Lưu trữ thẻ: Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất

Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất

Một vệ tinh chụp ảnh quang cảnh trên Thái Bình Dương với những đám mây minh họa cho chuyển động của dòng sông khí quyển Pineapple Express hướng về Bờ Tây Mỹ. Ảnh: GOES-11/NASA
Một vệ tinh chụp ảnh quang cảnh trên Thái Bình Dương với những đám mây minh họa cho chuyển động của dòng sông khí quyển Pineapple Express hướng về Bờ Tây Mỹ. Ảnh: GOES-11/NASA

Một vệ tinh chụp ảnh quang cảnh trên Thái Bình Dương với những đám mây minh họa cho chuyển động của dòng sông khí quyển “Pineapple Express” hướng về Bờ Tây Mỹ. Ảnh: GOES-11/NASA

Trong những thập kỷ gần đây, các dòng sông khí quyển có nhiệm vụ vận chuyển hơi nước ở tầng cao của Trái Đất, đã thay đổi vị trí – một biến đổi căn bản có thể tác động đến mô hình thời tiết và lượng mưa trên toàn hành tinh.

Các nhà khoa học tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) nhận thấy rằng các dòng sông khí quyển ở cả hai bán cầu đã di chuyển xấp xỉ 6° đến 10° về phía hai cực trong 40 năm qua. Điều này có nghĩa là các khu vực bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này hiện nằm xa hơn về phía bắc ở Bắc bán cầu và xa hơn về phía nam ở Nam bán cầu so với trước đây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Nhóm nghiên cứu giải thích rằng nguyên nhân cơ bản của sự dịch chuyển này là sự lạnh đi ở phía đông Thái Bình Dương nhiệt đới trong bốn thập kỷ qua, mặc dù họ lưu ý rằng chuỗi sự kiện “vẫn cần được khám phá đầy đủ”.

Dòng sông khí quyển là những luồng hơi nước chảy trong khí quyển Trái Đất, có tác động lớn đến lượng mưa và tuyết. Kích thước và cường độ của chúng có thể rất đa dạng, nhưng trung bình một dòng sông khí quyển có thể vận chuyển lượng hơi nước tương đương với lưu lượng nước tại cửa sông Mississippi.

Một trong những dòng sông khí quyển nổi tiếng được gọi là “Pineapple Express”, một dòng sông khí quyển mạnh mẽ vận chuyển hơi ẩm từ vùng nhiệt đới Thái Bình Dương quanh Hawai’i về phía bờ biển phía tây của Mỹ và Canada. Khi dải không khí ẩm ướt và ấm áp này đến Bờ Tây, nó có thể gây ra những trận mưa lớn trên khắp California, cũng như Oregon, Washington và British Columbia.

Ước tính khoảng 50% lượng mưa và tuyết ở Bờ Tây Mỹ được mang đến bởi các dòng sông khí quyển. Tuy nhiên, chúng không chỉ là một hiện tượng ở Bắc Mỹ; các dòng sông khí quyển ảnh hưởng đến thời tiết và phân phối lượng mưa trên toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu thúc đẩy hiện tượng 'sông khí quyển'

 
 
Biến đổi khí hậu thúc đẩy hiện tượng ‘sông khí quyển’

Đồ họa:Next

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự dịch chuyển gần đây của các dòng sông khí quyển về phía hai cực có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến các hệ thống thời tiết của thế giới trong những năm tới.

Các khu vực trước đây phụ thuộc vào các dòng sông khí quyển để có lượng mưa có thể phải đối mặt với hạn hán và sóng nhiệt gia tăng, trong khi các khu vực ở vĩ độ cao hơn có thể sẽ có lượng mưa lớn hơn, bão mạnh hơn và nguy cơ lũ lụt tăng cao.

Đối với một khu vực như miền nam California, việc các dòng sông khí quyển di chuyển về phía bắc có thể làm giảm lượng mưa hơn nữa, dẫn đến nhiều vấn đề hơn với tình trạng khan hiếm nước, hạn hán và cháy rừng. Trong khi đó, các khu vực như Tây Bắc Thái Bình Dương có thể sẽ có thời tiết ẩm ướt hơn, gây ra các vấn đề như lũ lụt.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa biết về các tác động lan rộng hơn của việc các dòng sông khí quyển di chuyển về phía hai cực. Một trong số đó là nó có thể mang đến những hậu quả khó lường đối với các đại dương trên thế giới.

Minh Thư (Theo Space)