Lưu trữ thẻ: Mỹ

Thiết kế nhà có thể chịu bão cấp 5

Một ngôi nhà hình tròn do Deltec xây dựng ở ven biển. Ảnh: Deltec


Một ngôi nhà hình tròn do Deltec xây dựng ở ven biển. Ảnh: Deltec

Một ngôi nhà hình tròn do Deltec xây dựng ở ven biển. Ảnh: Deltec

Năm 2018, bão Michael đi vào lịch sử, trở thành cơn bão cấp 5 đầu tiên đổ bộ vào khu vực đông bắc bang Florida. Cơn bão gây ra thiệt hại trên diện rộng, san bằng nhiều tòa nhà, và ảnh hưởng tới gần 50.000 công trình. Nhưng tại cộng đồng nhỏ trông ra vịnh tại bãi biển Mexico, Forida, một ngôi nhà hình vòm khác thường vẫn đứng vững, gần như không bị ảnh hưởng bởi sức gió 260 km/h. Ngôi nhà mang tên “Golden Eye” thuộc về Margaret Clayton, người thiết kế và xây dựng công trình vào năm 2015 với công ty Monolithic Domes.

Ngôi nhà của hàng xóm Clayton sụp đổ, khiến máy biến áp văng vào nhà cô và đâm vào tường. “Tất cả nhà cửa quanh chỗ tôi bị phá hủy hoặc không thể ở được”, Clayton nói. Trong khi đó, Golden Eye vẫn nguyên vẹn.

Tại Mỹ, bão gây nhiều thương vong và thiệt hại hơn bất kỳ sự kiện thời tiết cực đoan nào khác. Từ năm 1980, có 363 thảm họa thời tiết tiêu tốn hàng tỷ USD và bão gây thiệt hại nặng nề nhất với tổng số tiền hơn 1,3 nghìn tỷ USD, chi phí trung bình là 22,8 tỷ USD mỗi sự kiện. Năm 2023, bão khiến 6.890 người thiệt mạng. Trong tình hình bão mạnh lên nhanh chóng do biến đổi khí hậu, thậm chí bão cấp một có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, xây nhà chịu bão trở nên ngày càng quan trọng.

“Loại kiến trúc bền bỉ với khí hậu kết hợp giải pháp kỹ thuật đúng đắn có thể giúp cứu sống sinh mạng khi đối mặt thời tiết cực đoan”, Landolf Rhode-Barbarigos, phó giáo sư ở khoa kỹ thuật dân dụng, kiến trúc và môi trường của Đại học Miami, cho biết. “Chúng ta cần khám phá cách xây dựng cấu trúc chịu biến đổi khí hậu do chúng ta biết có một số loại tốt hơn đối với môi trường nhất định”.

Có vài công ty xây dựng hướng sự chú ý tới hình vòm và hình tròn. Đó là thiết kế mà công ty xây dựng Mỹ Deltec tập trung vào trong ba thập kỷ qua trong nỗ lực xây nhà chịu bão. Trong 5.500 ngôi nhà hình vòm và hình tròn mà công ty đã xây dựng, chỉ có một ngôi nhà bị thiệt hại do gió mạnh, theo dữ liệu của Deltec, còn lại vẫn vững vàng dù đối mặt vài cơn bão mạnh nhất trong lịch sử bao gồm Irma, Michael, Katrina, Dorian và gần đây nhất là Milton. Sự quan tâm đối với nhà hình vòm của công ty tăng lên trong những năm gần đây, theo chủ tịch Steve Linton của Deltec.

Hình tròn giúp ngôi nhà tăng tính khí động. Theo Linton, thiết kế hình tròn dẫn tới áp suất tích tụ ở mặt ngoài ngôi nhà ít hơn đáng kể. Thiết kế này cũng giúp ngôi nhà hấp thụ và phân bố năng lượng tốt hơn nhà truyền thống, bất kể hướng gió.

Hình vòm cũng có lợi thế do ngôi nhà không cản trở luồng gió xung quanh. “Một ngôi nhà thông thường với phần gờ giống chiếc hộp và mái phẳng tạo ra chướng ngại vật cản trở luồng gió. Khi xây nhà tròn, nó đón nhận ít lực tác động từ gió hơn”, Rhode-Barbarigos giải thích. “Chúng không bị ảnh hưởng bởi gió mạnh mà chúng ta thường gặp trong bão”.

Deltec cũng xây nhà bằng gỗ thông vàng Mỹ, vật liệu cứng hơn các loại gỗ sử dụng phổ biến khác như gỗ phỉ Douglas. Cấu trúc cũng được thiết kế chính xác và xây dựng tại nhà máy. Deltec đã xây nhà ở tất cả 50 bang của Mỹ và hơn 30 nước trên khắp thế giới.

Nhưng Deltec không phải công ty duy nhất xây nhà tròn. Công trình đầu tiên của Monolithic Dome được xây vào năm 1976 như nhà kho lưu trữ khoai tây ở Idaho. Hiện nay, nhà vòm được tìm thấy trên khắp thế giới, từ Bắc Cực tới vùng nhiệt đới. Những ngôi nhà của Monolithic Dome không xây từ gỗ mà bằng bê tông và thép, bắt đầu với dầm hình vành đai ở sàn công trình. Một lớp màng làm vải phủ PVC được gắn vào dầm hình vành đai và bơm phồng để định hình công trình. Bọt xốp polyfoam nổi tiếng với độ cứng và khả năng chống nước được phủ lên mặt trong màng, đồng thời phần gia cố bằng thép được gắn vào bề mặt bọt xốp, sau đó phun nhiều lớp bê tông gọi là shotcrete.

