Điện thoại đổ chuông báo có cuộc gọi đến, người phụ nữ thấy tên hiển thị là ngân hàng mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, sau đó tài khoản của bà đã mất một khoản tiền lớn.
Một nữ y tá tại Hoa Kỳ tên Avalon Grimes đã mất số tiền tiết kiệm 24.000 USD, tương đương khoảng 600 triệu đồng. Theo đó, khi Grimes phát hiện điện thoại đổ chuông và thấy tên hiển thị là Tổng đài ngân hàng Chase.
Vì là ngân hàng mà mình đang sử dụng tài khoản nên bà Grimes không hề nghi ngờ gì. Đối phương tự xưng là nhân viên của ngân hàng và cho biết tài khoản của bà gặp một vài trục trặc sau đó yêu cầu bà cung cấp thông tin tài khoản.
Tuy nhiên, sau đó thì tài khoản của bà Grimes bị trừ một khoản tiền lên đến 24.000 USD- gần như toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng Chase. Khi thông báo biến động số dư được gửi về tài khoản, bà Grimes cực kỳ hoảng hốt và sau đó bà đã báo cảnh sát.
“Khi tôi trình báo với cảnh sát thì mới biết đó là cuộc gọi mạo danh để lừa đảo (spoofing). Những kẻ gian sử dụng phần mềm để bắt chước một số có sẵn và khi gọi đến thì hiển thị thông tin y hệt như tổng đài của ngân hàng Chase“, Grimes kể lại.
Ngân hàng Chase đã phối hợp cùng nhà băng nơi có tài khoản của kẻ lừa đảo sử dụng trong vụ lừa nữ y tá nhằm lấy lại số tiền, nhưng kẻ gian đã nhanh chóng rút sạch chúng.
Sau khi bị lừa trong một cuộc gọi mạo danh số liên lạc của ngân hàng Chase. CBS News New York báo cáo rằng bà Grimes đã nhầm lẫn cuộc gọi từ kẻ lừa đảo thành cuộc gọi chính thức từ ngân hàng nơi bà gửi tiền.
Hồ sơ cảnh sát có được từ nhà mạng T-Mobile (Mỹ) cho thấy, số điện thoại gọi cho nạn nhân giống hệt với số dịch vụ quốc tế của ngân hàng Chase, được in ở mặt sau thẻ tín dụng mà nạn nhân đang sử dụng. Hóa ra, kẻ lừa đảo đã sử dụng phần mềm để thay đổi tên hiển thị đối với người nhận cuộc gọi. Điều này khiến kẻ lừa đảo dễ dàng thay đổi số điện thoại, tên người gọi thành ngân hàng hoặc các tổ chức, công ty… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, Apple đã gỡ bỏ 2 ứng dụng (không được công bố danh tính) khỏi App Store sau vụ lừa đảo khiến nữ y tá mất 24.000 USD tiền tiết kiệm. Hai ứng dụng nói trên vi phạm chính sách của Apple khi trở thành công cụ phục vụ hành vi lừa đảo người khác.
Khi được liên hệ, Ayman Abdallah – nhà phát triển ứng dụng cho biết tạo ra phần mềm nhằm mục đích giải trí, nhưng tuyên bố một vài số điện thoại của ngân hàng, trường học, cơ quan cộng đồng không thể mạo danh.
Với trường hợp của Avalon Grimes, Abdallah nói: “Đúng là trường hợp này không được phép xảy ra. Chúng tôi thừa nhận trách nhiệm và đảm bảo cấm luôn việc giả mạo các số tổng đài quốc tế “. Tuy nhiên, lập trình viên này khẳng định kẻ lừa đảo không sử dụng phần mềm của mình trong vụ Grimes và đẩy cáo buộc sang phía nhà mạng viễn thông.
Lợi dụng tâm lý lo lắng của người có vật nuôi đi lạc, kẻ lừa đảo chủ động liên hệ, thông báo rằng vật nuôi của nạn nhân gặp tai nạn cần tiền ngay để phẫu thuật.
