Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

Apple có thể ra Mac mini, MacBook Pro M4 trong tháng 10

Mac mini có thể được cập nhật lên chip M4, mỏng hơn trong tháng này. Ảnh minh họa: Appleinsider

Theo Macrumors, sau khi ra mắt iPad mini 7, Apple tiếp tục có thêm một sự kiện dành cho máy tính Mac trong tháng 10 “không phải điều bất thường”. Năm ngoái, công ty cũng tổ chức sự kiện trực tuyến dài 30 phút vào cuối tháng 10 để giới thiệu MacBook Pro, iMac dùng chip M3.


Mac mini có thể được cập nhật lên chip M4, mỏng hơn trong tháng này. Ảnh minh họa: Appleinsider

Mac mini có thể được cập nhật lên chip M4 và mỏng hơn. Ảnh minh họa: Appleinsider

Một số nguồn tin cho biết các bản cập nhật cho dòng máy Mac trong tháng này được đánh giá quan trọng hơn so với một năm trước. Hai mẫu MacBook Pro 14 và 16 inch sẽ có các tùy chọn dùng chip M4 Pro và M4 Max. Vi xử lý mới nhiều khả năng vẫn sản xuất trên tiến trình 3 nm nhưng có hiệu năng mạnh hơn so với chip M4 trên iPad Pro ra mắt tháng 5.

Apple thường giới thiệu các dòng chip tiêu chuẩn trước trên MacBook Air hoặc với iPad Pro, sau đó ra các bản chip cao hơn dành cho dòng Pro.

Trong khi đó, Mac mini được cho là sẽ có thiết kế mới so với năm 2010. Đây cũng có thể là điểm nhấn lớn nhất trong sự kiện sắp tới. Máy mỏng và nhỏ hơn, gần giống Apple TV. Hai cổng USB-C tích hợp ở mặt trước, gần giống phiên bản thu nhỏ của Mac Studio.

Mac mini bản hiện tại sử dụng chip M2, giá khởi điểm 14,9 triệu đồng cho bản dung lượng RAM 8 GB và bộ nhớ trong 256 GB.


Hoài Anh

Mở cổng bình chọn ý tưởng cuộc thi Data For Life 2024

Cổng bình chọn trực tuyến Data For Life 2023. Ảnh: Ban tổ chức

Tại cuộc họp ban chỉ đạo và công bố danh sách các đội thi vào vòng thuyết trình Data For Life 2024, ngày 13/10, ban tổ chức đã công bố 46 ý tưởng vào vòng thuyết trình. Để tăng kịch tính cho cuộc thi, cũng như tăng cơ hội vào vòng chung kết, ban tổ chức triển khai cổng bình chọn trực tuyến.

Theo đó, từ nay tới 24/11, 46 ý tưởng vào vòng sơ khảo (thuyết trình) sẽ được đăng tải lên landing page cuộc thi. Độc giả sẽ bình chọn cho ý tưởng, sản phẩm mình yêu thích. Các đội có lượt bình chọn cao nhất sẽ được cộng điểm thưởng vào bảng điểm tổng của vòng chung khảo Top 10 chọn ra Top 5. Ban tổ chức chỉ ghi nhận điểm vote dự án ở phiên bản tiếng Việt.





Cổng bình chọn trực tuyến Data For Life 2023. Ảnh: Ban tổ chức

Cổng bình chọn trực tuyến Data For Life 2023. Ảnh: Ban tổ chức

Cuộc thi Dữ liệu cho cuộc sống – Data For Life 2024 diễn ra từ 19/7. Kết thúc vòng nhận hồ sơ trực tuyến ngày 21/9, ban tổ chức cho biết đã nhận được bài dự thi từ 376 đội với 925 thí sinh đăng ký, trong đó có 4 đội thi nước ngoài, đến từ Australia, Singapore, Hàn Quốc và Indonesia. So với năm 2023, số lượng đội thi đăng ký năm nay tăng hơn 90%, thí sinh đăng ký tăng gần 72%.

Theo PGS.TS, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi, năm nay, cuộc thi không chỉ mang tính chất quốc gia mà đã mở rộng phạm vi ra tầm quốc tế. Điều này đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ, với sự tham gia của các đội đến từ nhiều quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc mở rộng đối tượng tham gia đã mang lại sự đa dạng về ý tưởng, văn hóa và cách tiếp cận vấn đề, tạo ra sự cạnh tranh hấp dẫn và thú vị hơn.

Theo ông Cương, phần lớn bài thi năm nay đa dạng về lĩnh vực, sáng tạo, tận dụng được bộ dữ liệu giả lập do ban tổ chức cung cấp cũng như nguồn dữ liệu mở để đưa ra những ý tưởng độc đáo và hữu ích, có giá trị trong cuộc sống.

Dự kiến, vòng sơ khảo (thuyết trình) sẽ diễn ra ngày 26/10, tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Sau đó các đội sẽ có một tháng để demo sản phẩm.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống (Data for Life 2024) do Trung tâm Dữ liệu và dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); Đại học Bách khoa Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp tổ chức. Báo VnExpress là đơn vị bảo trợ truyền thông.

Cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin từ các tài năng trẻ nhằm phục vụ phục vụ xây dựng Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số.

Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày 26/11. Tổng giá trị giải thưởng dự kiến là 390 triệu đồng gồm: một giải nhất 300 triệu đồng; một giải nhì 50 triệu đồng; một giải ba 30 triệu đồng; một giải khuyến khích 10 triệu đồng. Đặc biệt, các sản phẩm đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo – Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nguyễn Phượng



Kyna English ứng dụng Bizfly Simple Storage để tối ưu vận hành và giảm chi phí lưu trữ ổ cứng

Kyna English ứng dụng Bizfly Simple Storage để tối ưu vận hành và giảm chi phí lưu trữ ổ cứng- Ảnh 2.
Kyna English ứng dụng Bizfly Simple Storage để tối ưu vận hành và giảm chi phí lưu trữ ổ cứng- Ảnh 1.

Tiên phong trong chuyển đổi số nhờ nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới, Kyna English tìm ra cách ứng dụng hiệu quả

Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, Kyna English luôn kiên trì với sứ mệnh mang đến các chương trình đào tạo tiếng Anh chất lượng cao cho thế hệ trẻ và tận dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm, sẵn sàng thay thế các phương pháp học truyền thống đang sử dụng. Kyna English đã và đang chuẩn bị để thích ứng trong một kỷ nguyên AI với rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá.

Vào tháng 8/2024, Kyna English đã ra mắt sản phẩm Kyna AI Tutor – Gia sư AI. Tính năng này có thể sử dụng được cả trên giao diện web và mobile app, giúp học viên luyện phát âm và nhập vai giao tiếp tiếng Anh không giới hạn với gia sư AI. Hiệu quả và trải nghiệm học tập đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ học viên.

Kyna English cung cấp đa dạng các chương trình học tiếng Anh như: Học giao tiếp (2 kỹ năng Nghe – Nói); Học toàn diện 4 kỹ năng; Học theo chương trình SGK của BGD; Luyện thi chứng chỉ quốc tế Cambridge/ IELTS.

Bên cạnh đó, Kyna English đáp ứng nhu cầu học tập từ cá nhân đến doanh nghiệp với đa dạng hình thức như: Học 1 kèm 1, học theo nhóm nhỏ, tự học cùng ứng dụng và gia sư AI.

