Lưu trữ thẻ: Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ

Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ

Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ- Ảnh 1.

Tháng 4 năm ngoái, trong các bài đăng riêng trên Blog Windows IT Pro và trên Blog Microsoft Education, công ty đã tiết lộ bảng giá dành cho khách hàng doanh nghiệp và giáo dục muốn tiếp tục nhận bản cập nhật bảo mật cho Windows 10 sau thời hạn kết thúc hỗ trợ là ngày 14 tháng 10 năm 2025, với mức giá 61 USD cho năm đầu tiên và nhân đôi cho năm tiếp theo.

Bài đăng trên blog của Microsoft không đưa con số cụ thể cho gói nhiều năm, có lẽ vì tổng số tiền quá cao. Đăng ký ba năm sẽ tốn 61 USD + 122 USD + 244 USD, tổng cộng là 427 USD cho mỗi PC.

Đây cũng là lần đầu tiên công ty cung cấp một chương trình tương tự như vậy dành cho người dùng cá nhân, nhưng lúc bấy giờ chưa đưa ra mức giá cụ thể.

Mức giá dành cho khách hàng cá nhân

Đây là cái giá người dùng phải trả để được sử dụng Windows 10 an toàn khi hết thời gian hỗ trợ- Ảnh 2.

Mới đây, trong một thông báo khuyến khích nâng cấp Windows 11, công ty cũng đã công bố mức giá chương trình cập nhật bảo mật mở rộng cho người dùng.

Khác với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và giáo dục, chương trình dành cho người dùng Windows 10 rất đơn giản và dễ chịu hơn.

Với mức phí 30 USD, bạn có thể nhận thêm một năm cập nhật bảo mật cho Windows 10, chưa rõ chương trình này kéo dài bao nhiêu năm cho người dùng. Các bản cập nhật bảo mật chỉ giải quyết lỗ hổng tiềm ẩn và các vấn đề bảo mật, nhưng sẽ không có tính năng mới nào được thêm vào Windows 10 trong thời gian cập nhật mở rộng này.

Có thể thấy rõ ràng Microsoft thật sự không muốn người dùng tiếp tục gắn bó với Windows 10, cập nhật bổ sung chỉ là để người dùng có thêm thời gian thay đổi hệ thống phù hợp với Windows 11.

Windows 10 là hệ điều hành cực kỳ phổ biến, chủ yếu vì đây là bản nâng cấp miễn phí cho cả Windows 7 và Windows 8.1, và nó mang lại trải nghiệm truyền thống mà mọi người mong đợi sau phiên bản Windows 8 quá lạ lẫm. Với Windows 11, rào cản đặt ra là đòi hỏi phần cứng bảo mật TPM 2.0 mà nhiều người không có, do đó họ vẫn chọn ở lại với Windows 10, nhưng có lẽ thời gian không còn lâu nữa.