Mới đây, Trung tâm cứu trợ động vật thành phố Dallas (Texas, Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo về một nhóm đối tượng giả mạo kênh truyền thông của trung tâm trên các nền tảng mạng xã hội, chủ động tiếp cận nạn nhân là những người có vật nuôi, thú cưng bị đi lạc để chiếm đoạt tài sản.
Ban đầu, các đối tượng tạo lập tài khoản với ảnh đại diện là logo của trung tâm cứu trợ, tham gia vào các hội nhóm, fanpage tìm vật nuôi đi lạc và chủ động bình luận vào các bài đăng.
Sau khi đã tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng tự nhận là nhân viên thuộc “đội cứu trợ khẩn cấp”, thông báo rằng vật nuôi của nạn nhân gặp tai nạn và đang trong tình trạng nguy kịch, cần nhanh chóng thực hiện các thủ tục để tiến hành phẫu thuật.
Để chiếm dụng lòng tin của nạn nhân, các đối tượng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo các ra hình ảnh vật nuôi của nạn nhân trong bối cảnh bệnh viện, trên giường bệnh hoặc bàn mổ, sau đó đưa ra các khoản viện phí và yêu cầu nạn nhân thực hiện chuyển tiền.
Sau khi nạn nhân chuyển tiền thành công, các đối tượng sẽ lập tức tắt máy, cắt đứt liên lạc với nạn nhân trên mọi nền tảng.
Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi bắt gặp thủ đoạn tương tự như trên. Người dân cần bình tĩnh, cẩn trọng xác minh lại thông tin thông qua số điện thoại hoặc cổng thông tin chính thống.
Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nhạy cảm, dữ liệu cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch chuyển tiền khi chưa xác minh được danh tính, đơn vị công tác của đối tượng.
Khi nhận thấy dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần nhanh chóng trình báo vụ việc với cơ quan công an, lực lượng chức năng để kịp thời tiến hành điều tra và truy vết đối tượng, ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Việc gọi điện thoại để lừa đảo tuy không mới nhưng các đối tượng luôn dùng những chiêu trò mới với thủ đoạn tinh vi để lừa đảo.
Cuộc gọi từ nhân viên của các ví điện tử giả mạo
VNCERT thông tin, các đối tượng mạo danh nhân viên của các ví điện tử phổ biến hiện nay để liên hệ khách hàng bằng hình thức nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp để hỏi những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập đường link lạ với mục đích bảo mật như một cách hỗ trợ khắc phục lỗi và sử dụng những thông tin này vào mục đích không chính đáng.
Đây là chiêu trò lừa đảo, lợi dụng uy tín của thương hiệu và lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Sau đó, các đối tượng dùng nhiều chiêu thức để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử của người dùng. Đối tượng lừa đảo sẽ thường xuyên hối thúc người dùng bấm vào đường link vì link lạ có thời hạn chỉ trong vài phút, quá thời hạn này sẽ hết hiệu lực để kiểm tra và khắc phục lỗi.
Sau khi người dùng bị chiếm quyền điều khiển và trừ tiền trong ví, lúc này đối tượng sẽ chặn liên lạc hoặc ngắt kết nối ngay lập tức.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không nhập thông tin tài khoản, mật khẩu thanh toán, mã OTP vào bất kỳ đường dẫn, trang web nào, ứng dụng nào được cung cấp bởi người lạ.
Cuộc gọi từ nhân viên bảo hiểm giả mạo
Theo VNCERT/CC, hành vi giả mạo thương hiệu doanh nghiệp bảo hiểm để gửi tin nhắn, gọi điện thoại với nội dung ‘được nhận tiền bảo hiểm’ hoặc đề nghị ‘thanh toán tiền bảo hiểm’ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng là chiêu lừa phổ biến khác.
Về thủ đoạn cụ thể, VNCERT/CC cho hay, đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo để gửi tin nhắn, gọi điện thoại dẫn dụ người dân liên hệ với nhân viên của công ty bảo hiểm, đến địa chỉ chúng yêu cầu nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh.
