sách ExtensionManifestV2Availability, cho phép tiếp tục sử dụng tiện ích Manifest V2 cho đến tháng 6 năm 2025. Ngoài ra, người dùng cũng có thể cân nhắc chuyển sang các trình duyệt khác như Firefox, Brave Browser hoặc Vivaldi, vốn vẫn hỗ trợ uBlock Origin.

Đáp lại những lo ngại của cộng đồng, Google đã đưa ra một tuyên bố mới nhất, cho biết: “Hiện tại, hơn 93% tiện ích mở rộng đang được duy trì tích cực trong Cửa hàng Web Chrome đang chạy Manifest V3, và các tiện ích lọc nội dung hàng đầu đều có phiên bản Manifest V3 – với các tùy chọn cho người dùng của AdBlock, Adblock Plus, uBlock Origin và AdGuard.” Tuy nhiên, tuyên bố này vẫn chưa làm dịu đi những lo lắng của nhiều người dùng trung thành với uBlock Origin.

Khi công nghệ tiếp tục phát triển, cuộc tranh luận giữa quyền riêng tư, bảo mật và tự do của người dùng vẫn là một chủ đề nóng trong cộng đồng công nghệ. Người dùng và nhà phát triển đang chờ đợi để xem làm thế nào Google sẽ cân bằng các nhu cầu này trong tương lai. Trong khi đó, việc lựa chọn giữa việc tuân thủ các yêu cầu mới của Google hay chuyển sang các nền tảng khác đang trở thành một quyết định khó khăn cho nhiều người dùng internet.

Starship – tên lửa mạnh nhất có thể thay đổi cả ngành vũ trụ

Starship - tên lửa có thể thay đổi cả ngành vũ trụ

Starship - tên lửa có thể thay đổi cả ngành vũ trụ

 
 
Starship – tên lửa có thể thay đổi cả ngành vũ trụ

Quá trình phóng Starship và bắt tên lửa đẩy bằng “đũa máy” của SpaceX trong lần bay thử thứ 5. Video: AFP

Starship là hệ thống phóng bao gồm phương tiện phóng Super Heavy và tàu vũ trụ Starship ở bên trên. Tên lửa đẩy nằm ở tầng đầu tiên và tàu vũ trụ chở người và hàng hóa nằm ở tầng thứ hai. Nhiệm vụ của tên lửa là đưa tàu Starship tới một điểm trên quỹ đạo, sau đó tàu Starship sẽ bay tiếp bằng động cơ của nó trong khi tên lửa quay trở lại Trái Đất. Cả hai bộ phận đều có thể tái sử dụng. Điều này khiến Starship trở nên khác biệt với tên lửa Falcon 9 của SpaceX, chỉ có tầng đầu tiên và mũi tên lửa hình nón (fairing) được tái sử dụng.

Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành SpaceX, cho rằng hệ thống tái sử dụng như vậy sẽ giảm chi phí phóng xuống 10 triệu USD. SpaceX đang tính chi phí chở một kilogram hàng hóa lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 mới hiện nay là 2.300 USD trong khi năm 1981 là 147.000 USD, còn Starship là 100 USD/kg. Theo Musk, con số này rất ấn tượng. Lý do giá thấp đi bởi Starship có thể cung cấp sức mạnh vận chuyển giống như băng chuyền lên quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Từ năm 2012, Musk ước tính chương trình Starship sẽ có chi phí phát triển rơi vào khoảng 2 – 10 tỷ USD. Năm 2024, SpaceX lên kế hoạch rót thêm 2 tỷ USD vào hệ thống tên lửa để đưa Starship lên quỹ đạo lần đầu tiên. Mục tiêu chiến lược dài hạn của tên lửa này là đưa nhân loại tới sao Hỏa, do đó vận chuyển lượng hàng hóa lớn với chi phí tối thiểu rất quan trọng. Đồng thời, Starship có thể phục vụ nhiều nhiệm vụ khác từ vận chuyển vệ tinh tới chở du khách lên Mặt Trăng.