Kyna English ứng dụng Bizfly Simple Storage để tối ưu vận hành và giảm chi phí lưu trữ ổ cứng- Ảnh 2.

Không chỉ đứng hàng đầu tại Việt Nam với hàng trăm ngàn học viên, Kyna English còn mở rộng sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Lào, Malaysia và trở thành một trong những địa chỉ học trực tuyến đáng tin cậy.

Học tập tại Kyna English, học viên được tự chọn tối đa từ hình thức, chương trình, thời gian đến giáo viên mong muốn. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận từ đội ngũ Kyna English nhằm mang lại trải nghiệm học tập tốt với chi phí và thời gian tối ưu.

Chia sẻ về hành trình số hóa mô hình khi thành lập vào năm 2013, trong bối cảnh thị trường học tập trực tuyến vẫn còn sơ khai tại Việt Nam, Kyna English đã vận hành với định hướng:

Sử dụng công nghệ để thay đổi cách học tập, làm việc, tuyển dụng, đào tạo… hiệu quả hơn.

Đi trước và đón đầu các xu hướng mới: Mô hình học 1 kèm 1 online ra mắt trước đại dịch Covid-19, mang đến trải nghiệm học trực tuyến không khác gì học trực tiếp.

Kết nối và tương tác với khách hàng thông minh và nhanh chóng hơn thông qua các nền tảng chat và thông báo tự động ở từng điểm chạm.

Tối ưu hóa quy trình và tăng hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ để thay thế sức người trong các công việc lặp đi lặp lại, xử lý hàng loạt dữ liệu.

Ra quyết định dựa trên dữ liệu với rất nhiều các loại báo cáo được cập nhật liên tục theo thời gian thực…

Giải quyết bài toán lưu trữ dữ liệu để đơn giản hóa quy trình, tối ưu vận hành và chi phí

Trong mô hình của Kyna English, dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống luôn cần dữ liệu sẵn sàng để đáp ứng khi các khóa học đang diễn ra trong thời gian thực. Việc tối ưu hóa quy trình lưu trữ và truyền tải dữ liệu giúp duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo trải nghiệm cho người dùng cuối (học viên).

Trước đây, Kyna English lưu trữ dữ liệu trên Disk (ổ đĩa), sau đó đồng bộ về một máy chủ trung tâm. Tiếp theo, hệ thống sẽ thực hiện tác vụ định kỳ để xóa các dữ liệu không cần thiết hoặc đã cũ.

Với phương án triển khai này, tất cả dữ liệu phải lưu trữ trên Disk ở nhiều máy, sau đó phải có giải thuật đồng bộ dữ liệu giữa các máy với nhau. Chưa kể, việc xóa thủ công dữ liệu không cần thiết cũng phải được thực hiện. Điều này dẫn đến chi phí cao và vận hành kiến trúc phức tạp.

Để giải quyết các vấn đề này, Kyna English sử dụng Bizly Simple Storage trong mô hình. Dữ liệu mới nhất sẽ được lưu tại Disk để phục vụ truyền tải thời gian thực cho các lớp học trong một khoảng thời gian. Sau khi hết thời gian lưu trên Disk, sẽ chuyển sang S3 lưu thêm một khoảng thời gian nữa và hết thời hạn sẽ tự động xóa. Từ đó không còn cần thao tác xóa thủ công, đồng thời tiết kiệm chi phí dữ liệu.

Kyna English ứng dụng Bizfly Simple Storage để tối ưu vận hành và giảm chi phí lưu trữ ổ cứng- Ảnh 3.

Khả năng mở rộng linh hoạt: Doanh nghiệp không cần lo lắng về việc đầu tư phần cứng nhưng vẫn đảm bảo lưu trữ không giới hạn dữ liệu về các buổi học Tutoring (học kèm trực tuyến) với chi phí hợp lý.

Tính sẵn sàng cao về dữ liệu trên môi trường cloud, bảo mật, an toàn.

Dễ dàng tích hợp với hệ thống bên ngoài của Kyna English để tối ưu vận hành và chi phí.

Quản lý dữ liệu hiệu quả: Sử dụng các class/lớp lưu trữ để di chuyển dữ liệu về các class có chi phí thấp hơn tùy thuộc vào nhu cầu.

Bizfly Simple Storage hiện cung cấp 2 class là Cold (chi phí thấp cho lưu trữ lâu dài) và Standard (cho các dữ liệu có tần suất truy cập cao). Hệ thống tự động chuyển dữ liệu sang Cold khi nhu cầu truy xuất giảm.

“Với mục tiêu tối ưu hóa chi phí và tăng khả năng linh hoạt trong việc chọn lựa dịch vụ hạ tầng, Kyna English đã ưu tiên sử dụng Multi-Cloud và Bizfly Cloud là nhà cung cấp quan trọng, đáp ứng các dịch vụ thích hợp về doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong tương lai.” – Đại diện Kyna English chia sẻ.

Chuyển đổi số là quá trình các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng công nghệ kỹ thuật số để cải thiện quy trình, sản phẩm và dịch vụ. Đây là một hành trình từ đơn giản tới phức tạp, với mỗi giai đoạn đòi hỏi sự thay đổi và thích ứng nhất định. Doanh nghiệp nên bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản nhất, những bài toán nhỏ nhất, những mục tiêu nhỏ nhất, sau đó mới thay đổi và áp dụng dần theo từng giai đoạn. Nếu nhà cung cấp dịch vụ Cloud và tổ chức sử dụng dịch vụ cùng hợp tác, cùng thấu hiểu các yêu cầu lẫn nhau thì sẽ mang lại thành công cho cả hai.

Bị ngân hàng ‘khai tử’, thẻ từ ATM lạc hậu thế nào so với thẻ chip?

Bị ngân hàng 'khai tử', thẻ từ ATM lạc hậu thế nào so với thẻ chip?- Ảnh 1.

    Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng thông báo dừng giao dịch thẻ từ và chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với thẻ chip nhằm hạn chế rủi ro giao dịch thẻ, gia tăng mức độ an toàn, bảo mật cao.

    Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngày 31/12/2021 là hạn cuối mà 100% thẻ ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hoạt động tại Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

    Thông tư cũng quy định đến ngày 31/3/2021, các tổ chức phát hành thẻ thực hiện phát hành thẻ có BIN (mã tổ chức phát hành thẻ) do NHNN cấp phải tuân thủ tiêu chuẩn về thẻ chip nội địa.

    Vì thế các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ kể từ năm 2021, đồng thời phát hành miễn phí thẻ ghi nợ công nghệ chip contactless. Để tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian chuyển đổi, các ngân hàng vẫn cho phép giao dịch bằng thẻ từ. Tuy nhiên, gần đây, nhiều ngân hàng quyết định “khai tử” thẻ từ nhằm nâng cao bảo mật cho khách hàng cũng như tuân thủ các quy định của NHNN trong việc sử dụng thẻ.

    Vậy thẻ từ và thẻ chip khác nhau thế nào?

    Thẻ ngân hàng gắn chip là thẻ có kích thước theo tiêu chuẩn như thẻ ATM thông thường, tuy nhiên ở mặt trước thẻ có con chip. Nhiệm vụ của con chip này là lưu trữ, mã hóa thông tin cá nhân để tăng bảo mật dữ liệu khi thực hiện các giao dịch tại máy quạt thẻ, các cửa hàng, các cây ATM.

