Lưu trữ thẻ: Trái Đất

Chu kỳ nước toàn cầu lần đầu tiên mất cân bằng

Lòng sông Rio Grande ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico khô cạn. Ảnh: Climate.gov


Lòng sông Rio Grande ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico khô cạn. Ảnh: Climate.gov

Lòng sông Rio Grande ở khu vực biên giới Mỹ và Mexico khô cạn. Ảnh: Climate.gov

Lần đầu tiên trong lịch sử, con người làm mất cân bằng chu kỳ nước toàn cầu, gây ra thảm họa nước ngày càng nghiêm trọng, dự kiến tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế và lĩnh vực sản xuất thực phẩm, theo báo cáo công bố hôm 16/10 của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu – tổ chức gồm các chuyên gia và nhà lãnh đạo quốc tế. Báo cáo cho biết, nhiều thập kỷ sử dụng đất một cách tàn phá và quản lý nước thiếu hợp lý kết hợp với cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đã tạo “áp lực chưa từng có” cho chu kỳ nước toàn cầu.

Chu kỳ nước là chu kỳ phức tạp mà nước di chuyển xung quanh Trái Đất. Nước bốc hơi từ mặt đất – ví dụ từ hồ, sông, thực vật – và vươn lên khí quyển, tạo thành những dòng hơi nước lớn có thể di chuyển xa, sau đó nguội đi, ngưng tụ, cuối cùng rơi trở lại mặt đất dưới dạng mưa hoặc tuyết.

Chu kỳ nước gián đoạn đã gây ra nhiều hậu quả. Gần 3 tỷ người đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Cây trồng héo úa và các thành phố đang lún xuống khi nước ngầm bên dưới khô cạn. Hậu quả sẽ còn thảm khốc hơn nếu thế giới không hành động khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng nước đe dọa hơn 50% ngành sản xuất thực phẩm toàn cầu và có nguy cơ làm giảm trung bình 8% GDP các nước vào năm 2050. Ở những nước thu nhập thấp, mức thiệt hại dự kiến cao hơn nhiều, lên tới 15%, theo báo cáo hôm 16/10.

“Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta đang đẩy chu kỳ nước toàn cầu ra khỏi trạng thái cân bằng. Giờ không thể trông cậy vào mưa, nguồn gốc của tất cả nước ngọt, được nữa”, Johan Rockstrom, đồng chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu, một trong những tác giả của báo cáo mới, cho biết.

Báo cáo phân biệt giữa “nước xanh lam”, nước lỏng trong sông hồ, tầng ngậm nước, và “nước xanh lục”, chất ẩm lưu trữ trong đất và thực vật. Dù thường không được chú ý, nguồn cung nước xanh lục cũng rất quan trọng với chu kỳ nước vì nước sẽ quay trở lại khí quyển khi thực vật giải phóng hơi nước, tạo ra khoảng 1/2 lượng mưa trên đất liền.

Những gián đoạn trong chu kỳ nước có mối liên hệ sâu sắc với biến đổi khí hậu, báo cáo cho biết. Nguồn cung cấp nước xanh lục ổn định đóng vai trò then chốt để hỗ trợ thực vật bắt giữ carbon – yếu tố làm nóng hành tinh. Nhưng thiệt hại mà con người gây ra, bao gồm việc phá hủy đất ngập nước và chặt phá rừng, đang làm suy yếu những “bể chứa carbon” này và đẩy nhanh quá trình ấm lên toàn cầu. Mặt khác, sự ấm lên cũng khiến cảnh quan khô héo, độ ẩm giảm và nguy cơ cháy rừng tăng.

Báo cáo kêu gọi “thay đổi cơ bản vị trí của nước trong nền kinh tế”, bao gồm cả việc định giá tốt hơn để tránh lãng phí và trồng các loại cây hay xây cơ sở cần nhiều nước, ví dụ như trung tâm dữ liệu, ở khu vực thiếu nước.

“Cuộc khủng hoảng nước toàn cầu là một thảm kịch nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi kinh tế nước”, Ngozi Okonjo-Iweala, tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng chủ tịch của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu, cho biết. Bà nói thêm, việc đánh giá đúng giá trị của nước vô cùng cần thiết để nhận ra nước khan hiếm và mang lại rất nhiều lợi ích.

