Samsung cho biết sản phẩm hướng đến các trung tâm dữ liệu, máy trạm trí tuệ nhân tạo (AI), hay trang bị trong card đồ họa, máy chơi game và hệ thống lái tự động dành cho người dùng cuối. Các mô-đun RAM GDDR7 24 Gb đã được chào bán tới các nhà sản xuất GPU lớn và dự kiến đi vào sản xuất hàng loạt đầu năm sau.
Tháng 7 năm ngoái, hãng Hàn Quốc ra mắt RAM GDDR7 đầu tiên trên thế giới, nhưng tốc độ khiêm tốn 32 Gbps và dung lượng mỗi mô-đun 16 Gb (2 GB). Trong khi đó, GDDR7 3 GB có mức băng thông tăng 25% so với GDDR7 2 GB và gấp 2,36 lần so với GDDR6 18 Gbps. Bộ nhớ được sản xuất trên quy trình Công Nghệ 10 nm thế hệ thứ năm của công ty, giúp mật độ tăng lên 50% mà không thay đổi kích thước. Những mô-đun bộ nhớ mới có thể dễ dàng đạt tốc độ 40 Gbps và trong điều kiện cụ thể, có thể đạt 42,5 Gbps, nhanh hơn gần 80% so với GDDR6X (24 Gbps).
Samsung cho biết GDDR7 mới có hiệu suất cao hơn thế hệ trước 30% nhờ Công Nghệ như quản lý đồng hồ và thiết kế VDD kép. Hơn nữa, vấn đề rò rỉ dòng điện được giải quyết bằng cách ngắt nguồn điện cho các phần của chip không sử dụng.
Đối với các game thủ, Công Nghệ RAM mới sẽ giúp xóa bỏ các hạn chế về thiếu hụt dung lượng VRAM. Hiện các game có độ phân giải Full HD cũng cần hơn 8 GB bộ nhớ RAM. Tuy nhiên, loại RAM mới dự kiến chỉ có trên các mẫu GPU cao cấp trong khi GPU giá rẻ vẫn sử dụng RAM GDDR6 16 Gb vì chi phí sản xuất rẻ hơn.
Sự quan tâm đến các công cụ AI đã chứng kiến sự gia tăng về mức độ phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt sau thời điểm ra mắt chatbot đột phá của OpenAI, ChatGPT.
Đồ họa dưới đây là bảng xếp hạng 15 công cụ AI tạo sinh phổ biến nhất dựa trên lưu lượng truy cập web vào tháng 3 năm 2024.
Nổi bật nhất trong danh sách là ChatGPT của OpenAI, với 2.3 tỷ lượt truy cập và hơn 200 triệu người dùng hàng tuần tính đến tháng 8 năm 2024. ChatGPT được biết đến với khả năng tạo văn bản dựa trên các câu hỏi của người dùng, hỗ trợ từ viết nội dung, giải đáp thắc mắc cho đến thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngôn ngữ.
ChatGPT cũng là công cụ AI tạo sinh duy nhất vượt quá 1 tỷ lượt truy cập trang web.
Ngoài ChatGPT, công cụ AI nổi bật khác là Gemini của Google DeepMind với 133 triệu lượt truy cập, sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để cải thiện trải nghiệm chatbot và hỗ trợ các lĩnh vực từ y tế đến kinh doanh.
Các công cụ như Poe của Quora (43 triệu lượt truy cập) và Claude của Anthropic (32 triệu lượt truy cập) cũng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng giao tiếp và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Ở mảng tạo hình ảnh, Midjourney có 25 triệu lượt truy cập, được yêu thích trong cộng đồng nghệ thuật kỹ thuật số và thiết kế, trong khi DALL-E của OpenAI cho phép tạo hình ảnh theo yêu cầu dựa trên mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Runway với 9 triệu lượt truy cập chuyên về chỉnh sửa video và hình ảnh bằng AI. Runway, được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư như Google và Nvidia, là công ty tạo video AI duy nhất lọt vào top 15. Mô hình nền tảng mới nhất của công ty, Gen-3 Alpha, đã ra mắt vào tháng 6/2024.
Tuy nhiên, những công ty lớn khác cũng đang tham gia vào lĩnh vực video AI. Cùng với Sora của OpenAI, được công bố vào tháng 2 năm 2024, Meta gần đây đã công bố mô hình tạo video AI của riêng họ có tên là Movie Gen, có thể tạo các đoạn video và âm thanh chân thực dựa trên lời nhắc của người dùng.