Tiếp đó, với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần nộp phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc được thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng gọi điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng như số căn cước công dân, mật khẩu, mã PIN, mã OTP… Sau khi người dân cung cấp những thông tin này, kẻ lừa đảo thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng
VNCERT/CC khuyến nghị người dân không cung cấp cho đối tượng lạ các thông tin về hợp đồng bảo hiểm; căn cước công dân, cũng như không cung cấp số tài khoản cá nhân và các chứng từ cá nhân khác… Người dùng cũng được khuyên nên vào các trang web chính thống của công ty bảo hiểm để tra cứu thông tin.
Sau khi tiếp nhận tin báo của người dân, Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các ngân hàng, tra soát giao dịch, kịp thời ngăn chặn việc các đối tượng lừa đảo tẩu tán tài sản.
Theo thông tin từ phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công Nghệ cao – Công an tỉnh Bình Dương, bà K.T.O (trú tại phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã nộp đơn tố giác tội phạm do bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức cài đặt ứng dụng dịch vụ công giả mạo.
Sau khi cài đặt ứng dụng giả mạo theo yêu cầu của các đối tượng, bà K.T.O phát hiện số tiền 264 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng bị mất.
Ngay sau khi tiếp nhận tố giác tội phạm, phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công Nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các ngân hàng, tra soát giao dịch chuyển tiền liên quan đến số tiền của bà K.T.O trình báo và phát hiện số tiền trên đã bị các đối tượng lừa đảo chuyển đến tài khoản số 102873872912 Ngân hàng Vietinbank.
Sau khi xác minh được giao dịch, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công Nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp ngân hàng tiến hành phong tỏa tài khoản số 102873872912, qua đó, kịp thời ngăn chặn việc các đối tượng tẩu tán tài sản, thu hồi được số tiền 230 triệu đồng cho bị hại.
Rút kinh nghiệm từ vụ việc trên, lực lượng Công an đã khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác hơn nữa khi nhận được cuộc gọi lạ từ kẻ mạo danh công an, cơ quan nhà nước. Người dân tuân thủ theo nguyên tắc “3 không” (không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng qua điện thoại, tin nhắn hay email; không truy cập đường link thanh toán từ tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc; không tải về những app không rõ nguồn gốc để tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân), khi thực hiện thanh toán hóa đơn trực tuyến cần truy cập trực tiếp vào website hoặc ứng dụng chính thức của các công ty, ngân hàng…
Khi phát hiện bị lừa đảo hoặc nhận thấy có dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để được hỗ trợ.
Người đàn ông này đã bị lừa đảo online với số tiền hơn 57 triệu đồng. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã phải trả lại toàn bộ số tiền sau khi một bức ảnh được gửi đi.
Đây là một câu chuyện cực kỳ viral tại Trung Quốc và được cư dân mạng nước này truyền tai nhau về bức ảnh được cho “tấm ảnh selfie đáng sợ nhất”.
Nhân vật chính trong câu chuyện có thật này là Tiêu Xương, một công nhân tại một công trường xây dựng ở Tàu điện ngầm Vũ Hán. Cuối năm 2019, anh nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ và người bên kia đầu dây cho biết là nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng của một công ty cho vay.
Đang cân nhắc việc vay tiền để mua một chiếc xe nông nghiệp, lại nghe tin có dịch vụ liên hệ khiến Tiêu Xương lập tức suy nghĩ thêm về việc vay tiền.
Sau đó, người này kết bạn WeChat với Tiêu Xương và gửi cho anh gửi giấy phép kinh doanh của công ty cùng các tài liệu khác. Đồng thời, người đó còn rất chuyên nghiệp trong các thủ tục cho vay khác khiến anh chàng tin tưởng và xác nhận vay tiền.
Sau đó, Tiêu Xương đã vay 16.000 nhân dân tệ (hơn 57 triệu đồng) và gửi vào thẻ ngân hàng của mình. Chỉ một vài phút sau, có một mã xác nhận được gửi đến điện thoại của anh. Trước đó, đối phương yêu cầu anh nếu có OTP thì hãy gửi lại vào WeChat. Không nghĩ ngợi nhiều, anh chàng thật thà gửi lại số OTP này.
