Lưu trữ tác giả: Nguyễn Võ

“Cha đẻ iPod” khẳng định chiến lược AI chậm mà chắc của Apple là thông minh

"Cha đẻ iPod" khẳng định chiến lược AI chậm mà chắc của Apple là thông minh- Ảnh 1.

Tại hội nghị TechCrunch Disrupt 2024, Tony Fadell, người sáng lập Nest và được mệnh danh là “cha đẻ của iPod”, đã chia sẻ quan điểm về chiến lược AI của Apple. Ông cho rằng việc Apple triển khai Apple Intelligence một cách thận trọng là một bước đi đúng đắn. Fadell công tác tại Apple từ năm 2001 đến 2010 và cũng tham gia phát triển iPhone.

Các tính năng AI đầu tiên của Apple đã được ra mắt trên iPhone với iOS 18.1 vào thứ Hai. Người dùng iPhone 15 Pro và iPhone 16 đã có thể trải nghiệm làn sóng AI đầu tiên này. Mặc dù những tính năng này có thể chưa thực sự nổi bật như các bản demo của OpenAI hay Google, nhưng Fadell tin rằng chúng “hoạt động tốt”. Ông nhấn mạnh: “Mọi người tải về và nhận xét AI của Apple là ‘tạm được’. Nhưng nó hoạt động! Và đó là điều bạn cần – bắt đầu xây dựng những thứ hoạt động được, rồi tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng đó để tạo ra các tính năng ngày càng tốt hơn.”

"Cha đẻ iPod" khẳng định chiến lược AI chậm mà chắc của Apple là thông minh- Ảnh 1.

Fadell cho biết hệ thống AI nhỏ hơn của Apple, hoạt động ngay trên thiết bị và “không cần năng lượng hạt nhân”, là một lựa chọn tốt hơn so với mô hình AI lớn hơn “làm mọi thứ nhưng không có gì tốt”. Ông ám chỉ đến việc các ông lớn Công Nghệ đang đầu tư ngày càng nhiều vào năng lượng hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ cho việc đào tạo, phát triển và vận hành các sản phẩm AI. Cụ thể, Microsoft đã ký hợp đồng với Constellation Energy để mở lại nhà máy Three Mile Island vào năm 2028, Google hợp tác với Kairos Powers để phát triển lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), và Amazon Web Services cũng đầu tư 500 triệu USD vào SMR. Fadell tự tin khẳng định, dựa trên hiểu biết về các mô hình và thuật toán AI: “Tôi biết cách các mô hình này được xây dựng. Tôi biết các thuật toán đằng sau chúng – chúng sẽ không đạt được điều đó.”

Apple gia nhập cuộc đua AI khá muộn so với các đối thủ như Google và Microsoft, những công ty đã ra mắt các sản phẩm AI tạo sinh trong năm qua. Tuy nhiên, Apple Intelligence lại tập trung vào quyền riêng tư và tích hợp thực tế vào các ứng dụng và thông báo. Các bản cập nhật AI mới của Apple bao gồm các công cụ viết, tóm tắt tin nhắn và phiên bản Siri được cải tiến.

Apple kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng trưởng ở mức một con số thấp đến trung bình trong quý lễ sắp tới nhờ các tính năng AI, vốn là trọng tâm quảng bá cho dòng iPhone 16. CEO Tim Cook cũng đã chia sẻ thêm về chiến lược AI của Apple trong cuộc họp báo cáo thu nhập vào thứ Năm. Ông cho biết Apple sẽ phát hành thêm các tính năng Apple Intelligence vào tháng 12, không chỉ bằng tiếng Anh Mỹ mà còn ở Anh, Úc, Canada, Ireland và New Zealand. Nhiều ngôn ngữ khác sẽ được bổ sung bắt đầu từ tháng 4. Ông Cook khẳng định: “Chúng tôi đang di chuyển nhanh nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo chất lượng. Đó là những gì chúng tôi đang làm.”