Ngoài những công cụ nổi bật đã đề cập, một số công cụ AI khác trong danh sách này cũng thu hút lượng truy cập đáng kể và cung cấp các chức năng đa dạng. Chẳng hạn:
Perplexity (40 triệu lượt truy cập): Là một công cụ hỏi đáp, sử dụng AI để tìm kiếm và tổng hợp câu trả lời từ các nguồn đáng tin cậy trên Internet, giúp người dùng tìm thấy thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.
DeepAI (31 triệu lượt truy cập): Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, DeepAI cung cấp các dịch vụ từ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đến tạo hình ảnh và dữ liệu. Công cụ này được ưa chuộng bởi sự đa dạng trong ứng dụng và dễ sử dụng.
Copilot (26 triệu lượt truy cập): Copilot là một Công Nghệ trợ lý thông minh mới của Microsoft, sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dùng trong quá trình làm việc trên máy tính. Được tích hợp trong hệ điều hành Windows 11, Copilot không chỉ cung cấp những gợi ý thông minh mà còn có khả năng thực hiện các tác vụ cụ thể, giúp tăng cường hiệu suất và tiện ích trong công việc hàng ngày.
Prezi (18 triệu lượt truy cập): Đây là một nền tảng thuyết trình trực quan, cho phép người dùng tạo bài thuyết trình sinh động với các hiệu ứng đồ họa độc đáo. Prezi đã tích hợp AI để gợi ý các mẫu thiết kế và bố cục, giúp người dùng dễ dàng tạo ra các bài thuyết trình chuyên nghiệp.
Gamma (12 triệu lượt truy cập): Một công cụ giúp tạo nội dung nhanh chóng cho các bản thuyết trình, bài báo, và nhiều định dạng khác. Gamma giúp người dùng tiết kiệm thời gian trong việc tạo nội dung có cấu trúc và phù hợp với mục tiêu truyền tải.
Ideogram (4 triệu lượt truy cập): Là một công cụ AI giúp tạo hình ảnh từ văn bản (text-to-image). Ideogram có khả năng chuyển đổi ý tưởng hoặc mô tả của người dùng thành hình ảnh trực quan, hữu ích cho các nhà thiết kế và nghệ sĩ.
Các công cụ AI này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, đáp ứng đa dạng các nhu cầu từ học tập, sáng tạo, đến công việc chuyên nghiệp. Mỗi công cụ đều có thế mạnh riêng, giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tăng cường khả năng sáng tạo của người dùng.
Hơn 12 mẫu vật, từ gián Mỹ, dodo đến gấu trúc đỏ và bộ xương cá voi vây, sẽ được trao tặng “khả năng trò chuyện” nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Động vật tại Bảo tàng Động vật học sẽ chia sẻ câu chuyện của chúng, thậm chí cả trải nghiệm sau khi chết.
Được trang bị giọng nói và tính cách riêng, các mẫu vật có thể trò chuyện bằng giọng nói hoặc văn bản qua điện thoại của khách tham quan. Công nghệ này cho phép chúng mô tả thời gian sống trên Trái Đất và những thử thách gặp phải, với hy vọng đảo ngược sự thờ ơ của con người đối với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học.
Jack Ashby, trợ lý giám đốc bảo tàng, cho biết nhiều bảo tàng sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau, nhưng “đây là ứng dụng đầu tiên cho phép các mẫu vật tự nói lên quan điểm của mình”. “Một phần của thử nghiệm là xem liệu việc cho động vật tiếng nói riêng có khiến mọi người nghĩ khác về chúng hay không. Liệu có thể thay đổi nhận thức của công chúng về một con gián bằng cách cho nó một giọng nói?”, Jack Ashby nói.
Dự án do Nature Perspectives, một công ty đang xây dựng các mô hình AI để tăng cường kết nối giữa con người và thế giới tự nhiên, phát triển. Đối với mỗi mẫu vật, AI được cung cấp thông tin chi tiết về nơi sinh sống, môi trường sống tự nhiên, cách nó được đưa vào bộ sưu tập, cùng với tất cả thông tin về loài mà nó đại diện.