Sự độc đáo của Starship

Đầu tiên, Starship có thể chở lượng hàng hóa khổng lồ. Để hình dung rõ hơn quy mô, Starship có kích thước bằng một nửa tháp Eiffel và nặng khoảng 3.000 tấn. Công suất chở hàng dự kiến của tên lửa là 150 tấn lên quỹ đạo thấp của Trái Đất và có thể tăng lên 250 tấn nếu tên lửa tầng đẩy không quay trở lại Trái Đất. Với sức chở như vậy, toàn bộ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nặng 400 tấn có thể phóng lên quỹ đạo chỉ với hai tên lửa. Đường kính của Starship là 9 m, có nghĩa nó có thể phóng vệ tinh lớn hơn lên quỹ đạo với chi phí tương đối nhỏ. Kính viễn vọng James Webb phóng vào quỹ đạo ở dạng gấp và quá trình triển khai đòi hỏi độ chính xác cỡ micron, dẫn tới khả năng nhiệm vụ thất bại cao, giải pháp kỹ thuật phức tạp và chi phí chế tạo lớn, lên đến 10 tỷ USD và kéo dài hàng thập kỷ. Với thể tích của Starship, vấn đề được giải quyết dễ dàng. Ngoài ra, các module trạm trên quỹ đạo cũng dễ triển khai hơn (đường kính trung bình của module trên trạm ISS là 4,2 m).

Thứ hai là tính tái sử dụng hoàn toàn của cả hai tầng thuộc Starship. Hướng tiếp cận tái sử dụng các tầng và chuẩn bị cho chuyến bay mới đã được thử nghiệm trên Falcon 9. Nhờ đó, SpaceX có thể giảm chi phí phóng và đạt vị thế gần như độc quyền trong thị trường dịch vụ phóng. Tuy nhiên, chưa rõ, các bộ phận của Starship có thể tái sử dụng để phóng bao nhiêu lần nhằm hoàn vốn.

Thứ ba là khả năng hạ cánh nhẹ nhàng. Công nghệ này cũng được ứng dụng trên Falcon 9 và chứng minh tính hiệu quả khi tầng tên lửa trở lại Trái Đất. Hạ cánh thẳng đứng cho phép phương tiện tiếp đất cực kỳ chính xác và nhẹ nhàng. Hiện nay, tất cả tàu vũ trụ chở người (Soyuz, Dragon, Starliner) hạ cánh khá mạnh trên mặt đất hoặc mặt nước. Khả năng hạ cánh nhẹ nhàng mở ra nhiều tiềm năng: đưa người và hàng hóa đáp xuống hành tinh khác sẽ dễ dàng và thoải mái hơn, vệ tinh có thể vận chuyển từ quỹ đạo về Trái Đất để sửa chữa và bảo dưỡng, bay cận quỹ đạo giữa các lục địa trên Trái Đất, sản xuất hàng hóa trên quỹ đạo và đưa về Trái Đất nếu khả thi về mặt kinh tế.

Cuối cùng là tiếp nhiên liệu trong không gian. Trong chuyến bay đường dài, ngay cả sức chở hàng hóa khổng lồ của Starship cũng có thể không đủ. Do đó, SpaceX cung cấp khả năng tiếp nhiên liệu trong không gian. Tàu vũ trụ bay lên quỹ đạo với lượng hàng tối đa và bổ sung nhiên liệu đã dùng vào hoạt động phóng với sự hỗ trợ của máy bay chở nhiên liệu. Tuy nhiên, bay về Trái Đất từ sao Hỏa có thể đòi hỏi tiếp nhiên liệu trực tiếp trên hành tinh đỏ. Cách dễ dàng nhất là phóng trước vài tàu Starship chở nhiên liệu. Một cách khác là sản xuất nhiên liệu trên sao Hỏa. Starship sử dụng nhiên liệu gồm methane và oxy lỏng. Về lý thuyết, cả hai thành phần này đều có thể khai thác trên sao Hỏa.

