Lưu trữ thẻ: zalo

Những lý do thành công của Zalo

Tại sao Zalo có thểm vươn lên vị trí số 1 thị trường OTT chỉ trong thời gian ngắn như vậy? VNG và nhóm phát triển đã làm những gì với sản phẩm từng đứng trước bờ vực thẳm này? Tại sao một sản phẩm thuần Việt như Zalo lại có thể đánh bật các ông lớn như Kakao Talk (Hàn Quốc), WeChat (Trung Quốc), Line (Nhật Bản) hay đặc biệt nhất là Viber ra khỏi thị trường OTT Việt Nam?

Đó là câu hỏi mà chắc chính nhóm phát triển Zalo cũng cảm thấy khó trả lời ngay lập tức. Nếu tìm hiểu về sản phẩm “cây nhà lá vườn” này, chắc sẽ không ít nguời thấy bất ngờ khi biết rằng Zalo bắt đầu với vết xe đổ, áp dụng phiên bản web, nhóm phát triển Zalo đã tự đẩy mình vào thế bí, khiến sản phẩm đầu tay đứng trên bờ vực thẳm. Nhưng ngay sau đó, nhóm đã nhận ra sai lầm và thay đổi chiến thuật, tập trung vào mục tiêu giúp người dùng nhắn tin miễn phí nhanh, ổn định trong điều kiện cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn yếu kém. Tuy nhiên, cũng chỉ nửa năm sau (1/2013) ứng dụng thuần Việt này đã đánh bật cả gã khổng lồ đang ngự trị bảng xếp hạng lúc đó là WeChat.

Các đối thủ của Zalo khi ấy nổi bật nhất là Wechat, Viber, Line và Kakao Talk. Tuy nhiên, LineKakaoTalk không thực sự tập trung vào mục đích, nhu cầu của người dùng Việt Nam, Viber thì không có chức năng gọi video. Còn Wechat, câu nói “trèo càng cao, ngã càng đau” quả thực vô cùng đúng với ứng dụng Trung Quốc này. Lợi dụng tập khách hàng đông đảo và vị thế tưởng như không thể thay đổi của mình, WeChat đã ngầm tích hợp bản đồ “đường lưỡi bò” vào sản phẩm, điều này đã gặp phải sự phản đối vô cùng kịch liệt, khiến WeChat bị “xóa sổ” gần như ngay lập tức trong thị trường OTT Việt Nam. Đúng lúc này, Zalo trở lại với những thay đổi, cải tiến mới trong sản phẩm đánh thẳng vào thị trường người dùng Việt Nam.

Nếu chỉ nhìn qua, thành viên muộn nhất của “đại gia đình” OTT không có gì nổi bật, thậm chí là kém cạnh rất nhiều so với các anh chị của nó, tuy nhiên, sâu sa bên trong, nếu các ứng dụng kia chỉ hoạt động được trên smartphone với Wifi hoặc sóng 3G ổn định, thì Zalo có thể chạy ngon lành kể cả với 2G, 2,5G ngay trên những chiếc điện thoại cảm ứng “bình dân”. Chính bởi lý do này, Zalo trở nên thân thiện, dễ gần và phù hợp với người dùng Việt Nam tại thời điểm ấy, khi những chiếc smartphone có giá tới cả chục triệu đồng.

Cùng nhìn lại quá trình phát triển, đuợc ra mắt lần đầu tiên vào tháng 8/2012, Zalo gần như nấp bóng các “anh chị em” trước đó. Khi không ai tin rằng sản phẩm Việt Nam có thể đánh bại những cường quốc về Công Nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì chỉ khoảng 6 tháng sau, “giấc mơ của những chàng Don-ki-sot” đã tạo ra cuộc Cách mạng chưa từng có, một cuộc lật đổ vô cùng ngoạn mục với không chỉ những Line hay Viber, mà là với chính “ông trùm bất khả chiến bại” WeChat, đó là chiếm lĩnh vị trị số 1 trên App Store Việt Nam. Theo điều tra mới nhất, Zalo xếp thứ 2, chỉ sau Facebook về số người sử dụng bằng 3G. Điều đó cho thấy, Zalo là OTT trong nước duy nhất trong top các OTT được người dùng 3G yêu thích.

Có thể điểm qua một số tính năng nổi bật, và cũng có thể coi là lý do thành công của Zalo như sau:

Không ai, kể cả “cha đẻ” của Zalo có thể ngờ rằng, chỉ trong thời gian ngắn như vậy, “đứa con” của mình lại có thể thành công đến thế. Có lẽ, chính nhờ sự kiên trì, nhờ sức mạnh của niềm tin và khao khát chiến thắng đã đưa một sản phẩm từng ở bên bờ vực chiến thắng những người khổng lồ và đưa người dân Việt Nam tới gần hơn với giấc mơ các sản phẩm Công Nghệ trong nước sẽ sánh ngang, thậm chí là vượt qua sản phẩm tương tự của thế giới, điều mà không ai dám nghĩ tới, cho tới khi Zalo làm được điều đó.

