Lưu trữ thẻ: GPU

Samsung ra RAM GDDR7 3 GB đầu tiên trên thế giới

RAM GDDR7 3GB đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Samsung

Samsung cho biết sản phẩm hướng đến các trung tâm dữ liệu, máy trạm trí tuệ nhân tạo (AI), hay trang bị trong card đồ họa, máy chơi game và hệ thống lái tự động dành cho người dùng cuối. Các mô-đun RAM GDDR7 24 Gb đã được chào bán tới các nhà sản xuất GPU lớn và dự kiến đi vào sản xuất hàng loạt đầu năm sau.


RAM GDDR7 3GB đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Samsung

RAM GDDR7 3GB đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Samsung

Tháng 7 năm ngoái, hãng Hàn Quốc ra mắt RAM GDDR7 đầu tiên trên thế giới, nhưng tốc độ khiêm tốn 32 Gbps và dung lượng mỗi mô-đun 16 Gb (2 GB). Trong khi đó, GDDR7 3 GB có mức băng thông tăng 25% so với GDDR7 2 GB và gấp 2,36 lần so với GDDR6 18 Gbps. Bộ nhớ được sản xuất trên quy trình Công Nghệ 10 nm thế hệ thứ năm của công ty, giúp mật độ tăng lên 50% mà không thay đổi kích thước. Những mô-đun bộ nhớ mới có thể dễ dàng đạt tốc độ 40 Gbps và trong điều kiện cụ thể, có thể đạt 42,5 Gbps, nhanh hơn gần 80% so với GDDR6X (24 Gbps).

Samsung cho biết GDDR7 mới có hiệu suất cao hơn thế hệ trước 30% nhờ Công Nghệ như quản lý đồng hồ và thiết kế VDD kép. Hơn nữa, vấn đề rò rỉ dòng điện được giải quyết bằng cách ngắt nguồn điện cho các phần của chip không sử dụng.

Đối với các game thủ, Công Nghệ RAM mới sẽ giúp xóa bỏ các hạn chế về thiếu hụt dung lượng VRAM. Hiện các game có độ phân giải Full HD cũng cần hơn 8 GB bộ nhớ RAM. Tuy nhiên, loại RAM mới dự kiến chỉ có trên các mẫu GPU cao cấp trong khi GPU giá rẻ vẫn sử dụng RAM GDDR6 16 Gb vì chi phí sản xuất rẻ hơn.

Huy Đức (theo PhoneArena)



AMD ra chip AI cạnh tranh với Nvidia

Chip Instinct MI325X của AMD. Ảnh: AMD

Được giới thiệu tại sự kiện Advancing AI ở San Francisco ngày 10/10, Instinct MI325X là bản kế nhiệm của MI300 trình làng cuối năm ngoái, nhưng được tăng VRAM lên 256 GB HBM3e thay vì 192 GB HBM3 như “đàn anh”. Cách tiếp cận này tương tự H200 của Nvidia từ năm ngoái, khi giữ nguyên khả năng tính toán nhưng tăng dung lượng bộ nhớ và băng thông.


Chip Instinct MI325X của AMD. Ảnh: AMD

Chip Instinct MI325X của AMD. Ảnh: AMD

Trong bối cảnh chip AI cần xử lý khối lượng công việc lớn, cách làm của AMD được đánh giá hợp lý, theo The Register. Bộ nhớ càng nhanh và càng nhiều, hiệu suất vận hành càng tốt. AMD đã tạo sự khác biệt với Nvidia bằng cách nhồi nhét nhiều bộ nhớ băng thông cao (HBM) hơn vào chip, phù hợp với các nhà cung cấp đám mây muốn triển khai mô hình với quy mô nghìn tỷ tham số, như GPT-4o của OpenAI, trên ít nút xử lý hơn.

MI325X hiện cung cấp mức tăng băng thông bộ nhớ 6 TB/giây, không nhiều so với 5,3 TB/giây trên MI300X. Dù vậy, công suất tiêu thụ tăng khá lớn từ 250 lên 1.000 watt. AMD khẳng định trong thử nghiệm thực tế, MI325X sức mạnh cao hơn Nvidia H200 từ 20% đến 40% về hiệu suất suy luận đối với mô hình Llama 3.1 70B (70 tỷ tham số) và 405B (405 tỷ tham số) của Meta.

AMD cho biết Instinct MI325X sẽ được sản xuất hàng loạt trong quý IV/2024, tương thích với hệ thống từ Dell, Eviden, Gigabyte, Hewlett Packard Enterprise, Lenovo, Supermicro, nhưng giá chưa được tiết lộ. Ngoài MI325X, phiên bản MI355X với 288 GB HBM3e sẽ có mặt năm sau.

Theo CNBC, MI325X đang trở thành đối trọng giúp AMD đối đầu trực diện hơn với Nvidia. Công ty của Jensen Huang đang thống trị thị trường GPU AI, nhưng nếu AMD được các nhà phát triển và các ông lớn điện toán đám mây chọn thay thế, họ có thể gây áp lực lớn đến Nvidia.

Tại sự kiện ra mắt sản phẩm, AMD đặt mục tiêu giành thị phần từ đối thủ hoặc ít nhất chiếm một phần lớn trong thị trường ước tính trị giá 500 tỷ USD vào 2028. “Nhu cầu về AI tiếp tục tăng mạnh và thực sự vượt kỳ vọng. Rõ ràng tỷ lệ đầu tư đang tiếp tục tăng trưởng khắp nơi”, bà Lisa Su, CEO AMD, cho biết.

