Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Toshiba đoạt giải tủ lạnh có thiết kế ấn tượng

Dòng tủ lạnh của Toshiba

Sản phẩm tôi yêu 2024 số thứ tám có chủ đề Tủ lạnh có thiết kế ấn tượng, diễn ra từ 24/10 đến hết ngày 3/11 với 5 đề cử gồm Toshiba Japandi GR-RF690WI-PGV(67), LG Multi Door InstaView LFD61BLGAI, Hitachi Multi Door R-HW620RV(XK), Aqua Multi Door AQR-M727XA(GS)U1 và Samsung Side by Side RS57DG400EM9SV.

Dòng tủ lạnh của Toshiba

Dòng tủ lạnh của Toshiba

Dòng tủ lạnh của Toshiba có thiết kế mặt kính trắng bên ngoài, bên trong chứa nhiều ngăn lưu trữ cho các loại thực phẩm khác nhau. Tủ lạnh Toshiba Japandi GR-RF690WI-PGV(67) được trang bị nhiều tiện ích như phát hiện người đến gần trong phạm vi 70cm để bật đèn, khả năng làm lạnh sâu -30 độ C.

Kết hợp giữa tinh thần tối giản của Nhật Bản và phong cách hiện đại Bắc Âu, dòng tủ lạnh của Toshiba mang phong cách Japandi với thiết kế âm tường Fit-in sâu 600 mm, cùng sắc trắng Fuji và tay cầm gỗ hồ đào, tạo nên không gian bếp hài hòa. Tủ có dung tích 533 lít, phù hợp với gia đình từ bốn thành viên.

Bên trong, Toshiba trang bị cho tủ lạnh Công Nghệ OriginFresh giữ thịt, cá, rau củ và trái cây tươi ngon, PureAir khử mùi và diệt khuẩn. Tính năng làm đá tự động nhanh chóng với chỉ 60 phút đáp ứng nhu cầu của người dùng muốn sử dụng đá trong thời gian nhanh nhất. Sản phẩm có giá 54,99 triệu đồng.

Độc giả có địa chỉ email a.huy…@gmail.com đã bình chọn chính xác, dự đoán gần đúng nhất số người có cùng đáp án và nhận phần quà từ ban tổ chức là máy ép chậm Lumias SJ10B.

Chương trình Sản phẩm tôi yêu 2024 sẽ tiếp tục số bình chọn thứ chín với chủ đề Máy lọc nước ion kiềm được yêu thích nhất, diễn ra từ ngày đến hết 7/11 đến hết ngày 17/11.

Sản phẩm tôi yêu được VnExpress tổ chức thường niên từ 2020, là chương trình khởi động cho Tech Awards. Sản phẩm tôi yêu 2024 bắt đầu từ 18/7 đến 4/11, với mỗi số kéo dài trong 10 ngày theo chủ đề khác nhau liên quan đến đồ gia dụng, thiết bị và phụ kiện điện tử.

Các sản phẩm đạt giải được trao chứng nhận trong Lễ trao giải Tech Awards 2024, dự kiến tổ chức vào tháng 1/2025 tại TP HCM.

Tech Awards là chương trình bình chọn thường niên từ 2012 của VnExpress Số Hóa, dành cho các sản phẩm và thương hiệu Công Nghệ nổi bật, được bán chính hãng trong năm tại thị trường Việt Nam. Kết quả chung cuộc của các sản phẩm và thương hiệu được tính dựa trên 40% lượt bình chọn của độc giả và 60% điểm đánh giá của ban giám khảo.

Hội An

Tôi đã bỏ dùng iPhone 14 Pro để mua iPhone 16 Plus: Ai đó cứ bảo là “thụt lùi” nhưng tôi thấy xứng đáng

- Ảnh 1.

Từ bỏ iPhone Pro để chọn iPhone Plus có thể coi là bước thụt lùi và là lựa chọn ngây dại. Nhưng có người không nghĩ như thế.

Cây bút Chris Smith của BGR chia sẻ về quá trình “nâng cấp” từ iPhone 14 Pro lên iPhone 16 Plus và cảm thấy hoàn toàn xứng đáng, dù cho lựa chọn này có thể coi là thụt lùi, vì dòng Pro luôn được coi là trên cơ dòng Plus. Dưới đây là chia sẻ của anh.

Nâng cấp lên iPhone 16 Plus là thay đổi lớn

Sau hơn một tháng sử dụng iPhone 16 Plus, tôi có thể tự tin thông báo rằng việc nâng cấp từ iPhone 14 Pro là hoàn toàn xứng đáng. Chỉ có một điều khiến tôi hối tiếc nhưng đó không phải là điều bạn đang nghĩ trong dầu.