    Hiện nay, thẻ ngân hàng có gắn chip gồm 2 loại phổ biến bao gồm:

    Loại thẻ gắn chip có tiếp xúc: Đặt thẻ vào các khe nhận thẻ trên các đầu đọc mới được ghi, xóa, truy xuất dữ liệu.

    Loại thẻ gắn chip không tiếp xúc: Không cần tiếp xúc, cách khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin từ 2 đến 10 cm.

    Độ an toàn và bảo mật

    Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa thẻ từ và thẻ chip là mức độ an toàn. Thẻ từ sử dụng công nghệ mã hóa đơn giản, chỉ có một dải từ tính chứa thông tin cơ bản của chủ thẻ. Khi thông tin này bị đánh cắp, kẻ xấu có thể dễ dàng làm giả thẻ và thực hiện giao dịch.

    Ngược lại, thẻ chip sử dụng công nghệ EMV, có khả năng mã hóa thông tin phức tạp và tạo ra mã xác thực riêng cho từng giao dịch. Điều này làm giảm nguy cơ gian lận đáng kể.

    Bị ngân hàng 'khai tử', thẻ từ ATM lạc hậu thế nào so với thẻ chip?- Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Tnex.

    Khả năng tương thích

    Thẻ từ ngày nay ngày càng ít được chấp nhận, đặc biệt là tại các máy POS (Point of Sale) và ATM mới. Nhiều ngân hàng và cửa hàng đã bắt đầu từ chối thẻ từ, khiến việc thanh toán trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, thẻ chip được chấp nhận rộng rãi hơn và có thể sử dụng để thanh toán không tiếp xúc, giúp quá trình giao dịch nhanh chóng và tiện lợi hơn.

    Tính năng công nghệ

    Thẻ chip không chỉ mang lại khả năng bảo mật cao mà còn tích hợp nhiều tính năng tiên tiến như thanh toán không tiếp xúc (contactless payment) qua công nghệ NFC. Người dùng chỉ cần chạm thẻ vào máy quẹt mà không cần đưa thẻ vào, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu tiếp xúc vật lý. Trong khi đó, thẻ từ không có những tính năng này, làm cho chúng trở nên lạc hậu.

    Quản lý tài chính thông minh

    Nhiều thẻ chip hiện nay đi kèm với ứng dụng di động cho phép người dùng quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn. Bạn có thể theo dõi chi tiêu, lập ngân sách và nhận thông báo ngay lập tức khi có giao dịch. Những tính năng này không có trên thẻ từ, khiến người dùng không thể tận dụng tối đa công nghệ để quản lý tài chính.

    Sau cuộc đua “đốt tiền” giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần

    Sau cuộc đua "đốt tiền" giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần- Ảnh 1.

      Bên cạnh thương mại điện tử và xe công nghệ, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam cũng là một trong những sân chơi sôi nổi nhất khu vực, thu hút loạt “tay to” tham gia.

      Sau cuộc đua "đốt tiền" giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần- Ảnh 1.

      Theo báo cáo của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa (GMV) trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2023 đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á với mức tăng 27%, trong khi các thị trường khác chỉ tăng trưởng một con số. Dữ liệu được tổng hợp từ 4 nền tảng Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek.

      Màu mỡ là vậy, song đây cũng là cuộc chiến “đốt tiền” mà thậm chí ông Niklas Ostberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin – từng nhận định sẽ “không bao giờ có lãi”.

      Sau tuyên bố đó, Baemin cũng đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam dù đang chiếm 5% tổng GMV trên thị trường (năm 2023).

      Gần nhất, Ahamove được biết đang làm lại cuộc chơi mới trong mảng Food – lĩnh vực doanh nghiệp này từng thất bại với dự án Lala 6 năm trước. Thậm chí, lần trở lại mới này Ahamove tuyên chiến với tham vọng 20% thị phần.

      Sau cuộc đua "đốt tiền" giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần- Ảnh 2.

      Số liệu của Vietdata cho thấy đã có đơn vị “về đích” trong cuộc chiến tưởng chừng không có hồi kết đó. Năm 2023, doanh thu thuần ShopeeFood đạt 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với 2022.

      Đối thủ trực tiếp của ShopeeFood là GrabFood – đơn vị của “gã khổng lồ” Grab. Nhưng con số doanh thu của ShopeeFood thậm chí đã ngang bằng với doanh thu của Grab Việt Nam (bao gồm cả giao hàng, giao thức ăn, vận chuyển hành khách…).

      photo-1728702599675

      Ảnh: Doanh thu của ShopeeFood đã ngang hàng Grab, nguồn: Vietdata.

       Sau cuộc đua "đốt tiền" giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần- Ảnh 4.

      Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng mạnh đạt mức gần 850 tỷ đồng. Sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh doanh giúp cho ShopeeFood cải thiện rõ rệt tình hình tài chính, sau 4 năm về với Tập đoàn SEA.

      Sau cuộc đua "đốt tiền" giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần- Ảnh 5.

      Ảnh: Grab tiếp tục tăng mạnh lợi nhuận, ShopeeFood bám sát với gần 1.000 tỷ.

      ShopeeFood có tiền thân là Foody, sáng lập bởi ông Đặng Hoàng Minh năm 2012, là mạng xã hội chuyên cung cấp đánh giá về quán ăn ở thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Đến năm 2016, Foody ra mắt DeliveryNow.

      Năm 2017, SEA mua lại Foody với giá khoảng 64 triệu USD và đổi tên Now thành ShopeeFood.

      Bên cạnh ShopeeFood, sự mát tay của SEA còn thể hiện ở Shopee khi doanh thu đơn vị này nhảy vọt 70% lên 18.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu bảng trong năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt mức hơn 1.400 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm dù giảm đi một nửa so với năm 2022.

      Grab được mệnh danh là “gã khổng lồ”, một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với trụ sở chính đặt tại Singapore. Tại Việt Nam, Grab sớm có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 2014, hiện đang chiếm giữ thị phần lớn nhất về gọi xe công nghệ tại Việt Nam.

      Năm 2018, Grab gây chú ý cực mạnh khi thâu tóm luôn đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình lúc bấy giờ là Uber vào cuối tháng 3 và trở thành “độc tôn” trong thị trường đầy tiềm năng này.

      Để có được “ngôi vương”, Grab cũng phải trả giá bằng việc thua lỗ liên tục nhiều năm liền. Năm 2023, Grab lần đầu có lãi.

      Sau cuộc đua "đốt tiền" giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần- Ảnh 6.

      “Ahamove sẽ không lặp lại thất bại trước đây” , ông Phạm Hữu Ngôn – CEO Ahamove – chia sẻ. Được biết, Ahamove là một công ty của Scommerce (tên cũ là Giao Hàng Nhanh), thành lập từ năm 2015.

      Trước sức nóng của thị trường Food Delivery thời điểm đó, Ahamove với thế mạnh giao hàng on-demand cho ra đời Lala vào cuối năm 2017, cạnh tranh trực diện với GrabFood và Now (tên ban đầu của ShopeeFood). Dù vậy, Lala đóng cửa sau hơn 1 năm ra mắt, khi không thể chịu nổi nhiệt từ cuộc đua “đốt tiền”.