An Khang (Theo BBC)



SpaceX mua cả một ngôi làng để thử nghiệm tên lửa

Tại sao SpaceX mua cả một ngôi làng hoang vắng ven biển?

Tại sao SpaceX mua cả một ngôi làng hoang vắng ven biển?

 
 
Tại sao SpaceX mua cả một ngôi làng hoang vắng ven biển?

Video: Primal Space



Bộ xương cá voi xanh vẫn rò rỉ dầu 26 năm sau khi chết

Bộ xương của cá voi xanh có biệt danh Kobo. Ảnh: Bảo tàng cá voi New Bedford


Bộ xương của cá voi xanh có biệt danh Kobo. Ảnh: Bảo tàng cá voi New Bedford

Bộ xương của cá voi xanh có biệt danh Kobo. Ảnh: Bảo tàng cá voi New Bedford

Khi tới thăm Bảo tàng cá voi New Bedford ở đông nam Massachusetts, du khách cần đứng cẩn thận bên dưới bộ xương cá voi xanh dài 20 m. Đó là vì những chiếc xương cá voi vẫn rò rỉ dầu, dù con vật đã chết hơn hai thập kỷ. Mang tên Vua của đại dương xanh (Kobo), bộ xương cá voi xanh hiếm gặp được trưng bày ở bảo tàng từ năm 2000. Hiện tượng rò rỉ là kết quả do tủy xương cá voi chứa đầy dầu, nhiều hơn hẳn so với xương người, theo Popular Science.

“Dầu ở tủy là một nguồn năng lượng đối với cá voi. Đặc biệt là cá voi tấm sừng, thường có một thời kỳ không kiếm ăn trong năm”, Robert Rocha, phó quản lý khoa học và nghiên cứu của Bảo tàng cá voi New Bedford, cho biết. “Có năng lượng lưu giữ trong cơ và mỡ, nhưng năng lượng lưu giữ ở dầu và xương là nguồn dự trữ của chúng”.

Thông thường, xương cá voi mất đi lượng dầu này thông qua những quá trình tự nhiên khi chúng bị chôn vùi ở đáy biển và gặm nhấm bởi con hà và động vật khác. Tuy nhiên, Kobo được tìm thấy ở mũi tàu. Dù là động vật lớn nhất hành tinh, cá voi xanh vẫn không thể sánh bằng các tàu chở dầu khổng lồ và có thể bị tàu tình cờ đâm trúng.

Theo Rocha, Kono có thể chỉ khoảng 5 tuổi và ước tính nặng khoảng 36.287 kg. Nó vô tình bị một tàu chở hàng dài 148 m giết chết trên đường đi từ Bỉ tới Providence, đảo Rhode năm 1998. Xác con vật được các nhà khoa học kéo vào bờ và mổ xẻ để nghiên cứu. Nhóm thu gom không dành thời gian tách dầu ra khỏi bộ xương mà chỉ để ngoài nắng và xử lý chúng.

Năm 2010, bảo tàng lắp đặt một thiết bị hứng dầu để xem xét lượng dầu họ có thể thu thập. Thiết bị nằm gần phần mỏ, mõm và xương sống. Nó hứng dầu chảy nhỏ giọt vào bình thót cổ mỗi ngày và bảo tàng đã thu được 1.000 ml đặt trong hũ lưu trữ và 200 ml ở trong thiết bị hứng.

Dầu từ những bộ xương như vậy không được sử dụng để thắp đèn trong thời kỳ hoạt động đánh bắt cá voi diễn ra vào thế kỷ 19. Mãi tới khi các cơ sở đánh bắt và nhà máy xử lý mọc lên, ngư dân và binh lính mới có thể sử dụng dầu trong xương. Loại dầu này cũng được dùng trong thuốc nổ bởi một phụ phẩm của xà phòng dầu cá voi là glycerol. Khi glycerol trộn lẫn với nitric và axit sulfuric, tạo ra thuốc nổ nitroglycerin. Nitroglycerin từng được sử dụng như nhiên liệu đẩy cho đạn và tên lửa trong Thế chiến I và II.

An Khang (Theo Popsci)



TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?

TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 1.

Làng công nghệ vừa có vụ “bê bối” đáng chú ý, xoay quanh việc Huawei đã âm thầm sử dụng công nghệ của TSMC trong sản phẩm mới của hãng. Phía Bộ Thương Mại Mỹ cách đây không lâu đã mở cuộc điều tra để xem liệu TSMC có thỏa thuận bán hàng hay sản xuất cho Huawei không, vì ông lớn Trung Quốc này vẫn đang bị Mỹ cấm vận do lo ngại an ninh quốc gia.

TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 1.

Hầu hết mọi người đều biết rằng lệnh cấm này ngăn chặn Huawei sử dụng công nghệ Mỹ và bán thiết bị tại Mỹ (trừ khi có giấy phép đặc biệt). Nhưng, thực tế là, Mỹ cũng có quyền mở rộng lệnh cấm đến không ít các công ty quốc tế khác, ví dụ như ARM, Sony, Samsung Display…, và như trong vụ việc này là TSMC, nhằm ngăn chặn Huawei sử dụng các công nghệ, sản phẩm tiên tiến của những công ty này trong sản phẩm của họ.