Các mẫu vật thay đổi giọng điệu và ngôn ngữ để phù hợp với độ tuổi của người đối thoại và có thể trò chuyện bằng hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Thú mỏ vịt có giọng Australia, gấu trúc đỏ có giọng Himalaya, và vịt trời có giọng Anh. Thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp, Ashby hy vọng khách tham quan sẽ học được nhiều hơn những gì có trên nhãn của mẫu vật.
Các cuộc trò chuyện giữa khách tham quan và mẫu vật sẽ được phân tích để hiểu rõ hơn về thông tin mà mọi người muốn biết. AI gợi ý một số câu hỏi, chẳng hạn như hỏi cá voi vây “hãy kể cho tôi nghe về cuộc sống ở đại dương”, nhưng khách tham quan có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn.
Ashby chia sẻ: “Khi bạn nói chuyện với những động vật này, chúng thực sự hiện lên như những cá thể có tính cách riêng, đó là một trải nghiệm rất kỳ lạ.
Nhiều giám đốc điều hành ở Mỹ cho biết nhu cầu sử dụng robot sản xuất không còn cao như ngay sau Covid-19, giai đoạn thiếu nhân lực và người lao động đòi tăng lương. Hiện nay, thị trường lao động phục hồi nhưng đơn đặt hàng giảm do ảnh hưởng kinh tế khiến nhiều máy móc tự động hóa “thất nghiệp, xếp xó”.
Số liệu của Hiệp hội Tự động hóa Tiên tiến (AAA) cho thấy đơn hàng robot nhà máy ở Bắc Mỹ năm 2023 giảm gần một phần ba so với năm trước đó và tiếp tục giảm mạnh trong sáu tháng đầu năm nay.
Paul Marcovecchio, Giám đốc công ty sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp ôtô Kawasaki Robotics, cho biết: “Các nhà máy từng mua nhiều robot vì sợ thiếu nhân lực nhưng giờ thấy không còn cần thiết”.
Trên lý thuyết, robot là lựa chọn hợp lý cho những công việc đòi hỏi thể lực và tính tuần hoàn. Chúng có thể làm việc liên tục, không bị thương hay đòi nghỉ việc hoặc tăng lương.
Chủ tịch Jack Schron của nhà sản xuất linh kiện Jergens (Mỹ) cho rằng doanh nghiệp chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt nhưng không tính toán đến sự lâu dài, bởi chi phí bảo trì, lập trình cho những nhiệm vụ phức tạp của robot rất đắt. Hậu quả là những nhà máy mua quá nhiều robot hậu đại dịch sớm nhận ra tự động hóa không hoàn mỹ như tưởng tượng.
“Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất không biến mất nhưng đang chậm lại”, ông Schron nói.
Bên cạnh đó, người lao động nhận ra được vị thế của mình bị đe dọa bởi tự động hóa nên đình công, buộc doanh nghiệp tăng lương và đảm bảo việc làm cho nhân công. Điều này làm xói mòn vị thế của robot trong nhà máy.
Nền kinh tế khó khăn cũng khiến doanh nghiệp kén chọn trong các khoản đầu tư. Lãi suất cao cùng nhu cầu thị trường yếu khiến các công ty mất nhiều thời gian mới có thể thu hồi khoản đầu tư vào robot.
Ví dụ, hãng Athena Manufacturing có trụ sở tại Austin, Texas mua 7 robot vào năm 2021 và 2022 khi thiếu công nhân làm đơn hàng bán dẫn, hàng không vũ trụ và năng lượng. Nhưng khi khối lượng sản xuất giảm 20% so với năm 2022, hãng chỉ mua thêm một robot trong năm nay. John Newman, Giám đốc của Athena Manufacturing, nói: “Robot vẫn được sử dụng nhưng không nhiều như thời kỳ Covid-19 và hậu đại dịch”.
Ngày nay, tìm kiếm lao động lành nghề vẫn còn khó khăn nhưng nhu cầu thị trường giảm khiến nhà máy không tuyển dụng nhiều nhân công như trước. Theo dữ liệu khảo sát của Cục thống kê Mỹ do giáo sư Jason Miller của Đại học bang Michigan cung cấp, chỉ 21% nhà máy sản xuất nhận định việc thiếu lao động cản trở sản xuất toàn diện trong quý II/2024, giảm so với mức 45% cùng kỳ năm 2022, dẫn đến việc không cần mua robot bù đắp vào tình trạng thiếu lao động.
