Lưu trữ thẻ: Windows

Hướng dẫn tạo lịch restart trên Windows

Để đảm bảo hệ thống trên Server hoạt động ổn đinh và hiệu quả thì đôi khi Server cần khởi động lại định kỳ
Bài viết sau đây Long Vân sẽ hướng dẫn tạo lịch để tự động restart server.

1. Bước 1: Remote vào server nhấn tổ hợp Win+R , nhập  taskschd.msc

2. Bước 2: Tạo task để chạy reboot lại server theo lịch chọn Action -> Create Basic Task -> Nhập tên task sau nó nhấn Next

  • Ví dụ này đang cấu hình khởi động lại hằng ngày nên ở đây chọn Daily
  • Cấu hình thời gian bắt đầu chạy task như hình trên task sẽ bắt đầu lúc 23h ngày 1/7/2024

  • Chỗ Action -> Start a program -> Browser chọn tới đường dẫn C:WindowsSystem32shutdown.exe , Phần Add arguments ta điền giá trị -r để restart lại server

  • Sau khi cấu hình xong hãy nhấn chọn Next -> Finish để hoàn thành cấu hình task.

3. Bước 3: Kiểm tra lại hoạt động của task, tìm task vừa tạo click chột phải chọn Run để chạy restart

Nếu sau khi thao tác chạy Run server khởi động lại, vậy thì đã cấu hình thành công!

Như vậy, Long Vân đã hướng dẫn tạo lịch restart lại trên Windows hoàn tất. Chúc quý Khách thành công!

Hướng dẫn sử dụng Remote Desktop Connection

I. Giới Thiệu

Remote Desktop Connection (RDC) là một công cụ và giao thức được phát triển bởi Microsoft, cho phép người dùng kết nối và điều khiển một máy tính từ xa thông qua giao diện mạng. Bằng cách sử dụng RDC, người dùng có thể truy cập và làm việc trên máy tính từ bất kỳ đâu, miễn là có kết nối internet.

Bảo mật: RDC sử dụng mã hóa để bảo vệ dữ liệu truyền tải giữa máy khách và máy chủ, giúp đảm bảo an toàn cho thông tin.
Hiệu suất: RDC được tối ưu hóa để cung cấp hiệu suất cao ngay cả khi kết nối qua mạng chậm.
Tích hợp: Được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows, giúp dễ dàng thiết lập và sử dụng.

II. Cách sử dụng Remote Desktop Connection.

Để thao tác kết nối server bằng “Remote Desktop Connection” ta thao tác như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào thanh Search ở máy tính và gõ từ khóa “Remote Desktop Connection”
  • Bước 2: Điền thông tin truy cập remote server vào cửa sổ Remote
    – Computer:  ip server ( ví dụ : 100.69.0.23) hoặc rdp (ví dụ: seocd1-hn.superclo….)
    – User name:  (ví dụ Administrator)
    – Nhấn Connect
    – Nhập pass truy cập server và chọn OK để truy cập server
    – Chọn Yes để truy cập
    – Kết quả :

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách sử dụng Remote Desktop Connection. Chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn khắc phục lỗi không copy paste được trên Remote Desktop Connection

Thông thường trong phiên làm việc của remote desktop đôi khi chức năng copy paste trên server không hoạt động làm cản trở công việc, Long Vân sẽ hướng dẫn cách khắc phục lỗi không copy được trên Remote Desktop
Ở hướng dẫn này sẽ sử dụng Window Server 2016 Standard

1. Đầu tiên hãy khởi động lại server

Nếu server của bạn đang không có service nào quan trọng thì bạn nên thử cách khởi động lại server và thử thao tác lại
Lưu ý cách này chỉ đối với trường hợp server không có dịch vụ nào quan trọng đang chạy

2. Bật chức năng Clipboard trong phiên Remote Desktop

Mở ứng dụng Remote Desktop Connection trên máy cá nhân.
hãy chọn Show Options => Local Resources => tích chọn Clipboard => Connect để kết nối
Sau đó hãy thử lại tính năng copy trên server xem có hoạt động không

3. Kiểm tra cài đặt trên server

Trên Server đang sử dụng để mở Local Group Policy Editor, có hai cách để mở:
– Cách 1: Mở hộp thoại Run và nhập gpedit.msc sau đó bấm OK.
– Cách 2: Mở hộp thoại CMD(Command Prompt) và nhập gpedit.msc sau đó Enter.