Dù TSMC hiện đã có tiềm lực rất mạnh, đến nỗi Intel và Samsung gần đây còn ấp ủ kì vọng liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh. Song, ông lớn bán dẫn đang xếp hạng 2 thế giới vẫn phải e dè trước lời răn đe của Mỹ. Tại sao vậy?

Tại sao Mỹ lại có quyền hạn sâu đến vậy?

Việc Mỹ can thiệp vào hoạt động của TSMC liên quan đến việc bán công nghệ cho Huawei xuất phát từ vai trò chi phối của Mỹ trong ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là các quy định về xuất khẩu công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ.

Dưới đây là những lý do cụ thể giải thích tại sao Mỹ có thể can thiệp sâu vào việc TSMC bán công nghệ cho Huawei:

1. Sử dụng công nghệ Mỹ trong quy trình sản xuất

Mặc dù TSMC là công ty Đài Loan (Trung Quốc), phần lớn các thiết bị và công nghệ quan trọng mà họ sử dụng trong sản xuất chip đều dựa trên công nghệ Mỹ. Quy trình sản xuất chip tiên tiến, đặc biệt là những chip nhỏ hơn 7nm, phụ thuộc vào các công cụ và phần mềm từ các công ty Mỹ như Applied Materials, Lam Research, KLA, và Cadence Design Systems.

TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 2.

Bản thân TSMC cũng sử dụng rất nhiều công nghệ bắt nguồn từ Mỹ.

Mỹ có quy định xuất khẩu rất chặt chẽ thông qua Luật Quản lý Xuất khẩu (Export Administration Regulations, EAR), theo đó nếu một sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ (thậm chí nếu chỉ là một phần nhỏ), thì công ty sản xuất phải tuân theo các lệnh cấm vận của Mỹ. Do đó, TSMC phải tuân thủ các quy định này khi quyết định bán sản phẩm cho Huawei.

2. Lệnh cấm xuất khẩu trực tiếp từ Bộ Thương mại Mỹ

Vào năm 2020, Bộ Thương mại Mỹ đã sửa đổi các quy định trong Danh sách thực thể (Entity List), theo đó yêu cầu bất kỳ công ty nước ngoài nào sản xuất chip bằng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt từ Mỹ trước khi cung cấp sản phẩm cho Huawei. Điều này có nghĩa là dù TSMC là công ty Đài Loan (Trung Quốc), nếu họ sử dụng thiết bị hoặc công nghệ Mỹ để sản xuất chip cho Huawei, họ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh cấm của Mỹ.

3. Ảnh hưởng toàn cầu của công nghệ Mỹ

Mỹ đóng vai trò hàng đầu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Công nghệ của Mỹ không chỉ hiện diện trong sản xuất chip mà còn trong việc phát triển phần mềm thiết kế chip (Electronic Design Automation – EDA) và công cụ kiểm tra. Phần mềm EDA, như của các công ty Mỹ Synopsys và Cadence, là không thể thiếu trong việc thiết kế các chip tiên tiến như những gì Huawei cần. Việc Mỹ nắm quyền kiểm soát những công nghệ cốt lõi này khiến nước này có thể áp dụng các biện pháp can thiệp rộng rãi.

4. Chiến lược kìm hãm công nghệ Trung Quốc

Mỹ coi sự phát triển của công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là Huawei – một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông của Trung Quốc – là mối đe dọa an ninh và chiến lược. Mỹ không chỉ muốn giới hạn Huawei trong việc tiếp cận công nghệ Mỹ, mà còn muốn ngăn chặn Huawei tiếp cận các công nghệ tiên tiến mà Huawei có thể sử dụng để phát triển các sản phẩm 5G hoặc quân sự vượt trội.

Việc cấm TSMC cung cấp chip tiên tiến cho Huawei là một phần của chiến lược rộng hơn nhằm làm suy yếu năng lực công nghệ của Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành chiến lược như viễn thông, trí tuệ nhân tạo và quốc phòng.

5. Áp lực ngoại giao

Ngoài các quy định pháp lý, Mỹ còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua quan hệ ngoại giao với Đài Loan (Trung Quốc) , nơi TSMC đóng vai trò chủ đạo. Đài Loan (Trung Quốc) có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ về mặt an ninh và kinh tế, do đó Mỹ có thể sử dụng sức mạnh ngoại giao để gây áp lực buộc TSMC tuân thủ các chính sách của mình, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc.

TSMC mạnh đến mức Intel và Samsung còn phải ngại, nhưng tại sao Mỹ lại có thể gây áp lực lên công ty này?- Ảnh 3.

Tóm lại, Mỹ có thể can thiệp sâu vào việc TSMC bán công nghệ cho Huawei vì TSMC phụ thuộc vào công nghệ Mỹ trong quá trình sản xuất chip. Quy định xuất khẩu của Mỹ áp dụng trên toàn cầu đối với bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ Mỹ, và Mỹ sử dụng quyền lực này để ngăn chặn sự phát triển của Huawei, một phần của chiến lược lớn nhằm kìm hãm sự cạnh tranh công nghệ từ Trung Quốc.