Công nghiệp ôtô là ngành sử dụng nhiều robot nhất Bắc Mỹ. Tuy nhiên, theo báo cáo của AAA, đơn đặt hàng robot trong quý II/2024 của ngành giảm 20% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là một số đơn vị dừng sản xuất xe điện, doanh số sụt giảm mạnh, gây tình trạng robot “thất nghiệp”.
Chủ tịch Bill Adler của hãng cung ứng Stripmatich Products từng lên kế hoạch tự động hóa mảng hàn laser cho khung xe điện. Nhưng hiện ông lại thuê nhân công vì số đơn đặt hàng xe điện chỉ bằng 1/4 so với dự kiến, việc chi nhiều tiền cho tự động hóa trở nên bất hợp lý.
Giám đốc Scott Marsic của nhà sản xuất Robot Epson cho biết: “Xe điện được ưa chuộng ở giai đoạn đầu ra mắt, nhưng nay sự quan tâm không như kỳ vọng khiến doanh số robot cũng giảm theo”. Theo ông, nhu cầu robot vẫn có thể phục hồi sau khi lãi suất tại Mỹ giảm, khiến mức giá của sản phẩm này rẻ hơn.
Geoffrey Hinton, người đang được báo giới mệnh danh là Cha đỡ đầu của Trí tuệ nhân tạo, vừa đoạt giải Nobel Vật lý 2024 vì những cống hiến của mình trong ngành học máy. Theo tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, những cống hiến của nhà khoa học máy tính và tâm lý học nhận thức đóng vai trò tối quan trọng trong ngành AI, và “những khám phá và phát minh mang tính nền tảng đã cấp thêm khả năng cho học máy và mạng trí tuệ nhân tạo”.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo diễn ra không lâu sau khi ông Hinton nhận giải Nobel, ông có một phát biểu khiến người nghe suy nghĩ. Cụ thể, ông tán dương một trong những cựu sinh viên của mình, anh Ilya Sutskever vì đã đuổi việc Sam Altman.
Nội dung phát biểu của ông Geoffrey Hinton như sau:
Ông Geoffrey Hinton ca ngợi Ilya Sutskever, đồng thời chỉ trích Sam Altman – Video: Tsarnick.
Năm 2013, Sutskever lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Toronto, và chính ông Hinton là người giám sát quá trình này. Theo lời nhận xét của Hinton, được đưa ra trong một bài phỏng vấn với Nikkei Asia diễn ra hồi tháng Ba, thì Sutskever là một nhân tài đã sớm nhận ra được cả tiềm năng và hiểm họa tới từ trí tuệ nhân tạo.
“Năm 2012, dường như những trí tuệ số này vẫn chưa giỏi bằng con người. Chúng có thể tới được tầm nhận biết vật thể và hình ảnh, lúc đương thời chúng ta không nghĩ rằng chúng có thể giải quyết được vấn đề ngôn ngữ, và hiểu những thứ phức tạp”, ông Hinton trả lời phỏng vấn. “Ilya đã thay đổi suy nghĩ của mình trước khi tôi làm được điều đó. Hóa ra, cậu ấy đã đúng”.
Khi còn công tác tại OpenAI, nhà đồng sáng lập Ilya Sutskever đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban khoa học, và đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình phát triển ChatGPT. Vào ngày 17/11 năm ngoái, hội đồng quản trị OpenAI bất ngờ tuyên bố sa thải nhà đồng sáng lập và CEO, Sam Altman. Lý do được đưa ra lúc ấy là Sam Altman “không duy trì được sự thẳng thắn trong giao tiếp với hội đồng”.
Sau đó ít lâu, anh Sutskever tỏ ra hối tiếc vì quyết định của mình, và Altman nhanh chóng quay lại cầm quyền tại OpenAI. Tháng 5/2024, Sutskever rời OpenAI, dự định mở một công ty trí tuệ nhân tạo khác có tên Safe Superintelligence.
Bình luận của ông Hinton lập tức khiến người ta nhớ lại vụ việc xảy ra trước đây. Cho tới giờ, lý do chính xác của việc sa thải Sam Altman vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, dựa trên những diễn biến gần đây, người ngoài cuộc có thể đoán ra phần nào câu chuyện đằng sau bức rèm màu tối.