Tôi không ngại mất màn hình tần số quét 120Hz hoặc camera zoom trên iPhone Pro. Điều khiến tôi bối rối nhất thực ra chính là kích thước của Plus mà tôi phải mất thời gian để làm quen, vì đây là lần đầu tiên tôi sử dụng iPhone có màn hình 6,7 inch.

- Ảnh 1.

Nếu bạn không chắc chắn nên mua mẫu iPhone 16 nào, tôi sẽ khuyên bạn nên xem xét hai điều trước khi quyết định xem có cần một chiếc iPhone Pro trong cuộc sống của mình không.

Vấn đề với nhiều người khi nâng cấp từ iPhone Pro thế hệ trước lên iPhone 16 cơ bản hoặc 16 Plus là bạn có thể cảm giác rằng mình đang đi thụt lùi. Cảm giác nuối tiếc sẽ xuất hiện vì các mẫu Pro có nhiều tính năng tốt hơn so với các mẫu thường.

Nhưng thực tế việc chuyển từ Pro thế hệ 14 sang iPhone 16 Plus là một nâng cấp lớn về thông số kỹ thuật. Bạn sẽ có chip A18 với RAM 8GB, màn hình được cải thiện đôi chút có thể hoạt động ở độ sáng tối thiểu 1 nit và camera được cải thiện. Thời lượng pin thật tuyệt vời và đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của iPhone 2024.

Đổi lại, một khi chọn phiên bản iPhone 16 không phải Pro, bạn sẽ mất đi khung máy bằng titan, camera ba ống kính ở mặt sau và màn hình ProMotion Always-On 120Hz.

Camera

iPhone 16 Pro và 16 Pro Max có camera zoom tetraprism 12 megapixel ở mặt sau, hỗ trợ zoom quang 5x.

iPhone 14 Pro không có camera tiềm vọng và hỗ trợ tối đa zoom quang 3x. Tôi không sử dụng zoom nhiều lắm. Vậy nên không thể nói rằng tôi đã bỏ lỡ tùy chọn 3x khi chuyển sang iPhone 16 Plus.

Đây là khía cạnh đầu tiên bạn nên xem xét với dòng iPhone Pro ngay bây giờ. Xem tần suất bạn sử dụng camera zoom và nhu cầu có cần thiết hay không. Nếu chụp nhiều ảnh ở chế độ zoom, bạn có thể cần ba camera từ iPhone 16. Trong trường hợp đó, bạn nên mua iPhone 16 Pro hoặc 16 Pro Max.

- Ảnh 2.

Ngoài ra, còn có một số trải nghiệm nâng cấp hơn đối với camera iPhone 16 Pro. Bạn được hỗ trợ chế độ chân dung Night Mode, Apple ProRaw, quay video Log, quay video ProRes và bốn micrô. Nhưng một lần nữa, nếu chỉ dùng bình thường, bạn sẽ không quá cần đến các tính năng chuyên nghiệp này.

Màn hình hiển thị

Nếu từ bỏ ba camera không phải là vấn đề quá lớn thì việc không có màn hình 120Hz có thể là thứ cần xem xét. Nhưng hóa ra đó không phả điều gì quá khó khăn và bạn có thể không thấy sự khác biệt lớn khi quay lại màn hình 60Hz.

Trước đây, tôi không hề cần màn hình Always-On. Đây là một trong những tính năng iOS 16 đầu tiên tôi tắt khi mua iPhone 14 Pro cách đây gần hai năm. Tắt chức năng Always-On cũng sẽ làm tăng thời lượng pin của iPhone.

Thứ hai, tôi vô tình đặt tốc độ làm tươi 120Hz thành 60Hz và quên đổi lại. Điều này xảy ra trong những ngày đầu của iPhone 14 Pro. Tôi nhận ra sai lầm của mình sau khoảng một năm khi xem cài đặt hiển thị của điện thoại. Hóa ra 60Hz không làm tôi bận tâm đến thế. Đổi lại, tôi tiết kiệm thêm thời lượng pin đáng kể trên iPhone 14 Pro.

Tôi biết nhiều người dùng iPhone sẽ nói rằng họ có thể phân biệt được sự khác biệt giữa 120Hz và 60Hz. Tôi thì hầu như không thể.