Dòng sông khí quyển dịch chuyển về hai cực Trái Đất

Một vệ tinh chụp ảnh quang cảnh trên Thái Bình Dương với những đám mây minh họa cho chuyển động của dòng sông khí quyển Pineapple Express hướng về Bờ Tây Mỹ. Ảnh: GOES-11/NASA
Một vệ tinh chụp ảnh quang cảnh trên Thái Bình Dương với những đám mây minh họa cho chuyển động của dòng sông khí quyển Pineapple Express hướng về Bờ Tây Mỹ. Ảnh: GOES-11/NASA

Một vệ tinh chụp ảnh quang cảnh trên Thái Bình Dương với những đám mây minh họa cho chuyển động của dòng sông khí quyển “Pineapple Express” hướng về Bờ Tây Mỹ. Ảnh: GOES-11/NASA

Trong những thập kỷ gần đây, các dòng sông khí quyển có nhiệm vụ vận chuyển hơi nước ở tầng cao của Trái Đất, đã thay đổi vị trí – một biến đổi căn bản có thể tác động đến mô hình thời tiết và lượng mưa trên toàn hành tinh.

Các nhà khoa học tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) nhận thấy rằng các dòng sông khí quyển ở cả hai bán cầu đã di chuyển xấp xỉ 6° đến 10° về phía hai cực trong 40 năm qua. Điều này có nghĩa là các khu vực bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này hiện nằm xa hơn về phía bắc ở Bắc bán cầu và xa hơn về phía nam ở Nam bán cầu so với trước đây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Nhóm nghiên cứu giải thích rằng nguyên nhân cơ bản của sự dịch chuyển này là sự lạnh đi ở phía đông Thái Bình Dương nhiệt đới trong bốn thập kỷ qua, mặc dù họ lưu ý rằng chuỗi sự kiện “vẫn cần được khám phá đầy đủ”.

Dòng sông khí quyển là những luồng hơi nước chảy trong khí quyển Trái Đất, có tác động lớn đến lượng mưa và tuyết. Kích thước và cường độ của chúng có thể rất đa dạng, nhưng trung bình một dòng sông khí quyển có thể vận chuyển lượng hơi nước tương đương với lưu lượng nước tại cửa sông Mississippi.

Một trong những dòng sông khí quyển nổi tiếng được gọi là “Pineapple Express”, một dòng sông khí quyển mạnh mẽ vận chuyển hơi ẩm từ vùng nhiệt đới Thái Bình Dương quanh Hawai’i về phía bờ biển phía tây của Mỹ và Canada. Khi dải không khí ẩm ướt và ấm áp này đến Bờ Tây, nó có thể gây ra những trận mưa lớn trên khắp California, cũng như Oregon, Washington và British Columbia.

Ước tính khoảng 50% lượng mưa và tuyết ở Bờ Tây Mỹ được mang đến bởi các dòng sông khí quyển. Tuy nhiên, chúng không chỉ là một hiện tượng ở Bắc Mỹ; các dòng sông khí quyển ảnh hưởng đến thời tiết và phân phối lượng mưa trên toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu thúc đẩy hiện tượng 'sông khí quyển'

 
 
Biến đổi khí hậu thúc đẩy hiện tượng ‘sông khí quyển’

Đồ họa:Next

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự dịch chuyển gần đây của các dòng sông khí quyển về phía hai cực có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến các hệ thống thời tiết của thế giới trong những năm tới.

Các khu vực trước đây phụ thuộc vào các dòng sông khí quyển để có lượng mưa có thể phải đối mặt với hạn hán và sóng nhiệt gia tăng, trong khi các khu vực ở vĩ độ cao hơn có thể sẽ có lượng mưa lớn hơn, bão mạnh hơn và nguy cơ lũ lụt tăng cao.