Những nhiệm vụ Starship có thể thực hiện

Nhiệm vụ Mặt Trăng: SpaceX đã nhận được hợp đồng 2,9 tỷ USD từ NASA trong chương trình Artemis. Dự án Artemis là dự án đưa con người trở lại Mặt Trăng và SpaceX đóng vai trò chủ chốt trong đó. Theo dự kiến, hai phiên bản Starship gồm phiên bản chở người đáp xuống Mặt Trăng và phiên bản chở nhiên liệu.

Đây là hợp đồng ưu tiên đối với SpaceX vì NASA cũng đặt một phương tiện hạ cánh khác cho nhiệm vụ Artemis 5 từ đối thủ Blue Origin. Do đó, hoàn thành nhiệm vụ này và đánh bại đối thủ cạnh tranh sẽ đảm bảo SpaceX có thể tiếp tục thu lợi nhuận từ các nhiệm vụ chở người của NASA. Thách thức lớn là Starship cần được cấp phép bay chở người. Theo yêu cầu của NASA, quá trình cấp phép đòi hỏi Starship phải phóng 15 lần.

Chở hàng hóa lên quỹ đạo: Một mục tiêu quan trọng khác của Starship cải thiện vị thế của SpaceX trong thị trường dịch vụ phóng, tạo ra nguồn thu ổn định để tiến hành những mục tiêu khác, bao gồm nhiệm vụ tới sao Hỏa. Tuy nhiên, Starship phải chứng minh cho các khách hàng tiềm năng thấy độ tin cậy, chi phí phải chăng và hoạt động phóng thường xuyên của nó hấp dẫn hơn nhiều tên lửa khác như Falcon 9.

Ngoài ra, SpaceX cần hoàn thành triển khai chòm vệ tinh Starlink nhanh hết mức có thể để có nguồn thu ổn định từ dịch vụ Internet không gian. Vì vậy, nhiều khả năng các chuyến bay chở hàng đầu tiên của Starship sẽ đáp ứng nhu cầu của SpaceX, qua đó đảm bảo hợp đồng đầu tiên với Sky Perfect JSAT, công ty đã chọn hệ thống Starship của SpaceX để phóng vệ tinh Superbird-9 năm 2024.

Du lịch không gian: Chi phí chở hàng hóa vào không gian rẻ hơn cũng dẫn tới ngành du lịch trên quỹ đạo rẻ hơn. Đầu tiên, những trạm vũ trụ thương mại trên quỹ đạo sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn để chứa du khách. Thứ hai, du khác có thể bay trên chính tàu Starship. Ví dụ, Jared Isaacman, tỷ phú sáng lập công ty thanh toán Shift4, đã mua một ghế trên chuyến bay chở người đầu tiên của Starship.

Chuyến bay cận quỹ đạo trên Trái Đất: Một lợi thế ấn tượng khác của Starship là khả năng thay thế máy bay. Nhờ hệ thống hạ cánh thẳng đứng, chuyến bay giữa hai điểm bất kỳ trên Trái Đất chỉ gói gọn trong 40 phút. Sức chứa lớn lên tới 100 hành khách của Starship giúp chuyến bay như vậy thu nhiều lợi nhuận và có giá tương đối rẻ với người dân.

Tác động tới thị trường dịch vụ phóng: Việc giảm chi phí phóng từ mức 2.300 USD/kg hiện nay xuống 100 USD có thể trở thành đột phá trong sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ. Starship có thể giúp bay vào không gian có chi phí phải chăng hơn với mọi người, từ nhà thám hiểm, nhà khoa học tới du khách. Hàng hóa như vệ tinh không bị giới hạn về khối lượng và kích thước. Đồng thời, việc triển khai những chòm vệ tinh lớn sẽ nhanh hơn, giúp tăng đáng kể dịch vụ dữ liệu từ không gian. Việc bảo dưỡng và tiếp nhiên liệu cho vệ tinh cũng trở nên khả thi.