      Trong lần trở lại này, Ahamove chọn hướng đi thông qua ứng dụng AI trên các nền tảng thứ ba như Facebook Messenger. Theo giới thiệu, AI Chatbot sẽ được tích hợp vào trang Facebook của từng nhà hàng, hỗ trợ toàn bộ quá trình đặt đơn của người dùng tự động gồm gửi menu, tư vấn món, lấy thông tin địa chỉ/số điện thoại và tính tổng giá trị đơn hàng.

      Sau khi người dùng xác nhận đặt đơn, Chatbot đồng thời thông báo cho nhà hàng để chuẩn bị đơn và thực hiện điều động tài xế Ahamove đi giao hàng. Ahamove dự tính quá trình tư vấn diễn ra trong 2 phút và giao hàng diễn ra trong khoảng 15 phút.

      AhaFood đã triển khai tại Đà Nẵng với 500 nhà hàng, đang thử nghiệm tại Hà Nội và Tp.HCM để mở rộng thị trường. Sắp tới, merchants (bên bán hàng) theo đại diện còn có thể tạo video content, giúp họ tích hợp với các kênh như Facebook, Zalo, Telegram… Merchants chỉ cần tập trung vào khâu chế biến món.

      Với hướng đi này, AhaFood định vị là bên cung cấp giải pháp AI cho merchants chứ không đảm nhiệm vai trò nền tảng thứ ba trong mảng Food. Ông Ngôn dự tính Ahamove có thể chiếm 20% thị phần mảng giao đồ ăn trong 2 – 3 năm tới.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 2.

      Buổi tọa đàm có sự tham dự của ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đại diện các nhà mạng Viettel, VNPT VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, ASIM, VNSKY và hơn 50 phóng viên báo đài nhằm trao đổi, thảo luận, đề xuất, kiến nghị về việc thực hiện ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only sau ngày 15/10/2024.

      Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra mục tiêu chậm nhất đến 15/9/2024 phải hoàn thành việc dừng công nghệ 2G. Đây là thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần số vô tuyến điện, để phù hợp với định hướng quy hoạch tần số vô tuyến điện.

      Tuy nhiên, ngày 13/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT về việc ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT ngày 30/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch băng tần 1710 – 1785 MHz và 1805 – 1880 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT ngày 10/5/2024 quy hoạch băng tần 880 – 915 MHz và 925 – 960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.

      Theo Thông tư mới, các quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 04/2024/TT- BTTTT sẽ được ngưng thi hành từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 15/10/2024. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian tắt sóng 2G sẽ được lùi 1 tháng so với quy định trước đó.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 1.

      Mạng 2G đã trở thành công nghệ lỗi thời và mạng cần được hiện đại hóa

      Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, lý do để tạm ngưng theo Thông tư số 10 là để đảm bảo nhu cầu thông tin trong thời gian cần thiết đủ để doanh nghiệp và người dân kịp thời khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3.

      Quyết định ngưng thời hạn tắt sóng 2G không làm thay đổi mục tiêu chiến lược của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc dừng cung cấp dịch vụ 2G mà chỉ nhằm xử lý tình huống khẩn cấp trước mắt, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân giữa lúc thiên tai diễn biến phức tạp. Ngoài ra, việc tạm hoãn này cũng sẽ giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi công nghệ, giúp giảm thiểu khó khăn trong việc tắt sóng 2G và đẩy nhanh tiến độ triển khai các công nghệ di động tiên tiến hơn tại Việt Nam.

      Hiện còn khoảng 700.000 thuê bao 2G Only

      Trong thời gian qua, các nhà mạng đã thực hiện hỗ trợ kinh phí máy điện thoại 4G Only kết hợp các gói cước chuyển đổi, đồng thời hỗ trợ lên tới 100% kinh phí máy điện thoại 4G. Các nhà mạng đều chuẩn bị số lượng máy điện thoại 4G để hỗ trợ bù máy (hỗ trợ 100% kinh phí) cho các thuê bao 2G Only của mình.

      Một số doanh nghiệp di động có chính sách hỗ trợ tặng máy không cần đăng ký gói cước cho các các hộ nghèo, cận nghèo, thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để chuyển đổi sang máy điện thoại 4G.

      Bên cạnh việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà mạng đẩy mạnh thực hiện truyền thông trực tiếp tới khách hàng, đồng thời tăng tần suất truyền thông, thông qua các hình thức.

      Cho đến thời điểm này, chỉ còn khoảng hơn 700.000 thuê bao 2G Only, đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương và các nhà mạng để thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 2.

      Ông Nguyễn Trọng Tính – Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom – phát biểu tại tọa đàm “Tắt sóng 2G trước giờ G”

      Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Tính – Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, tính đến ngày 10/10, mạng Viettel chỉ còn khoảng 360.000 thuê bao 2G Only. Theo đại diện của Viettel, tập thuê bao còn lại đa số ở nông thôn, miền núi, vùng xa xôi, nơi khó khăn nhất. Đối tượng khách hàng thường là người lớn tuổi, những người ít có nhu cầu sử dụng.

      Thời gian gần đây, gần như mọi đối tượng khách hàng đều được Viettel hỗ trợ máy 100% theo chính sách của công ty. Trong tháng 9 và tháng 10, số lượng khách hàng đến cửa hàng để chuyển đổi thiết bị là rất hiếm, các nhân viên Viettel phải đi trực tiếp đến tận nơi giúp khách hàng chuyển đổi. Với những kết quả này, mặc dù chưa đạt mục tiêu đặt ra là đưa thuê bao 2G Only về 0 nhưng Viettel vẫn phấn đấu đến ngày 15/10 đạt dưới 100.000 thuê bao 2G Only, tính cả các thuê bao 2G ở khu vực các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Nhà giàn DK1.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 3.

      Ông Đỗ Mạnh Dũng – quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VNPT VinaPhone – chia sẻ tại tọa đàm

      Ông Đỗ Mạnh Dũng – quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VNPT VinaPhone – chia sẻ, tính đến sáng 11/10, trên toàn mạng lưới VNPT chỉ còn khoảng 150.000 thuê bao 2G Only. Thời gian qua, VNPT đã rất nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

      Tháng 9 vừa qua là giai đoạn rất khó khăn. Nhiều tỉnh thành phố khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lụt. Với các khu vực đó, VNPT vừa phải đảm bảo khôi phục cơ sở hạ tầng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, hỗ trợ thông tin liên lạc cho các cấp chính quyền chỉ đạo điều hành công tác phòng chống lụt bão, vừa phải thực hiện các hoạt động hỗ trợ đổi máy cho khách hàng.

      Dự kiến, trong 4 ngày tới, VNPT vẫn sẽ tiếp tục huy động nhân viên trên toàn quốc để hỗ trợ chuyển đổi máy cho khách hàng, kể cả ở khu vực vùng sâu vùng xa, sẽ bố trí nhân lực phục vụ trực tiếp, với mục tiêu là qua ngày 15/10 chỉ còn dưới 100.000 thuê bao 2G.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 4.

      Ông Nguyễn Đình Dũng – Phó Ban Dịch vụ Viễn thông MobiFone – phát biểu tại tọa đàm

      Ông Nguyễn Đình Dũng – Phó Ban Dịch vụ Viễn thông MobiFone – cho biết, tính đến ngày 11/10, MobiFone chỉ còn 47.919 thuê bao 2G Only. Nếu tính theo tiêu chí không sử dụng thiết bị 2G trong 30 ngày, ARPU dưới 5.000 đồng, chỉ còn khoảng 20.000 thuê bao. Với tiến độ như vậy, sau 1 tuần nữa, lượng thuê bao 2G Only của MobiFone sẽ chỉ còn khoảng 10.000.

