Lưu trữ thẻ: #cài đặt

Hướng dẫn cách thêm PHP Extension trên hosting cPanel

Khi sử dụng PHP trên hosting cPanel, mỗi source web PHP sẽ có yêu cầu nhiều extention khác nhau để hoạt động hoặc tối việc tốc độ của website. Dưới đây là hướng dẫn thêm extention trên hosting cPanel.

  1. Truy cập vào cPanel với thông tin user đã được cung cấp.

  2. Chọn Select PHP version.
    • Trình quản lí cPanel -> Software -> Select PHP version ( hoặc Search “Select PHP version” ở thanh Search Tools (/) góc trên bên phải và click chọn).
    • Xác định PHP của domain đang chạy để chọn phiên bản PHP và extendtion cho PHP mà bạn muốn. Click chọn vào extention mong muốn, Cpanel sẽ hoàn toàn tự động cài đặt.

Như vậy Long Vân đã hướng dẫn Quý khách cách thêm extention PHP trên Cpanel. Chúc các bạn thành công.

Hướng dẫn cài đặt IIS trên Windows Server

Internet Information Services gọi tắt là IIS, một dịch vụ trên máy chủ chạy Windows do Microsoft cung cấp. IIS dùng để chạy các web như HTML tiêu chuẩn và động, các ứng dụng web phát triển bằng .net hay ngôn ngữ khác như php. Để cài đặt IIS trên máy chủ Windows, Quý khách cần thực hiện các bước sau:

  1. Bước 1. Để cài đặt IIS, truy cập vào Server Manager, trong menu Manager chọn Add Roles and Features hoặc chọn trực tiếp trên Dashboard
  2. Bước 2. Nhấn Next trong cửa sổ Before You Begin
  3. Bước 3. Trong cửa sổ Installation Type chọn mục Role-base or feature-based installation và nhấn Next để tiếp tục
  4. Bước 4.  Trong cửa sổ Server Selection, chọn máy chủ mà bạn muốn cài đặt IIS lên và nhấn Next
  5. Bước 5. trong cửa sổ Server Roles, chọn Web Server (IIS) từ danh sách các Role
    Một cửa sổ thông báo sẽ xuất hiện, hiển thị các tính năng phụ thuộc. Nhấn Add Features để thêm những tính năng này
  6. Bước 6. Nhấn Next và tiếp tục thiết lập các tùy chọn cài đặt
    • Trong cửa sổ Features, chọn .Net Framework 3.5 Features sau đó nhấn Next để tiếp tục.
    • Tiếp tục nhấn Next ở cửa sổ Web Server Role (IIS)
    • Chọn Web Server với các tùy chọn mặc định ở cửa sổ Role Services, nhấn Next để tiếp tục.
  7. Bước 7. Chọn Install để bắt đầu quá trình cài đặt
  8. Bước 8. Chờ đợi cho đến khi quá trình cài đặt hoàn tất
  9. Bước 9. Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành, Quý khách có thể kiểm tra cài đặt bằng cách mở trình duyệt và nhập địa chỉ http://localhost hoặc http://[địa chỉ IP máy chủ] trong thanh địa chỉ

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn cài đặt IIS trên Windows Server. Chúc Quý khách cài đặt thành công !

Hướng dẫn cài đặt .NET Framework 3.5 trên Windows Server

I. Chuẩn bị:

Để cài đặt .NET Framework 3.5, Quý khách cần kiểm tra và đảm bảo Windows Update đã hoạt động:

  • Tìm và mở ứng dụng Services ; ứng dụng quản lý các service trong hệ điều hành.
  • Trong cửa sổ chính, tìm đến Windows Update, đảm bảo trạng thái hoạt động là Running.
  • Trường hợp service Windows Update chưa hoạt động, right click và chọn Start.

II. Các bước cài đặt .NET Framework 3.5:

  1. Bước 1: Vào Server Manager chọn Add roles and features
  2. Bước 2: Next đến Featues bạn click chọn .NET Framework 3.5 Features
  3. Bước 3: Sau đó bạn next đến install và đợi cài đặt xong

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn cài đặt .NET Framework 3.5 trên Windown Server. Chúc Quý khách thành công !