Nhờ Starship, con người có thể khai khoáng trên Mặt Trăng và các tiểu hành tinh do chi phí bay đường dài cũng rẻ hơn và khả năng phóng hệ thống lớn. Ngoài ra, con người có thể thiết lập nhà máy năng lượng mặt trời trong vũ trụ, giúp thu thập ánh sáng Mặt Trời và truyền năng lượng về Trái Đất.

Tên lửa Starship cao 122 m được SpaceX phóng thành công trong thử nghiệm lần thứ 5 từ Starbase, Texas hôm 13/10 (khoảng 20h25 cùng ngày giờ Hà Nội). Trong chuyến bay thử nghiệm này hệ thống tàu kết hợp tên lửa Starship/Super Heavy đã tạo nên kỳ tích khi thực hiện thành công cơ chế “gắp” ngay trong lần thử đầu tiên. Cụ thể, sau khi cất cánh thành công từ tháp phóng Mechazilla, tàu Starship đáp xuống Ấn Độ Dương còn tên lửa Super Heavy quay trở lại, hạ xuống chính xác gần tháp phóng và được cánh tay robot “chopstick” của tháp giữ chặt.

An Khang (Tổng hợp)



AI giúp mẫu động vật trong bảo tàng kể chuyện

Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. Ảnh: Đại học Cambridge

Hơn 12 mẫu vật, từ gián Mỹ, dodo đến gấu trúc đỏ và bộ xương cá voi vây, sẽ được trao tặng “khả năng trò chuyện” nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Động vật tại Bảo tàng Động vật học sẽ chia sẻ câu chuyện của chúng, thậm chí cả trải nghiệm sau khi chết.


Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. Ảnh: Đại học Cambridge

Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. Ảnh: Đại học Cambridge

Được trang bị giọng nói và tính cách riêng, các mẫu vật có thể trò chuyện bằng giọng nói hoặc văn bản qua điện thoại của khách tham quan. Công nghệ này cho phép chúng mô tả thời gian sống trên Trái Đất và những thử thách gặp phải, với hy vọng đảo ngược sự thờ ơ của con người đối với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học.

Jack Ashby, trợ lý giám đốc bảo tàng, cho biết nhiều bảo tàng sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau, nhưng “đây là ứng dụng đầu tiên cho phép các mẫu vật tự nói lên quan điểm của mình”. “Một phần của thử nghiệm là xem liệu việc cho động vật tiếng nói riêng có khiến mọi người nghĩ khác về chúng hay không. Liệu có thể thay đổi nhận thức của công chúng về một con gián bằng cách cho nó một giọng nói?”, Jack Ashby nói.

Dự án do Nature Perspectives, một công ty đang xây dựng các mô hình AI để tăng cường kết nối giữa con người và thế giới tự nhiên, phát triển. Đối với mỗi mẫu vật, AI được cung cấp thông tin chi tiết về nơi sinh sống, môi trường sống tự nhiên, cách nó được đưa vào bộ sưu tập, cùng với tất cả thông tin về loài mà nó đại diện.


Bộ xương cá voi vây treo trên mái của bảo tàng. Ảnh: Đại học Cambridge

Bộ xương cá voi vây treo trên mái của bảo tàng. Ảnh: Đại học Cambridge

Các mẫu vật thay đổi giọng điệu và ngôn ngữ để phù hợp với độ tuổi của người đối thoại và có thể trò chuyện bằng hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Thú mỏ vịt có giọng Australia, gấu trúc đỏ có giọng Himalaya, và vịt trời có giọng Anh. Thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp, Ashby hy vọng khách tham quan sẽ học được nhiều hơn những gì có trên nhãn của mẫu vật.

Các cuộc trò chuyện giữa khách tham quan và mẫu vật sẽ được phân tích để hiểu rõ hơn về thông tin mà mọi người muốn biết. AI gợi ý một số câu hỏi, chẳng hạn như hỏi cá voi vây “hãy kể cho tôi nghe về cuộc sống ở đại dương”, nhưng khách tham quan có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn.