      Để đạt kết quả này, MobiFone đã triển khai nhiều chương trình, trong đó có việc hỗ trợ đổi máy, tặng máy Feature Phone 4G cho khách hàng. Số lượng từ ngày 1/9 đến 10/10 là 20.000 máy. Trong đó có 7.000 người được tặng máy 100% giá trị. Việc người dân chủ động chuyển đổi Feature Phone lên smartphone có công sức rất lớn của công tác truyền thông, tác động lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Đề xuất của MobiFone là cần tiếp tục truyền thông mạnh mẽ hơn.

      Ông Đặng Đình Tùng – đại diện Vietnamobile – cho biết, nhà mạng đã rất cố gắng và tính đến ngày 11/10, Vietnamobile còn khoảng 17.000 thuê bao 2G Only. Trong thời gian qua, nhà mạng đã làm tất cả biện pháp truyền thông, nhắn tin liên tục đến các thuê bao này. Tuy nhiên, Vietnamobile gặp khó khăn khi không đủ kinh phí hỗ trợ máy. Do đó, nhà mạng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục hỗ trợ về công tác truyền thông.

      Ông Quách Mạnh Lâm – Giám đốc đối ngoại ASIM – chia sẻ, đến cuối tháng 9, nhà mạng còn gần 5.000 thuê bao sử dụng máy Feature Phone. Thời gian qua, ASIM đã truyền thông đến tất cả khách hàng sử dụng thiết bị 2G qua nhắn tin (2 lần/tuần) và gọi điện trực tiếp. Do đặc thù ngay từ đầu đã cung cấp SIM 4G nên người dùng ASIM không gặp khó khăn gì khi chuyển sang dịch vụ 4G theo chính sách tắt sóng 2G.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 5.

      Tọa đàm có sự tham dự của đại diện các nhà mạng

      Đại diện VNSKY cho biết, do đặc thù sản phẩm chủ yếu là gói dịch vụ sử dụng Data nên lượng thuê bao 2G của VNSKY là rất ít, hiện tại, chỉ còn khoảng một vài nghìn thuê bao. VNSKY đã truyền thông về việc tắt sóng 2G, liên kết với chuỗi bán lẻ để người dùng khi có nhu cầu chuyển đổi máy có thể đến đó thực hiện.

      Đại diện Mobicast cho hay, với đặc thù là nhà mạng MVNO của VNPT, các thuê bao Mobicast tập trung vào thuê bao Data. Thời gian gần đây, việc cung cấp dịch vụ của Mobicast chủ yếu là Data, hạn chế cung cấp gói dịch vụ chỉ thoại nên lượng thuê bao 2G Only không đáng kể. Theo số liệu gần nhất, Mobicast chỉ còn 423 thuê bao 2G. Gần đây, Mobicast đã cung cấp dịch vụ miễn phí các gói dịch vụ Data cho các thuê bao này để hỗ trợ họ chuyển đổi.

      Đại Diện Đông Dương Telecom cho biết, tính đến ngày 10/10, nhà mạng còn 1.298 thuê bao 2G Only, dự kiến đến ngày 15/10 sẽ chỉ còn dưới 1.000 thuê bao. Thời gian qua, Đông Dương đã phối hợp với VNPT chặn một số thuê bao và truyền thông rộng rãi đến toàn bộ tập khách hàng 2G trên tất cả các kênh, đẩy mạnh việc nhắn tin mỗi tuần 3 lần.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 6.

      Ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông – phát biểu tại tọa đàm

      Đánh giá về những kết quả mà các nhà mạng đã làm trong thời gian qua, ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông – cho rằng: “Từ góc độ cơ quan quản lý viễn thông, chúng tôi thấy đây là kết quả thực sự ấn tượng, là sự nỗ lực quyết tâm lớn của các doanh nghiệp. Nhìn lại vào tháng 1/2024, toàn mạng có hơn 18 triệu thuê bao 2G. Đến giờ chỉ còn hơn 700.000 máy. Đây là nỗ lực vô cùng lớn khi chúng ta vừa giữ chất lượng mạng lưới, phát triển mạng 5G cũng như duy trì sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đã cho thấy trách nhiệm trong việc giảm số lượng thuê bao 2G”.

      Theo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp còn là sự vào cuộc của cơ quan truyền thông, báo chí, truyền hình đồng hành truyền thông chính sách của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông Nguyễn Phong Nhã gửi lời cảm ơn tới sự đồng hành tích cực của các cơ quan báo chí truyền thông, sự vào cuộc của Sở Thông tin và Truyền thông, tổ công nghệ số cộng đồng, các nhân viên phát triển thị trường – những người phải đến gặp trực tiếp khách hàng ở vùng sâu, xa, biên giới hải đảo để người sử dụng hiểu được mục tiêu, lợi ích của nhà cung cấp dịch vụ cũng như mục tiêu của cơ quan quản lý Nhà nước.

      Đảm bảo lợi tốt nhất của người dùng

      Mặc dù các biện pháp hỗ trợ chuyển đổi từ thiết bị 2G sang thiết bị 4G được triển khai rộng rãi nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp viễn thông, vẫn còn một số lượng lớn người dân chưa sẵn sàng thay đổi thiết bị đầu cuối.

      Theo đại diện VNPT, trong quá trình triển khai chương trình, nhà mạng gặp phải 4 khó khăn. Đầu tiên là việc truyền thông đến người dân, đặc biệt là hai nhóm rất khó truyền thông bao gồm: nhóm ở khu vực rất xa và nhóm ít dùng điện thoại, gọi cũng không nghe máy, trong số đó có những người dùng cao tuổi. Thứ hai là một bộ phận người dân vẫn sử dụng được thiết bị 2G Only, dù tác động bằng nhiều biện pháp truyền thông khác nhau nhưng chỉ khi không dùng được dịch vụ mới chấp nhận đổi máy, có một số người dân mua máy mới về rồi nhưng vẫn chưa đổi, chuyển sang máy mới. Thứ ba là do ảnh hưởng của bão lụt, nhiều khu vực không thể tiếp cận được và người dân tập trung khôi phục đời sống cá nhân trước khi quan tâm đến các hoạt động khác. Thứ tư là với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Cục Viễn thông, hiện nay, các nhà mạng có một số tiêu chí đế nhận diện thuê bao 2G, trong đó có một số thuê bao ở mạng này là 2G nhưng ở mạng khác lại nhận diện là hỗ trợ 3G, 4G. Nhà mạng cho biết, với tệp khách hàng này, VNPT sẽ cập nhật thường xuyên dựa trên tiêu chí của Cục Viễn thông để loại ra, sau thời điểm 15/10 vẫn sử dụng được vì máy nhận diện 2G nhưng hỗ trợ cả 3G và 4G.

      Sẵn sàng cho tắt sóng 2G sau ngày 15/10- Ảnh 7.

      Người dân tại các vùng sâu, vùng xa được nhà mạng đến tận nơi hỗ trợ đổi sang điện thoại 4G

      Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết, sau ngày 15/10, theo đúng quy định sẽ phải dừng cung cấp dịch vụ hai chiều gọi đi gọi đến đối với các thuê bao 2G Only. Do đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục phân tích hành vi người dùng thuê bao để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của người dùng.