Hôm 26/9 vừa qua, Reuters đưa tin rằng OpenAI đang tái cấu trúc công ty, nhằm hướng tới thành lập công ty vì lợi nhuận với quyền lực tập trung trong tay CEO Sam Altman. Một ngày trước thông tin này, Giám đốc công nghệ của công ty, ông Mira Murati tuyên bố từ chức, Giám đốc nghiên cứu Bob McGrew và Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu Barret Zoph cũng nghỉ việc.
Có thể thấy, OpenAI đã không còn giữ tôn chỉ của ngày mới thành lập, là một công ty phi lợi nhuận và mã nguồn mở hoạt động trong lĩnh vực AI; công ty được hứa hẹn là sẽ không bị chi phối bởi đồng tiền, nhắm tới việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo an toàn và cho mọi người. Ilya Sutskever và Sam Altman dường như đã bất đồng về nhiều điểm trong tôn chỉ này, thế nên mới xảy ra sự xáo trộn quyền lực lớn tại OpenAI cuối năm vừa rồi.
Chính Elon Musk, một trong những cá nhân đã đầu tư vào OpenAI từ ngày đầu nhưng đã cắt đứt quan hệ với công ty không lâu, cũng nhiều lần chỉ trích OpenAI cũng như Sam Altman. Ông cũng cho rằng công ty trí tuệ nhân tạo này không còn giữ trọng tâm phát triển của thời kỳ đầu, là đảm bảo an toàn trong phát triển AI.
Bản thân nhà khoa học, nhà nghiên cứu Geoffrey Hinton cũng đã nhiều lần cảnh báo về mối nguy hiểm tới từ AI. Trong buổi phỏng vấn trên truyền hình, phát sóng vào tháng 10/2023, ông Hinton nhận định rằng có khả năng AI sẽ thao túng được con người.
“Và chúng sẽ rất giỏi việc thuyết phục người khác, bởi lẽ chúng đã học được từ tất cả những cuốn tiểu thuyết chúng ta từng viết – tất cả những tác phẩm của Machiavelli [Niccolò Machiavelli, triết gia, nhà ngoại giao nổi tiếng với những chính sách hữu hiệu nhưng cực đoan], tất cả những âm mưu chính trị, chúng sẽ thấu hiểu hết từng ấy thứ. Và chúng sẽ biết cách làm những điều đó”, ông Hinton nói.
“Không bao giờ thua trong tranh luận nữa”, Nguyen, 21 tuổi, viết trên Instagram kèm video mô tả công cụ. “DebateGPT là AI được đưa vào kính AR với khả năng kiểm tra nội dung các câu nói, định nghĩa những từ gây nhầm lẫn và nhiều hơn nữa theo thời gian thực”.
Theo Business Insider, Nguyen cho biết hệ thống hoạt động bằng cách lắng nghe các cuộc trò chuyện, chuyển giọng nói thành văn bản để hiểu bối cảnh hội thoại nhanh chóng. Do kính kết nối Internet, AI sẽ đối chiếu dữ liệu người nói đưa ra với thông tin công khai trên mạng để xác định tính đúng sai hay còn thiếu sót ở đâu.
“Nhờ Internet, chúng ta có toàn bộ kiến thức trong tầm tay. Giải pháp của chúng tôi giúp tận dụng sức mạnh đó nhanh hơn, hiệu quả hơn và tự nhiên hơn bao giờ hết, tất cả đều bằng AR”, Nguyen cho biết.
Đầu tháng này, AnhPhu Nguyen và Caine Ardayfio cũng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội khi tích hợp AI vào kính thông minh Meta Ray-ban. Phần mềm I-XRAY do nhóm phát triển có thể sử dụng camera để quét khuôn mặt của người lạ để nhận diện và tìm kiếm tên của họ, thậm chí là thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại, thành viên gia đình nếu họ từng chia sẻ chúng lên Internet.
Cả hai cho biết đây là bước đầu cho dự án tham vọng hơn. Nguyen và Ardafiyo đã thành lập câu lạc bộ AR/VR tại Đại học Harvard từ năm thứ hai và nhanh chóng bắt tay vào các dự án thực tế. Hiện cả hai là sinh viên năm ba.
“Chúng tôi đã ở trong phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật của trường suốt mùa hè để thực hiện các dự án ngẫu nhiên”, Ardafiyo nói với Business Insider. “Đầu tiên là súng phun lửa, sau đó là ván trượt điện có thể điều khiển bằng ngón tay. Chúng tôi còn chế tạo một xúc tu cho robot dài khoảng 1,2 mét, có thể chuyển động trong không khí”.
