Lưu trữ thẻ: Line

Những lý do thành công của Zalo

Tại sao Zalo có thểm vươn lên vị trí số 1 thị trường OTT chỉ trong thời gian ngắn như vậy? VNG và nhóm phát triển đã làm những gì với sản phẩm từng đứng trước bờ vực thẳm này? Tại sao một sản phẩm thuần Việt như Zalo lại có thể đánh bật các ông lớn như Kakao Talk (Hàn Quốc), WeChat (Trung Quốc), Line (Nhật Bản) hay đặc biệt nhất là Viber ra khỏi thị trường OTT Việt Nam?

Đó là câu hỏi mà chắc chính nhóm phát triển Zalo cũng cảm thấy khó trả lời ngay lập tức. Nếu tìm hiểu về sản phẩm “cây nhà lá vườn” này, chắc sẽ không ít nguời thấy bất ngờ khi biết rằng Zalo bắt đầu với vết xe đổ, áp dụng phiên bản web, nhóm phát triển Zalo đã tự đẩy mình vào thế bí, khiến sản phẩm đầu tay đứng trên bờ vực thẳm. Nhưng ngay sau đó, nhóm đã nhận ra sai lầm và thay đổi chiến thuật, tập trung vào mục tiêu giúp người dùng nhắn tin miễn phí nhanh, ổn định trong điều kiện cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn yếu kém. Tuy nhiên, cũng chỉ nửa năm sau (1/2013) ứng dụng thuần Việt này đã đánh bật cả gã khổng lồ đang ngự trị bảng xếp hạng lúc đó là WeChat.

Các đối thủ của Zalo khi ấy nổi bật nhất là Wechat, Viber, Line và Kakao Talk. Tuy nhiên, LineKakaoTalk không thực sự tập trung vào mục đích, nhu cầu của người dùng Việt Nam, Viber thì không có chức năng gọi video. Còn Wechat, câu nói “trèo càng cao, ngã càng đau” quả thực vô cùng đúng với ứng dụng Trung Quốc này. Lợi dụng tập khách hàng đông đảo và vị thế tưởng như không thể thay đổi của mình, WeChat đã ngầm tích hợp bản đồ “đường lưỡi bò” vào sản phẩm, điều này đã gặp phải sự phản đối vô cùng kịch liệt, khiến WeChat bị “xóa sổ” gần như ngay lập tức trong thị trường OTT Việt Nam. Đúng lúc này, Zalo trở lại với những thay đổi, cải tiến mới trong sản phẩm đánh thẳng vào thị trường người dùng Việt Nam.

Nếu chỉ nhìn qua, thành viên muộn nhất của “đại gia đình” OTT không có gì nổi bật, thậm chí là kém cạnh rất nhiều so với các anh chị của nó, tuy nhiên, sâu sa bên trong, nếu các ứng dụng kia chỉ hoạt động được trên smartphone với Wifi hoặc sóng 3G ổn định, thì Zalo có thể chạy ngon lành kể cả với 2G, 2,5G ngay trên những chiếc điện thoại cảm ứng “bình dân”. Chính bởi lý do này, Zalo trở nên thân thiện, dễ gần và phù hợp với người dùng Việt Nam tại thời điểm ấy, khi những chiếc smartphone có giá tới cả chục triệu đồng.

Cùng nhìn lại quá trình phát triển, đuợc ra mắt lần đầu tiên vào tháng 8/2012, Zalo gần như nấp bóng các “anh chị em” trước đó. Khi không ai tin rằng sản phẩm Việt Nam có thể đánh bại những cường quốc về Công Nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì chỉ khoảng 6 tháng sau, “giấc mơ của những chàng Don-ki-sot” đã tạo ra cuộc Cách mạng chưa từng có, một cuộc lật đổ vô cùng ngoạn mục với không chỉ những Line hay Viber, mà là với chính “ông trùm bất khả chiến bại” WeChat, đó là chiếm lĩnh vị trị số 1 trên App Store Việt Nam. Theo điều tra mới nhất, Zalo xếp thứ 2, chỉ sau Facebook về số người sử dụng bằng 3G. Điều đó cho thấy, Zalo là OTT trong nước duy nhất trong top các OTT được người dùng 3G yêu thích.

Có thể điểm qua một số tính năng nổi bật, và cũng có thể coi là lý do thành công của Zalo như sau:

Không ai, kể cả “cha đẻ” của Zalo có thể ngờ rằng, chỉ trong thời gian ngắn như vậy, “đứa con” của mình lại có thể thành công đến thế. Có lẽ, chính nhờ sự kiên trì, nhờ sức mạnh của niềm tin và khao khát chiến thắng đã đưa một sản phẩm từng ở bên bờ vực chiến thắng những người khổng lồ và đưa người dân Việt Nam tới gần hơn với giấc mơ các sản phẩm Công Nghệ trong nước sẽ sánh ngang, thậm chí là vượt qua sản phẩm tương tự của thế giới, điều mà không ai dám nghĩ tới, cho tới khi Zalo làm được điều đó.