      Các nhà mạng đã sử dụng nhiều hình thức truyền thông (tin nhắn OTT, SMS, CSKH…) nhưng cần sáng tạo thêm hình thức mới như: đếm ngược thời gian thuê bao 2G không còn được sử dụng, tăng cường lực lượng gặp gỡ khách hàng để đảm bảo người dùng được thông tin đầy đủ… từ đó thể hiện trách nhiệm của nhà mạng với quyền lợi người tiêu dùng.

      Vì nhiều lý do, có thể có người dùng chưa nắm được thông tin hay chưa có cơ hội đổi máy với nhà mạng. Do đó, trong 4 ngày tới, cần mạnh mẽ truyền thông hơn, Cục Viễn thông đề nghị các cơ quan truyền thông đồng hành cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp viễn thông để truyền thông tới người sử dụng.

      Với các thuê bao dừng cung cấp dịch vụ sau ngày 15/10, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông đề nghị các nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng để chuyển đổi các thuê bao này sang đầu cuối 4G để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

      Về vấn đề này, đại diện MobiFone cho biết, sau ngày 15/10, MobiFone sẽ chặn thiết bị 2G Only nhưng vẫn giữ lại tài khoản, thuê bao cho khách hàng để người dùng có thời gian chuyển đổi, đảm bảo bảo lưu cho tài khoản của khách hàng. Những thuê bao đã chuyển đổi từ Feature Phone lên smartphone, tự bỏ tiền mua máy, nhà mạng sẽ tặng gói cước…

      Trong khi đó, đại diện Vinaphone cho biết, tất cả thuê bao sẽ được bảo lưu tài khoản sau thời điểm 15/10. Vinaphone sẽ tiếp tục duy trì chính sách tặng máy, hỗ trợ máy cho khách hàng, tiếp tục hỗ trợ khách hàng tại các điểm của Vinaphone cũng như trực tiếp tại nhà để khách hàng sử dụng dịch vụ như: đổi SIM, hướng dẫn sử dụng, các chính sách ưu đãi trong thời gian đầu khi chuyển từ máy 2G sang 4G như trải nghiệm data để vào mạng.

      Đại diện Viettel cho hay, theo chính sách của các nhà mạng, nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ trong 2 tháng, nhà mạng sẽ khóa tài khoản, thu hồi số về kho. Tuy nhiên,Viettel sẽ đề xuất chính sách đặc biệt đối với thuê bao 2G còn lại để kéo dài thời gian.

      Hậu sự kiện Cybercab: Tưởng mở ra cuộc cách mạng về xe tự lái, hóa ra cổ phiếu Tesla cắm đầu lao dốc, đối thủ lại thăng hoa lên đỉnh

      Hậu sự kiện Cybercab: Tưởng mở ra cuộc cách mạng về xe tự lái, hóa ra cổ phiếu Tesla cắm đầu lao dốc, đối thủ lại thăng hoa lên đỉnh- Ảnh 1.

      Tesla, công ty đi đầu trong ngành công nghiệp xe điện, vừa ra mắt mẫu xe tự hành Cybercab trong một sự kiện được chờ đợi từ lâu. Tuy nhiên, thay vì được đánh giá như một bước ngoặt cách mạng về phương tiện đi lại, sự kiện này lại khiến nhà đầu tư lo lắng vì thiếu vắng các chi tiết rõ ràng.

      Trong khi đó, các công ty tưởng chừng sẽ bị đe dọa bởi sự kiện này như Uber và Lyft lại hưởng lợi, khi cổ phiếu của họ tăng vọt vì Tesla không đưa ra được tầm nhìn ngắn hạn cụ thể cho chiến lược xe tự hành.

      Ngay sau sự kiện ra mắt Cybercab, cổ phiếu của Tesla đã giảm gần 9%, đóng cửa ở mức 217,80 USD, đánh dấu sự sụt giảm 12% từ đầu năm và 17% trong 12 tháng qua. Trong khi đó, các đối thủ trong ngành dịch vụ chia sẻ xe như Uber và Lyft lại tăng mạnh, với cổ phiếu Uber tăng hơn 9% và đạt mức cao nhất trong vòng một năm qua. Lyft cũng ghi nhận mức tăng gần 10% trong ngày sau sự kiện.

      Hậu sự kiện Cybercab: Tưởng mở ra cuộc cách mạng về xe tự lái, hóa ra cổ phiếu Tesla cắm đầu lao dốc, đối thủ lại thăng hoa lên đỉnh- Ảnh 1.

      Tesla ra mắt Cybercab: Sự kiện lớn nhưng thiếu chi tiết

      Tại sự kiện “We Robot” của Tesla, CEO Elon Musk đã giới thiệu mẫu xe tự hành mới mang tên Cybercab, một chiếc xe hai chỗ với thiết kế không có vô lăng hay bàn đạp, và hoàn toàn tự động. Đây được xem là bước đi lớn của Tesla trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về một đội xe tự hành.

      Ông Elon Musk cho biết mẫu xe này sẽ được sản xuất trước năm 2027 với mức giá dưới 30.000 USD, và Tesla hy vọng sẽ triển khai công nghệ lái tự động không người giám sát vào năm sau tại Texas và California với các dòng xe hiện tại như Model 3 và Model Y.

      Hậu sự kiện Cybercab: Tưởng mở ra cuộc cách mạng về xe tự lái, hóa ra cổ phiếu Tesla cắm đầu lao dốc, đối thủ lại thăng hoa lên đỉnh- Ảnh 2.

      Cybercab của Tesla chỉ dành cho 2 hành khách

      Tuy nhiên, sự kiện đã không đưa ra được những thông tin quan trọng mà giới đầu tư mong đợi, khiến nhiều nhà phân tích nhận định rằng sự kiện này “gây thất vọng” với các mục tiêu xa vời và thiếu thực tế.

      Đầu tiên là thiếu thông tin chi tiết về việc nâng cấp công nghệ FSD: Elon Musk nhấn mạnh về tiềm năng của Full Self-Driving (FSD) – hệ thống lái tự động hoàn toàn – nhưng không cung cấp bất kỳ dữ liệu cụ thể nào về tiến độ cải tiến của công nghệ này. Mối lo ngại này càng lớn hơn nữa khi trong sự kiện, Tesla không cho thấy chi tiết nào về việc hợp tác trong trí tuệ nhân tạo với công ty của ông Musk, xAI.

      Hậu sự kiện Cybercab: Tưởng mở ra cuộc cách mạng về xe tự lái, hóa ra cổ phiếu Tesla cắm đầu lao dốc, đối thủ lại thăng hoa lên đỉnh- Ảnh 3.

      Chính ông Elon Musk cũng đi một chiếc Cybercab để rời khỏi sự kiện của Tesla

      Điều này khiến nhà đầu tư lo lắng vì FSD vẫn yêu cầu người lái giám sát, và hiện chưa có dấu hiệu cho thấy Tesla sẽ sớm đạt được mức độ tự động hoàn toàn mà không cần con người giám sát.

      Ngoài ra, một trong các điểm gây thất vọng lớn nhất của sự kiện là Tesla đã không đưa ra lộ trình rõ ràng về chiến lược kinh doanh cho đội xe tự hành. Các nhà đầu tư đã kỳ vọng sự kiện sẽ cung cấp thêm thông tin về cách Tesla dự định thương mại hóa Cybercab và làm thế nào để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành dịch vụ chia sẻ xe tự hành như Waymo và Cruise.