Màn hình 60Hz không phải là vấn đề khi cuộn nội dung trong ứng dụng hoặc thưởng thức trò chơi. Hãy nhớ rằng màn hình ProMotion tự động chuyển tốc độ làm mới từ 1Hz sang 120Hz (hoặc từ 1Hz sang 60Hz). Chúng sẽ không luôn chạy ở tốc độ làm mới cao nhất vì không cần thiết.

Nếu muốn dùng thử trải nghiệm iPhone không phải Pro như iPhone 16 trước khi mua, hãy thử tắt tính năng màn hình luôn bật rồi đặt tốc độ thành 60Hz trong vài ngày. Bạn cũng có thể tắt chuyển động và xem điều đó ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn như thế nào.

Nếu không chịu được màn hình 60Hz, hãy tránh xa các mẫu iPhone 16 không phải Pro. Ngược lại thì iPhone 16 Plus là lựa chọn xứng đáng.

Huawei xác nhận sắp ra điện thoại ‘mạnh nhất’

Điện thoại dòng Mate 60 được trưng bày tại cửa hàng của hãng ở Trung Quốc. Ảnh: Lưu Quý

Richard Yu, Chủ tịch nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, viết trên Weibo hôm 4/11: “Chiếc Mate mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Hẹn gặp lại vào tháng 11”,

Ông không tiết lộ thông tin về tên sản phẩm cũng như thời gian ra mắt. Tuy nhiên theo truyền thống đặt tên của hãng điện thoại Trung Quốc, mẫu máy mới có thể là Mate 70, kế nhiệm của Mate 60. Tháng 8/2023, Huawei gây bất ngờ khi tung ra dòng Mate 60, smartphone hỗ trợ 5G đầu tiên kể từ khi hãng phải chịu các lệnh hạn chế từ Mỹ khiến họ không thể tiếp cận nguồn chip tiên tiến từ phương Tây.

Điện thoại dòng Mate 60 được trưng bày tại cửa hàng của hãng ở Trung Quốc. Ảnh: Lưu Quý

Điện thoại dòng Mate 60 được trưng bày tại cửa hàng của hãng ở Trung Quốc. Ảnh: Lưu Quý

Với việc sử dụng bộ vi xử lý 7 nm được sản xuất bởi hãng chip nội địa SMIC, Mate 60 được cho là đã khơi dậy lòng yêu nước, giúp họ đảo ngược tình thế và vươn mình trên thị trường smartphone nội địa. Sau Mate 60, hãng tiếp tục ra Pura 70 hay điện thoại gập ba Mate XT, thu hút hàng triệu lượt đặt mua từ trước khi lên kệ. Theo báo cáo của IDC tháng trước, doanh số smartphone quý III/2024 của Huawei tại Trung Quốc đã tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,3% thị phần.

Theo Gizchina, Mate 70 được dự đoán có thể sẽ được trang bị chip Kirin 9100, được sản xuất trên tiến trình 5 nm bởi SMIC. Ngoài ra, sản phẩm có thể được cài đặt HarmonyOS 5.0, hệ điều hành di động do Huawei tự phát triển và giảm sự phụ thuộc vào Android. Nguồn tin của SCMP cũng khẳng định Huawei đặt mục tiêu bán hàng cao hơn thế hệ cũ, với lượng linh kiện được đặt hàng tăng 50% so với Mate 60. Hãng cũng được cho là đã chuẩn bị hơn một triệu Mate 70 cho đợt phát hành đầu tiên.

Theo các nhà phân tích, đây sẽ là nỗ lực tiếp theo của Huawei trong việc giành lại thị phần ở phân khúc smartphone cao cấp. Trước giai đoạn bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế từ Mỹ năm 2019, Huawei liên tục cạnh tranh với Samsung và Apple về doanh số smartphone trên toàn cầu.

Lưu Quý

Nhiều người cứ thích điện thoại viền mỏng, “chúng rất đẹp nhưng tôi sẽ không bao giờ mua”: Đây là lý do

- Ảnh 1.

Các nhà sản xuất đua nhau làm điện thoại có viền màn hình mỏng nhưng cái gì đẹp đều phải đánh đổi.

Trong khi nhiều người có thể thích điện thoại thông minh có viền mỏng như “dao cạo” vì tính thẩm mỹ hiện đại và bóng bẩy thì một số người lại có suy nghĩ khác. Cái gì đẹp thì phải đánh đổi.

Cây bút Alvin Wanjala từ trang MakeUseOf cho biết anh sẽ không mua điện thoại có viền quá mỏng dẫu cho các nhà sản xuất điện thoại đang ra sức làm cho thiết bị của họ có viền ngày càng mỏng hơn. Dưới đây là lý do.