Đối với một khu vực như miền nam California, việc các dòng sông khí quyển di chuyển về phía bắc có thể làm giảm lượng mưa hơn nữa, dẫn đến nhiều vấn đề hơn với tình trạng khan hiếm nước, hạn hán và cháy rừng. Trong khi đó, các khu vực như Tây Bắc Thái Bình Dương có thể sẽ có thời tiết ẩm ướt hơn, gây ra các vấn đề như lũ lụt.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa biết về các tác động lan rộng hơn của việc các dòng sông khí quyển di chuyển về phía hai cực. Một trong số đó là nó có thể mang đến những hậu quả khó lường đối với các đại dương trên thế giới.

Minh Thư (Theo Space)

Apple lẫn cảnh sát khuyên người dùng tắt ngay một ứng dụng quen thuộc trên iPhone để tránh lừa đảo

Cảnh sát và Apple khuyến cáo tắt FaceTime trên iPhone để tránh lừa đảo - Ảnh 1.

Lợi dụng tính năng này của iPhone, kẻ lừa đảo đã giăng bẫy khiến nhiều người mất tiền.

Mới đây, Cảnh sát thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) đã đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đột biến các vụ lừa đảo liên quan đến điện thoại iPhone. Đáng chú ý, FaceTime – ứng dụng gọi điện video của Apple đã bị lợi dụng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động lừa đảo này. 

Theo đó, kẻ gian lợi dụng thông tin cá nhân là số điện thoại hoặc Apple ID của đối phương để tiến hành lừa đảo. Thủ đoạn của chúng rất đơn giản nhưng đã có nhiều người sập bẫy. 

Cảnh sát và Apple khuyến cáo tắt FaceTime trên iPhone để tránh lừa đảo - Ảnh 1.

FaceTime đang bị kẻ gian lợi dụng và gây ra nhiều vụ lừa đảo trong thời gian qua

Phương thức lừa đảo qua FaceTime

Bước 1: Kẻ lừa đảo gửi lời mời FaceTime, giả mạo là nhân viên hỗ trợ của một nền tảng nào đó, thông báo rằng tài khoản tài chính của nạn nhân gặp vấn đề và nếu không xử lý kịp thời sẽ bị trừ tiền hoặc ảnh hưởng đến tín dụng; khiến nạn nhân hoảng loạn.

Bước 2: Hướng dẫn nạn nhân tham gia các cuộc họp video trực tuyến và yêu cầu chia sẻ màn hình, hoặc hướng dẫn nạn nhân truy cập vào các trang web lạ để liên hệ với đội “hỗ trợ trực tuyến”.

Bước 3: Lừa nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định hoặc hướng dẫn nạn nhân vay tiền từ ngân hàng hoặc các nền tảng cho vay trực tuyến khác với lời hứa sẽ hoàn trả sau khi xác minh.

Sau khi nạn nhân hoàn tất chuyển khoản, ID FaceTime ngay sau đó sẽ bị chặn.

Cảnh sát và Apple khuyến cáo tắt FaceTime trên iPhone để tránh lừa đảo - Ảnh 2.

Thủ đoạn lừa đảo không quá mới mẻ nhưng nhiều người đã bị lừa

Apple và cảnh sát cảnh báo người dùng tắt ngay FaceTime để tránh lừa đảo

Trước tình hình ngày càng nhiều người dùng iPhone bị lừa đảo, cảnh sát Hàng Châu đã đưa ra cảnh báo nóng đến người dùng rằng nên tắt hoàn toàn tính năng FaceTime để phòng tránh rủi ro.

Chưa hết, ngày 28/10 vừa qua, đại diện bộ phận chăm sóc khách hàng của Apple cũng xác nhận với truyền thông Trung Quốc rằng nickname hiển thị trên FaceTime chính là tên được thiết lập trong tài khoản Apple ID của người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc kẻ xấu có thể dễ dàng thay đổi tên hiển thị để giả mạo người quen, tạo lòng tin với nạn nhân. Đại diện của Apple cũng nhấn mạnh rằng Apple không liên hệ với người dùng cá nhân qua FaceTime. Do đó, người dùng nên cân nhắc tắt tính năng nếu không sử dụng thường xuyên. 