Lý do chỉ vài ngôi nhà trụ vững sau bão có sức gió 225 km/h

Mảnh vỡ bao quanh những ngôi còn nguyên vẹn sau khi bão Helena tràn vào bãi biển Horseshoe, Florida. Ảnh: AFP


Mảnh vỡ bao quanh những ngôi còn nguyên vẹn sau khi bão Helena tràn vào bãi biển Horseshoe, Florida. Ảnh: AFP

Mảnh vỡ bao quanh những ngôi còn nguyên vẹn sau khi bão Helena tràn vào bãi biển Horseshoe, Florida. Ảnh: AFP

Bão Helene và Milton càn quét khắp khu vực đông nam nước Mỹ nhưng một số ngôi nhà vẫn đứng vững giữa khu phố đổ nát. Ảnh vệ tinh ghi lại những khu vực cả dãy nhà bị san bằng sau hai cơn bão mạnh với sức gió lên tới 225 km/h ngoại trừ vài ngôi nhà, theo Business Insider.

“Đó không phải là may mắn”, Leslie Chapman-Henderson, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Federal Alliance for Safe Homes (FLASH), cho biết. FLASH là tổ chức phi lợi nhuận chuyên khuyến khích xây nhà chịu thiên tai và phát hướng dẫn chuẩn bị đối phó bão. “Tôi nghĩ khi bạn xem xét một ngôi nhà tồn tại sau cơn bão, 9 trong 10 trường hợp sẽ do phần mái được gắn chắc chắn và cửa garage còn nguyên. Đây là hai manh mối lớn nhất trong trường hợp gió to”.

Cửa garage có thể tạo nên sự khác biệt khổng lồ. Bão có thể làm sập ngôi nhà khi gió lọt qua cửa sổ hoặc cửa ra vào. Khi những khe hở đó có gió lọt vào, áp suất bên trong nhà tăng lên, lấp đầy căn nhà giống như bóng bay. “Bạn không chỉ có gió thổi qua mái nhà có thể gây tốc mái, mà còn đối mặt áp suất bên trong có thể đẩy văng phần mái”. Michael O’Reilly, kỹ sư kiêm giảng viên xây dựng ở Đại học Colorado, cho biết.

Có lẽ khoảng hở lớn và yếu nhất trong nhà là cửa garage. Theo Chapman – Henderson, đó là nơi quan trọng nhất trong nhà cần đóng ván gỗ trước bão, và thứ đầu tiên cần cân nhắc nâng cấp. FLASH gợi ý 3 lựa chọn tùy theo kinh phí khác nhau. Biện pháp rẻ nhất là đóng ván gỗ chắn trước cửa garage trước khi bão ập tới. Lựa chọn tiếp theo là đầu tư lắp đặt bộ kit chống bão ở cửa garage bao gồm thanh giằng và trụ chống giúp gia cố cửa vĩnh viễn. Cuối cùng, chủ nhà có thể chi tiền thay cửa garage mới có khả năng chịu sức gió cao.

Trong khi cửa garage là khoảng hở lớn nhất trong nhà, cửa sổ có số lượng nhiều nhất. Theo O’Reilly, nhiều tòa nhà tồn tại đầu cơn bão cho tới khi một cửa sổ lớn hoặc cửa ra vào bị thổi tung. Điều đó làm tăng áp suất dẫn tới nguy cơ tốc mái. Đây là lý do Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang khuyến cáo sử dụng cửa chớp hoặc kính chịu tác động mạnh để gia cố cửa sổ.

Ngoài khe hở như cửa sổ và cửa ra vào, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần chú ý tới sự gắn kết giữa tường và mái nhà. Phần mái được gắn chắc chắn vào tường trong quá trình xây nhà, sử dụng dây kim loại. O’Reilly cho biết những ngôi nhà hiện đại tại các nơi như Florida có sự liên kết tốt giữa tường và mái nhà do quy định xây dựng. Nhà xây trước khoảng cuối thế kỷ 19 có thể liên kết sơ sài hơn và dễ bị tốc mái trong bão lớn. Theo FLASH, có thể gia cố liên kết bằng cách đổ keo dán sàn vào nơi tiếp xúc giữa tấm lợp mái và xà nhà.

Nhiệt độ toàn cầu gia tăng do khí thải mà con người xả ra khiến bão trở nên dữ dội hơn, một phần do bão nhiệt đới hấp thụ năng lượng từ nước ấm. Khi nhiệt độ đại dương tăng lên, bão có thể dễ dàng tăng cường độ. Ngày càng nhiều cơn bão mạnh lên nhanh chóng như bão Milton, có nghĩa sức gió tăng đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Đồng thời, nhiệt độ tăng lên trong khí quyển cho phép không khí chứa nhiều hơi ẩm hơn. Do đó, bão có thể gây mưa nhiều hơn dọc theo lộ trình.

An Khang (Theo Business Insider)



Gấu mẹ vượt qua kẻ thù thắng giải vô địch gấu béo

Gấu mẹ Grazer trong ảnh chụp hôm 12/9/2024. Ảnh: M. Carenza/NPS


Gấu mẹ Grazer trong ảnh chụp hôm 12/9/2024. Ảnh: M. Carenza/NPS

Gấu mẹ Grazer trong ảnh chụp hôm 12/9/2024. Ảnh: M. Carenza/NPS

Năm nay, gấu mẹ Grazer số báo danh 128 duy trì danh hiệu gấu béo được yêu thích nhất trong cuộc thi trực tuyến hàng năm Fat Bear Week lần thứ 10, theo CNN.