Thu Thảo (Theo CNN)



Elon Musk và tham vọng đưa người lên sao Hỏa

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

Starship là hệ thống phóng đang dần chứng minh tham vọng đưa con người tới sao Hỏa lần đầu tiên của giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk. Đây là tên lửa cao nhất (120 m) và mạnh nhất từng được chế tạo, có khả năng tạo ra lực đẩy gần 8.000 tấn khi phóng.

Trong 4 chuyến bay thử nghiệm của hệ thống Starship/Super Heavy, hai chuyến đầu tiên kết thúc bằng những vụ nổ dữ dội. Tuy nhiên, thử nghiệm lần thứ 5, diễn ra hôm 13/10, đạt cột mốc quan trọng khi tên lửa đẩy Super Heavy được thu hồi thành công. Khoảng 7 phút sau khi phóng, tầng tên lửa này đã hạ cánh chính xác gần tháp Mechazilla và được cánh tay robot bắt lại.

“Đây là một ngày lịch sử với ngành kỹ thuật. Thật không thể tin được! Ngay trong lần thử đầu tiên, chúng tôi đã bắt thành công tầng đẩy Super Heavy trở lại tháp phóng”, Kate Tice, quản lý hệ thống chất lượng của SpaceX, chia sẻ trong buổi tường thuật trực tiếp hôm 13/10.

Chuyến thử nghiệm thành công khiến người ta nhớ lại những tuyên bố được cho là phi lý và gây sốc của Elon Musk hồi tháng 9 trên mạng xã hội X. Musk viết: “Những chuyến tàu Starship đầu tiên tới sao Hỏa sẽ phóng trong 2 năm tới, khi khung thời gian chuyển tiếp Trái Đất – sao Hỏa tiếp theo bắt đầu. Chúng sẽ không chở người để kiểm tra độ tin cậy của việc hạ cánh nguyên vẹn xuống sao Hỏa. Nếu những lần hạ cánh này diễn ra thuận lợi thì những chuyến bay chở người đầu tiên đến sao Hỏa sẽ diễn ra trong 4 năm nữa. Từ đó, tốc độ chuyến bay sẽ tăng nhanh chóng với mục tiêu xây dựng một thành phố tự cung tự cấp trong khoảng 20 năm”.

Dòng tweet này nghe giống như một lời nói hão huyền, kể cả theo tiêu chuẩn của Musk – nhà sáng lập công ty hàng không vũ trụ SpaceX kiêm người giàu nhất thế giới, giúp cách mạng hóa những chuyến du hành không gian với loạt tên lửa Falcon tái sử dụng. Thậm chí NASA, cơ quan đang hợp tác với SpaceX về dữ liệu và công nghệ để đưa phi hành gia lên sao Hỏa, cũng cho rằng việc thực hiện chuyến tàu chở người đầu tiên hạ cánh xuống hành tinh này vào năm 2040 là vô cùng “táo bạo” .

Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

 
 
Tên lửa mạnh nhất của SpaceX thu hồi tầng đẩy thành công

SpaceX thu hồi thành công tầng tên lửa đẩy Super Heavy. Video: Space

Đây không phải lần đầu tiên Elon Musk đưa ra một kế hoạch tham vọng như vậy. Năm 2016, tỷ phú này chia sẻ, ông tin rằng những chuyến bay chở người đầu tiên đến sao Hỏa có thể diễn ra trong vòng 6 năm, dù khi đó, tên lửa hạng nặng để chở người tới hành tinh đỏ chỉ mới ở giai đoạn ý tưởng.

Trong khi nhiều người coi tuyên bố mới là một ví dụ khác về sự viển vông của Musk, giống như tham vọng có một triệu người sống trên sao Hỏa trong khoảng 20 năm nữa, một số nhà phân tích lại thấy lời tuyên bố này là có mục đích. Chi phí cho dự án sao Hỏa ước tính vượt xa con số 280 tỷ USD (theo giá trị tiền tệ hiện nay) mà NASA đã chi cho chương trình Mặt Trăng Apollo năm 1969. Tài sản cá nhân ước tính của Musk là khoảng 250 tỷ USD, không đủ để tài trợ cho dự án tốn kém và lớn nhất lịch sử du hành vũ trụ này, nhưng các nhà đầu tư tiềm năng từ cả khu vực công và tư nhân đều rất hào hứng.