Tuy nhiên ngay sau khi vừa gửi mã xác minh, anh chàng phát hiện ra toàn bộ số tiền vừa nhận đã bị trừ sạch. Lập tức, anh hỏi lại người kia về chuyện bất thường này. Dù nhận về lời trấn an rằng đây là chuyện bình thường và số tiền sẽ chuyển vào tài khoản ngân hàng vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên lúc này Tiêu Xương đã nghi ngờ mình bị lừa và lập tức báo cảnh sát. Sau khi tìm hiểu chi tiết vụ việc, cảnh sát xác định anh chàng đã rơi vào bẫy lừa đảo cho vay trực tuyến.
Theo đúng thủ tục thì các chứng cứ, tài liệu của vụ việc này sẽ được gửi lên Trung tâm chống gian lận mạng viễn thông của Văn phòng Công an thành phố Vũ Hán. Trong lúc chờ xử lý, cảnh sát phát hiện số tiền 16.000 nhân dân tệ này đã bị chuyển đến một tài khoản khác.
Lúc này, một cảnh sát quyết định gọi điện trực tiếp cho kẻ lừa đảo bằng số điện thoại của Tiêu Xương. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo này vẫn tiếp tục nói dối và bịa đặt lý do nhằm đối phó. Tuy nhiên, thông qua cuộc gọi thì viên cảnh sát này nhận thấy kẻ lừa đảo có dấu hiệu mất bình tĩnh và suy sụp, có thể hắn đang nghi ngờ về thân phận cảnh sát vừa gọi cho mình. Đồng thời lo sợ việc sẽ bị cơ quan chức năng phát hiện và vạch trần những vụ lừa đảo đã gây ra.
Sau đó, cảnh sát gửi cho kẻ lừa đảo một bức ảnh selfie của mình và yêu cầu anh ấy trả lại tiền ngay lập tức. Xem bức ảnh này, kẻ lừa đảo nhận thấy tình hình nghiêm trọng và rất nhanh sau đó hắn đã trả lại toàn bộ số tiền 16.000 nhân dân tệ đã được chuyển vào thẻ ngân hàng cho Tiêu Xương.
Làm gì để không bị lừa đảo vay tiền online?
Sau vụ việc này, cảnh sát cũng cảnh báo đến người dân rằng trong trường hợp vay tiền online cần cực kỳ cảnh giác nếu nhận được các cuộc gọi dịch vụ vay tiền online. Đặc biệt, nếu đối phương yêu cầu thanh toán “phí vay trước” hoặc mã xác minh, thẻ ngân hàng và các thông tin khác thì đây rất có thể là trường hợp lừa đảo.
Ngoài ra, người dùng cũng không nên tải các ứng dụng cho vay lạ, không rõ nguồn gốc về điện thoại. Những ứng dụng này có thể chứa mã độc, virus đánh cắp thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng hay thậm chí là chiếm quyền điện thoại.
Nếu phát hiện mình bị lừa đảo online, cần báo cho cơ quan chức năng càng sớm càng tốt.
Cảm thấy nghi ngờ vì bỗng nhận được tiền, nhân viên cửa hàng đã nhớ lại các trường hợp lừa đảo mà cảnh sát đã tuyên truyền trước đó và lập tức báo cảnh sát.
Ngày 26/10, Đồn Cảnh sát Thông Kỳ thuộc Chi nhánh Tức Mặc, Công an thành phố Thanh Đảo đã nhận được cuộc gọi báo từ một nhân viên cửa hàng vàng họ Giang. Nhân viên này thông báo có một người đàn ông họ Trương đã thêm mình vào danh bạ WeChat và nói rằng anh ta muốn bỏ ra 50.000 NDT để mua vàng (khoảng hơn 178 triệu đồng).