Những ứng dụng họp trực tuyến miễn phí

Zoom

Họp online đang là xu thế toàn cầu trong thời đại dịch Covid-19. Các ứng dụng hội nghị trực tuyến miễn phí dưới đây sẽ giúp bạn giao tiếp, hoàn thiện công việc dễ dàng ngay tại nhà.

Nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng ta không chỉ có nhiều app gọi video trực tiếp mà còn cả ứng dụng hội thảo, họp online giữa nhiều người. Bạn không cần lo nghĩ tới dịch vụ phức tạp hay phải trả tiền để tham gia cuộc gọi nhóm bởi các ứng dụng dưới đây đều miễn phí.

Zoom

Zoom là cái tên mới nổi trong những ngày bùng phát virus corona. Nó là ứng dụng học trực tuyến, họp online qua video tiện lợi được giáo viên và nhiều công ty yêu thích bởi tính tiện lợi, miễn phí và đa năng. Các giáo viên có thể chia sẻ ID tham gia lớp học cho toàn bộ học sinh trong lớp. Thực hiện hội nghị trực tuyến tại doanh nghiệp cũng vô cùng dễ dàng với 100 người cùng lúc.

Microsoft Teams

Microsoft Teams là ứng dụng chat nhóm, họp online bảo mật, đáng tin cậy và thay thế hoàn hảo cho Zoom. Ứng dụng cho phép người dùng kết nối hầu hết ứng dụng dựa trên đám mây nên có khả năng sao lưu và đồng bộ dữ liệu cao. Nhờ đó, người dùng cũng dễ dàng quản lý dự án của cả đội ở bất cứ nơi đâu. Toàn bộ các cuộc họp, tập tin, thảo luận của cả đội đều nằm ower cùng một workspace chung. Đặc biệt, Microsoft Teams không chỉ hỗ trợ chat riêng tư, theo nhóm mà còn cung cấp tính năng kết nối trực tiếp qua cuộc gọi audio hoặc video chất lượng HD. Với ứng dụng họp online chất lượng cao này, bạn hoàn toàn có thể tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất bằng cách lưu lại thông tin thảo luận, tùy biến thông báo và tìm kiếm nhanh dữ liệu cần thiết.

Giới hạn gọi video nhóm: 250 người

Cisco Webex Teams

Cisco Webex Teams là ứng dụng họp nhóm miễn phí, được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng. Tương tự như Zoom, bạn có thể thoải mái giao lưu, trao đổi, tổ chức họp online nhanh chóng và chia sẻ tập tin an toàn ngay trên không gian làm việc của Cisco Webex Teams. Đặc biệt, Cisco Webex Teams còn tích hợp các danh mục quản lý công việc hiệu quả, theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên. Còn điều gì tuyệt hơn nữa? Hãy tải & trải nghiệm ứng dụng họp trực tuyến miễn phí này, bạn sẽ hiểu tại sao các công ty lớn lại thích nó đến thế!

Cisco Webex Meetings

Đúng như tên gọi, Cisco Webex Meetings là phần mềm họp trực tuyến chuyên nghiệp. Ứng dụng cung cấp mọi tính năng gọi video, tổ chức hội thảo online cho tới 100.000 cùng lúc. Với giao diện thoáng mắt, bố cục khoa học, mọi thành viên trong đội có thể tham gia họp ngay khi cài Cisco Webex Meetings trên thiết bị.

Facebook Messenger

Facebook Messenger là ứng dụng nhắn tin vô cùng quen thuộc với hầu hết người dùng mạng khắp thế giới. Ngày càng có nhiều người dùng app này để duy trì kết nối với mọi người, lập kế hoạch hay chia sẻ câu chuyện vui. Với 245 triệu người thực hiện gọi video trong Messenger mỗi tháng, Facebook đã mang tới tính năng biến chat nhóm thành trò chuyện trực tiếp (mặt đối mặt) ở bất cứ nơi đâu.

Zalo

Zalo là ứng dụng nhắn tin, chat nhóm miễn phí phổ biến nhất của người Việt. Mới đây, hãng đã ra mắt tính năng gọi video nhóm cực dễ sử dụng. Tuy nhiên, tính năng này mới chỉ hỗ trợ gọi 4 người một lúc nên chỉ phù hợp với nhóm nhỏ.

Google Meet

Google Meet (Hangouts Meet) là ứng dụng họp trực tuyến miễn phí do “ông hoàng Internet” cung cấp , đảm bảo sẽ mang tới cho bạn sự hài lòng khi họp hay tổ chức hội nghị online ở bất cứ nơi đâu.

Google Meet cho phép bạn tổ chức cuộc họp online với hàng chục người cùng lúc. Bạn chỉ cần mở cuộc họp rồi mời thành viên tham gia. Ứng dụng được thiết kế đặc biệt dành cho các nhóm gặp khó khăn về khoảng cách địa lý.

Google Hangout

Một sản phẩm chat video nhóm khác của Google. Ắt hẳn ai dùng Gmai cũng thân thuộc với nó. Nó cung cấp nhiều tính năng hữu ích, bao gồm gửi tin nhắn, gọi audio & video miễn phí. Bạn có thể tăng cảm xúc cho cuộc trò chuyện bằng emoji sinh động.

