Theo công ty chuyên theo dõi dữ liệu tiền số Arkham Intelligence, tài khoản liên quan đến Tesla đã chuyển hơn 11.500 Bitcoin sang một số ví không rõ chủ sở hữu. Hiện ví của công ty Elon Musk còn 6,65 USD – số tiền được đánh giá “về cơ bản không còn gì”.
Trước khi chuyển Bitcoin, Tesla là công ty đại chúng sở hữu lượng Bitcoin lớn thứ tư tại Mỹ, theo dữ liệu của BitcoinTreasuries. Ba công ty đứng đầu là hãng phần mềm MicroStrategy, Mara Holdings và Riot Platforms.
Tesla chưa đưa ra bình luận.
Tesla từng mua số Bitcoin tương đương 1,5 tỷ USD vào tháng 2/2021, sau đó có lúc giá trị tăng lên hơn 2,5 tỷ USD. Dù vậy, hãng xe điện đã bán 75% số Bitcoin vào năm 2022. Phần còn lại được Arkham Intelligence ước tính là 11.509 đồng, tương đương 770 triệu USD.
Trước đây, Musk thường xuyên bày tỏ sự quan tâm đến tiền số. Năm 2021, ông tuyên bố Tesla sẽ sớm chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin nhưng sau đó hủy bỏ với lý do “lo ngại vấn đề môi trường”. Ông cũng từng ủng hộ Dogecoin, nhưng hiện không còn nhắc đến tiền số này.
Bảo Lâm (theo CoinDesk)
Sự ‘nhập nhằng’ của người có thể là cha đẻ Bitcoin
Ví cá voi Bitcoin ‘thời đại Satoshi’ thức giấc
Lợi nhuận của thợ đào Bitcoin thấp kỷ lục
Sự ‘nhập nhằng’ của người có thể là cha đẻ Bitcoin
Dự án tiền số World Liberty Financial (WLF) của Donald Trump bắt đầu chào bán token WLFI ngày 15/10. Trước đó, nhà đồng sáng lập Zachary Folkman cho biết đã có hơn 100.000 người nằm trong danh sách chờ đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi mở bán, trang web liên tục rơi vào tình trạng quá tải, đôi lúc ngừng hoạt động, hiển thị nội dung “Chúng tôi đang bảo trì”, dẫn đến số lượng bán ra hạn chế. Dữ liệu Etherscan cho thấy chỉ 4% trong số 100.000 người đăng ký mua được token.
WLF sau đó công bố nền tảng bán được hơn 532 triệu token WLFI với giá 0,015 USD, chiếm 3% trong số 20 tỷ token của dự án, tức chưa tới 8 triệu USD. Trước đó, The Block dẫn các nguồn tin cho biết thông qua dự án, Trump muốn huy động 300 triệu USD trong đợt chào bán đầu tiên.
Khi CNBC liên hệ, đại diện WLF không đưa ra bình luận.
WLF do hai con trai của cựu tổng thống Mỹ là Donald Trump Jr. và Eric Trump cùng chuyên gia tiền số Folkman, với tham vọng trở thành một dạng ngân hàng thế hệ mới trong giới tiền điện tử, với các tính năng như gửi, cho vay và nhiều mô hình khác. Từ tháng 8, ông Trump và gia đình thường xuyên quảng bá dự án, gọi là The DeFiant Ones, cách chơi chữ của DeFi (tài chính phi tập trung). 20% token WLFI sẽ được phân bổ cho nhóm sáng lập, trong đó có gia đình Trump.
Chi tiết về WLF chưa được công bố, gồm cả sách trắng. Trong một số phỏng vấn trước đây, Folkman cho biết điều kiện để mua token là nhà đầu tư có khối lượng tài sản ròng trên một triệu USD và có thu nhập ít nhất 200.000 USD/năm trong hai năm gần nhất. Tuy nhiên, không rõ dự án đã áp dụng chính sách này hay chưa.
Việc ra mắt không suôn sẻ của WLF được đánh giá gây bất lợi cho ứng viên tổng thống Donald Trump, khi còn ba tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ông Trump từng phản đối tiền số. Khi còn là tổng thống, ông gọi đây là “trò lừa đảo” và ông không thích vì nó “được tạo ra để cạnh tranh với USD”. Dù vậy, gần đây ông thay đổi quan điểm, tuyên bố trở thành “tổng thống tiền số” và muốn số Bitcoin còn lại sẽ được tạo ra ở Mỹ.
Bảo Lâm
Ông Trump tuyên bố sẽ là ‘tổng thống tiền số’
Ba người khiến ông Trump thay đổi quan điểm về Bitcoin
Donald Trump: ‘Số Bitcoin còn lại sẽ sản xuất ở Mỹ’
45.000 NFT của Donald Trump cháy hàng
Ông Trump thất thu với Truth Social, kiếm bộn từ NFT
Ông Trump tuyên bố sẽ là ‘tổng thống tiền số’
Ba người khiến ông Trump thay đổi quan điểm về Bitcoin
Donald Trump: ‘Số Bitcoin còn lại sẽ sản xuất ở Mỹ’
45.000 NFT của Donald Trump cháy hàng
Ông Trump thất thu với Truth Social, kiếm bộn từ NFT
Chính phủ Mỹ công bố kết quả điều tra của Cục Điều tra Liên bang (FBI) nhằm vào kế hoạch thao túng thị trường tiền số, trong đó tiết lộ cơ quan này đã tạo ra đồng NexFundAI “với sự cộng tác của một số nhân chứng”.
Nhờ đó, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã cáo buộc 3 “nhà tạo lập thị trường” và 9 người tham gia vào âm mưu thổi giá một số đồng tiền số. Bộ Tư pháp Mỹ cũng buộc tội “lừa đảo và thao túng” nhằm vào 18 cá nhân và tổ chức trong thị trường tiền số.
Các nghi phạm đã phát tán tin tức giả và thực hiện giao dịch liên quan đến token của họ nhằm tạo cảm giác thị trường đang hoạt động sôi nổi. Ba “nhà tạo lập thị trường” gồm ZMQuant, CLS Global và MyTrade được cho là đã áp dụng chiêu bơm xả với đồng NexFundAI mà không biết tiền số đó do FBI khởi tạo.
Bơm xả (pump and dump) có nghĩa một số người sẽ mua lượng lớn tiền số từ một dự án có giá trị thấp, kết hợp tung tin tức để tạo tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Tâm lý này khiến nhiều người khác vội vã mua theo, từ đó kéo giá tiền số tăng vọt. Đến đạt ngưỡng nào đó, nhóm người mua ban đầu sẽ bán toàn bộ token đang nắm giữ, thu lời, đồng thời khiến giá token giảm mạnh. Những người mua sau sẽ trở thành nạn nhân vì đồng tiền mình sở hữu mất giá.
“Kết quả điều tra đã giúp xây dựng cáo trạng nhằm vào lãnh đạo của bốn công ty tiền số và nhân viên dưới quyền. Họ bị cáo buộc thúc đẩy âm mưu giao dịch lừa đảo, chiếm hàng triệu USD của người tham gia”, Jodi Cohen, đặc vụ phụ trách văn phòng FBI tại Boston, cho hay.
Phát ngôn viên FBI nói hoạt động giao dịch của NexFundAI rất hạn chế, nhưng không cung cấp thêm thông tin. Quyền chưởng lý Quận Massachusetts Joshua Levy cho biết giao dịch trên đồng tiền số này đã bị vô hiệu hóa.
Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã tịch thu 25 triệu USD từ các giao dịch gian lận trên và sẽ trao trả cho những người tham gia.