Ashby chia sẻ: “Khi bạn nói chuyện với những động vật này, chúng thực sự hiện lên như những cá thể có tính cách riêng, đó là một trải nghiệm rất kỳ lạ.

Minh Thư (Theo Guardian)



Sinh viên làm thiết bị lưu trữ hydrogen

Các thành viên nhóm bên sản phẩm thiết bị lưu trữ hydrogen tại một triển lãm sáng tạo sinh viên Đà Nẵng năm 2024. Ảnh: NVCC

Nghiên cứu do Võ Dư Định, Lê Anh Vân, Lâm Đạo Nhơn, Nguyễn Hưng Tâm và Mai Đức Hưng, bộ môn Cơ khí ôtô, khoa Cơ khí, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng thực hiện từ tháng 10/2023. Sản phẩm hướng đến kỹ thuật lưu trữ năng lượng hydrogen dạng rắn, ứng dụng trong các hệ thống quản lý năng lượng và phương tiện giao thông xanh.

Sản phẩm được thiết kế có hai phần chính: bình chứa hydrogen cùng các bộ phận phụ trợ và hệ thống điều khiển thông minh. Nguyên lý hoạt động của bình chứa dựa trên phản ứng giữa kim loại magie có trong bình chứa và hydrogen để tạo ra hợp chất Magie Hydrua (MgH₂). Khi gia nhiệt ở 250-350°C, sẽ xảy ra quá trình nạp hydrogen trong điều kiện áp suất trên 1 bar. Ngược lại, quá trình giải phóng hydrogen xảy ra khi áp suất dưới 1 bar.

Với hệ thống thông minh bao gồm vi điều khiển và các cảm biến đóng vai trò giám sát, điều khiển nhiệt độ, áp suất. Điều này đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn trong quá trình chuyển pha của hợp chất lưu trữ hydrogen.


Các thành viên nhóm bên sản phẩm thiết bị lưu trữ hydrogen tại một triển lãm sáng tạo sinh viên Đà Nẵng năm 2024. Ảnh: NVCC

Các thành viên nhóm bên sản phẩm thiết bị lưu trữ hydrogen tại Triển lãm sáng tạo sinh viên Đà Nẵng năm 2024. Ảnh: NVCC

Theo trưởng nhóm Võ Dư Định, hiện có ba công nghệ lưu trữ hydrogen dưới dạng khí nén, khí hóa lỏng và rắn. Ở dạng khí nén, hydro được lưu trữ trong các bình áp suất cao, từ 350 đến 700 bar (5.000-10.000 psi). Ở dạng lỏng hydrogen được làm lạnh xuống -253°C để chuyển sang trạng thái lỏng, sau đó lưu trữ trong các bồn chứa cách nhiệt. Với dạng rắn, hydrogen được lưu trữ trong các hợp chất hydrua kim loại hoặc các vật liệu hấp thụ khác như khung hữu cơ kim loại (MOFs), carbon nanotubes…

Theo Định, mỗi phương pháp lưu trữ có ưu, nhược điểm khác nhau. Do vậy, lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào mục đích sử dụng như dùng để vận chuyển, lưu trữ tĩnh hay ứng dụng di động… trong đó có tính tới yếu tố chi phí, hiệu suất, an toàn.

Nhóm đánh giá, thách thức trong lưu trữ hydrogen đòi hỏi những công nghệ phức tạp, chi phí cao để đảm bảo an toàn và hiệu suất. Do thiếu hạ tầng hỗ trợ và hiệu quả kinh tế chưa cao nên đây là rào cản lớn trong ứng dụng rộng rãi hydro như một nguồn năng lượng sạch.

Trong nghiên cứu của nhóm, các thành viên muốn chế tạo thiết bị lưu trữ hydrogen dưới dạng rắn do công nghệ này an toàn, ít xảy ra cháy nổ. Công nghệ này cho phép lưu trữ dễ dàng hơn do không yêu cầu áp suất quá cao hoặc nhiệt độ cực thấp như với lưu trữ khí hoặc khí hóa lỏng.