Theo đó, số tiền 50.000 NDT đã được chuyển vào tài khoản Ngân hàng ICBC của Giang thông qua tài khoản ngân hàng của một người họ Hùng. Nhân viên cửa hàng vàng này sau đó được yêu cầu giao đến một địa điểm được chỉ định.
Giang cảm thấy nghi ngờ vì chưa từng gặp Trương, nhưng anh ta lại muốn chi 50.000 NDT mua vàng. Giang nhớ lại các trường hợp lừa đảo mà cảnh sát đã tuyên truyền trước đó, nên đã lập tức báo cảnh sát.
Sau khi nhận được tin báo, cơ quan công an đã phản ứng nhanh chóng và triển khai lực lượng ở khu vực gần một khách sạn. Họ đã thành công bắt giữ người đến lấy vàng họ Lý, và thu giữ 2 chiếc điện thoại di động mà hắn dùng để thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời tạm giữ số tiền 50.000 NDT.
Qua đấu tranh, Lý khai nhận rằng hắn đã liên lạc với những kẻ lừa đảo khác bằng cách tải xuống một ứng dụng. Theo yêu cầu của “cấp trên”, Lý bắt xe buýt từ Phúc Kiến đến Tức Mặc và đến khách sạn gần đó để gặp Giang và nhận vàng, với mục tiêu nhận hoa hồng 800 NDT.
Cảnh sát sau đó xác minh rằng số tiền 50.000 NDT này được chuyển từ tài khoản của một người họ Hùng ở tỉnh Giang Tây. Các kẻ lừa đảo đã lừa Hùng tham gia vào một trang web giả mạo, dụ dỗ chuyển tiền dưới chiêu bài mở một “cửa hàng trực tuyến”.
Khi cảnh sát liên lạc với Hùng, người này vẫn chưa nhận ra mình bị lừa. Nạn nhân cho biết, bản thân chỉ nghĩ mình đang đầu tư vào một “cửa hàng trực tuyến”. Sau khi cảnh sát giải thích, Hùng mới nhận ra số tiền mình đã đầu tư không thể rút ra và chỉ là những con số ảo. Lúc này, Hùng mới tỉnh ngộ và nhận ra mình đã bị lừa.
Ngày 29/10, nạn nhân Hùng từ Giang Tây đã đến Tức Mặc để nhận lại số tiền 50.000 NDT mà cảnh sát đã lấy lại. Hiện tại, Lý đã bị bắt giữ và tạm giam, vụ án đang tiếp tục được điều tra.
Kết nối với bạn bè và gia đình bằng cách chia sẻ thông tin cập nhật về cuộc sống của bạn là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, việc tiết lộ quá nhiều thông tin có thể gây nguy hiểm cho quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Chia sẻ những thông tin như vị trí, thói quen hàng ngày hoặc thông tin gia đình có thể khiến bạn có nguy cơ bạn bị xâm phạm quyền riêng tư.
Thông tin này có thể bị tin tặc, kẻ theo dõi hoặc thậm chí là các nhà quảng cáo khai thác để nhắm mục tiêu vào bạn. Ví dụ, các bài đăng về kỳ nghỉ có thể báo hiệu cho những tên trộm tiềm năng rằng nhà bạn đang trống, làm tăng nguy cơ bị đột nhập. Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin cập nhật theo thời gian thực có thể vô tình thông báo cho những kẻ xấu về vị trí của bạn, khiến bạn dễ bị tấn công.
Bạn có thể cân nhắc việc quản lý bài đăng và giữ thông tin nhạy cảm cho các cuộc trò chuyện riêng tư thay vì chia sẻ công khai.
Tiểu sử chi tiết quá mức
Không chỉ là những gì bạn đăng lên, điều quan trọng là phải suy nghĩ về các chi tiết bạn đã đưa vào tiểu sử của mình và lượng thông tin bạn đã chia sẻ ở đó. Bạn có thể đã vô tình tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân, chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ email, các sự kiện quan trọng trong cuộc sống và thông tin riêng tư của gia đình.