Elon Musk và tham vọng viển vông đưa người lên sao Hỏa

Elon Musk nói về dự án thuộc địa hóa sao Hỏa tại Guadalajara, Mexico, năm 2016. Ảnh: Ulises Ruiz Basurto/EPA

Các chuyên gia cho biết, dòng tweet của Musk đã thúc đẩy cuộc thảo luận về tham vọng trước mắt của SpaceX và triển vọng dài hạn của nhân loại. “Nếu tôi phải tìm lý do tại sao lại có mốc thời gian táo bạo như vậy cho sao Hỏa, thì một phần là để chứng minh SpaceX không hề chậm lại, không ngủ quên trên chiến thắng, không trở thành một thế lực lớn cũ kỹ trong lĩnh vực không gian, mà vẫn là một startup sáng tạo, bứt phá”, Matthew Weinzierl, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard chuyên về kinh tế vũ trụ, cho biết.

“Dù là Elon Musk, Gwynne Shotwell (giám đốc vận hành của SpaceX) hay đội ngũ nhân tài dồi dào của họ, tôi nghĩ SpaceX thực sự giỏi ở hai điều: Một là biến các tác nhân thị trường thành những thành tựu từng được coi là không thể, và hai là đưa những viễn cảnh không thể đó trở nên thành công trên thị trường”, Weinzierl nói.


Elon Musk và tham vọng viển vông đưa người lên sao Hỏa - 1

Elon Musk muốn xây dựng cộng đồng một triệu cư dân trên sao Hỏa. Ảnh: SpaceX

Musk từ lâu đã cố gắng thách thức những điều không thể và thường xuyên vượt qua khó khăn. Tầm nhìn về sự sống trên sao Hỏa đã đưa những tham vọng dường như vô hạn của ông lên đến mức cao nhất, thậm chí nhiều người cho là phi lý. Chưa ai từng đặt chân lên hành tinh này. Nếu có ngày đó, họ cũng sẽ đối mặt với địa hình cằn cỗi, nhiệt độ băng giá, bão bụi và không khí không thể hít thở.

Tuy nhiên, Musk lại rất kiên quyết với ý tưởng tạo ra một nền văn minh trên sao Hỏa. Ông thậm chí từng nói rằng mình có kế hoạch chết trên đó. Tham vọng chinh phục sao Hỏa là nền tảng cho phần lớn trong 6 công ty mà ông lãnh đạo hoặc sở hữu, mỗi công ty đều có khả năng đóng góp cho một thuộc địa ngoài Trái Đất. Ví dụ, Boring Company, công ty đào hầm tư nhân của Musk, được sáng lập nhằm chuẩn bị sẵn thiết bị để đào dưới bề mặt sao Hỏa. Ông cũng hình dung ra viễn cảnh cư dân sao Hỏa lái một phiên bản xe Cybertrucks do công ty xe điện Tesla sản xuất.

Tất nhiên, nổi bật nhất trong nỗ lực chinh phục sao Hỏa của Musk vẫn là SpaceX. Ông thành lập công ty hàng không vũ trụ này tại Hawthorne, bang California, Mỹ vào năm 2002, khi những chuyến phóng lên vũ trụ vẫn còn xa lạ và đắt đỏ. Cuối cùng, công ty này đã tạo ra tên lửa tái sử dụng và ký nhiều hợp đồng với chính phủ, bao gồm NASA. Trong vài năm gần đây, SpaceX còn phát triển Starlink, dịch vụ Internet vệ tinh đang mở rộng khắp thế giới.

Phiên bản tương lai của Starship/Super Heavy có thể có không gian sinh hoạt ở phần mũi. Theo kế hoạch, khu sinh hoạt cao vài tầng trang bị các tiện nghi như đường chạy và rạp chiếu phim. Starship có thể chở 100 hành khách tới sao Hỏa mỗi lần và mỗi chuyến bay diễn ra cách nhau hai năm. NASA cho biết, một chuyến bay tới sao Hỏa, hành tinh ở cách Trái Đất khoảng 225 triệu km, có thể mất 9 tháng.

Robert Zubrin, chủ tịch tổ chức Mars Society, tin rằng SpaceX có khả năng hiện thực hóa phần lớn tầm nhìn của Musk về sao Hỏa, chỉ là không theo đúng khung thời gian mà ông đưa ra. “Musk thường phóng đại, cả về những gì ông ấy sẽ làm và thời điểm làm điều đó, nhưng ông ấy vẫn làm được và đã làm rất nhiều điều”, Zubrin nhận định.

Thu Thảo (Tổng hợp)