Tính toán trên lý thuyết, sản phẩm của nhóm có thể lưu trữ vật liệu, sau phản ứng cho đầu ra tối đa 20,74g hydrogen dạng khí. Theo Định, đây là con số ước tính do cơ sở vật chất của nghiên cứu còn hạn chế, thiếu một số thiết bị dụng cụ chuyên dụng nên hiện chưa xác định cụ thể khối lượng thực tế.

Nhóm thiết kế bình chứa chuyên dụng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam về bình chịu áp lực. Khi gặp các sự cố ngoài mong muốn trong lúc thiết bị đang hoạt động, hệ thống gia nhiệt gián tiếp ngắt toàn bộ nguồn nhiệt đưa về trạng thái bình thường để đảm bảo an toàn.


Thiết bị lưu trữ hydrogen do nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC

Thiết bị lưu trữ hydrogen do nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC

TS Bùi Văn Hùng, Giảng viên khoa Cơ khí, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng đánh giá, nghiên cứu của nhóm mới ở giai đoạn tìm ra vật liệu lưu trữ phù hợp có khả năng hấp thụ và giải phóng hydrogen. Nhóm cũng xây dựng mô hình mô phỏng khả năng và điều kiện lưu trữ nhiên liệu này.

Ông đánh giá, khối lượng hydrogen trong sản phẩm của nhóm ước tính khoảng 20g, tương đương khoảng 0.66 kWh, là khá thấp. Mức năng lượng này phù hợp cho các thiết bị nhỏ hoặc thí nghiệm, nhưng không đủ để vận hành các phương tiện như ôtô hay thiết bị công nghiệp trong thời gian dài.

Để tăng khối lượng hydrogen lưu trữ, TS Hùng gợi ý nhóm nên tìm các hợp kim hoặc vật liệu có khả năng hấp thụ hydrogen nhiều hơn mà không tăng quá nhiều khối lượng vật liệu. Tuy nhiên, một số vật liệu có mật độ lưu trữ hydrogen cao đòi hỏi điều kiện và môi trường để quá trình chuyển pha giữa nạp và xả khó xảy ra hơn. Ông cho rằng, dựa trên nghiên cứu này, nhóm cần tiến hành thử nghiệm thêm những vật liệu khó chuyển pha trong thời gian tới.

Hà An



Tàu lớn nhất của NASA sẽ tìm sự sống ở mặt trăng sao Mộc

NASA phóng tàu tới mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Mộc

NASA phóng tàu tới mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Mộc

 
 
NASA phóng tàu tới mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Mộc

Tàu Europa Clipper cất cánh thành công từ Florida, Mỹ. Video: AFP

Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA được thiết kế để thám hiểm mặt trăng Europa của sao Mộc, phóng trên tên lửa Falcon Heavy của SpaceX vào 12h06 ngày 14/10 giờ địa phương (23h cùng ngày giờ Hà Nội) từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, theo CNN. Ban đầu, tàu được lên lịch cất cánh ngày 10/10 nhưng bị trì hoãn do bão Milton. Đội ngũ tại trung tâm đã đánh giá cơ sở phóng sau bão và duyệt để tàu vũ trụ quay trở lại bệ phóng.

Hiện nay, tàu vũ trụ đã tiến vào quỹ đạo thành công và NASA xác nhận thu được tín hiệu từ Europa Clipper khoảng một giờ 10 phút sau khi phóng, có nghĩa đội kiểm soát nhiệm vụ đang duy trì liên lạc với tàu và nhận dữ liệu. Bộ pin quang điện lớn của Europa Clipper giúp cung cấp năng lượng cho tàu trong suốt hành trình, được triển khai ba giờ sau khi phóng.