Tăng nguy cơ hư hỏng

Một trong những nhược điểm lớn nhất của viền mỏng là chúng để lộ các cạnh của màn hình nhiều hơn, khiến điện thoại dễ bị hư hỏng. Mặc dù viền dày làm điện thoại kém sang, nhưng chúng có mục đích quan trọng: bảo vệ màn hình. Chúng có thể hấp thụ lực tác động khi bạn vô tình làm rơi thiết bị, giúp giảm khả năng màn hình bị vỡ.

- Ảnh 1.

Với viền mỏng, màn hình điện thoại của bạn có ít thứ bảo vệ hơn; do đó, ngay cả một cú rơi nhỏ cũng có thể làm gây hại cho điện thoại. Lưu ý rằng, màn hình điện thoại thông minh khi thay thế rất tốn kém.

Ví dụ, theo Samsung, việc thay thế màn hình Galaxy S24 Ultra bị hỏng sẽ tốn 259 USD (6,5 triệu). Tệ hơn, nếu sở hữu iPhone 16 Pro Max, nó sẽ tốn khoảng 379 USD (9,6 triệu).

Chi phí sửa chữa cao này là một trong những lý do khiến các hãng đưa ra những gói bảo hành cao cấp khiến bạn phải tốn thêm nhiều tiền để phòng ngừa rủi ro.

Vô tình chạm vào màn hình

Một nhược điểm khác của điện thoại có viền siêu mỏng là khả năng vô tình chạm vào cao hơn. Nếu điện thoại có viền lớn xung quanh, sẽ có đủ không gian để tay nắm giũ thiết bị. Do đó, khả năng vô tình chạm vào màn hình sẽ thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, nếu viền mỏng, bạn sẽ trải nghiệm điều ngược lại. Với viền hẹp, bạn sẽ có ít diện tích bề mặt để cầm thiết bị. Do đó, rất có thể bạn sẽ vô tình chạm vào các cạnh của màn hình khiến quá trình sử dụng không theo ý muốn.

Điều đó sẽ xảy ra bất cứ khi nào bạn tương tác với thiết bị. Ví dụ, khi đang gõ, lòng bàn tay của bạn thỉnh thoảng có thể chạm vào màn hình, khiến đoạn tin nhắn bị thêm hoặc xóa các ký tự một cách khó chịu. Điều này cũng có thể xảy ra khi chơi game.

Samsung từng gặp phải vấn đề tương tự khi sản xuất điện thoại có màn hình cong (như Galaxy Note Edge và S6 Edge+). Để khắc phục, công ty phải cho phép người dùng điều chỉnh độ nhạy các cạnh xung quanh màn hình bằng ứng dụng chuyên dụng có tên EdgeTouch.

- Ảnh 2.

Khó cầm điện thoại

Viền cung cấp một vùng đệm xung quanh màn hình điện thoại có thể được sử dụng để giữ thiết bị thoải mái, cầm chắc mà không chạm vào màn hình. Đó là lý do tại sao kích thước của viền màn hình lại quan trọng. Một chiếc điện thoại có viền hẹp sẽ có không gian cầm nắm hạn chế, điều này có thể khiến thiết bị trơn trượt và dễ làm rơi.

Với việc điện thoại thông minh ngày càng lớn hơn, bạn sẽ cần có phần viền đủ thoải mái để cầm nắm.

Điện thoại khó sửa

Để đạt được phần viền mỏng các nhà sản xuất điện thoại thông minh phải làm cho thiết kế bên trong của thiết bị phức tạp và nhỏ gọn. Điều này khiến thiết bị khó sửa chữa hơn nhiều và thường tốn kém hơn.

Điều này đặc biệt đúng đối với việc thay màn hình, một trong những dịch vụ sửa chữa điện thoại phổ biến nhất nhưng cũng khó làm nhất nếu không phải thợ chuyên nghiệp.

Bị phản chiếu màn hình

Viền mỏng cũng có thể dẫn đến tình trạng chói và phản chiếu nhiều hơn. Điều này là do viền trên điện thoại giúp giảm độ chói, đặc biệt là khi sử dụng điện thoại ngoài trời. Chúng làm điều này bằng cách chặn ánh sáng bên ngoài, giảm thiểu phản chiếu.

Ánh sáng có thể gây lóa nếu cạnh của màn hình không đủ dày, đặc biệt trong môi trường ánh sáng mạnh.

