Lưu trữ thẻ: #misa

Hướng dẫn lấy dữ liệu phần mềm MISA trên máy chủ bị mã hóa dữ liệu ở Long Vân

Ransomware có thể lây lan trên internet mà không có mục tiêu cụ thể. Nhưng về bản chất, kẻ tấn công có thể lựa chọn mục tiêu tấn công, những mục tiêu thường được lựa chọn là các server chứa cơ sở dữ liệu như các phần mềm kế toán.

Để nắm rõ hơn cách mà Ransomeware lây nhiễm vào server cũng như cách xử lý, Quý khách có thể tham khảo ở đây. Trong bài viết này, Long Vân sẽ hướng dẫn Quý khách cách lấy lại dữ liệu của phần mềm kế toán MISA trên server đã bị mã hóa.

I. Kiểm tra và xác định dữ liệu có thể sử dụng.

  • Dữ liệu MISA mặc định sẽ được lưu tại folder C:MISA JSC , khi phần mềm MISA hoặc hệ điều hành lỗi (do mã hóa), bạn có thể truy cập vào thư mục trên để kiểm tra các dữ liệu có thể sử dụng.
  • Các dữ liệu có thể sử dụng bao gồm:
    1. Dữ liệu backup MISA (các file có đuôi .mbk hoặc .mbz) là các file backup dữ liệu MISA ở thời điểm gần nhất. Trong trường hợp server MISA có backup thường xuyên, dữ liệu này có thể được sử dụng để restore khi cần thiết.
    2. Dữ liệu đang sử dụng, là dữ liệu đang chạy trực tiếp trên server MISA, đối với mỗi dữ liệu MISA sẽ bao gồm 2 file có đuôi là .smd và .sld hoặc .ldf . Thông thường các file này sẽ được lưu ở thư mục mặc định của MISA. Để chép dữ liệu qua server mới, cần phải có đầy đủ dữ liệu từ hai file kể trên.
  • Dữ liệu đã bị mã hóa thường có đuôi là một chuỗi ký tự kèm một cái tên giống nhau (hình dưới). Không thể mở hoặc sử dụng được. Các dữ liệu này không thể sử dụng lại.

    Trên hình, các dữ liệu có từ ZeNyA trong tên đều đã bị mã hóa. Không thể sử dụng được. Các file dữ liệu MISA còn lại đều có thể tận dụng để chép qua một server mới.

II. Tiến hành thực hiện

  1. Cài đặt một máy chủ mới: máy chủ đã bị nhiễm malware và bị mã hóa dữ liệu (cho dù đã được xử lý) vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tấn công trở lại, vậy nên ưu tiên cài một server mới để chuyển dữ liệu qua.
  2. Cài đặt ứng dụng MISA trên máy chủ mới. Kiểm tra và cài đặt đúng phiên bản MISA đã sử dụng ở server cũ để tránh các lỗi về phiên bản trong quá trình sử dụng.
  3. Theo kết quả kiểm tra phần dữ liệu ở phần I, copy các dữ liệu có thể sử dụng được qua server mới.
  4. Import dữ liệu kế toán
    • Trường hợp 1: Với dữ liệu backup.

      • Mở ứng dụng MISA.
      • Vào menu Tệp, chọn Quản lý dữ liệu.
      • Tiếp tục nhấn chọn Đồng ý trong cửa sổ đăng nhập để tiếp tục
      • Trong của sổ làm việc, nhấn chọn Phục hồi để khôi phục dữ liệu từ file backup.
      • Ở hàng Chọn dữ liệu phục hồi, chọn biểu tượng folder, sau đó chọn đúng file backup dữ liệu (.mbk, mbz) đã copy từ server cũ qua.
      • Lựa chọn dữ liệu cần phục hồi và nhấn chọn biểu tượng Phục hồi để khôi phục lại dữ liệu ở server mới.
      • Quá trình phục hồi hoàn thành khi MISA hiển thị thông báo “Phục hồi dữ liệu kế toán thành công”.
      • Với các bản backup quá xa, việc khôi phục lại dữ liệu theo cách này sẽ không thể khôi phục hoàn toàn ngay trước thời điểm MISA bị lỗi bởi viêc mã hóa dữ liệu.
    • Trường hợp 2: Với dữ liệu MISA đang sử dụng.

      • Tạo thư mục Data tương ứng trong folder chứ dữ liệu mặc định của MISA, với phiên bản MISA 2020 thì thư mục nằm ở C:MISA JSCMISA SME.NET 2020DataMISASME2020
      • Copy tất cả dữ liệu đang sử dụng đã lấy được từ server cũ qua (bao gồm các file .smd, .sld hoặc .ldf)
      • Truy cập MISA, mở cửa sổ Quản lý dữ liệu tương tự bước 1.
      • Trong cửa sổ làm việc, nhấn chọn Đăng ký.
      • Trong cửa sổ Đăng ký dữ liệu kế toán, ở dòng Chọn tệp dữ liệu kế toán chọn biểu tượng folder, tiếp tục chọn file .smd trong thư mục dữ liệu.
      • Nhấn chọn biểu tượng Đăng ký.
      • Quá trình hoàn thành khi MISA thông báo “Đăng ký dữ liệu kế toán thành công“.
  5. Kiểm tra lại dữ liệu, truy cập vào dữ liệu kế toán bằng thông tin đăng nhập đã sử dụng trước đó để kiểm tra dữ liệu sau khi import.

