Người đàn ông này đã bị lừa đảo online với số tiền hơn 57 triệu đồng. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã phải trả lại toàn bộ số tiền sau khi một bức ảnh được gửi đi.
Đây là một câu chuyện cực kỳ viral tại Trung Quốc và được cư dân mạng nước này truyền tai nhau về bức ảnh được cho “tấm ảnh selfie đáng sợ nhất”.
Nhân vật chính trong câu chuyện có thật này là Tiêu Xương, một công nhân tại một công trường xây dựng ở Tàu điện ngầm Vũ Hán. Cuối năm 2019, anh nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ và người bên kia đầu dây cho biết là nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng của một công ty cho vay.
Đang cân nhắc việc vay tiền để mua một chiếc xe nông nghiệp, lại nghe tin có dịch vụ liên hệ khiến Tiêu Xương lập tức suy nghĩ thêm về việc vay tiền.
Sau đó, người này kết bạn WeChat với Tiêu Xương và gửi cho anh gửi giấy phép kinh doanh của công ty cùng các tài liệu khác. Đồng thời, người đó còn rất chuyên nghiệp trong các thủ tục cho vay khác khiến anh chàng tin tưởng và xác nhận vay tiền.
Sau đó, Tiêu Xương đã vay 16.000 nhân dân tệ (hơn 57 triệu đồng) và gửi vào thẻ ngân hàng của mình. Chỉ một vài phút sau, có một mã xác nhận được gửi đến điện thoại của anh. Trước đó, đối phương yêu cầu anh nếu có OTP thì hãy gửi lại vào WeChat. Không nghĩ ngợi nhiều, anh chàng thật thà gửi lại số OTP này.
Tuy nhiên ngay sau khi vừa gửi mã xác minh, anh chàng phát hiện ra toàn bộ số tiền vừa nhận đã bị trừ sạch. Lập tức, anh hỏi lại người kia về chuyện bất thường này. Dù nhận về lời trấn an rằng đây là chuyện bình thường và số tiền sẽ chuyển vào tài khoản ngân hàng vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên lúc này Tiêu Xương đã nghi ngờ mình bị lừa và lập tức báo cảnh sát. Sau khi tìm hiểu chi tiết vụ việc, cảnh sát xác định anh chàng đã rơi vào bẫy lừa đảo cho vay trực tuyến.
Theo đúng thủ tục thì các chứng cứ, tài liệu của vụ việc này sẽ được gửi lên Trung tâm chống gian lận mạng viễn thông của Văn phòng Công an thành phố Vũ Hán. Trong lúc chờ xử lý, cảnh sát phát hiện số tiền 16.000 nhân dân tệ này đã bị chuyển đến một tài khoản khác.
Lúc này, một cảnh sát quyết định gọi điện trực tiếp cho kẻ lừa đảo bằng số điện thoại của Tiêu Xương. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo này vẫn tiếp tục nói dối và bịa đặt lý do nhằm đối phó. Tuy nhiên, thông qua cuộc gọi thì viên cảnh sát này nhận thấy kẻ lừa đảo có dấu hiệu mất bình tĩnh và suy sụp, có thể hắn đang nghi ngờ về thân phận cảnh sát vừa gọi cho mình. Đồng thời lo sợ việc sẽ bị cơ quan chức năng phát hiện và vạch trần những vụ lừa đảo đã gây ra.
Sau đó, cảnh sát gửi cho kẻ lừa đảo một bức ảnh selfie của mình và yêu cầu anh ấy trả lại tiền ngay lập tức. Xem bức ảnh này, kẻ lừa đảo nhận thấy tình hình nghiêm trọng và rất nhanh sau đó hắn đã trả lại toàn bộ số tiền 16.000 nhân dân tệ đã được chuyển vào thẻ ngân hàng cho Tiêu Xương.
Làm gì để không bị lừa đảo vay tiền online?
Sau vụ việc này, cảnh sát cũng cảnh báo đến người dân rằng trong trường hợp vay tiền online cần cực kỳ cảnh giác nếu nhận được các cuộc gọi dịch vụ vay tiền online. Đặc biệt, nếu đối phương yêu cầu thanh toán “phí vay trước” hoặc mã xác minh, thẻ ngân hàng và các thông tin khác thì đây rất có thể là trường hợp lừa đảo. Ngoài ra, người dùng cũng không nên tải các ứng dụng cho vay lạ, không rõ nguồn gốc về điện thoại. Những ứng dụng này có thể chứa mã độc, virus đánh cắp thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng hay thậm chí là chiếm quyền điện thoại. Nếu phát hiện mình bị lừa đảo online, cần báo cho cơ quan chức năng càng sớm càng tốt. |
Nguồn: ThePaper