Tóm lại, điện thoại có viền mỏng trông ấn tượng về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ này có nhiều nhược điểm. Từ việc cầm nắm hạn chế đến nguy cơ vô tình chạm vào và hư hỏng cao hơn, cùng khả năng sửa chữa khó khăn, tôi không nghĩ mình sẽ mua một chiếc điện thoại có viền quá mỏng.

Threads đạt 275 triệu người dùng

CEO Meta Mark Zuckerberg. Ảnh: AP

Zuckerberg cho biết lượng người dùng Threads tăng 175% so với mức 100 triệu năm ngoái và đang thu hút hơn một triệu người dùng mới mỗi ngày. “Chúng tôi tiếp tục phát triển để biến Threads trở thành ứng dụng mạng xã hội lớn tiếp theo”, ông nói trong báo cáo tài chính ngày 4/11.

CEO Meta Mark Zuckerberg. Ảnh: AP

CEO Meta Mark Zuckerberg. Ảnh: AP

Threads ra mắt vào tháng 7/2023 nhằm cạnh tranh với X, mạng xã hội được Elon Musk mua lại tháng 10/2022 với giá 44 tỷ USD. Hiện X vẫn dẫn đầu với khoảng 318 triệu người dùng hàng tháng, nhưng đã giảm 24% so với khi Musk hoàn tất thương vụ.

Business Insider dẫn lời CFO Meta Susan Li rằng họ không kỳ vọng Threads sẽ là nguồn doanh thu chính vào năm 2025, nhưng Meta rất hài lòng với quỹ đạo phát triển của ứng dụng và đang tập trung giới thiệu các tính năng có giá trị cho cộng đồng.

Theo đánh giá từ công ty nghiên cứu thị trường Bernstein, quảng cáo dự kiến xuất hiện và mở rộng trên Threads vào năm sau. Trên toàn bộ nền tảng của Meta, bao gồm Facebook và Instagram, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,29 tỷ. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích là 3,31 tỷ.

Bà Li nhấn mạnh công ty đang tiếp tục phát triển chức năng của Threads và lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dùng. Bà cũng cho biết thời gian mọi người dành cho Threads vẫn tăng lên và Meta đang nỗ lực giúp người dùng dễ dàng cập nhật các chủ đề hơn.

Tại Việt Nam, Threads cũng nhanh chóng được cộng đồng đón nhận vì việc tạo tài khoản đơn giản, chỉ cần liên kết tài khoản sẵn có từ Instagram. Meta không công bố số người dùng cụ thể tại từng thị trường, nhưng thống kê những chủ đề được thảo luận nhiều nhất tại Việt Nam là: Cảm xúc; Tình cảm; Lời khuyên; Câu chuyện cuộc sống hàng ngày. Trong đó, một trong những nội dung lan truyền mạnh trên cộng đồng Threads Việt là khoe thu nhập. Nhiều người nói họ tìm đến Threads vì đây là nền tảng mạng xã hội hiếm hoi chưa bị làm phiền bởi quảng cáo.

Huy Đức

Một bài viết khoe thu nhập trên Threads. Ảnh: Khương Nha

“>

Phải dùng Công Nghệ ngoại xây hầm lớn nhất Đông Nam Á nhưng gặp sự cố sau 3 năm thi công, Việt Nam nhanh trí xử lý, giờ tự tin nhuần nhuyễn Công Nghệ mới

Hầm Thủ Thiêm: Công nghệ xây dựng hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

Việt Nam sở hữu hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á.

Hầm Thủ Thiêm: Công nghệ xây dựng hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

Năm 2011, hầm Thủ Thiêm dài gần 1.490m, vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, nối quận 1 với bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), là hạng mục quan trọng nhất của dự án đại lộ Đông Tây (dài 22 km, tổng đầu tư 9.800 tỷ đồng), được khánh thành. Thời điểm đó, đây là hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Hầm có 371m đi ngầm dưới lòng sông với 4 đốt hầm, mỗi đốt dài 92,75m, cao 9,1m, rộng 33,3m, nặng 27.000 tấn. Hầm rộng hơn 33m và cao gần 9m. Hầm có hai chiều xe, mỗi chiều có 3 làn gồm 2 làn ô tô và 1 làn xe máy, tốc độ xe máy 40km/h, ô tô 60km/h. Công trình được thiết kế có tuổi thọ vận hành 100 năm và chịu được động đất cấp 7.

Hầm có quy mô mặt cắt ngang rộng 33,3m với hai lốt thoát hiểm và hai hướng lưu thông 6 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/giờ. Theo Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông đô thị TP, hầm Thủ Thiêm được thiết kế cho 45.000 ô tô và 15.000 xe gắn máy lưu thông/ngày.