Grazer nhận được nhiều lượt bình chọn hơn gấp đôi so với đối thủ tên Chunk số báo danh 32. Nó thu về 71.248 lượt bình chọn trong khi số lượt bình chọn dành cho con đực đối thủ là 30.468.

Trang Explore.org tổ chức bỏ phiếu trực tuyến ghi nhận tổng cộng 1.041.124 lượt bình chọn (tính đến 9h30 tối ngày 8/10, 8h30 sáng ngày 9/10 theo giờ Hà Nội) trong cuộc thi kéo dài cả tuần. Cuộc thi được tổ chức bởi Vườn quốc gia & khu bảo tồn Katmai nhằm nâng cao ý thức cộng đồng đối với gấu nâu hoang dã ở Alaska.

Grazer và Chunk có lịch sử đối đầu lâu dài. Grazer có phần mõm dài thẳng và đôi tai màu vàng dễ thấy. Nó là bà mẹ rất bảo vệ con và đã nuôi 3 lứa. Nó cũng được những con gấu khác hết sức kính nể. Hồi tháng 7/2024, cả hai con non chưa đầy một tuổi của nó bị cuốn trôi ở thác Brook, nơi gấu tại Katmai thường tụ tập để săn cá hồi trước khi ngủ đông. Dòng nước siết trên sông Brooks cuốn gấu con về phía Chunk, hiện nay là con gấu đực thống trị dòng sông. Tương tự vài con gấu đực lớn khác, Chunk tấn công gấu non, còn Grazer ra sức bảo vệ con. Nhưng Chunk vẫn làm con non ở gần nó nhất bị thương trước khi Grazer ngăn chặn nó. Con non sau đó chết do vết thương.

Cái chết của con non của Grazer không phải là trường hợp tấn công đồng loại duy nhất ở gấu nâu. Tuần trước, con gấu đực số 469 tiếp cận, tấn công và giết chết gấu cái số 402 lớn gần tương đương trên sông Brooks.

Gấu nâu Alaska là phân loài gấu nâu lớn nhất trên thế giới. Chúng có thể ăn tới 40 kg thức ăn mỗi ngày, bao gồm các loài động vật có vú nhỏ, cá hồi, quả mọng và thảo mộc. Những con gấu nâu Alaska đực trưởng thành thường nặng từ 270 đến 408 kg nhưng trước khi bước vào kỳ ngủ đông, chúng tích lũy chất béo và có thể nhảy vọt tới khối lượng 544 – 700 kg. Gấu nâu cái nhẹ hơn đáng kể với cân nặng chỉ bằng 2/3 con đực.

An Khang (Theo CNN)



Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Tên lửa Starship phóng và bắt thành công tầng đẩy Super Heavy. Video:Space

Tên lửa Starship cao 122 m được SpaceX phóng thử nghiệm lần thứ 5 từ Starbase, Texas lúc 8h25 ngày 13/10 (khoảng 20h25 cùng ngày giờ Hà Nội). Tên lửa lần này mang sứ mệnh lịch sử khi đưa tầng đẩy Super Heavy trở lại bệ phóng bằng cánh tay robot “chopstick” của tháp phóng Mechazilla.

Khoảng 7 phút sau khi phóng, Super Heavy đã hạ cánh chính xác gần tháp Mechazilla và được cánh tay robot giữ lại. “Đây là một ngày lịch sử đối với ngành kỹ thuật. Thật không thể tin được! Ngay trong lần thử đầu tiên, chúng tôi đã bắt thành công tầng đẩy Super Heavy trở lại tháp phóng”, Kate Tice, Quản lý hệ thống chất lượng của SpaceX, chia sẻ trong buổi tường thuật trực tiếp.

Từ bệ phóng, người phát ngôn của SpaceX, Dan Huot, nói thêm: “Ngay cả trong thời đại này, những gì chúng ta vừa thấy trông giống như phép thuật vậy”.


Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 năm 2024 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5.  Ảnh: AFP

Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5. Ảnh: AFP

Ngoài việc bắt tầng đẩy, SpaceX còn đặt mục tiêu đưa tầng trên của Starship, cao 50 m, vào không gian và sau đó hạ cánh xuống Ấn Độ Dương. Điều này diễn ra khoảng 65 phút sau khi phóng. Tầng trên đã kích hoạt ba trong số sáu động cơ để bay lơ lửng trên đại dương trước khi lật úp và phát nổ.

SpaceX đang phát triển Starship mục tiêu hỗ trợ con người định cư trên Mặt Trăng và Sao Hỏa. Starship được thiết kế để tái sử dụng hoàn toàn và nhanh chóng, giúp giảm thời gian giữa các chuyến bay và giảm chi phí.