Cảnh sát và Apple khuyến cáo tắt FaceTime trên iPhone để tránh lừa đảo - Ảnh 3.

Cách tắt FaceTime trên iPhone

Trong trường hợp cần dùng, Apple khuyến cáo người dùng không nên trả lời các cuộc gọi FaceTime từ người lạ.

Để tắt tính năng FaceTime, chỉ cần làm theo 3 bước sau: Mở Cài đặt (Settings) > Chọn FaceTime > Tắt FaceTime. 

Vì sao không nên đổi password thường xuyên?

Vì sao không nên đổi password thường xuyên?- Ảnh 1.

Theo Howtogeek, thay đổi password – mật khẩu thường xuyên tuy phổ biến nhưng không hẳn là tối ưu. Trên thực tế, thay đổi mật khẩu thường xuyên khiến khó nhớ được mật khẩu một cách hiệu quả nhất.

Một số dịch vụ và hệ thống yêu cầu người dùng phải thay đổi mật khẩu thường xuyên, đồng thời thêm các ký tự đặc biệt, số và chữ viết hoa để tăng độ mạnh. Tuy nhiên, việc liên tục tạo và ghi nhớ các mật khẩu đáp ứng đủ tiêu chí này thực sự rất khó khăn, đặc biệt khi cần quản lý nhiều tài khoản khác nhau.

Trên thực tế, việc tạo mật khẩu mạnh và duy nhất cho mọi trang web mà vẫn nhớ hết chúng là điều gần như không thể. Nếu thay đổi mật khẩu vài tháng một lần, người dùng dễ rơi vào thói quen sử dụng mật khẩu yếu hơn hoặc tái sử dụng trên nhiều tài khoản. Việc ưu tiên mật khẩu mạnh và duy nhất cho mỗi tài khoản sẽ mang lại bảo mật cao hơn nhiều so với chỉ đơn thuần thay đổi mật khẩu thường xuyên.

Vì sao không nên đổi password thường xuyên?- Ảnh 1.

Khi nào nên đổi mật khẩu?

Có những trường hợp đặc biệt cần đổi mật khẩu, chẳng hạn khi từng chia sẻ mật khẩu với người khác, hoặc ai đó quen thuộc có quyền truy cập vào tài khoản. Thay đổi mật khẩu lúc này giúp ngăn người đó tiếp tục truy cập, nhưng không nhằm đối phó với những kẻ tấn công từ xa.

Nếu dùng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản, nên thay đổi mật khẩu ngay khi có một trong các tài khoản đó bị xâm nhập. Tuy nhiên, giải pháp tốt hơn là sử dụng mật khẩu riêng cho mỗi tài khoản ngay từ đầu. Các công cụ quản lý mật khẩu sẽ giúp lưu trữ mật khẩu mạnh mà không cần ghi nhớ.

Thay vì yêu cầu mọi người thay đổi mật khẩu thường xuyên, lời khuyên hữu ích hơn là dùng mật khẩu mạnh và duy nhất cho mỗi tài khoản, cùng với xác thực hai yếu tố (2FA). Điều này giúp tài khoản an toàn hơn nhiều so với việc đổi mật khẩu liên tục.

Đại bàng tóm gọn lợn bướu

Đại bàng Martial săn mồi trong công viên Kruger
Đại bàng Martial săn mồi trong công viên Kruger

 
 
Đại bàng Martial săn mồi trong công viên Kruger

Video: Latest Sightings

Một gia đình đến tham quan tại công viên Kruger bất ngờ được chứng kiến cảnh tượng đại bàng Martial đang lao xuống săn mồi. Trước mắt họ là một đàn lợn bướu con đang nô đùa. Một con đại bàng Martial, ẩn mình ngay trước mắt, đột nhiên xuất hiện, đôi cánh khổng lồ của nó xé toạc không khí. Trong chớp mắt, con đại bàng nhắm vào một trong những chú lợn bướu con, giữ chặt nó bằng bộ móng vuốt sắc nhọn.