Đáng chú ý, hầm Thủ Thiêm được thiết kế theo tiêu chuẩn đường bộ Nhật Bản với Công Nghệ tiên tiến, việc vận hành an toàn và môi trường cả trong và ngoài hầm đều được đánh giá có độ tin cậy cao. Đường hầm Thủ Thiêm thi công bằng Công Nghệ đúc, dìm dài nhất Đông Nam Á. Từ mẻ bê tông đầu tiên đúc đốt hầm cho đến lúc 4 đốt được lai dắt và dìm thành công xuống đáy sông Sài Gòn trải qua nhiều công đoạn.

Hầm được chính thức khởi công vào năm 2005. Sau đó đến năm 2008, hầm gặp sự cố nứt các đốt hầm. Tuy nhiên, Việt Nam nhanh trí mời một đội ngũ tư vấn của Australia tham gia xử lý với các nhà thầu Nhật Bản. Các vết nứt đã được bơm keo và các đốt hầm đã được bọc một lớp thép bảo vệ.

Trước khi được lai dắt ra vị trí lắp đặt, các đốt hầm đã được để chìm trong nước tại bể đúc để kiểm tra kết quả xử lý các vết rạn, nứt. Quá trình xử lý này cũng có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam. Đến năm 2010 hợp long thành công hầm Thủ Thiêm và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2011.

Theo Giám sát thi công đường hầm Thủ Thiêm, trong tất cả các khâu thi công hầm Thủ Thiêm đều do các kỹ sư, công nhân Việt Nam trực tiếp thi công. Nhà thầu Nhật Bản chỉ cử một đội ngũ chuyên gia giám sát. Phần lớn các thiết bị cũng đều được thuê ở Việt Nam, chỉ một số thiết bị chuyên dụng thì đưa từ Nhật sang. Do đó, nếu sau này có thêm một công trình hầm dìm nào, kỹ sư Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.

Về các Công Nghệ hiện đại, trong hầm lắp đặt hệ thống thiết bị rất hoàn thiện, phục vụ cho vận hành, gồm hệ thống cấp nước, chiếu sáng; hệ thống chống cháy; hệ thống thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí; hệ thống đếm xe… Ngoài ra còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố. Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các tình huống xảy ra.

Ví dụ như khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển sẽ tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe lưu thông trong hầm quá đông thì trung tâm điều khiển sẽ cho ngăn bớt lượng xe xuống hầm… Hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2m, sử dụng cho mọi người chạy bộ khi xảy ra sự cố.

Bên trong hầm có 54 camera, như những “mắt thần” giám sát thường xuyên mọi hoạt động, chuyển tải lên trung tâm ở phía trên, luôn có người túc trực theo dõi. Chỉ cần có một sự cố nhỏ, đội phản ứng nhanh của hầm sẽ được kích hoạt, xử lý các tình huống nhanh nhất để hạn chế xảy ra tình trạng tắc hầm.

Một số hãng bán dẫn Mỹ tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng

Logo Applied Materials hiển thị trên một mẫu smartphone. Ảnh: Reuters

Theo WSJ, một số nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu của Mỹ đang yêu cầu đối tác trong chuỗi cung ứng “tìm kiếm các lựa chọn thay thế” cho một số thành phần từ Trung Quốc. Nếu không, họ “có nguy cơ mất tư cách nhà cung cấp”. Các đối tác cũng được thông báo họ không thể tiếp nhận nhà đầu tư hoặc có cổ đông từ Trung Quốc.

Dù không đề cập chi tiết, nguồn tin cho biết hai trong số đó là Applied Materials và Lam Research, nằm trong số các công ty chuyên về thiết bị sản xuất vi xử lý ở quy mô lớn nhất thế giới.

Logo Applied Materials hiển thị trên một mẫu smartphone. Ảnh: Reuters

Logo Applied Materials hiển thị trên một mẫu smartphone. Ảnh: Reuters

Ngày 4/11, đại diện Lam Research cho biết họ tuân thủ quy định xuất khẩu của Mỹ liên quan đến chuỗi cung ứng sản xuất chip. Applied Materials cũng nói công ty luôn xác định các nguồn thay thế để đảm bảo sự chủ động. Dù vậy, cả hai từ chối đề cập chi tiết vấn đề.

Những năm qua, các nhà lập pháp Mỹ liên tục ngăn Trung Quốc tiếp cận Công Nghệ chip tiên tiến, trong đó có thiết bị sản xuất chip. Chúng thường được thiết kế hoặc sản xuất tại Mỹ và các khu vực như đảo Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Âu.

