Lưu trữ thẻ: Anh

Tấm ảnh lan truyền khắp cõi mạng: nhà sáng lập của một startup AI phải nai lưng gõ phím trong ngày cưới

Tấm ảnh lan truyền khắp cõi mạng: nhà sáng lập của một startup AI phải nai lưng gõ phím trong ngày cưới- Ảnh 1.

Casey Mackrell có cho mình một tuần bận rộn. Đồng sáng lập startup Thoughtly cưới vợ, đồng thời quán xuyến công việc công ty ngay trong ngày cưới.

Nhạc đám cưới còn chưa dứt, việc đã tới tay: anh Mackrell đã phải cấp quyền truy cập code cho đồng nghiệp – một thao tác vốn chỉ có thể được thực hiện từ máy tính cá nhân của anh. Đồng sáng lập khác của Thoughtly, anh Torrey Leonard tinh tường nhận ra khoảnh khắc lạ đời, và đã chụp tấm ảnh dưới đây.

Khách khứa còn đang cười nói nhảy nhót, đèn đóm vẫn đang lung linh, và một trong hai nhân vật chính của tiệc cưới đang phải mở máy tính làm việc.

Tấm ảnh lan truyền khắp cõi mạng: nhà sáng lập của một startup AI phải nai lưng gõ phím trong ngày cưới- Ảnh 1.

Tấm ảnh viral mấy ngày nay: một nhà sáng lập công ty phải làm việc ngay trong ngày cưới của mình – Ảnh: Torrey Leonard.

Theo lời Leonard kể lại với phóng viên TechCrunch, câu chuyện đằng sau tấm ảnh nổi tiếng là đây: “ Ngay tại thời điểm tấm ảnh này được chụp, có một đoạn code trên laptop mà đồng nghiệp [của Mackrell] cần truy cập. Trong vòng 30 giây, anh ấy bấm một nút, đăng nhập thành công, bấm một nút nữa, và xong. Và như bạn thấy trong tấm hình, người ta cũng đang cười kia kìa ”.

Thoạt nhìn, tấm ảnh khơi dậy hai cung bậc cảm xúc trái ngược từ cộng đồng mạng. Một mặt, người ta bực dọc để lại bình luận nhằm lên án những môi trường làm việc áp lực tới cùng cực, khiến chú rể không thể thưởng thức trọn vẹn ngày vui.

Mặt khác, có những người thấy sự hài hước trong tình huống oái oăm. Với vị thế nhà sáng lập công ty, Casey Mackrell phải mở máy tính làm việc ngay giữa cuộc vui, ngay cả khi cuộc vui ấy … là ngày trọng đại nhất đời mình. Câu chuyện mà đồng sáng lập Thoughtly, anh Leonard kể lại khiến chúng ta thấy câu chuyện bi hài nhường nào.

Bắt nguồn từ LinkedIn, tấm ảnh bắt đầu lan truyền tới khắp các nền tảng mạng xã hội khác, và tiếp tục nhận về những luồng ý kiến trái chiều. Người thì tán dương nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi của anh Mackrell, lại có người cho rằng người đàn ông này không biết cân bằng công việc với cuộc sống.

Thực tế, cả hai luồng ý kiến này đều có quan điểm đúng của riêng mình, và có thể gói gọn trong một nhận định như sau: việc cống hiến cho đam mê của mình không sai, nhưng nếu có ai góp một tay, cùng nuôi dưỡng cái đam mê ấy thì tuyệt vời biết mấy.

Hiện Mackrell đang hưởng tuần trăng mật, có lẽ đang đam mê một thứ gì khác hơn là công việc và sự nổi tiếng “bất đắc dĩ”. Theo lời người chụp tấm ảnh đặc biệt này, vợ của Mackrell không cảm thấy phiền khi chồng mình mở laptop ra làm việc ngay trong ngày cưới.

Nhưng có lẽ, cô Mackrell sẽ vui hơn khi ai đó trong công ty có thể đỡ đần chồng mình, giúp anh hưởng thụ những ngày trọng đại về sau một cách trọn vẹn.

AI giúp mẫu động vật trong bảo tàng kể chuyện

Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. Ảnh: Đại học Cambridge

Hơn 12 mẫu vật, từ gián Mỹ, dodo đến gấu trúc đỏ và bộ xương cá voi vây, sẽ được trao tặng “khả năng trò chuyện” nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Động vật tại Bảo tàng Động vật học sẽ chia sẻ câu chuyện của chúng, thậm chí cả trải nghiệm sau khi chết.


Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. Ảnh: Đại học Cambridge

Bảo tàng có một trong những bộ xương chim dodo hoàn chỉnh nhất thế giới. Ảnh: Đại học Cambridge

Được trang bị giọng nói và tính cách riêng, các mẫu vật có thể trò chuyện bằng giọng nói hoặc văn bản qua điện thoại của khách tham quan. Công nghệ này cho phép chúng mô tả thời gian sống trên Trái Đất và những thử thách gặp phải, với hy vọng đảo ngược sự thờ ơ của con người đối với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học.