Với MI325X, AMD đang tăng tốc lịch trình ra mắt sản phẩm để phát hành chip mới hàng năm nhằm cạnh tranh tốt hơn với Nvidia và tận dụng sự bùng nổ của thị trường. Bà Su cho biết MI300X bắt đầu được giao cuối năm ngoái, còn chip dự kiến ra mắt năm 2025 được gọi là MI350, trong khi chip 2026 có tên MI400.

Bảo Lâm



Nvidia kỷ niệm 25 năm GPU, trở thành công ty giá trị thứ hai thế giới

Jensen Huang, CEO Nvidia tại Triển lãm Computex 2024 tại Đài Loan, hồi tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

GeForce 256, công bố năm 1999, được đánh giá không đơn thuần là một card đồ họa mà đã đặt nền tảng cho những tiến bộ của game và máy tính sau này. “GeForce 256 có thể giảm tải cho CPU, cho phép các nhà phát triển tích hợp nhiều chi tiết hơn vào trò chơi mà không làm giảm hiệu suất”, Tom’s Hardware nhận định.

Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, sự hợp tác giữa các nhà phát triển trò chơi và Nvidia đã phá vỡ nhiều giới hạn, thúc đẩy tiến bộ trong ngành như kết cấu chân thực, ánh sáng động và tốc độ khung hình mượt hơn – những cải tiến lớn cho game thủ.

Hiện Nvidia vẫn duy trì vị thế dẫn đầu về GPU. H100 của hãng hiện là chip đồ họa GPU mạnh nhất trên thị trường. Jensen Huang, CEO Nvidia, mô tả đây là “hệ thống đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho siêu AI”. Trong huấn luyện AI, GPU chiếm ưu thế so với CPU nhờ khả năng tiến hành song song hàng loạt tính toán.

Sự bùng nổ của AI tạo sinh đưa Nvidia thành ngôi sao sáng nhất về phần cứng. Cổ phiếu công ty hiện đạt 138,57 USD, đưa giá trị vốn hóa lên 3,4 nghìn tỷ USD, tạo khoảng cách đáng kể với công ty đứng sau là Microsoft với 3,1 nghìn tỷ USD và gần đuổi kịp Apple với 3,5 nghìn tỷ USD. Theo Reuters, với đà này, hãng chip do tỷ phú Jensen Huang đồng sáng lập “sẵn sàng soán ngôi Apple trở thành công ty có giá trị nhất hành tinh”.


Jensen Huang, CEO Nvidia tại Triển lãm Computex 2024 tại Đài Loan, hồi tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

Jensen Huang, CEO Nvidia, tại Triển lãm Computex 2024 Đài Loan, hồi tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

Theo các nhà phân tích, việc giới đầu tư đặt cược vào nhu cầu mạnh mẽ đối với bộ xử lý AI Blackwell thế hệ tiếp theo là động lực lớn cho Nvidia tiếp tục tăng giá trị, với giá trị cổ phiếu có thể đạt 165 USD, theo công ty nghiên cứu TD Cowen. Dòng chip mới chuyên dùng cho các hệ thống AI, có giá dự kiến từ 30.000 đến 40.000 USD, được cho là “đang được đặt hàng một cách điên rồ”.

Theo CNBC, Nvidia giống như những người bán cuốc xẻng ở thời kỳ cơn sốt đào vàng, khi cung cấp công cụ cho các hệ thống AI – xu hướng mới trong thời đại kỹ thuật số. Từ những ông lớn như Microsoft, Meta, Google và Amazon đến các công ty nhỏ đều xếp hàng để mua những bộ GPU mạnh mẽ nhằm dẫn đầu trong cơn sốt. Ở thị trường chip đào tạo AI có khả năng suy luận, Nvidia chiếm 95% thị phần, theo hãng nghiên cứu Mizuho. Các nhà phân tích cũng dự đoán nhu cầu xây dựng trung tâm dữ liệu AI sẽ giúp doanh thu hàng năm của Nvidia tăng gấp đôi, lên gần 126 tỷ USD.

Nvidia thành lập năm 1993 bởi ba kỹ sư Jensen Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem – những người dự đoán khi máy tính phát triển sẽ cần những bộ xử lý đồ họa (GPU) phức tạp. Ván cược được đền đáp khi năm 2000, họ giành hợp đồng lớn đầu tiên: sản xuất chip cho máy chơi game Xbox của Microsoft. Kể từ đó, Nvidia được chú ý hơn nhờ các sản phẩm GPU cho máy tính. Khi làn sóng khai thác tiền số diễn ra, công ty lại tiếp tục hưởng lợi nhờ cơn khát card đồ họa.

Đầu 2022, hãng công bố H100 – bộ xử lý đồ họa GPU mạnh nhất từng chế tạo và vẫn là một trong những chip đắt nhất hiện nay với giá 40.000 USD. Khi đó, giới chuyên gia nhận định Nvidia chọn sai thời gian công bố, bởi các doanh nghiệp đang tìm cách thắt chặt chi tiêu và sa thải nhân sự. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại khi OpenAI ra mắt ChatGPT và trào lưu AI bùng nổ trên thế giới.

Lưu Quý