Thanh tra Bộ TT-TT vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam về hành vi thực hiện cuộc gọi rác.
Tháng 7-2024, Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam đã thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ.
Số tiền phạt là 70 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ 2 tháng theo quy định.
Mới đây, Thanh tra Bộ TT-TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.
Bên cạnh việc bị phạt tiền, hai doanh nghiệp mới bị Thanh tra Bộ TT-TT ra quyết định xử phạt cũng bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ thông qua 4 tên định danh trong thời gian 2 tháng và 3 tháng.
Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác, Bộ TT-TT mới đây đã thu hồi thêm 5 tên định danh của 2 đơn vị là Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông ITG và Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại ITY.
Theo quy hoạch băng tần của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ hôm nay, các doanh nghiệp viễn thông dừng dịch vụ dành cho thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ một số khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK. Người dùng buộc phải nâng cấp thiết bị lên công nghệ mạng mới từ 3G trở lên để tiếp tục sử dụng.
Theo kế hoạch, việc tắt sóng 2G ban đầu được thực hiện vào 16/9, nhưng sau đó Bộ lùi thêm một tháng, trong bối cảnh nhiều thuê bao chưa chưa kịp nâng cấp máy do ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Mạng 2G sẽ tiếp tục được duy trì thêm hai năm nhằm hỗ trợ cho thuê bao đang dùng thiết bị 3G, 4G đời cũ chưa hỗ trợ tính năng gọi qua mạng di động (VoLTE) và dự kiến tắt vào tháng 9/2026.
Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tính đến 0h ngày 16/10, có 243.567 thuê bao sử dụng điện thoại 2G bị dừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Đây phần lớn là những người ở vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận, không hoạt động thường xuyên.
Tại hội nghị tắt sóng 2G ngày 11/10, Cục Viễn thông cũng đề nghị các nhà mạng tiếp tục có chính sách đảm bảo quyền lợi người dùng, đồng thời có biện pháp thu gom và xử lý rác thải điện tử.
Kế hoạch tắt sóng 2G đã được chuẩn bị thời gian dài, trong đó có những biện pháp như ngừng nhập khẩu máy 2G Only từ năm 2021, không cho phép nhập mạng mới với điện thoại 2G không có chứng nhận hơp quy, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người khó khăn. Đầu năm nay, Việt Nam có 18 triệu thuê bao 2G, các nhà mạng đã thưc hiện nhiều chương trình chuyển đổi, đưa con số về dưới một triệu sau 10 tháng.
Theo đại diện Cục Viễn thông, việc dừng dịch vụ 2G sẽ thúc đẩy người dùng sử dụng mạng 4G, đưa người dân lên môi trường số, tận hưởng dịch vụ tiên tiến như thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Việc này cũng giúp giảm tải cho nhà mạng, từ đó sẵn sàng hạ tầng, nhân lực cho các công nghệ mạng thế hệ mới như 5G, 6G.
Thông tin về số thuê bao 2G và các biện pháp chuyển đổi, hỗ trợ duy trì dịch vụ được đề cập tại tọa đàm về tắt sóng 2G của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 11/10 ở Hà Nội.
Theo thống kê từ các nhà mạng tính đến cuối ngày 10/10, Việt Nam còn gần 600.000 thuê bao đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G (2G Only), trong đó Viettel Telecom là 360.000, Vinaphone 150.000, MobiFone dưới 50.000 và Vietnam Mobile khoảng 10.000.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Viễn thông, dù vẫn còn thuê bao chưa chuyển đổi, đây là “nỗ lực vô cùng lớn” của các nhà mạng khi đã giảm từ con số 18 triệu thuê bao 2G đầu năm. Theo kế hoạch đưa ra trước đó, Cục đặt mục tiêu khi tắt sóng 2G, số thuê bao còn dưới 5%, trong khi hiện tại là dưới 1%.
Đại diện các nhà mạng cũng cho biết đang tiếp tục biện pháp hỗ trợ chuyển đổi cả trước và sau ngày ngừng cung cấp dịch vụ 15/10, trong đó hai nhà mạng còn nhiều thuê bao nhất đặt mục tiêu dưới 100.000 trong bốn ngày tới.
Theo ông Nhã, việc ngừng cung cấp dịch vụ 2G vẫn sẽ tiến hành theo kế hoạch. Những thuê bao chưa chuyển đổi sẽ bị ngừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Tuy nhiên, đại diện Cục cũng đề nghị các nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng, hỗ trợ để những người này được đảm bảo quyền lợi, đồng thời có biện pháp thu gom và xử lý rác thải điện tử.
Theo chính sách của nhà mạng, nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ trong hai tháng sẽ bị khóa tài khoản, thu hồi số về kho. Tại hội thảo, đại diện các nhà mạng cũng đề xuất cơ chế đặc biệt với các thuê bao này, trong đó kéo dài thời gian duy trì dịch vụ trong quá trình chờ chuyển đổi.
“Các thuê bao sẽ được bảo lưu tài khoản sau ngày 15/10. Vinaphone sẽ tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ máy, hỗ trợ khách hàng và tặng data để trải nghiệm 4G”, ông Đỗ Mạnh Dũng, quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VinaPhone, cho biết.
Thời gian qua, các nhà mạng cũng thực hiện hàng loạt biện pháp quyết liệt, trong đó có tặng điện thoại, đến gặp trực tiếp các thuê bao để hỗ trợ đổi máy, nhắn tin, phát thông báo trước cuộc gọi. Tuy nhiên, những thuê bao còn lại phần lớn ở vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận, trong đó có những thuê bao không hoạt động thường xuyên.
“Các thuê bao chuyển đổi gần đây phần lớn là những người phải đến trực tiếp để hỗ trợ, số lượng chủ động ra cửa hàng rất hiếm”, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, cho biết.
Kế hoạch ngừng cung cấp dịch vụ 2G ban đầu đưa ra thời hạn 15/9, nhưng lùi lại một tháng do ảnh hưởng bởi bão Yagi khiến các nhà mạng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc. Mạng 2G sẽ chỉ được duy trì đến tháng 9/2026 để phục vụ tại các quần đảo, nhà giàn, và các thuê bao sử dụng thiết bị không hỗ trợ VoLTE, trước khi tắt hoàn toàn.
Theo đại diện Cục Viễn thông, việc ngừng cung cấp dịch vụ 2G sẽ thúc đẩy người dùng sử dụng mạng 4G, tiếp cận với các dịch vụ số như thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời việc này cũng giúp giảm tải cho nhà mạng, từ đó sẵn sàng hạ tầng, nhân lực cho các công nghệ mạng thế hệ mới.