Local Group Policy Editor hộp thoại sẽ hiện lên, hãy truy cập theo đường dẫn sau:
Computer Configuration => Administrative Templets => Windows Components => Remote Desktop service => Remote Desktop Session Host => Device and Resource Redirection

Hãy kiểm tra chắc chắn rằng mục Do not allow Clipboard redirection đang ở trạng thái Disable hoặc Not configured

4. Kiểm tra tiến trình RDPCLIP

Mở Task Manager lên xem có tiến trình tên RDP Clipboard monitor đang chạy không

Trường hợp nếu không có process đang chạy thì ta mở 1 tab terminal (cmd) lên và chạy lệnh  rdpclip.exe
Nếu trong trường hợp có tiến trình đang chạy thì ta dùng cách kill process đang chạy và chạy lại process rdpclip.exe

Thỉnh thoảng server hoạt động lâu ngày sẽ khiến process này lỗi dẫn đến việc không copy được trên server.

Long Vân khuyến khích các khách hàng đang dùng server nên cho restart lại sau 1 khoảng thời gian nhất định
Giúp giải phóng tài nguyên cũng như cho các service được khởi động lại tránh việc hoạt động lâu ngày gây tiêu hao tài nguyên cũng như phát sinh lỗi

Như vậy Long Vân đã hướng dẫn các bạn cách khắc phục lỗi không copy được trên window server. Chúc Quý khách thành công !!!

Điều gì xảy ra khi không tắt máy tính Windows thời gian dài?

Minh họa về nút tắt máy tính trên laptop Windows. Ảnh: XDA-Developers

Nhiều người có thói quen không tắt máy tính Windows, nhất là laptop, vì sự tiện lợi. Khi không tắt, máy luôn ở trạng thái sẵn sàng, không phải đợi 20-30 giây để khởi động. Một lý do khác là khả năng truy cập từ xa. Khi máy bật, chủ nhân của nó có thể vào lấy dữ liệu từ bất cứ đâu, miễn là thiết bị có kết nối Internet.


Minh họa về nút tắt máy tính trên laptop Windows. Ảnh: XDA-Developers

Biểu tượng nút tắt máy tính trên laptop Windows. Ảnh: XDA-Developers

Các thử nghiệm

Nếu không sử dụng, hệ điều hành sẽ đưa máy tính vào Chế độ Chờ (Standby) hoặc Chế độ Ngủ (Sleep). Khi đó, máy chuyển sang trạng thái năng lượng thấp, tức tiêu thụ rất ít điện và tỏa ra ít nhiệt.

Trang How-to-Geek thử không tắt máy trong một tuần và nhận thấy thiết bị chạy Windows 10 không gặp sự cố lớn nào về hiệu suất hay hỏng hóc. Hai vấn đề gặp phải là khi mở tệp RAR, ứng dụng giải nén bị “sập” và phải khởi động lại; và các trò chơi yêu cầu tài nguyên máy tính cao bị giật lag hơn bình thường, có thể do chúng mất nhiều thời gian hơn để tải tài nguyên vào RAM.

Trong khi đó, Hampshire.edu thực hiện việc không tắt PC và laptop Windows trong một tháng. Sau thời gian đó, PC ban đầu “không hoạt động được như bình thường”, còn laptop đã hết pin trước khi thử nghiệm kết thúc.

Những vấn đề khi không tắt máy

Khi không tắt, nhất là PC, tiền điện có thể tăng do ở chế độ chờ, máy vẫn có thể tiêu thụ từ 40 W đến 100 W điện. Vấn đề tiếp theo liên quan đến độ bền, do máy vẫn hoạt động ở mức nhất định, từ đó sản sinh ra nhiệt, gây ra trục trặc về hiệu suất, khiến tuổi thọ linh kiện giảm và thậm chí hư hỏng phần cứng.

“Hãy tưởng tượng PC của bạn như một vận động viên tham gia cuộc chạy với đường đua vô tận. Sẽ đến lúc, vận động viên mệt mỏi và dừng lại nếu chạy liên tục”, TechNext24 ví von.

Khi bật liên tục, máy tính cũng dễ bị hacker xâm nhập hơn. Nó có thể bỏ lỡ các bản cập nhật và bản vá quan trọng, khiến hệ thống dễ bị nhiễm phần mềm độc hại, virus và các mối đe dọa kỹ thuật số khác.

Trên thực tế, việc chạy nhiều ứng dụng và quy trình cùng lúc mà không có thời gian nghỉ và tắt hợp lý có thể dẫn đến tình trạng cạn kiệt bộ nhớ và tài nguyên. Nhiều lỗi nhỏ cũng được khắc phục đơn giản bằng cách khởi động lại thiết bị.

“Tóm lại, nên tắt máy nếu không sử dụng trong một khoảng thời gian đủ dài”, TechNext24 khuyến cáo. “Trong khi đó, chế độ Chờ là lựa chọn tốt nếu người dùng cần sử dụng lại máy tính trong thời gian ngắn, vì khi đó họ có thể đánh thức thiết bị nhanh chóng, không cần khởi động lại mọi thứ”.

Bảo Lâm