Whereby

Whereby (tên cũ là Appear.in) cung cấp hội thảo video đơn giản cho các nhóm nhỏ. Nó là công cụ tiện lợi để thực hiện nhanh các cuộc họp đặc biệt.

Đầu tiên, bạn cần ghé thăm web Whereby, đăng ký tài khoản. Sau đó, bạn có thể tạo phòng chat với URL lựa chọn, rồi gửi đường link đó tới bạn bè qua text, email hoặc các phương tiện khác. Họ ngay lập tức có thể tham gia buổi họp online cùng bạn (mà không cần phải đăng ký). Whereby chạy trên mọi trình duyệt phổ biến hiện nay và bạn không cần tải hay cài phần mềm. Web tạo cuộc gọi video không cần đăng ký cho các thành viên.

Whereby cho phép tạo cuộc họp online miễn phí lên tới 4 người/phòng. Bạn có thể “khóa” phòng nếu là người chủ trì, yêu cầu khách phải “gõ cửa” khi truy cập liên kết URL. Điều này cho phép bạn thấy ai đang muốn tham gia và từ chối họ nếu thấy không phù hợp. Dịch vụ miễn phí này cũng bao gồm tính năng chia sẻ màn hình, nhắn tin.

Nhìn chung, Whereby là công cụ họp trực tuyến nhanh, đơn giản và không cần cài đặt. Nó là lựa chọn hoàn chảo để trò chuyện cùng người thân không rành công nghệ. Bạn có thể đăng ký nâng cấp lên gói Pro, nhưng điều đó thường không cần thiết cho mục đích sử dụng thông thường.

Google Duo

Dù Hangout của Google là ứng dụng họp qua video chất lượng nhưng Google Duo dễ dùng, bóng bẩy và tươi mới hơn. Bạn chỉ cần cung cấp số điện thoại để sử dụng, thay vì đăng ký tài khoản Google. Google Duo là ứng dụng gọi nhóm lên tới 8 người. Nó hỗ trợ đa nền tảng, bao gồm Android, iOS và trình duyệt web.

FreeConference

Bạn muốn tìm trang giống Gruveo nhưng cung cấp nhiều tính năng hơn? Đúng như tên gọi, FreeConference mang tới các cuộc gọi hội thảo qua video chuyên nghiệp mà không tốn chi phí. Bạn sẽ tìm thấy nhiều tính năng hướng tới doanh nghiệp hơn so với các dịch vụ tương tự khác, ví dụ như thấy số điện thoại tham gia cuộc họp…

FreeConference cho phép bạn lập lịch cuộc họp, gửi lời nhắc tự động, nhưng bạn cũng có thể bắt đầu cuộc họp tức thì nếu không cần thông báo trước. Những cuộc gọi chia sẻ màn hình cùng các điều khiển giúp bạn dễ dàng tắt âm người gọi ồn ào. Bạn có thể theo dõi buổi họp qua app trên mobile.

FreeConference bản miễn phí giới hạn 1.000 cuộc gọi audio (miễn phí họp gọi quốc tế) và 5 người tham gia cuộc họp online. Bạn phải nâng cấp lên gói trả phí để tăng số người tham gia và thêm tính năng như ghi âm cuộc gọi. Tuy nhiên, việc này không cần thiết với những ai chỉ dùng FreeConference cho mục đích cá nhân.

WhatsApp

Một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, bao gồm cả gọi video họp nhóm qua video miễn phí chính là WhatsApp. Với lượng người dùng “khổng lồ”, bạn dễ dàng liên hệ bạn bè, đồng nghiệp khắp 4 phương.

Chỉ cần bắt đầu gọi video với 1 số liên hệ, sau đó, bạn có thể mời thêm những người khác cùng tham gia. Đáng tiếc, tính năng này hiện mới chỉ hỗ trợ mobile. Hi vọng nó sớm có mặt trên WhatsApp Web.

Giới hạn gọi video nhóm: 4 người

Không có danh sách ứng dụng gọi họp trực tuyến qua video miễn phí nào hoàn thiện mà thiếu Skype. Có thể nói đây là ứng dụng giao tiếp phổ biến nhất cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện nay. Skype hỗ trợ đa nền tảng, cho phép kết nối bạn bè dễ dàng qua cuộc gọi video, thậm chí bao gồm cả chia sẻ màn hình.

Tối đa 50 người có thể tham gia chat nhóm trên Skype. Cuộc gọi video sẽ được phép kéo dài tới 4 tiếng. Nhờ đó, bạn thường không gặp vấn đề gì khi giao tiếp nếu có kết nối Internet mạnh.

Nếu cần giải pháp tập trung vào doanh nghiệp nhiều hơn, Skype for Business Basic là lựa chọn thay thế hoàn hảo. Nó bao gồm các tính năng thiết yếu như hỗ trợ họp, hiển thị trạng thái Free/Busy…