Tháng 10 năm 2021, Mark Zuckerberg đã quyết định đổi tên Facebook thành Meta và tận dụng cơ hội này đã cho thế giới biết tầm nhìn của mình về tương lai kỹ thuật số của công việc cũng như cách con người giải trí tăng tương lại qua một chiếc kính thực tế ảo. Meta lúc đó cũng trình làng một trò chơi mới là Horizon Worlds, với hình đại diện được cá nhân hóa ảo.
Tuy nhiên, khi Facebook thành Meta đã được 3 năm, không có gì sản phẩm nào trong số đó trở nên phổ biến. Vũ trụ Metaverse tiêu tốn hàng tỷ USD khiến các nhà đầu tư lo ngại, đặt dấu hỏi về tính khả thi cũng như sinh lời.
Kính thực tế tăng cường mới AR Orion (Ảnh: Meta)
Nhưng có vẻ mọi thứ đã thay đổi cho tới tuần trước. Tại sự kiện Meta Connect, CEO Mark Zuckerberg đã chính thức giới thiệu với thế giới chiếc kính thực tế tăng cường mới AR Orion.
Trở thành đối tác với Ray-Ban, Meta đã khiến tất cả mọi người có mặt tại sự kiện bất ngờ với sản phẩm mới, đặc biệt là giới truyền thông.
Mark Zuckerberg đã so sánh chiếc kính AR Orion với “một cỗ máy thời gian”.
“Cách để nghĩ về kính AR là như một cỗ máy thời gian”, Zuckerberg nói sự kiện Meta Connect. “Chúng tồn tại, chúng thật tuyệt vời và chúng là một cái nhìn thoáng qua về tương lai mà tôi nghĩ sẽ khá thú vị.”
CEO Meta cũng cho biết, thêm thiết bị này cho thấy góc nhìn kết hợp giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý, với mục tiêulà cung cấp một giải pháp thay thế cho điện thoại thông minh.
Chiếc kính mới này trông giống như kính đọc sách thông thường nhưng có ống kính có thể hiển thị tin nhắn văn bản, cuộc gọi video và thậm chí cả video YouTube trước tầm nhìn của người dùng.
Theo Meta, kính Orion không chỉ đơn giản là “phô diễn” hình ảnh 3D. Thay vì camera Passthrough của các thiết bị VR khác, Orion chiếu trực tiếp những hình ảnh ảo lên thấu kính đặc biệt, tạo ra một thế giới vừa thực vừa ảo. Với thiết bị này, người dùng có thể vừa nấu ăn, vừa “chat” với bạn bè mà không cần nhấc chiếc smartphone cồng kềnh lên.
CNBC đánh giá, AR Orion đã” khơi dậy mức độ nhiệt tình chưa từng thấy của người dùng với Metaverse”.
Chiếc kính được khen là rất thời trang và thoải mái khi dùng (Ảnh: Meta)
Nhiều nguồn tin yêu cầu giấu tên cho CNBC biết, nhiều nhân viên của Meta cảm “nhẹ nhõm” khi sản phẩm mới được người dùng đón nhận, đồng thời họ cũng thay đổi quan điểm với những tham vọng phần cứng tốn kém của CEO.
Không chỉ nhận được lời khen ngợi của đám đông, những phóng viên trực tiếp có mặt tại sự kiện và trải nghiệm sản phẩm cũng đưa ra những nhận xét sức tích cực.
Nhà báo Julia Boorstin của kênh CNBC đã mô tả một cuộc gọi mà cô với nhà sản xuất qua chiếc kính Orion là “giống như tôi đang FaceTime với anh ấy (nhà sản xuất) nhưng anh ấy lại đeo kính của tôi”.
“Điều ấn tượng về kính thực tế tăng cường (AR) Orion của Meta không phải những tính năng hào nhoáng, mà là kích thước và sự thoải mái khi đeo”, Julia Boorstin nói thêm.
Trong khi đó, phóng viên Alex Heath của tờ The Verge đã chơi trò Pong với chính Mark Zuckerberg và nhận xét “hầu như không có độ trễ trong trò chơi”.
Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm?
Sau buổi giới thiệu thành công, Meta đang củng cố mối quan hệ với các nhà phát triển phần mềm nhằm xây dựng các phiên bản sản phẩm mới, đồng thời đưa thế hệ kính thông minh Ray-Ban Meta hiện tại đến với nhiều người tiêu dùng hơn trong mùa mua sắm lễ hội năm 2024.
Một số nguồn tin cho biết, Meta đang tìm cách đưa công nghệ được phát triển trên kính sang vòng đeo tay Orion vào các thiết bị tiêu dùng khác, đáng chú ý là tai nghe Quest VR…
Đối với Meta, sự hứng khởi của người dùng khiến nhiều nhà đầu tư phố Wall quay lại với mã cổ phiếu này.
Người dùng được gợi ý về công thức pha chế đồ uống với các nguyên liệu có sẵn khi đeo kính
Sau khi mất gần hai phần ba giá trị vào năm 2022, cắt giảm khoảng một phần tư lực lượng lao động, tương đương 21.000 việc làm vào thời điểm khó khăn nhất, giá cổ phiếu của Meta đã tăng gần gấp ba lần vào năm ngoái và tăng hơn 60% vào năm 2024. Sự trở lại được xem là ngoạn mục.
Cổ phiếu tăng, tài sản của Mark Zuckerberg cũng tăng mạnh. Đầu tháng 10, ông chủ Meta gia nhập câu lạc bộ những tỷ phú sở hữu 200 tỷ USD. Ngày 3/10, tỷ phú Mark Zuckerberg lần đầu tiên vượt tỷ phú Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới trong bối cảnh cổ phiếu Meta cao kỷ lục.
Facebook lần đầu tiên tham gia cuộc chơi VR vào năm 2014 bằng thương vụ mua lại Oculus với giá 2 tỷ USD. Kể từ đó, công ty đã rót hơn 63 tỷ USD vào Reality Labs, bộ phận phần cứng và phần mềm AR và VR và ghi nhận khoản lỗ hoạt động lên tới hàng tỷ USD mỗi quý.
Trong quý II, Reality Labs chỉ tạo ra 353 triệu USD doanh thu, chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu của công ty. Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, mảng tai nghe VR và AR trên toàn cầu trong giai đoạn này đã giảm khoảng 28% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 1,1 triệu chiếc được phân phối.
“Đây là một canh bạc rất dài hạn”, Zuckerberg cho biết vào tháng 7 năm 2023. “Tôi hiểu được sự khó chịu mà nhiều nhà đầu tư gặp phải vì nó nằm ngoài dự kiến mà hầu hết các nhà đầu tư dài hạn nghĩ đến”.
Orion ra mắt được xem là một ví dụ cụ thể về chiến lược của công ty và là bước tiếp theo hợp lý và hấp dẫn sau kính thông minh, những người quen thuộc với Reality Labs. Các nhà đầu tư đang chờ đợi những động thái tiếp theo của Meta sau thành công bước đầu này.