Jack Ashby, trợ lý giám đốc bảo tàng, cho biết nhiều bảo tàng sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau, nhưng “đây là ứng dụng đầu tiên cho phép các mẫu vật tự nói lên quan điểm của mình”. “Một phần của thử nghiệm là xem liệu việc cho động vật tiếng nói riêng có khiến mọi người nghĩ khác về chúng hay không. Liệu có thể thay đổi nhận thức của công chúng về một con gián bằng cách cho nó một giọng nói?”, Jack Ashby nói.

Dự án do Nature Perspectives, một công ty đang xây dựng các mô hình AI để tăng cường kết nối giữa con người và thế giới tự nhiên, phát triển. Đối với mỗi mẫu vật, AI được cung cấp thông tin chi tiết về nơi sinh sống, môi trường sống tự nhiên, cách nó được đưa vào bộ sưu tập, cùng với tất cả thông tin về loài mà nó đại diện.


Bộ xương cá voi vây treo trên mái của bảo tàng. Ảnh: Đại học Cambridge

Bộ xương cá voi vây treo trên mái của bảo tàng. Ảnh: Đại học Cambridge

Các mẫu vật thay đổi giọng điệu và ngôn ngữ để phù hợp với độ tuổi của người đối thoại và có thể trò chuyện bằng hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Thú mỏ vịt có giọng Australia, gấu trúc đỏ có giọng Himalaya, và vịt trời có giọng Anh. Thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp, Ashby hy vọng khách tham quan sẽ học được nhiều hơn những gì có trên nhãn của mẫu vật.

Các cuộc trò chuyện giữa khách tham quan và mẫu vật sẽ được phân tích để hiểu rõ hơn về thông tin mà mọi người muốn biết. AI gợi ý một số câu hỏi, chẳng hạn như hỏi cá voi vây “hãy kể cho tôi nghe về cuộc sống ở đại dương”, nhưng khách tham quan có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn.

Ashby chia sẻ: “Khi bạn nói chuyện với những động vật này, chúng thực sự hiện lên như những cá thể có tính cách riêng, đó là một trải nghiệm rất kỳ lạ.

Minh Thư (Theo Guardian)



Cỗ máy khai thác điện thủy triều giống ốc vít khổng lồ

Bản thử nghiệm của máy khai thác điện thủy triều. Ảnh: Spiralis Energy


Bản thử nghiệm của máy khai thác điện thủy triều. Ảnh: Spiralis Energy

Bản thử nghiệm của máy khai thác điện thủy triều. Ảnh: Spiralis Energy

Máy khai thác năng lượng thủy triều trông giống ốc vít của công ty Anh Spiralis Energy đang tiến gần hơn đến việc triển khai thực tế sau khi phân tích động lực học chất lỏng tính toán (CFD) của bản thử nghiệm cho kết quả tốt, Interesting Engineering hôm 15/10 đưa tin. Cape Horn Engineering, công ty tư vấn công nghệ hàng hải tại Anh, đã thực hiện phân tích này.

Trước đó, Spiralis Energy lắp đặt cỗ máy thử nghiệm tại cảng Poole, Anh. Phiên bản này dài khoảng 6 m, bằng 1/3 kích thước của cỗ máy mà Spiralis Energy dự định triển khai trong tương lai. Sử dụng động lực học chất lỏng tính toán, Cape Horn Engineering đã dự đoán công suất điện đỉnh là 2,59 kW. Các phép đo thực tế cho thấy công suất đỉnh là 2,50 kW với tốc độ 21 vòng quay mỗi phút. Xét đến ma sát của cỗ máy, hai dữ liệu này nằm trong độ lệch 1,5%, thể hiện sự chính xác cao.

“Với việc hoàn thành bước kiểm chứng này, chúng tôi tự tin hơn khi dự đoán rằng cỗ máy kích thước đầy đủ sẽ vượt qua ngưỡng 250 kW”, Rodrigo Azcueta, giám đốc tại Cape Horn Engineering, cho biết.

Spiralis Energy sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo với cỗ máy kích thước đầy đủ, có chiều dài 16 m và đường kính 5 m. Một điểm thú vị khác là nó được làm từ rác thải nhựa thay vì khai thác thêm tài nguyên mới.

Spiralis Energy dự định lắp đặt hai cỗ máy như vậy tại eo biển Manche để thử nghiệm hiệu suất trong mùa đông lạnh hơn. Phân tích CFD của Cape Horn Engineering sẽ giúp công ty xác định tải trọng cấu trúc và tối ưu hóa hình dạng của cỗ máy để đạt hiệu suất tối đa.

Cỗ máy hình ốc vít cần ngâm chìm trong nước, nhưng việc sản xuất điện diễn ra trên mặt nước, trong điều kiện khô ráo. Cấu trúc xoắn ốc được in 3D theo dạng module. Vì vậy, khi một bộ phận bị hỏng, nó có thể được in và sửa chữa tại những cơ sở gần nhất thay vì phải chờ công ty cung cấp bộ phận thay thế.

“Công nghệ của chúng tôi có thể cung cấp nguồn năng lượng tái tạo không gây hại cho sinh vật biển và nằm trong khuôn khổ kinh tế tuần hoàn”, Guy Levene, CEO của Spiralis Energy, cho biết. Công ty đặt mục tiêu cung cấp 11% nhu cầu năng lượng hàng năm của Anh bằng điện từ biển.

Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)