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris trong các chiến dịch tranh cử cũng đều cam kết cứng rắn hơn trong thương mại với Trung Quốc, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được coi là đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Bộ Thương mại Mỹ năm ngoái ban hành quy định yêu cầu nhà sản xuất Mỹ phải có giấy phép trước khi chia sẻ chi tiết kỹ thuật và kế hoạch với các nhà cung cấp Trung Quốc. Những doanh nghiệp này cũng chỉ được cấp giấy phép tạm thời, dự kiến hết hạn vào cuối 2025.

Dẫn ý kiến từ giới chuyên gia trong ngành bán dẫn, Fortune cho biết động thái ngăn chặn có thể gây ra tác động lớn. Với Applied Materials hay Lam Research, việc buộc phải “cắt đứt” với đối tác cung ứng ở Trung Quốc có thể làm tăng chi phí, vì không dễ dàng tìm được lựa chọn thay thế với giá tương tự. Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất của cả Applied Materials và Lam Research trên toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, các quy định cũng có thể khiến một số nhà thầu Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn. Shenyang Fortune Precision Equipment, nhà cung cấp cho Applied Materials, đã mở một nhà máy tại Singapore năm nay với hy vọng có thể phục vụ khách hàng nước ngoài.

Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng đang tìm kiếm giải pháp thay thế, như thiết lập liên doanh ở các quốc gia thứ ba. Một CEO công ty bán dẫn Trung Quốc cho biết công ty của ông đã đặt trụ sở tại Singapore, sau đó xem xét lập liên doanh ở Malaysia để tiếp tục cung cấp cho các công ty Mỹ.

Lam Research là một trong những nhà thiết kế công cụ sản xuất chip hàng đầu thế giới, thành lập năm 1980, có trụ sở tại California, Mỹ và hiện có hơn 18.700 nhân viên.

Applied Materials được thành lập năm 1967, chuyên cung cấp thiết bị, dịch vụ và phần mềm để sản xuất chip, màn hình phẳng cho thiết bị di động và các sản phẩm liên quan đến năng lượng mặt trời. Cùng với KLA Corp, Lam Research, Applied Materials được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực bán dẫn của Mỹ nhờ nắm nhiều Công Nghệ và sản phẩm phục vụ lĩnh vực này.

Bảo Lâm

Những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần làm ngay việc này vào năm 2025

Người sinh năm 2000 , 1985 , 1965 cần cấp đổi thẻ Căn cước 2025 - Ảnh 1.

Thẻ Căn cước là giấy tờ nhân thân vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trong năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần chú ý đi làm lại thẻ Căn cước theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước 2023 và khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 đều quy định: Thẻ Căn cước công dân/ thẻ Căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ thì có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo.

Người sinh năm 2000 , 1985 , 1965 cần cấp đổi thẻ Căn cước 2025 - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa từ Internet)

Trong năm 2025, những người sinh năm 2011, 2000, 1985, 1965 lần lượt sẽ bước sang tuổi 14, 25, 40 và 60. Theo đó, người sinh năm 2011 chưa có thẻ Căn cước thì nên đi làm thẻ Căn cước ngay khi đủ tuổi.

Những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần đi làm thẻ Căn cước mới trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp sau thì không phải làm thẻ căn cước:

– Người sinh năm 2000 đã làm Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước trong khoảng thời gian đủ 23 – 25 tuổi thì thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước sẽ có thời hạn đến ngày sinh nhật năm 2040.

– Nếu người sinh năm 1985 đã làm thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước trong khoảng thời gian đủ 38 đến lúc đủ 40 tuổi thì thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước sẽ có thời hạn đến ngày sinh nhật năm 2045.

– Người sinh năm 1965 đã làm Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước lúc mình đủ 58 tuổi đến lúc đủ 60 tuổi thì Căn cước công dân đó sẽ được sử dụng đến hết đời.

Trình duyệt Việt xếp trên Apple Safari, Microsoft Edge

Tỷ lệ thâm nhập của các trình duyệt web phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Decision Lab

Theo báo cáo The Connected Consumer trong quý III/2024 do Decision Lab công bố, trình duyệt web của Việt Nam giữ vị trí top 2 thị phần trình duyệt trên máy tính và top 3 trên di động. Ngoài ra, lần đầu tiên Cốc Cốc dẫn đầu về chỉ số NPS – thể hiện sự hài lòng và khả năng giới thiệu cho người khác cùng sử dụng.