Europa Clipper sẽ đóng vai trò tàu vũ trụ đầu tiên của NASA nghiên cứu một thế giới đại dương có băng bao phủ trong hệ Mặt Trời. Mục tiêu của nó là xác định liệu mặt trăng sao Mộc có thể phù hợp với sự sống hay không. Clipper sẽ mang theo 9 thiết bị và một thí nghiệm trọng lực để tìm hiểu đại dương bên dưới lớp vỏ băng dày của Europa. Đại dương của mặt trăng này được ước tính chứa nhiều nước lỏng gấp đôi so với đại dương trên Trái Đất. Theo Robert Pappalardo, nhà khoa học làm việc trong dự án tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Họ sẽ xem xét điều gì khiến Europa đặc biệt, từ lõi, đại dương và lớp vỏ băng, tới khí quyển rất mỏng và môi trường vũ trụ bao quanh. Tàu vũ trụ cũng mang theo hơn 2,6 triệu tên của mọi người đến từ nhiều nước trên khắp thế giới và một bài thơ của nhà thơ Mỹ Laureate Ada Limón.

Nhiệm vụ trị giá 5,2 tỷ USD ra đời dưới dạng một thiết kế vào năm 2013, nhưng đường dẫn tới thời khắc phóng tàu không phải luôn bằng phẳng. Hồi tháng 5, các kỹ sư phát hiện những bộ phận của tàu vũ trụ có thể không chịu được môi trường bức xạ khắc nghiệt của sao Mộc. Tuy nhiên, cả đội có thể hoàn thành thử nghiệm cần thiết kịp thời và được cấp phép hồi tháng 9 để chuẩn bị phóng.

Sau khi phóng, tàu vũ trụ sẽ di chuyển 2,9 tỷ km và dự kiến tới sao Mộc vào tháng 4/2030. Dọc đường, tàu sẽ tiến hành bay qua sao Hỏa, sau đó là Trái Đất, tận dụng lực hấp dẫn của mỗi hành tinh để sử dụng ít nhiên liệu hơn và tăng tốc trong hành trình tới sao Mộc. Europa Clipper sẽ hoạt động kết hợp với Juice (Jupiter Icy Moons Explorer), tàu vũ trụ phóng vào tháng 4/2023 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, sẽ bay tới nghiên cứu sao Mộc và những mặt trăng lớn nhất của nó vào tháng 7/2031.

Là tàu vũ trụ lớn nhất NASA từng chế tạo cho nhiệm vụ hành tinh, Clipper rộng 30,5 m, lớn hơn sân bóng rổ, nhờ bộ pin quang điện. Các tấm pin sẽ giúp thu thập ánh sáng Mặt Trời để cung cấp điện cho thiết bị và đồ điện tử trên tàu trong quá trình thám hiểm Europa.

Sau khi tới nơi, tàu vũ trụ sẽ tiến hành 49 lần bay sát Europa thay vì hạ cánh trên bề mặt mặt trăng này. Ban đầu, đội phụ trách nhiệm vụ lo lắng Clipper sẽ không thể chịu được môi trường khắc nghiệt của sao Mộc do từ trường của hành tinh khổng lồ hút và tăng tốc hạt tích điện, tạo ra bức xạ mạnh gấp 20.000 lần trên Trái Đất. Nhưng nhóm kỹ sư đã tìm ra cách khắc phục vấn đề.

Mỗi lần bay qua Europa dự kiến cách nhau 2 – 3 tuần, tàu vũ trụ sẽ trải qua gần một ngày làm quen với bức xạ khắc nghiệt của sao Mộc trước khi bay sát hành tinh. Thời gian giữa các lần bay có thể giúp bóng bán dẫn của tàu vũ trụ, bộ phận điều khiển dòng điện, phục hồi sau khi tiếp xúc với bức xạ. Trong khi đó, một vòm thiết kế đặc biệt từ titan và nhôm sẽ bảo vệ những thiết bị điện tử cực nhạy trước bức xạ.