Cả hai đánh giá các mô hình AI ChatGPT của OpenAI và Claude của Anthropic đã đem đến “những cải tiến nhanh hơn mà trước đây con người chưa làm được”.
“Chẳng hạn, nếu một robot xây dựng tự động đang cố gắng đào hố, nhưng bị một người cản đường, trước đây nó cần một kỹ sư điều khiển chuyển động để tránh người đó”, Ardifiyo lấy ví dụ. “Tuy nhiên, robot theo chuẩn LLM có thể sẽ đợi người đó trong vài giây đến khi họ di chuyển. Nếu không, nó sẽ chủ động phân tích tình huống để đưa ra giải pháp tốt nhất”.
Trước đó, chia sẻ với VnExpress, AnhPhu Nguyen nói anh sinh năm 2003 tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), chuyển đến Mỹ từ năm 6 tuổi. Anh đang học ngành Công nghệ Tăng cường Năng lực con người (Human Augmentation) tại Đại học Harvard.
Bảo Lâm
Sinh viên gốc Việt thêm AI quét khuôn mặt vào kính Meta Ray-ban
Sinh viên gốc Việt thêm AI quét khuôn mặt vào kính Meta Ray-ban
Tại sự kiện Adobe Max ngày 14/10 tại Miami (Mỹ), công ty đứng sau phần mềm Photoshop đã giới thiệu loạt công cụ AI mới, trong đó có tính năng tạo video từ văn bản hoặc hình ảnh trên Firefly, hoạt động dưới dạng ứng dụng cũng như tích hợp vào phần mềm dựng phim Premiere Pro. Hãng cho biết đây là mô hình tạo video đầu tiên có tính an toàn thương mại, được đào tạo từ kho Adobe Stock và các cơ sở dữ liệu công cộng.
Trong ứng dụng, Firefly có thể biến một đoạn văn bản thành video, hoặc chuyển hình ảnh thành các cảnh quay khác nhau. Trong Premiere Pro, Firefly bổ sung tính năng Generative Extend cho phép tạo video có cả âm thanh, giúp các nhà sáng tạo thêm một vài khung hình khi cần thiết, làm mượt quá trình chuyển tiếp hoặc giữ một cảnh lâu hơn.
Hồi tháng 3, OpenAI công bố AI tạo video Sora, sau đó một loạt tên tuổi như Meta, Google, Runway AI và các công ty Trung Quốc cũng tung ra mô hình với tính năng tương tự.
Trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop và Illustrator, Adobe tiếp tục cải tiến AI để biên tập ảnh và đồ họa tốt hơn. Với Photoshop, công cụ Firefly Image 3 giúp chuyển văn bản thành hình ảnh chân thực. Công cụ Removal Tool được nâng cấp giúp xóa chi tiết thừa. Trình xem Substance 3D có thêm tính năng chỉnh sửa các thành phần 3D trong thiết kế 2D.
Với Illustrator, Adobe tích hợp công cụ Project Neo giúp biên tập thiết kế 3D dễ dàng. Một số tính năng khác trên phần mềm cũng sử dụng AI để sắp xếp hoặc giúp rút ngắn công đoạn thiết kế vector.
Thời gian qua, Adobe tập trung nhiều hơn vào việc thêm tính năng AI tạo sinh cho bộ công cụ của mình. Công ty khẳng định các mô hình được đào tạo “an toàn về mặt thương mại” do dữ liệu được kiểm duyệt gắt gao. Adobe cho biết đã đề nghị mua video với giá khoảng 3 USD mỗi phút từ mạng lưới chuyên gia sáng tạo của mình để huấn luyện AI.
Adobe hiện chưa tính phí sử dụng tính năng AI, ngoài mức phí mua phần mềm tiêu chuẩn. Tuy nhiên, theo Ely Greenfield, Giám đốc công nghệ của Adobe, các tính năng chuyên sâu của hãng có thể được tính phí cao hơn trong tương lai.
