Lưu trữ thẻ: pin vĩnh cửu

Phát minh mới cho ra đời pin vĩnh cửu

Pin vĩnh cửu

Dựa trên nguyên tắc lấy năng lượng dư thừa sẵn có trong tự nhiên, các nhà khoa học đã chế tạo thành công những viên pin có khả năng duy trì vĩnh viễn.

Nhiều thập kỷ qua, con người đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch và không bao giờ cạn kiệt để có nguồn cung năng lượng bền vững và góp phần chống biến đổi khí hậu.

Pin vĩnh cửu
Hình minh họa cho thấy năng lượng bổ sung được tạo ra trong quá trình sử dụng nguồn năng lượng chính, tạo nên pin trọng lực. (Ảnh: LuckySoul/Adobe).

Một trong những vấn đề vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất năng lượng chính là làm thế nào để thu giữ được năng lượng dư thừa để giảm thất thoát và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra được một giải pháp, đó chính là pin trọng lực hay ắc quy trọng lực.

Về cơ bản, giải pháp này dựa trên nguyên tắc lấy năng lượng dư thừa được tạo ra từ năng lượng gió, mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, lưu trữ phần năng lượng dư thừa này vào các ắc quy có khối lượng lớn. Các ắc quy này sẽ được cất giữ trên cao so với mặt đất và trong quá trình hạ xuống để sử dụng, chúng sẽ tạo thêm năng lượng bổ sung nhờ trọng lực.

Nhưng làm thế nào để năng lượng bổ sung đó hoạt động như một chiếc ắc quy? Ý tưởng cơ bản thực ra rất đơn giản. Hãy nghĩ đến tác động của trọng lực. Khi một quả bóng lăn từ trên đỉnh xuống chân đồi, năng lượng được tạo ra bởi vì quả bóng chuyển động, và năng lượng đó ban đầu được tạo ra bằng năng lượng dùng để đẩy quả bóng từ chân lên đỉnh đồi. Nguyên tắc đó được áp dụng cho các pin trọng lực chúng ta đang nói đến ở đây.

Khi nâng các khối lượng lớn lên cao theo một đường hầm thẳng đứng, giống như trong một hầm mỏ, chúng ta đã tiêu thụ một lượng năng lượng, nhưng vì các khối đó (ví dụ như cát, đất, đá, hay bất cứ thứ gì) được nâng lên cao nên chúng ta có thể cho chúng rơi xuống để tạo ra năng lượng bổ sung. Như vậy, mặc dù đó không phải là một loại pin tiêu chuẩn nhưng pin trọng lực vẫn có thể dùng được như một giải pháp tích trữ năng lượng, chỉ là không phải theo cách chúng ta thường nghĩ.

Thông thường các nhà khoa học vẫn gọi năng lượng này là thế năng và về bản chất nó không phải là điện, nhưng có thể dễ dàng chuyển đổi nó từ chuyển động của các pin trọng lực trở thành điện năng và truyền tải đến đường dây điện để đưa đến nơi sử dụng. Đây là một ý tưởng độc đáo và mới lạ, nhưng chính những ý tưởng như vậy thường thúc đẩy những đột phá khoa học trong nền văn minh của chúng ta.

Đây cũng không phải lần đầu tiên lực hấp dẫn được sử dụng để sạc lại pin. Một đoàn tàu được thiết kế chạy vĩnh viễn không ngừng cũng sử dụng một loại pin trọng lực tương tự, nó được sạc lại bất cứ khi nào tàu đi từ nơi cao xuống nơi thấp, nhờ đó con tàu sẽ chạy được chừng nào quãng đường đi còn có những nơi để nó có thể sạc lại pin.

Mexico phát minh ra pin vĩnh cửu, bật sáng đèn pin trong 100 năm

Nhà khoa học Mexico Arturo Solis Herrera và loại pin vĩnh cử mà ông chế tạo.

Theo phóng viên tại Mexico, mới đây, nhà khoa học Mexico Arturo Solis Herrera đã chế tạo ra một loại pin có thể dùng để bật sáng đèn pin trong vòng 100 năm bằng cách sử dụng nước và chất melanin.

Nhà khoa học Mexico Arturo Solis Herrera và loại pin vĩnh cử mà ông chế tạo.
Nhà khoa học Mexico Arturo Solis Herrera và loại pin vĩnh cử mà ông chế tạo. (Nguồn: facebook./pages/Arturo-Solis-Herrera).

Ông Herrera, chuyên gia về mắt và hiện là Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển thuộc Trung tâm nghiên cứu quá trình quang hợp của Mexico, cho biết khi thực hiện một nghiên cứu về phân tử trên da, tóc và màng che võng mạc của mắt người, ông đã phát hiện ra chất melanin có khả năng phá vỡ phân tử nước, tách oxy và hydro, qua đó sinh ra điện năng và điều đặc biệt hơn là chính phân tử này còn có khả năng tập hợp lại oxy và hydro, tạo ra nước để sản sinh ra một nguồn điện năng mới.

Nhà khoa học Herrera đã đặt tên cho phát minh trên la Bat – Gen, một bộ pin có khả năng sản xuất điện không hạn chế, luôn tự nạp đầy, đồng thời còn là một máy phát điện.

Ông nhấn mạnh, quá trình nghiên cứu kéo dài 4 năm đã giúp ông phát hiện ra một vòng tuần hoàn liên tục, tách phân tử nước rồi sản sinh ra điện năng mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào vì chất melanin tự giúp hấp thụ các tia sáng trong môi trường, cũng như trong các bức xạ điện từ ở xung quanh.