Những chuyến bay sát sẽ đưa Clipper cách bề mặt Europa 25 km, mỗi lần ở một địa điểm khác nhau. Chiến thuật này cho phép tàu vũ trụ lập bản đồ gần như toàn bộ mặt trăng này. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, hành trình của Europa sẽ kết thúc khi tàu đâm xuống bề mặt Ganymede, mặt trăng lớn nhất của sao Mộc. Europa Clipper không được thiết kế để tìm kiếm sự sống trên Europa, nhưng tàu sẽ sử dụng một loạt thiết bị nhằm xem xét liệu sự sống có khả năng tồn tại bên trong đại dương hay không.

Các nhà thiên văn học cho rằng yếu tố cần thiết cho sự sống, bao gồm nước, năng lượng và thành phần hóa học, có thể tồn tại sẵn trên Europa. Tàu vũ trụ có thể thu thập bằng chứng nhằm tìm hiểu liệu những yếu tố đó có cùng tồn tại theo cách giúp môi trường trên mặt trăng sao Mộc phù hợp với sự sống hay không. Nhiệm vụ sẽ nghiên cứu độ dày chính xác của lớp vỏ băng bao bọc mặt trăng và cách lớp vỏ đông cứng tương tác với đại dương bên dưới, cũng như tìm hiểu đặc điểm địa chất Mặt Trăng. Giới khoa học muốn biết chính xác thành phần của đại dương trên Europa và điều gì khiến cột phun nhô lên từ vết nứt trên băng, bắn các hạt vào không gian. Họ cũng cần xác định vật chất từ bề mặt Europa có nhỏ giọt xuống đại dương hay không.

Để tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, Europa Clipper trang bị camera và quang phổ kế để ghi lại ảnh độ phân giải cao cũng như lập bản đồ bề mặt và khí quyển mỏng của mặt trăng Europa. Tàu vũ trụ cũng mang theo thiết bị nhiệt để tìm vị trí cột phun hoạt động và nơi băng ấm hơn. Một từ kế sẽ nghiên cứu từ trường của Europa, xác nhận sự tồn tại của đại dương, độ sâu và nồng độ muối. Radar xuyên băng sẽ xem xét bên dưới vỏ băng, ước tính dày 15 – 25 km, tìm kiếm bằng chứng về đại dương. Nếu có cột phun đang hoạt động, khối phổ kế và thiết bị phân tích bụi có thể phát hiện các hạt chúng phun vào không gian và tìm hiểu thành phần cấu tạo của nó. Tất cả thiết bị sẽ được bật lên và hoạt động mỗi lần bay sát để thu thập nhiều dữ liệu hết mức có thể.

An Khang (Theo CNN)



Xử phạt 1 nhóm Zalo

Xử phạt 1 nhóm Zalo- Ảnh 1.

Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an huyện Phù Ninh phát hiện nhóm zalo “HỘI CHƠI CHIM” có hành vi trao đổi, chia sẻ thông tin về các địa điểm, tuyến đường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông. Công an huyện Phù Ninh đã xác minh, tiến hành làm việc với Nguyễn Tiến T (sinh năm 1979, trú tại xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) là trưởng nhóm Zalo “HỘI CHƠI CHIM”.
Xử phạt 1 nhóm Zalo- Ảnh 1.

Qua đấu tranh, Nguyễn Tiến T khai nhận, nhóm Zalo được thành lập từ khoảng tháng 8/2024 để các thành viên tham gia nhóm báo chốt, địa điểm, khu vực đang làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm mục đích tránh chốt, tránh việc bị xử lý vi phạm. Việc thông báo chốt trên nhóm được tiến hành dạng ghi âm, tin nhắn. Các thành viên thường sử dụng những từ lóng như “chim”, “ong”, “đậu”, “bay”, “làm tổ”… để ám chỉ lực lượng Cảnh sát giao thông và hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Xử phạt 1 nhóm Zalo- Ảnh 2.

Việc thông báo chốt, địa điểm lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ của nhóm zalo “HỘI CHƠI CHIM” vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”. Công an huyện Phù Ninh đã củng cố hồ sơ, xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Tiến T bằng hình thức phạt tiền, mức phạt 7,5 triệu đồng, đồng thời yêu cầu T xóa bỏ nhóm Zalo trên.