SpaceX đặt mục tiêu hoàn thiện Starship kịp thời hạn thông qua chiến lược phát triển thông thường: điều chỉnh và thử nghiệm trên các chuyến bay thử nghiệm, sau đó lặp lại quy trình. Starship trong chuyến bay thử nghiệm lần 5 đã có một số sửa đổi đáng kể so với các phiên bản trước. SpaceX đã dành hơn 12.000 giờ để thay thế toàn bộ hệ thống bảo vệ nhiệt bằng các tấm ốp thế hệ mới hơn, một lớp chống mài mòn dự phòng và các biện pháp bảo vệ bổ sung giữa các cấu trúc cánh.

Bốn chuyến bay thử nghiệm trước đó của Starship diễn ra vào tháng 4 và tháng 11/2023, tháng 3 và tháng 6/2024. Tên lửa đã hoạt động tốt hơn trong mỗi chuyến bay kế tiếp. Chuyến bay đầu tiên chỉ kéo dài 4 phút do SpaceX đã kích nổ tên lửa trên không sau khi hai tầng không thể tách rời. Tuy nhiên, chuyến bay lần thứ tư vào ngày 6/6 đã thành công hoàn toàn khi tầng trên đạt vận tốc quỹ đạo và cả hai tầng đều sống sót khi quay trở lại Trái Đất, hạ cánh xuống các khu vực được chỉ định.

Starship là hệ thống phóng với tham vọng đưa con người tới sao Hỏa lần đầu tiên của giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk. Đây là tên lửa cao nhất (120 m) và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

NASA đã chọn tàu Starship để đưa phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng trong chương trình Artemis. Khi tàu Starship thực hiện hành trình tới Mặt Trăng, nó sẽ phải ở trên quỹ đạo gần Trái Đất trong lúc SpaceX phóng các phương tiện hỗ trợ riêng biệt để tiếp nhiên liệu cho tàu. Nhiệm vụ chở phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng sẽ diễn ra sớm nhất vào năm 2026.

Bảo Anh (Theo Space)



Đũa ‘gắp’ tên lửa mạnh nhất của SpaceX trở lại bệ phóng thế nào?

Tại sao SpaceX phải dùng đũa 'gắp' tên lửa mạnh nhất?

Tại sao SpaceX phải dùng đũa 'gắp' tên lửa mạnh nhất?

 
 
Tại sao SpaceX phải dùng đũa ‘gắp’ tên lửa mạnh nhất?

Phương pháp dùng cánh tay cơ khí của tháp phóng đón tầng tên lửa đẩy Super Heavy trở về. Đồ họa: Primal Space

Starship/Super Heavy là hệ thống phóng phục vụ cho tham vọng đưa con người tới sao Hỏa của Elon Musk, CEO công ty hàng không vũ trụ Mỹ SpaceX. Với chiều cao khoảng 122 m, đây là hệ thống tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

Trong chuyến bay thử nghiệm hôm 13/10 của hệ thống tàu kết hợp tên lửa Starship/Super Heavy tại bang Texas, SpaceX đã tạo nên kỳ tích khi thực hiện thành công cơ chế “gắp” ngay trong lần thử đầu tiên. Cụ thể, sau khi cất cánh thành công từ tháp phóng Mechazilla, tàu Starship đáp xuống Ấn Độ Dương còn tên lửa Super Heavy quay trở lại, hạ xuống chính xác gần tháp phóng và được cánh tay robot “chopstick” của tháp giữ chặt.

Musk gọi tòa tháp là Mechazilla vì trông giống quái vật khổng lồ Godzilla bằng kim loại với những cánh tay cơ khí lớn. Đây là một cấu trúc đa mục đích, hỗ trợ cả quá trình cất cánh cũng như hạ cánh. Các cánh tay, hay “đũa”, có thể dùng để xếp chồng và di chuyển tên lửa đẩy và tàu vũ trụ tại bãi phóng trước khi cất cánh. Khi tên lửa đẩy trở về Trái Đất, đũa đón lấy nó giữa không trung bằng cách đỡ vào bên dưới vây lưới của tên lửa. Sau đó, Mechazilla sẽ trực tiếp đặt Super Heavy lên bệ phóng vào quỹ đạo, giúp rút ngắn đáng kể thời gian chuẩn bị tái sử dụng.

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

SpaceX thu hồi thành công tầng tên lửa đẩy Super Heavy hôm 13/10. Video: Space

Tầm nhìn của Musk là trong tương lai, cánh tay đũa có thể nhanh chóng đưa tên lửa trở lại bệ phóng – cho phép nó cất cánh lần nữa ngay khi được tiếp nhiên liệu – có thể chỉ trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh. Với việc cải tiến những chuyến du hành vũ trụ, Musk hy vọng có thể xây dựng một cộng đồng dân cư trên sao Hỏa, biến con người trở thành loài đa hành tinh.

Thu Thảo (Tổng hợp)



Tàu lớn nhất của NASA sẽ tìm sự sống ở mặt trăng sao Mộc

NASA phóng tàu tới mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Mộc

NASA phóng tàu tới mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Mộc

 
 
NASA phóng tàu tới mặt trăng có thể chứa sự sống của sao Mộc

Tàu Europa Clipper cất cánh thành công từ Florida, Mỹ. Video: AFP

Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA được thiết kế để thám hiểm mặt trăng Europa của sao Mộc, phóng trên tên lửa Falcon Heavy của SpaceX vào 12h06 ngày 14/10 giờ địa phương (23h cùng ngày giờ Hà Nội) từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, theo CNN. Ban đầu, tàu được lên lịch cất cánh ngày 10/10 nhưng bị trì hoãn do bão Milton. Đội ngũ tại trung tâm đã đánh giá cơ sở phóng sau bão và duyệt để tàu vũ trụ quay trở lại bệ phóng.