      Hậu sự kiện Cybercab: Tưởng mở ra cuộc cách mạng về xe tự lái, hóa ra cổ phiếu Tesla cắm đầu lao dốc, đối thủ lại thăng hoa lên đỉnh- Ảnh 4.

      Không có vẻ ngoài bóng bẩy như Cybercab, nhưng xe tự lái của Waymo thuộc Google đã được triển khai cho dịch vụ taxi từ lâu.

      Tiếp đó, dù ông Elon Musk luôn nổi tiếng với những tầm nhìn đầy tham vọng, nhưng việc đặt ra các mục tiêu mà nhiều người cho rằng không khả thi trong ngắn hạn đã gây ra sự lo ngại. Các nhà phân tích từ Forrester cho rằng mức giá dưới 30.000 USD cho mẫu xe Cybercab là không thực tế trong thời gian gần, trừ khi Tesla chấp nhận lỗ hoặc nhận được các khoản trợ cấp lớn từ bên ngoài.

      Điều này khiến các nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng Tesla có thể đưa Cybercab vào sản xuất thương mại theo đúng lịch trình đã đề ra, đặc biệt khi công nghệ xe tự hành vẫn đang gặp nhiều rào cản về quy định và độ an toàn.

      Hơn thế nữa, dù giới thiệu một chiếc xe có thiết kế ấn tượng, nhưng Tesla không cho thấy công nghệ của mình vượt trội hơn đối thủ. Các đối thủ như Waymo (thuộc Alphabet) và Cruise đã có những bước tiến vượt bậc trong việc triển khai xe tự hành trên đường phố công cộng. Waymo đã cung cấp dịch vụ xe tự hành thương mại cho người dùng tại nhiều thành phố ở Mỹ. Trong khi đó, Tesla vẫn còn rất xa mới đạt được mục tiêu có một đội xe tự hành hoàn toàn trên đường phố công cộng.

      Không chỉ dừng lại ở ảnh, tính năng Circle to Search sẽ sớm có khả năng tìm cả video

      Không chỉ dừng lại ở ảnh, tính năng Circle to Search sẽ sớm có khả năng tìm cả video- Ảnh 1.

      Một bản phân tích APK mới đây cho thấy Google đang nghiên cứu một tính năng mới có thể hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin trong video. Nhiều khả năng Google gọi tính năng mới là “Search this video” (Tìm kiếm video này).

      Không chỉ dừng lại ở ảnh, tính năng Circle to Search sẽ sớm có khả năng tìm cả video- Ảnh 1.

      Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung cụ thể trong bất kỳ video nào họ thấy trên điện thoại của mình. Bất kể là các video mà họ tự quay, các video được nhúng trên website hay thậm chí cả video trên các nền tảng như YouTube. Tính linh hoạt này sẽ là một lợi thế lớn, mang đến cho người dùng sự tiện lợi để tìm kiếm thông tin trong video.

      Hiện tại, Google chỉ cung cấp một số tùy chọn hạn chế cho việc tìm kiếm trong video. Bạn có thể sử dụng tính năng AI Overview để bắt đầu tìm kiếm bằng cách quay một đoạn video hoặc tận dụng công cụ “ask about this video” của Gemini khi đang xem YouTube. Tuy nhiên, tính năng mới hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm tối ưu hơn khi cho phép người dùng tìm kiếm thông tin trong bất kỳ video nào và bất kể nguồn gốc của nó.

      Không chỉ dừng lại ở ảnh, tính năng Circle to Search sẽ sớm có khả năng tìm cả video- Ảnh 2.

      Bằng chứng về tính năng mới này đã được phát hiện trong phiên bản 15.39.39.29.arm64 của ứng dụng Google trên Android. Trong đó có một chuỗi văn bản đáng chú ý khi nhắc đến tìm kiếm video kèm với “omnient”, đây là tên mã của Google cho tính năng Circle to Search. Ngoài ra, một biểu tượng mới liên quan đến omnient và phát lại video cũng đã được phát hiện.

      Vẫn còn nhiều câu hỏi như: tính năng này có hoạt động trong các ứng dụng mạng xã hội không? Nó sẽ hoạt động trên tất cả các thiết bị Android hỗ trợ “Circle to Search” hay chỉ trên các dòng điện thoại cao cấp?…

      Mặc dù có thể gặp nhiều thách thức, trở ngại về mặt kỹ thuật và Google chưa đã ra thống báo chính thức nhưng đây có thể coi là một công cụ AI hỗ trợ tìm kiếm thông tin rất đáng được chờ đợi trong thời gian tới.

      Siêu ứng dụng MoMo lập “cú đúp” tại Better Choice Awards 2024, trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số

      Siêu ứng dụng MoMo lập "cú đúp" tại Better Choice Awards 2024, trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số- Ảnh 1.

      Xuất sắc vượt qua 13 đối thủ để đạt giải thưởng của hạng mục Ứng dụng Tài chính – tiêu dùng năng động sáng tạo, siêu ứng dụng MoMo mới đây đã lập thêm cú đúp khi tiếp tục vinh dự giành được giải thưởng cao quý trong hạng mục Thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số tại Better Choice Awards 2024. Với thành tích lập được “cú đúp” vô tiền khoáng hậu, Siêu ứng dụng MoMo đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong việc ứng dụng công nghệ để cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho hàng triệu người dùng Việt Nam.

      Siêu ứng dụng MoMo lập "cú đúp" tại Better Choice Awards 2024, trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số- Ảnh 1.

      Với tầm nhìn mang lại các dịch vụ tài chính tiện lợi, dễ tiếp cận và tối ưu hóa chi phí, MoMo không chỉ là một ví điện tử, mà còn là một siêu ứng dụng tài chính toàn diện và thông minh.

      Hệ sinh thái tài chính số toàn diện

      MoMo không ngừng mở rộng và phát triển hệ sinh thái tài chính số của mình, đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của người dùng. Từ các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm, cho đến giải trí, du lịch và làm thiện nguyện, MoMo mang đến trải nghiệm liền mạch, giúp người dùng dễ dàng quản lý tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, việc hợp tác với hơn 70 tổ chức tài chính trong và ngoài nước đã giúp MoMo cung cấp các dịch vụ tài chính như vay vốn, tiết kiệm, và đầu tư ngay trên nền tảng của mình, tạo điều kiện cho hàng triệu người Việt tiếp cận các giải pháp tài chính hiện đại.

      Siêu ứng dụng MoMo lập "cú đúp" tại Better Choice Awards 2024, trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số- Ảnh 2.

      Để trở thành một ứng dụng tài chính được người dùng ưu tiên lựa chọn, ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo chia sẻ trong lễ nhận giải: ” Đối với khách hàng, tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn một ứng dụng tài chính là phải dễ sử dụng và an toàn bảo mật rất cao .”

      Điều thứ hai là phải có một hệ sinh thái lớn, vì khi có một hệ sinh thái lớn thì khách hàng có thể sử dụng, mua sắm các nhiều dịch vụ khác nhau để phục vụ cho cuộc sống của họ .”

