Lưu trữ thẻ: dữ liệu

Công ty xin phá sản sau khi làm lộ dữ liệu 300 triệu người Mỹ

Một mô hình người sử dụng máy tính, phía sau là màn hình với dòng chữ hacker. Ảnh: Reuters

Theo PCMag, Jerico Pictures, công ty mẹ của National Public Data (NPD), đã đệ đơn lên tòa án bang Florida nhằm thực hiện thủ tục phá sản. Jerico Pictures cho biết NPD “khó có thể thanh toán cho chủ nợ hoặc giải quyết khoản nợ dự kiến phải trả”.

Bên cạnh đó, công ty cũng đối mặt các vụ kiện tập thể và có thể phải bồi thường cho hàng trăm triệu cá nhân bị ảnh hưởng. NPD chuyên thu thập và bán quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân dùng trong kiểm tra lý lịch, lấy hồ sơ tội phạm và hỗ trợ các điều tra viên tư nhân.


Một mô hình người sử dụng máy tính, phía sau là màn hình với dòng chữ hacker. Ảnh: Reuters

Một mô hình người sử dụng máy tính, phía sau là màn hình với dòng chữ “hacker”. Ảnh: Reuters

Salvatore Verini, CEO Jerico Pictures, cho biết công ty ông phải “đối mặt với sự không chắc chắn trước các quy định từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và hơn 20 bang đang áp dụng hình phạt dân sự đối với hành vi vi phạm dữ liệu”. Trong hồ sơ phá sản, Verini định giá cơ sở dữ liệu chứa số an sinh xã hội bị đánh cắp là một triệu USD.

Hồi tháng 4, nhóm hacker có tên USDoD đã rao bán dữ liệu đánh cắp được từ NPD với giá 3,5 triệu USD nhưng không ai mua. Đến tháng 8, dữ liệu này được công khai, trong đó chứa 2,9 tỷ hồ sơ gồm họ tên, địa chỉ hiện tại và trước đây, số an sinh xã hội, ngày sinh và số điện thoại, trong đó ước tính 300 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng.

Cũng trong tháng 8, ba vụ kiện tập thể và hơn 14 đơn khiếu nại nhằm vào NPD được gửi đến các tòa án liên bang khắp nước Mỹ, cáo buộc công ty “cho phép hacker đánh cắp thông tin riêng tư nhạy cảm liên quan đến hàng triệu cá nhân mà không có biện pháp ngăn chặn”.

Trong hồ sơ phá sản, NPD cho biết bên bảo hiểm “từ chối bồi thường” sau khi sự cố được công khai. Công ty hiện còn tổng tài sản 75.000 USD, do đó khó có khả năng bồi thường cho những người bị ảnh hưởng nếu thua kiện.

Bảo Lâm (theo PCMag, TechCrunch)



Mở cổng bình chọn ý tưởng cuộc thi Data For Life 2024

Cổng bình chọn trực tuyến Data For Life 2023. Ảnh: Ban tổ chức

Tại cuộc họp ban chỉ đạo và công bố danh sách các đội thi vào vòng thuyết trình Data For Life 2024, ngày 13/10, ban tổ chức đã công bố 46 ý tưởng vào vòng thuyết trình. Để tăng kịch tính cho cuộc thi, cũng như tăng cơ hội vào vòng chung kết, ban tổ chức triển khai cổng bình chọn trực tuyến.

Theo đó, từ nay tới 24/11, 46 ý tưởng vào vòng sơ khảo (thuyết trình) sẽ được đăng tải lên landing page cuộc thi. Độc giả sẽ bình chọn cho ý tưởng, sản phẩm mình yêu thích. Các đội có lượt bình chọn cao nhất sẽ được cộng điểm thưởng vào bảng điểm tổng của vòng chung khảo Top 10 chọn ra Top 5. Ban tổ chức chỉ ghi nhận điểm vote dự án ở phiên bản tiếng Việt.





Cổng bình chọn trực tuyến Data For Life 2023. Ảnh: Ban tổ chức

Cổng bình chọn trực tuyến Data For Life 2023. Ảnh: Ban tổ chức

Cuộc thi Dữ liệu cho cuộc sống – Data For Life 2024 diễn ra từ 19/7. Kết thúc vòng nhận hồ sơ trực tuyến ngày 21/9, ban tổ chức cho biết đã nhận được bài dự thi từ 376 đội với 925 thí sinh đăng ký, trong đó có 4 đội thi nước ngoài, đến từ Australia, Singapore, Hàn Quốc và Indonesia. So với năm 2023, số lượng đội thi đăng ký năm nay tăng hơn 90%, thí sinh đăng ký tăng gần 72%.

Theo PGS.TS, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi, năm nay, cuộc thi không chỉ mang tính chất quốc gia mà đã mở rộng phạm vi ra tầm quốc tế. Điều này đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ, với sự tham gia của các đội đến từ nhiều quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc mở rộng đối tượng tham gia đã mang lại sự đa dạng về ý tưởng, văn hóa và cách tiếp cận vấn đề, tạo ra sự cạnh tranh hấp dẫn và thú vị hơn.

Theo ông Cương, phần lớn bài thi năm nay đa dạng về lĩnh vực, sáng tạo, tận dụng được bộ dữ liệu giả lập do ban tổ chức cung cấp cũng như nguồn dữ liệu mở để đưa ra những ý tưởng độc đáo và hữu ích, có giá trị trong cuộc sống.

Dự kiến, vòng sơ khảo (thuyết trình) sẽ diễn ra ngày 26/10, tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Sau đó các đội sẽ có một tháng để demo sản phẩm.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống (Data for Life 2024) do Trung tâm Dữ liệu và dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); Đại học Bách khoa Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp tổ chức. Báo VnExpress là đơn vị bảo trợ truyền thông.

Cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin từ các tài năng trẻ nhằm phục vụ phục vụ xây dựng Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số.

Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày 26/11. Tổng giá trị giải thưởng dự kiến là 390 triệu đồng gồm: một giải nhất 300 triệu đồng; một giải nhì 50 triệu đồng; một giải ba 30 triệu đồng; một giải khuyến khích 10 triệu đồng. Đặc biệt, các sản phẩm đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo – Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nguyễn Phượng