Sau khi tấn công con mồi, chim đại bàng đậu trên một cành cây gần đó, thỉnh thoảng kiểm tra xem có mối đe dọa nào đang đến gần. Khi cảm thấy an toàn, nó đã đáp xuống để lấy chiến lợi phẩm của mình. Với con mồi đã được giữ chặt, con đại bàng tha qua đường đến một bụi rậm hẻo lánh và bắt đầu ăn.

Chứng kiến cảnh đại bàng Martial săn mồi là cực kỳ hiếm, đặc biệt là trong công viên quốc gia Kruger. Đại bàng Martial, một trong những loài đại bàng hùng vĩ nhất, thường sống ẩn dật, vì vậy việc nhìn thấy nó thực hiện một cuộc săn thành công ở cự ly gần là một đặc ân mà ít người có được.

Vườn quốc gia Kruger có diện tích gần 2 triệu ha, trải dài 350 km (220 dặm) từ bắc xuống nam và 60 km (40 dặm) ở bề rộng. Đây là khu bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã lớn nhất Nam Phi. Vườn quốc gia Kruger nằm ở phía đông bắc của Nam Phi và chạy dọc theo biên giới Mozambique ở phía đông, Zimbabwe ở phía bắc, và biên giới phía nam là sông Crocodile.

Minh Thư (Theo Latest Sightings)

Một phát minh mới ra mắt, đầu bếp có nguy cơ thất nghiệp, Tết “cháy osin” không còn là nỗi lo

Robot Mobile ALOHA có thể nấu được nhiều món ăn như con người.

Phát minh này có khả năng ưu việt đến nỗi có thể nấu ăn như đầu bếp, dọn nhiều việc nhà như người giúp việc.

Cứ đến hẹn lại lên, trước và sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình lại lo lắng, nháo nhác cả lên vì người giúp việc nghỉ Tết sớm, lên muộn, hoặc thậm chí là thoái thác tìm việc khác. Dịp Tết cũng chính là thời kỳ cao điểm của các dịch vụ giúp việc giai đình. Chính vì cầu lớn hơn cung nên khiến những “ô sin” được cho là đắt giá trong dịp Tết.

Nếu phát minh dưới đây được nhân rộng, có lẽ sẽ giúp nhiều gia đình giải quyết được bài toán “Tết cháy osin” trong thời gian tới.

Phát minh đặc biệt này tên là Mobile ALOHA, một con robot do ĐH Stanford sáng chế. Mới đây, ĐH Stanford giới thiệu về Mobile ALOHA, con robot với cách tay được thiết kế đặc biệt nhằm học theo thao tác tương tự con người.

Robot Mobile ALOHA có thể nấu được nhiều món ăn như con người.
Robot Mobile ALOHA có thể nấu được nhiều món ăn như con người. (Ảnh: ĐH Stanford)

Robot Mobile ALOHA là thành quả của hai nhà khoa học máy tính, đồng thời là nghiên cứu sinh người Trung Quốc tên là Tony Zhao và Zipeng Fu, sau ba tháng phát triển.

Ngay khi ra mắt, robot Moblie ALOHA thu hút sự chú ý của giới Công Nghệ vì có khả năng phối hợp các động tác nhuần nhuyễn. Cụ thể, thay vì tương tác với các vật thể theo tọa độ được lập trình sẵn, con robot này có khả năng đồng bộ chuyển động thông qua một hệ thống cơ khí. Sự kết hợp này sẽ cung cấp dữ liệu để mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) học hỏi và tái hiện được hành động với độ chính xác cao.