Điều quan trọng cần nhớ là hồ sơ Facebook của bạn có thể bị người lạ nhìn thấy, đặc biệt là nếu cài đặt quyền riêng tư của bạn không được cài đặt đúng. Mức độ công khai này có thể khiến bạn dễ bị quấy rối hoặc liên lạc không mong muốn từ những đối tượng lừa đảo có ý định xấu. Thông tin cá nhân cũng được sử dụng trong các vụ lừa đảo lừa đảo qua email .
Hãy cân nhắc cung cấp tổng quan ngắn gọn về sở thích, thú vui hoặc lý lịch nghề nghiệp của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn truyền tải tính cách của mình mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư.
Cho phép hồ sơ của bạn được các công cụ tìm kiếm phát hiện
Theo mặc định, hồ sơ Facebook của bạn có thể được phát hiện thông qua các công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy tài khoản của bạn chỉ bằng cách nhập tên của bạn vào tìm kiếm Google. Mặc dù điều này có vẻ vô hại, nhưng nó có thể xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Kẻ lừa đảo hay người quen không mong muốn có thể dễ dàng tìm tài khoản của bạn, thu thập thông tin cá nhân và sử dụng cho mục đích xấu.
Ngay cả khi bạn tin rằng mình đã cài đặt quyền riêng tư một cách nghiêm ngặt, khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm vẫn có thể làm suy yếu các biện pháp bảo vệ đó. Các công cụ tìm kiếm có thể khiến bạn phải đối mặt với các yêu cầu kết bạn không mong muốn, quấy rối hoặc thậm chí là đánh cắp danh tính.
Không điều chỉnh các thiết lập bảo mật quan trọng
Một trong những sai lầm quan trọng nhất mà người dùng Facebook mắc phải là không điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư. Việc giữ nguyên cài đặt mặc định thường cho phép nhiều người có thể truy cập vào hồ sơ và bài đăng của bạn.
Ví dụ, theo mặc định, Facebook cho phép bất kỳ ai – bất kể họ có phải là bạn bè hay không – xem danh sách bạn bè, tiểu sử và các trang bạn theo dõi. Điều này có thể dẫn đến việc vô tình tiết lộ thông tin cá nhân cho người lạ, làm tăng nguy cơ vi phạm quyền riêng tư.
Hơn nữa, bạn có thể không nhận ra rằng bài đăng của bạn có thể được công khai, tùy thuộc vào cài đặt của bạn. Ngay cả thông tin có vẻ vô hại cũng có thể bị kẻ xấu sử dụng sai mục đích. Do đó, điều cần thiết là dành thời gian để tăng cường quyền riêng tư cho hồ sơ Facebook của bạn bằng cách điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư hoặc sử dụng công cụ Kiểm tra quyền riêng tư.
Bỏ qua các biện pháp bảo mật tài khoản thiết yếu
Việc giữ an toàn cho tài khoản Facebook của bạn có vẻ không quan trọng, nhưng nó rất quan trọng để bảo vệ thông tin cá nhân và danh tính trực tuyến của bạn. Một biện pháp phổ biến là bật xác thực hai yếu tố (2FA). Nếu không có nó, tài khoản của bạn dễ bị truy cập trái phép hơn, đặc biệt là nếu mật khẩu của bạn yếu hoặc được sử dụng lại trên nhiều nền tảng
Theo thời gian, bạn có thể đã vô tình cấp cho các ứng dụng và trang web của bên thứ ba quyền truy cập vào tài khoản Facebook của mình. Bằng cách dành một chút thời gian để đánh giá lại những ứng dụng nào có quyền truy cập vào tài khoản của bạn và hạn chế quyền khi có thể, bạn có thể tăng cường đáng kể tính bảo mật dữ liệu của mình.
Trong thế giới mạng xã hội phát triển nhanh chóng, bạn dễ mắc phải sai lầm, từ việc chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân đến việc bỏ qua cài đặt quyền riêng tư. Tuy nhiên, bằng cách nhận thức được những sai lầm phổ biến này, bạn có thể chủ động thực hiện các bước để tăng cường sự hiện diện trên Facebook và sử dụng nền tảng này hiệu quả hơn.