Lưu trữ thẻ: #windows server

Hướng dẫn đổi mật khẩu người dùng trên Windows Server

Để thay đổi mật khẩu của một người dùng trên Windows Server của quý khách, việc đầu tiên quý khách cần đăng nhập vào người dùng có quyền cao nhất (thường là user Administrator).

Trong hướng dẫn này Long Vân sẽ hướng dẫn quý khách thay đổi mật khẩu user Administrator

  1. Bước 1: Truy cập Start , chọn Computer Management (hoặc truy cập nhanh hơn bằng tổ hợp phím Windows + Rnhập compmgmt.msc)
  2. Bước 2: Chọn Local Users and Groups(1), chọn Users(2), tìm đến dòng Administrator(3), nhấn chuột phải chọn Set Password…(4)
  3. Bước 3: Tiếp theo sẽ hiện cảnh báo thiết đặt mật khẩu cho Administrator, nhấn chọn Proceed để tiếp tục
  4. Bước 4: Bước này sẽ hiện hộp thoại để thiết đặt mật khẩu mới,
    nhập thông tin New password(1)  và Confirm password(2) sau đó chọn OK(3).

    sẽ xuất hiện thông báo “The password has been set” đã hoàn tất đặt mật khẩu

    Sau khi hoàn tất các bước trên quý khách có thể đăng xuất(sign out) phiên hiện tại và truy cập lại server bằng mật khẩu vừa thiết lập.

Như vậy Long Vân đã hoàn tất hướng dẫn thay đổi mật khẩu người dùng trên Windows Server, chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn kiểm tra cập nhật hệ điều hành trên Windows Server 2016 và 2019

Để thực hiện kiểm tra và tiến hành cập nhật (Update) hệ điều hành trên Windows Server, Quý khách thực hiện các bước sau đây:

  1. Bước 1: Backup dịch vụ
    Trước khi tiến hành kiểm tra cập nhật dịch vụ, bạn có thể chủ động tạo sao lưu server
    bằng cách tạo một snapshot để tránh sự cố / lỗi trong quá trình cập nhật

    • Đăng nhập vào trang Quản lý dịch vụ -> Dịch vụ -> Thiết lập:
    • Ở phía dưới của phần thiết lập có phần snapshot, bạn ấn tạo để tạo một backup, sau khi đã hiện trạng thái sẵn sàng, bây giờ bạn tiến hành update:
  2. Bước 2: Mở service và cập nhật
    • Để cập nhật cần kiểm tra và bật service Windows Update:
      • Mở Start (ấn windows)
      • Nhập tìm kiếm “services” và mở
      • Tìm đến windows update ấn chọn
      • Lựa chọn Automatic (Deplayed Start) Apply, Ok để áp dụng.
    • Sau khi bật xong hay vào Windows Update  trong Setting để bắt đầu cập nhật
      • Mở Start (ấn windows)
      • Tìm chọn Windows Update
      • Check for updates và chờ đợi hệ thống cập nhật
        Các trạng thái cập nhật: Downloading, Pending InstallPending Restart
      • Thiết đặt thời gian để máy chủ tự động lại vào thời gian chỉ định
        thời gian thấp điểm từ 22:00 tối đến 4:00 sáng.
    • Sau khi đã cập nhật xong hệ thống sẽ xác nhận khởi động lại hãy chọn Restart now để tiến hành cập nhật ngay.
      Quá trình sẽ diễn ra khoảng 30 phút hoặc hơn, hãy cẩn trọng thao tác vào thời gian thấp điểm để tránh gián đoán dịch vụ, trong khi cập nhật bạn có thể theo dõi % trên web console
      *Khi đã hoàn tất hãy truy cập lại với Remote Desktop
    • Khi dịch vụ đã ổn định sau khi cập nhật hãy xóa snapshot đã tạo ở giao diện quản lý dịch vụ:

Như vậy, Long Vân đã hướng dẫn kiểm tra cập nhật Windows trên Windows Server 2016 và 2019, Chúc Quý Khách thành công!

Hướng dẫn tạo lịch restart trên Windows

Để đảm bảo hệ thống trên Server hoạt động ổn đinh và hiệu quả thì đôi khi Server cần khởi động lại định kỳ
Bài viết sau đây Long Vân sẽ hướng dẫn tạo lịch để tự động restart server.

1. Bước 1: Remote vào server nhấn tổ hợp Win+R , nhập  taskschd.msc

2. Bước 2: Tạo task để chạy reboot lại server theo lịch chọn Action -> Create Basic Task -> Nhập tên task sau nó nhấn Next

  • Ví dụ này đang cấu hình khởi động lại hằng ngày nên ở đây chọn Daily
  • Cấu hình thời gian bắt đầu chạy task như hình trên task sẽ bắt đầu lúc 23h ngày 1/7/2024

  • Chỗ Action -> Start a program -> Browser chọn tới đường dẫn C:WindowsSystem32shutdown.exe , Phần Add arguments ta điền giá trị -r để restart lại server

  • Sau khi cấu hình xong hãy nhấn chọn Next -> Finish để hoàn thành cấu hình task.

3. Bước 3: Kiểm tra lại hoạt động của task, tìm task vừa tạo click chột phải chọn Run để chạy restart

Nếu sau khi thao tác chạy Run server khởi động lại, vậy thì đã cấu hình thành công!

Như vậy, Long Vân đã hướng dẫn tạo lịch restart lại trên Windows hoàn tất. Chúc quý Khách thành công!