      Và phần cuối cùng là phải phối hợp với nhiều đối tác để có nhiều chương trình khuyến mãi, cũng như trong bản thân ứng dụng thì cũng phải có nhiều chương trình tư vấn cho khách hàng để làm thế nào có thể chi tiêu hiệu quả, làm thế nào để có thể tiết kiệm và đảm bảo tài chính cá nhân ngày càng tốt hơn .”

      Đổi mới với công nghệ, tối ưu tiện ích

      Một trong những điểm nổi bật giúp MoMo giành giải thưởng Thương hiệu tiên phong là sự đổi mới không ngừng trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data, và Machine Learning. Điều này giúp MoMo cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, từ việc phân tích hành vi tài chính đến gợi ý các dịch vụ phù hợp với từng nhu cầu cá nhân đồng thời tối ưu hóa quy trình vay vốn, giảm thời gian xử lý tăng tỷ lệ phê duyệt.

      Siêu ứng dụng MoMo lập

      Bên cạnh đó, Siêu ứng dụng MoMo đã áp dụng công nghệ hiện đại để tự động hóa quy trình giao dịch tài chính, mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng giúp tiết kiệm thời gian đáng kể trong các giao dịch như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, hoặc đầu tư. Kết hợp cùng nhiều lớp bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố (2FA) và công nghệ sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, vân tay), MoMo đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các giao dịch tài chính của khách hàng.

      MoMo – Thương hiệu tiên phong và phát triển bền vững

      Với sự đổi mới không ngừng trong công nghệ và tầm nhìn chiến lược rõ ràng, MoMo đã trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở cả vùng nông thôn Việt Nam, nơi các dịch vụ tài chính truyền thống vẫn còn hạn chế. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và cam kết phát triển bền vững đã giúp MoMo vượt qua các thách thức, mang lại các giải pháp tài chính hiệu quả và tiện ích cho hàng triệu người dùng.

      Siêu ứng dụng MoMo lập "cú đúp" tại Better Choice Awards 2024, trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số- Ảnh 4.

      Siêu ứng dụng MoMo lập "cú đúp" tại Better Choice Awards 2024, trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số- Ảnh 5.

      Đại diện MoMo, ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo (bên phải), nhận giải Smart Choice Awards 2024

      Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo cho biết, để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu của người dùng, trong thời gian qua, MoMo đã bổ sung hàng loạt tính năng mới, bao gồm quản lý chi tiêu, quỹ nhóm, và cuối cùng là Student Pass.

      Giành được giải thưởng Thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực tài chính số tại Better Choice Awards 2024, MoMo một lần nữa khẳng định sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua công nghệ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.

      Better Choice Awards là giải thưởng tôn vinh, đề cao giá trị Đổi mới sáng tạo phục vụ lợi ích thiết thực của người tiêu dùng, do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp tổ chức cùng Công ty cổ phần VCCorp, dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Better Choice Awards có 3 hệ thống giải thưởng lớn bao gồm: Smart Choice Awards, Car Choice Awards và Innovative Choice Awards.

      Lễ trao giải còn là nơi kết nối và tổ chức những hoạt động ý nghĩa dành cho người dùng, các nhà sản xuất, từ đó khai thác tối đa điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ đồng hành. Trong đêm Gala, có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo Bộ, Ban ngành quan trọng.

      Siêu ứng dụng MoMo lập

      FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024

      FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024- Ảnh 2.

      Giải thưởng là bảo chứng cho cam kết mạnh mẽ của công ty trong việc nuôi dưỡng nhân tài CNTT toàn cầu, thúc đẩy môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập.

      FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024- Ảnh 1.

      FPT Software hiện có đội ngũ nhân sự toàn cầu hơn 30.000 nhân viên, hiện diện tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2023, FPT Software đã tuyển dụng hơn 12.000 nhân sự mới, duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm. Mức tăng trưởng ổn định này góp phần quan trọng vào mục tiêu tuyển dụng một triệu chuyên gia CNTT của Tập đoàn FPT vào năm 2035.

      Trong hành trình mở rộng thị trường và mạng lưới khách hàng toàn cầu cũng như nâng cao năng lực công nghệ, FPT Software không ngừng tạo ra các cơ hội công việc chất lượng cao, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các dự án phức tạp cùng những doanh nghiệp hàng đầu thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực có nhu cầu cao như ô tô, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Nhờ đó, nhiều cơ hội làm việc quốc tế được rộng mở đối với nhân sự Việt Nam, với hơn 3.000 nhân viên hiện đang công tác tại các chi nhánh nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty cũng thúc đẩy tuyển dụng nhân tài quốc tế, với 3.500 nhân viên đến từ 75 quốc tịch. Tại các văn phòng của FPT Software trên toàn cầu, nhân viên bản địa chiếm trung bình 13% đội ngũ nhân sự, trong đó, tại văn phòng châu Âu, tỷ lệ nhân viên bản địa chiếm 85% và tại châu Mỹ, Nhật Bản tỷ lệ này tương ứng là 64% và 30%.

      FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024- Ảnh 2.

      Giải thưởng ESG Business Awards 2024 đã khẳng định những nỗ lực của FPT Software trong việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập. Công ty luôn đề cao bình đẳng giới trong các văn phòng trên toàn cầu, với tỷ lệ nữ giới chiếm 39,6% đội ngũ nhân sự và 33% vị trí quản lý.

      Cam kết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của FPT Software còn được thể hiện qua nỗ lực thúc đẩy văn hóa học tập đối với toàn thể CBNV. Trung bình, mỗi CBNV hoàn thành 31,7 giờ đào tạo chuyên môn mỗi năm, thông qua hợp tác của công ty với các nền tảng học tập hàng đầu như Mila, Udacity, Coursera, Udemy, và British Council.

      Mới đây, công ty đã công bố khoản đầu tư 125 tỷ đồng nhằm thúc đẩy cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp cho hơn 3.000 chuyên gia CNTT nói tiếng Nhật. Khởi đầu với việc hợp tác cùng 15 trường đại học và dự kiến mở rộng trên toàn quốc, gói đầu tư thể hiện cam kết của FPT Software trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành CNTT.

      Ông Nguyễn Tuấn Minh, Giám đốc Nhân sự của FPT Software, chia sẻ: “Trong quá trình mở rộng toàn cầu, FPT Software luôn coi việc phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao là yếu tố then chốt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đầu tư vào giáo dục, đào tạo và xây dựng một môi trường làm việc năng động. FPT Software cam kết phát triển nguồn lực nhân tài CNTT chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực này không chỉ tại Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu.”

      Giải thưởng quốc tế về phát triển bền vững ESG Business Awards 2024 vinh danh các doanh nghiệp châu Á có đóng góp và thành tựu nổi bật trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), thúc đẩy sự thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững trong khu vực Châu Á. Năm nay, chương trình đã nhận được ứng cử từ hơn 100 công ty hàng đầu tại châu Á. Hội đồng giám khảo của giải thưởng bao gồm các chuyên gia và nhà lãnh đạo đến từ các công ty tư vấn hàng đầu, bao gồm KPMG, PwC, Ernst & Young và Boston Consulting Group.

      Trước đó, FPT Software đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm chứng nhận “Nơi làm việc tuyệt vời” theo đánh giá của viện Great Place to Work® tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam, Đức và Philippines. Mới đây nhất, công ty đã giành giải Đồng cho hạng mục Nhà tuyển dụng của năm tại Giải thưởng Stevie® Awards for Great Employers 2024.