Hiện nay, tàu vũ trụ đã tiến vào quỹ đạo thành công và NASA xác nhận thu được tín hiệu từ Europa Clipper khoảng một giờ 10 phút sau khi phóng, có nghĩa đội kiểm soát nhiệm vụ đang duy trì liên lạc với tàu và nhận dữ liệu. Bộ pin quang điện lớn của Europa Clipper giúp cung cấp năng lượng cho tàu trong suốt hành trình, được triển khai ba giờ sau khi phóng.

Europa Clipper sẽ đóng vai trò tàu vũ trụ đầu tiên của NASA nghiên cứu một thế giới đại dương có băng bao phủ trong hệ Mặt Trời. Mục tiêu của nó là xác định liệu mặt trăng sao Mộc có thể phù hợp với sự sống hay không. Clipper sẽ mang theo 9 thiết bị và một thí nghiệm trọng lực để tìm hiểu đại dương bên dưới lớp vỏ băng dày của Europa. Đại dương của mặt trăng này được ước tính chứa nhiều nước lỏng gấp đôi so với đại dương trên Trái Đất. Theo Robert Pappalardo, nhà khoa học làm việc trong dự án tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Họ sẽ xem xét điều gì khiến Europa đặc biệt, từ lõi, đại dương và lớp vỏ băng, tới khí quyển rất mỏng và môi trường vũ trụ bao quanh. Tàu vũ trụ cũng mang theo hơn 2,6 triệu tên của mọi người đến từ nhiều nước trên khắp thế giới và một bài thơ của nhà thơ Mỹ Laureate Ada Limón.

Nhiệm vụ trị giá 5,2 tỷ USD ra đời dưới dạng một thiết kế vào năm 2013, nhưng đường dẫn tới thời khắc phóng tàu không phải luôn bằng phẳng. Hồi tháng 5, các kỹ sư phát hiện những bộ phận của tàu vũ trụ có thể không chịu được môi trường bức xạ khắc nghiệt của sao Mộc. Tuy nhiên, cả đội có thể hoàn thành thử nghiệm cần thiết kịp thời và được cấp phép hồi tháng 9 để chuẩn bị phóng.

Sau khi phóng, tàu vũ trụ sẽ di chuyển 2,9 tỷ km và dự kiến tới sao Mộc vào tháng 4/2030. Dọc đường, tàu sẽ tiến hành bay qua sao Hỏa, sau đó là Trái Đất, tận dụng lực hấp dẫn của mỗi hành tinh để sử dụng ít nhiên liệu hơn và tăng tốc trong hành trình tới sao Mộc. Europa Clipper sẽ hoạt động kết hợp với Juice (Jupiter Icy Moons Explorer), tàu vũ trụ phóng vào tháng 4/2023 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, sẽ bay tới nghiên cứu sao Mộc và những mặt trăng lớn nhất của nó vào tháng 7/2031.

Là tàu vũ trụ lớn nhất NASA từng chế tạo cho nhiệm vụ hành tinh, Clipper rộng 30,5 m, lớn hơn sân bóng rổ, nhờ bộ pin quang điện. Các tấm pin sẽ giúp thu thập ánh sáng Mặt Trời để cung cấp điện cho thiết bị và đồ điện tử trên tàu trong quá trình thám hiểm Europa.

Sau khi tới nơi, tàu vũ trụ sẽ tiến hành 49 lần bay sát Europa thay vì hạ cánh trên bề mặt mặt trăng này. Ban đầu, đội phụ trách nhiệm vụ lo lắng Clipper sẽ không thể chịu được môi trường khắc nghiệt của sao Mộc do từ trường của hành tinh khổng lồ hút và tăng tốc hạt tích điện, tạo ra bức xạ mạnh gấp 20.000 lần trên Trái Đất. Nhưng nhóm kỹ sư đã tìm ra cách khắc phục vấn đề.

Mỗi lần bay qua Europa dự kiến cách nhau 2 – 3 tuần, tàu vũ trụ sẽ trải qua gần một ngày làm quen với bức xạ khắc nghiệt của sao Mộc trước khi bay sát hành tinh. Thời gian giữa các lần bay có thể giúp bóng bán dẫn của tàu vũ trụ, bộ phận điều khiển dòng điện, phục hồi sau khi tiếp xúc với bức xạ. Trong khi đó, một vòm thiết kế đặc biệt từ titan và nhôm sẽ bảo vệ những thiết bị điện tử cực nhạy trước bức xạ.

Những chuyến bay sát sẽ đưa Clipper cách bề mặt Europa 25 km, mỗi lần ở một địa điểm khác nhau. Chiến thuật này cho phép tàu vũ trụ lập bản đồ gần như toàn bộ mặt trăng này. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, hành trình của Europa sẽ kết thúc khi tàu đâm xuống bề mặt Ganymede, mặt trăng lớn nhất của sao Mộc. Europa Clipper không được thiết kế để tìm kiếm sự sống trên Europa, nhưng tàu sẽ sử dụng một loạt thiết bị nhằm xem xét liệu sự sống có khả năng tồn tại bên trong đại dương hay không.