Hướng dẫn cài đặt SQL Server Express trên Windows Server 2016

I. Giới thiệu về Microsoft SQL Server

SQL Server hay Microsoft SQL Server là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System – RDBMS) được phát triển bởi Microsoft. Cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên kiến trúc Mô hình quan hệ, dữ liệu được tổ chức theo các bảng có liên quan với nhau, mỗi bảng có hàng và cột (thuộc tính). SQL server có các phiên bản sau:

  • Enterprise – Bản cao cấp nhất với đầy đủ tính năng, bạn cần phải mua bản quyền.
  • Standard – Có ít tính năng hơn phiên bản Enterprise
  • Workgroup – dành cho các công ty lớn với nhiều văn phòng làm việc từ xa.
  • Developer – tương tự như Enterprise nhưng chỉ cấp quyền cho các developer để phát triển, thử nghiệm.
  • Express – Bản này chỉ dùng ở mức độ đơn giản, tối đa 1 CPU và bộ nhớ 1GB, kích thước tối đa của cơ sở dữ liệu là 10GB.

Trong phạm vi bài viết này, Long Vân sẽ hướng dẫn Quý khách cách cài đặt SQL Server 2016 phiên bản Express.

II. Hướng dẫn cài đặt Microsoft SQL Server 2016

  1. Bước 1: Tải về file và cài đặt download sql express 2016 từ trang chủ Microsoft.
    Sau đó giải nén file ISO ra để cài đặt.
  2. Bước 2: Double click vào file cài đặt và tiến hành thực hiện với các bước nhỏ như sau:
    • Chọn chế độ cài đặt Custom.
    • Chỉ định đường dẫn lưu trình cài đặt và nhấn chọn Install để khởi động tiến trình cài đặt.
  3. Bước 3: cài đặt chi tiết
    • B01: Trong cửa sổ Installation, chọn New SQL Server stand-alone installation để cài đặt SQL Server từ đầu. Hoặc cần nâng cấp một số tính năng trước đó.
    • B02: Trong cửa sổ  License Terms, check vào ô Accept the licensing terms and Privacy Statement, nhấn Next.
    • B03: Bật tính năng Windows Update để cài đặt các bản cập nhật mới nhất từ Microsoft nhấn Next để tiếp tục. Kiểm tra lại service Windows Update một lần nữa để đảm bảo có hoạt động.
    • B04: Sau khi các bản cập nhật đã được cài đặt và quá trình kiểm tra hệ thống hoàn tất, nhấn Next để qua bước tiếp theo.
    • B05: Nhấn Next để đồng ý đường dẫn thư mục cài đặt theo mặc định và chọn các service mà bạn muốn.
    • B06: Có thể chọn Default instance để sử dụng tên mặc định. Hoặc bạn cũng có thể tùy chỉnh tên theo ý muốn bằng option Named instance. Nhấn Next để đồng ý thiết lập và tiếp tục.
    • B07: Thiết lập Service Account mặc định Nhấn Next để tiếp tục.
    • B08: Chọn chế độ xác thực Mixed Mode, nhập và xác nhận mật khẩu đủ độ mạnh, nhấn Next.
      SQL Server 2016 Express được cài đặt thành công. Nhấn Close để đóng cửa sổ SQL Server Installation Center.

III. Bước 4: Cài đặt SQL Server Management Studio

SQL Server Management Studio là một ứng dụng được phát triển bởi Microsoft để kết nối và quản lý SQL Server một cách trực quang. Để cài đặt, Quý khách có thể thực hiện các bước sau:

  • Download file cài đặt SQL Server Management Studio ở đây  SSMS
  • Chạy file cài đặt đã download về, chọn Install. Quá trình cài đặt mất một khoảng thời gian, sau khi hoàn thành thì ấn nút Close để kết thúc.
  • SSMS đã cài đặt thành công.
  • Mở SQL Server Management Studio mà chúng ta đã cài đặt ở bên trên. Bấm connect để kết nối
  • Kết quả thành công

 

Như vậy Long Vân đã hướng dẫn mình cài SQL Server Express trên Windows Server. Chúc các bạn thành công.