Khảo sát được Decision Lab – công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại TP HCM và đối tác của YouGov, thực hiện. Cốc Cốc là trình duyệt Việt Nam duy nhất nằm trong top 10 về tỷ lệ thâm nhập, đồng thời cũng là sản phẩm hiếm hoi không phải trình duyệt mặc định của thiết bị, nằm trong danh sách.

Tỷ lệ thâm nhập của các trình duyệt web phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Decision Lab

Tỷ lệ thâm nhập của các trình duyệt web phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Decision Lab

Hiện có hơn 10 trình duyệt web phổ biến tại Việt Nam và người dùng sử dụng trung bình khoảng hai ứng dụng duyệt web cho nhu cầu trên máy tính và di động. Trong đó, Cốc Cốc được 59% người dùng trên PC sử dụng, thấp hơn mức 83% của Chrome, nhưng cao hơn hai lần trình duyệt mặc định của Microsoft là Edge. Trên di động, trình duyệt Việt đứng vị trí thứ ba với 21%, sau Chrome (75%) và Safari (30%), cao hơn Samsung Internet (15). Chỉ số NPS của Cốc Cốc trên di động đạt 66%, hơn mức 65% của đối thủ từ Google.

Theo Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab, trình duyệt Việt “đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu”.

Tuy nhiên, các tính năng cạnh tranh của Cốc Cốc cũng gây tranh cãi. Trình duyệt cũng liên tục đối đầu với các nền tảng video như YouTube khi vượt qua thuật toán chặn quảng cáo hay cho phép phát video, âm thanh dưới nền. Bên cạnh đó, việc tải video vốn không được khuyến khích trên các nền tảng, cũng được tích hợp vào Cốc Cốc. Năm 2021, trình duyệt cũng bị Google “làm khó” khi hạn chế đăng nhập và đồng bộ tài khoản Google, buộc nhà phát triển phải sử dụng User Agent của Chrome.

Biểu tượng của một số ứng dụng trình duyệt web phổ biến trên điện thoại. Ảnh: Lưu Quý

Biểu tượng của một số ứng dụng trình duyệt web phổ biến trên điện thoại. Ảnh: Lưu Quý

Cốc Cốc ra đời năm 2013, sử dụng nền tảng mã nguồn mở Chromium tương tự Google Chrome, Edge và Opera. Theo thống kê vào tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng người dùng trung bình trong quý III/2024 của trình duyệt đạt gần 30,7 triệu, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Công cụ tìm kiếm trên trình duyệt này cũng thu hút hơn 600 triệu lượt truy vấn hàng tháng.

Ngoài trình duyệt, báo cáo của Decision Lab cũng cung cấp thông tin về một số nhóm ngành khác, cho thấy các nền tảng từ Việt Nam đang dần thu hẹp khoảng cách với quốc tế. Ví dụ ở nhu cầu đọc tin tức, người dùng có xu hướng gia tăng trở lại việc đọc từ website, ứng dụng Việt với tỷ lệ 28%, tương đương mức 29% của việc đọc tin từ Facebook. Zalo xếp trên Messenger ở hạng mục ứng dụng nhắn tin, với tỷ lệ thâm nhập 85% và tỷ lệ dùng thường xuyên 57%. Ở mảng gọi taxi, XanhSM tăng trưởng 7% lên mức 25%, trong khi GrabCar tăng 1% lên 47%. Ở mảng tài chính số, MoMo dẫn đầu với tỷ lệ 43%.

Lưu Quý

Phạt một công ty vì gọi rác nhằm quấy rối, đòi nợ

Công ty viễn thông bị phạt vì cuộc gọi rác , quấy rối - Ảnh 1.

Thanh tra Bộ TT-TT vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam về hành vi thực hiện cuộc gọi rác.
Công ty viễn thông bị phạt vì cuộc gọi rác , quấy rối - Ảnh 1.

Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam bị phạt về hành vi thực hiện cuộc gọi rác

Tháng 7-2024, Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam đã thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ.

Số tiền phạt là 70 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ 2 tháng theo quy định.

Mới đây, Thanh tra Bộ TT-TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.

Bên cạnh việc bị phạt tiền, hai doanh nghiệp mới bị Thanh tra Bộ TT-TT ra quyết định xử phạt cũng bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ thông qua 4 tên định danh trong thời gian 2 tháng và 3 tháng.

Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác, Bộ TT-TT mới đây đã thu hồi thêm 5 tên định danh của 2 đơn vị là Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông ITG và Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại ITY.