Các nhà thiên văn học cho rằng yếu tố cần thiết cho sự sống, bao gồm nước, năng lượng và thành phần hóa học, có thể tồn tại sẵn trên Europa. Tàu vũ trụ có thể thu thập bằng chứng nhằm tìm hiểu liệu những yếu tố đó có cùng tồn tại theo cách giúp môi trường trên mặt trăng sao Mộc phù hợp với sự sống hay không. Nhiệm vụ sẽ nghiên cứu độ dày chính xác của lớp vỏ băng bao bọc mặt trăng và cách lớp vỏ đông cứng tương tác với đại dương bên dưới, cũng như tìm hiểu đặc điểm địa chất Mặt Trăng. Giới khoa học muốn biết chính xác thành phần của đại dương trên Europa và điều gì khiến cột phun nhô lên từ vết nứt trên băng, bắn các hạt vào không gian. Họ cũng cần xác định vật chất từ bề mặt Europa có nhỏ giọt xuống đại dương hay không.

Để tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, Europa Clipper trang bị camera và quang phổ kế để ghi lại ảnh độ phân giải cao cũng như lập bản đồ bề mặt và khí quyển mỏng của mặt trăng Europa. Tàu vũ trụ cũng mang theo thiết bị nhiệt để tìm vị trí cột phun hoạt động và nơi băng ấm hơn. Một từ kế sẽ nghiên cứu từ trường của Europa, xác nhận sự tồn tại của đại dương, độ sâu và nồng độ muối. Radar xuyên băng sẽ xem xét bên dưới vỏ băng, ước tính dày 15 – 25 km, tìm kiếm bằng chứng về đại dương. Nếu có cột phun đang hoạt động, khối phổ kế và thiết bị phân tích bụi có thể phát hiện các hạt chúng phun vào không gian và tìm hiểu thành phần cấu tạo của nó. Tất cả thiết bị sẽ được bật lên và hoạt động mỗi lần bay sát để thu thập nhiều dữ liệu hết mức có thể.

An Khang (Theo CNN)



Hàng loạt robot hút bụi chửi thề

Một chiếc Ecovacs Deebot X2 Omni. Ảnh: Gadget Guy

Daniel Swenson, luật sư tại bang Minnesota, đang xem TV bỗng thấy điều bất thường trên robot hút bụi Ecovacs Deebot X2. “Nghe giống âm thanh vô tuyến bị nhiễu hay gì đó. Tôi loáng thoáng thấy tiếng nói trong loa”, ông nói với ABC News.

Thông qua ứng dụng Ecovacs, Swenson phát hiện người lạ đang tìm cách truy cập camera và tính năng điều khiển robot từ xa. Cho rằng là sự cố phần mềm, Swenson đổi mật khẩu và khởi động lại robot, sau đó ngồi xuống cùng vợ và con trai 13 tuổi.


Một chiếc Ecovacs Deebot X2 Omni. Ảnh: Gadget Guy

Một chiếc Ecovacs Deebot X2 Omni. Ảnh: Gadget Guy

Robot gần như lập tức di chuyển. Lần này tiếng nói phát từ loa rất rõ, là những câu chửi thề tục tĩu mang tính phân biệt chủng tộc. “Tôi nghĩ người nói có thể là thiếu niên. Có thể họ chỉ xâm nhập thiết bị để trêu đùa”, Swenson kể lại sự việc diễn ra ngày 24/5.

Robot được gia đình Swenson đặt cùng tầng với phòng tắm chung của gia đình. Ông cho rằng sự việc có thể tồi tệ hơn nếu hacker âm thầm theo dõi gia đình, thay vì phát ra những câu chửi để cho thấy robot đã bị xâm nhập.

“Tôi bị sốc, sợ hãi và ghê tởm”, Swenson nói. Con trai ông chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của sự việc, nhưng luật sư Mỹ quyết định không mạo hiểm và vứt robot vào garage, không bao giờ bật lại.

Sự việc tương tự xảy ra ở hàng loạt thành phố Mỹ trong vài ngày hồi tháng 5, khi hacker chiếm quyền điều khiển và phát những câu nói khiếm nhã bằng loa tích hợp trên thiết bị. Tất cả sản phẩm bị tấn công đều là Deebot X2 của Ecovacs có trụ sở tại Trung Quốc.

Cùng ngày robot của Swenson bị tấn công, một chiếc Deebot X2 khác đã truy đuổi chó của một gia đình quanh ngôi nhà ở thành phố Los Angeles. Nó được điều khiển từ xa và liên tục phát ra những bình luận xúc phạm.

Không rõ tổng cộng bao nhiêu thiết bị đã bị kiểm soát. Ecovacs nói không có dấu hiệu cho thấy các tài khoản bị xâm nhập thông qua lỗ hổng trong hệ thống của công ty.

Các nhà nghiên cứu an ninh từng cảnh báo Ecovacs về lỗ hổng trên robot và ứng dụng điều khiển, nghiêm trọng nhất là vấn đề với kết nối Bluetooth, cho phép người lạ điều khiển robot từ khoảng cách 100 m. Tuy nhiên, mức độ phân tán rộng của đợt tấn công mới cho thấy một lỗ hổng khác đã bị khai thác.

Điệp Anh (Theo ABC News)