Hướng dẫn cài đặt Docker trên Ubuntu 22.04

Docker là một nền tảng mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển ứng dụng có thể xây dựng, kiểm thử và triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng. Docker đóng gói phần mềm vào các Container được chuẩn hóa có mọi thứ mà một phần mềm cần để hoạt động, trong đó có thư viện, công cụ hệ thống, mã nguồn. Bằng cách sử dụng Docker, bạn có thể nhanh chóng triển khai và thay đổi quy mô ứng dụng vào bất kỳ môi trường nào.

Trong bài viết này Long Vân sẽ hướng dẫn quý khách cài đặt Docker trên Ubuntu 22.04

I. Cài đặt Docker trên Ubuntu 22.04

  1. Bước 1: Cập nhật repositories
    • SSH vào server Ubuntu 22.04 và chạy lệnh để cập nhật repositories:
      $ sudo apt update$ sudo apt upgrade
  2. Bước 2: Cài đặt các gói cần thiết
    Chạy lệnh sau đây để cài đặt các gói cần thiết cho docker
    $ sudo apt install lsb-release apt-transport-https ca-certificates curl software-properties-common -y
  3. Bước 3: Thêm repository Docker vào system source
    • Để thêm repo Docker vào system source, nhập Docker GPG key để kết nối với kho Docker:
      $ curl -fsSL https://download.docker.com/linux/ubuntu/gpg | sudo gpg --dearmor -o /usr/share/keyrings/docker-archive-keyring.gpg
    • Sau đó, chạy lệnh sau để thêm repo Docker vào source list của hệ điều hành:
      $ echo "deb [arch=$(dpkg --print-architecture) signed-by=/usr/share/keyrings/docker-archive-keyring.gpg] https://download.docker.com/linux/ubuntu $(lsb_release -cs) stable" | sudo tee /etc/apt/sources.list.d/docker.list > /dev/null
  4. Bước 4: Cập nhật lại hệ thống
    Sau khi thêm repo Docker vào source list, tiến hành cập nhật lại các gói hệ thống với lệnh:
    $ sudo apt update
  5. Bước 5: Cài đặt Docker trên Ubuntu 22.04
    • Thực hiện lệnh cài đặt docker:
      $ sudo apt install docker-ce
      Lưu ý rằng chúng ta đang sử dụng gói “docker-ce” thay vì “docker-ie“, vì nó được repo Docker chính thức hỗ trợ:
    • Nhập “y” để cho phép cài đặt Docker tiếp tục:
    • Quá trình cài đặt hiển thị như hình dưới cho biết Docker đã được cài đặt thành công:
  6. Bước 6: Kiểm tra trạng thái Docker
    • Chạy lệnh sau đây để kiểm tra hoạt động của service Docker:
      $ sudo systemctl status docker

II. Kiểm tra hoạt động Docker trên Ubuntu 22.04

  • Sau khi cài đặt Docker, bạn có thể sử dụng Docker để tảichạy test container bất kỳ.
    Ví dụ, lệnh bên dưới sẽ tải “hello-world” test container:
    $ sudo docker run hello-world
  • Sau đó, chạy lệnh “docker ps” với “-a” để hiển thị tất cả container đang chạy:
    $ sudo docker ps -a
  • Container “hello-world” đã được thêm thành công:

III. Cách gỡ cài đặt Docker trên Ubuntu 22.04

Trong trường hợp bạn muốn gỡ cài đặt Docker khỏi Ubuntu 22.04, hãy chạy lệnh sau:

$ sudo apt-get purge docker-ce

Như vậy Long Vân đã hướng dẫn Quý khách cách cài đặt Docker trên Ubuntu 22.04. Chúc Quý khách thành công.