Bảo Lâm (theo Cnet, Bloomberg)
Adobe ra AI ‘trò chuyện’ với file PDF
Mỹ kiện nhà phát triển Photoshop vì khó hủy thuê bao
Adobe ra AI ‘trò chuyện’ với file PDF
Mỹ kiện nhà phát triển Photoshop vì khó hủy thuê bao
GeForce 256, công bố năm 1999, được đánh giá không đơn thuần là một card đồ họa mà đã đặt nền tảng cho những tiến bộ của game và máy tính sau này. “GeForce 256 có thể giảm tải cho CPU, cho phép các nhà phát triển tích hợp nhiều chi tiết hơn vào trò chơi mà không làm giảm hiệu suất”, Tom’s Hardware nhận định.
Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, sự hợp tác giữa các nhà phát triển trò chơi và Nvidia đã phá vỡ nhiều giới hạn, thúc đẩy tiến bộ trong ngành như kết cấu chân thực, ánh sáng động và tốc độ khung hình mượt hơn – những cải tiến lớn cho game thủ.
Hiện Nvidia vẫn duy trì vị thế dẫn đầu về GPU. H100 của hãng hiện là chip đồ họa GPU mạnh nhất trên thị trường. Jensen Huang, CEO Nvidia, mô tả đây là “hệ thống đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho siêu AI”. Trong huấn luyện AI, GPU chiếm ưu thế so với CPU nhờ khả năng tiến hành song song hàng loạt tính toán.
Sự bùng nổ của AI tạo sinh đưa Nvidia thành ngôi sao sáng nhất về phần cứng. Cổ phiếu công ty hiện đạt 138,57 USD, đưa giá trị vốn hóa lên 3,4 nghìn tỷ USD, tạo khoảng cách đáng kể với công ty đứng sau là Microsoft với 3,1 nghìn tỷ USD và gần đuổi kịp Apple với 3,5 nghìn tỷ USD. Theo Reuters, với đà này, hãng chip do tỷ phú Jensen Huang đồng sáng lập “sẵn sàng soán ngôi Apple trở thành công ty có giá trị nhất hành tinh”.
Theo các nhà phân tích, việc giới đầu tư đặt cược vào nhu cầu mạnh mẽ đối với bộ xử lý AI Blackwell thế hệ tiếp theo là động lực lớn cho Nvidia tiếp tục tăng giá trị, với giá trị cổ phiếu có thể đạt 165 USD, theo công ty nghiên cứu TD Cowen. Dòng chip mới chuyên dùng cho các hệ thống AI, có giá dự kiến từ 30.000 đến 40.000 USD, được cho là “đang được đặt hàng một cách điên rồ”.
Theo CNBC, Nvidia giống như những người bán cuốc xẻng ở thời kỳ cơn sốt đào vàng, khi cung cấp công cụ cho các hệ thống AI – xu hướng mới trong thời đại kỹ thuật số. Từ những ông lớn như Microsoft, Meta, Google và Amazon đến các công ty nhỏ đều xếp hàng để mua những bộ GPU mạnh mẽ nhằm dẫn đầu trong cơn sốt. Ở thị trường chip đào tạo AI có khả năng suy luận, Nvidia chiếm 95% thị phần, theo hãng nghiên cứu Mizuho. Các nhà phân tích cũng dự đoán nhu cầu xây dựng trung tâm dữ liệu AI sẽ giúp doanh thu hàng năm của Nvidia tăng gấp đôi, lên gần 126 tỷ USD.
Nvidia thành lập năm 1993 bởi ba kỹ sư Jensen Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem – những người dự đoán khi máy tính phát triển sẽ cần những bộ xử lý đồ họa (GPU) phức tạp. Ván cược được đền đáp khi năm 2000, họ giành hợp đồng lớn đầu tiên: sản xuất chip cho máy chơi game Xbox của Microsoft. Kể từ đó, Nvidia được chú ý hơn nhờ các sản phẩm GPU cho máy tính. Khi làn sóng khai thác tiền số diễn ra, công ty lại tiếp tục hưởng lợi nhờ cơn khát card đồ họa.
Đầu 2022, hãng công bố H100 – bộ xử lý đồ họa GPU mạnh nhất từng chế tạo và vẫn là một trong những chip đắt nhất hiện nay với giá 40.000 USD. Khi đó, giới chuyên gia nhận định Nvidia chọn sai thời gian công bố, bởi các doanh nghiệp đang tìm cách thắt chặt chi tiêu và sa thải nhân sự. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại khi OpenAI ra mắt ChatGPT và trào lưu AI bùng nổ trên thế giới.