III. Các giải pháp để tránh việc server bị tấn công

  1. Bật firewall và chặn truy cập với port SMB (445).
  2. Chỉ mở các port thực sự cần thiết.
  3. Đổi port remote desktop, không nên sử dụng port remote desktop mặc định (3389).
  4. Chặn truy cập vào port MSSQL (1433), hoặc giới hạn truy cập theo địa chỉ IP truy cập (nếu có thể).
  5. Cài đặt và sử dụng một ứng dụng VPN để truy cập MISA từ xa.
  6. Nên sử dụng một phần mềm diệt virus trên server.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách cách lấy và khôi phục dữ liệu MISA bị mã hóa. Trong trường hợp tất cả các file dữ liệu trong bài viết đều bị mã hóa, Quý khách có thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật để được restore các bản backup trước đó. Chúc Quý khách thành công!

Smart Cloud Server – Giải pháp server cho phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và ghi nhận các giao dịch kế toán của một doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, với sự phát triển của công nghệ đã mang lại sự lựa chọn mới cho việc triển khai và quản lý hệ thống phần mềm kế toán thông qua việc sử dụng Server Cloud. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích những đặc điểm của Cloud Server khiến nó trở thành một lựa chọn phù hợp để triển khai phần mềm kế toán.

I. Linh hoạt và dể dàng mở rộng:

Server Cloud cung cấp môi trường linh hoạt và dể dàng mở rộng cho việc triển khai phần mềm kế toán:

  • Dể dàng mở rộng tài nguyên cho phép doanh nghiệp có thể nâng cấp tài nguyên một cách nhanh chóng khi khi nhu cầu tăng lên. Đảm bảo phần mềm kế toán có đủ sức chứa và hiệu suất để xử lý dữ liệu ngày càng lớn.
  • Khả năng tăng/giảm theo yêu cầu: với server Cloud, doanh nghiệp có thể chủ động tùy chỉnh tài nguyên theo nhu cầu sử dụng thực tế, qua đó tối ưu chi phí sử dụng.

II. Bảo mật và tin cậy:

  1. Bảo mật dữ liệu: server Cloud có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu, chủ động kiểm soát truy cập khi bị tấn công. Ngoài ra, Quý khách hàng cũng có thể dể dàng thiết lập thêm các biện pháp bảo mật nhằm bảo vệ server và giảm rủi ro mất mát dữ liệu.
  2. Khách hàng được tư vấn những giải pháp bảo mật tối ưu, phù hợp với Quy mô và nhu cầu sử dụng, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả dịch vụ Cloud Server.
  3. Sao lưu hằng ngày: một trong những ưu điểm của Cloud Server được cung cấp bởi Long Vân là khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp gặp sự cố.

III. Tiết kiệm chi phí:

Server Cloud mang lại nhiều lợi ích về mặt chi phí trong việc triển khai phần mềm kế toán:

  1. Chi phí đầu tư ban đầu thấp: sử dụng server Cloud, doanh nghiệp không cần đầu tư lớn vào phần cứng và cơ sở hạ tầng vật lý, giúp giảm thiểu các khoản đầu tư ban đầu.
  2. Chi phí duy trì và quản lý thấp: do hạ tầng server Cloud được quản lý bởi Long Vân, doanh nghiệp không phải lo lắng về việc duy trì, bảo trì và nâng cấp phần cứng. Những việc này đều được đảm nhận bởi Long Vân, giúp giảm tải công việc và chi phí liên quan.

IV. Truy cập từ xa:

Server Cloud cung cấp khả năng truy cập ổn định từ xa và truy cập để dàng đến phần mềm kế toán:

  1. Truy cập linh hoạt: với Cloud Server, người dùng có thể truy cập vào hệ thống kế toán từ bất kỳ đâu, bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Điều này hỗ trợ làm việc từ xa và truy cập dữ liệu bất kỳ lúc nào. Một mặt khác, với một chính sách truy cập phù hợp, các truy cập từ xa vẫn được đảm bảo an toàn.
  2. Cộng tác dễ dàng: Server Cloud cho phép nhiều người dùng cùng truy cập và làm việc trên cùng một hệ thống kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cộng tác và chia sẻ thông tin kế toán giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

Cloud Server mang lại nhiều lợi ích và ưu điểm cho việc triển khai phần mềm kế toán. Tính linh hoạt, dể dàng mở rộng, dể dàng truy cập, bảo mật, tiết kiệm chi phí là những yếu tố quan trọng mà Cloud Server cung cấp. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, sử dụng Cloud Server để triển khai phần mềm kế toán đã trở thành một sự lựa chọn phù hợp.