Theo hai chuyên gia Zipeng Fu và Tony Zhao, họ đã xây dựng phần mềm nhờ sự cố vấn của các giáo sư tại ĐH Stanford, sau đố tự lắp ráp phần cứng nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, chi phí làm ra robot Mobile ALOHA vẫn tốn đến 32.000 USD.

Theo các chuyên gia, robot Mobile ALOHA được thiết kế để hỗ trợ cho con người trong cuộc sống. Nó có thể thực hiện được các công việc phức tạp, chẳng hạn như nấu ăn, dọn nhà.

Robot có thể tái hiện 90% hành động của con người


Robot Mobile ALOHA có thể nấu ăn và giúp dọn dẹp nhà cửa một cách nhanh chóng. (Ảnh: ĐH Stanford).

Cấu tạo của Mobile ALOHA gồm hai cánh tay với độ linh hoạt cao, cùng phần chân có thể di chuyển được bằng bánh xe. Đặc biệt, robot này được trang bị AI. Mô hình AI của nó được huấn luyện dựa trên các dữ liệu từ hành động của con người. Theo đó, trung bình chỉ với khoảng 50 lần minh họa cho mỗi nhiệm vụ, robot Mobile ALOHA có thể tái hiện với tỷ lệ thành công lên tới trên 90%.


Robot Mobile ALOHA có nhiều lợi thế hơn so với các robot khác vì nó có khả năng học hỏi trực tiếp. (Ảnh: ĐH Stanford).

Ngoài ra, khả năng học hỏi trực tiếp cũng giúp cho robot Mobile ALOHA có nhiều lợi thế hơn so với các robot được lập trình và điều chỉnh thủ công. Các chuyên gia của ĐH Stanford cho hay, Mobile ALOHA đạt được vận tốc 1,4 m/s, tương đương với người đi bộ. Hai cánh tay của nó có thể vươn tới độ cao 2 m và xa 1 m, rất phù hợp để thao tác trong không gian gia đình hoặc văn phòng.

Bên cạnh việc nấu ăn và hỗ trợ việc nhà, trong tương lai, các nhà khoa học kỳ vọng robot Mobile ALOHA có thể được cải tiến để có thể đảm nhiệm được nhiều công việc khó hơn, chẳng hạn như thay thế hoàn toàn một người giúp việc trong gia đình, đồng thời ứng dụng Công Nghệ của robot này vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo khi xác thực sinh trắc học

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo khi xác thực sinh trắc học- Ảnh 1.

Mặc dù các ngân hàng đã triển khai xác thực sinh trắc học đối với một số giao dịch trực tuyến nhằm ngăn chặn nạn lừa đảo trên không gian mạng, tuy nhiên, người vẫn bị đối tượng lừa đảo.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/7/2024, nhiều loại giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học (hiện nay là xác thực bằng thông tin khuôn mặt). Tuy nhiên, sau 4 tháng triển khai kể từ 1/7/2024, vẫn còn nhiều khách hàng gặp khó khăn khi thao tác xác thực sinh trắc học, thậm chí không biết thực hiện theo hướng dẫn như thế nào. Lợi dụng tình trạng này, nhiều đối tượng đã mạo danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo khi xác thực sinh trắc học- Ảnh 1.

Hình minh họa. Báo PLO

Ngày 22/10 mới đây, Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, một người phụ nữ trên địa bàn đã bị chiếm đoạt 500 triệu đồng. Cụ thể, vào ngày 16/10, chị H. (SN 1989, ở huyện Chương Mỹ) có nhận được cuộc gọi của đối tượng thông báo tài khoản VNeID của con trai chị chưa được kích hoạt mức 2. Đối tượng hướng dẫn chị cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, chụp ảnh căn cước công dân, xác thực khuôn mặt, quét mã QR…

Sau khi làm theo đối tượng, chị H. phát hiện tài khoản ngân hàng bị chuyển mất 500 triệu đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.

Theo các chuyên gia An ninh mạng, trước khi thực hiện các cuộc gọi, những kẻ lừa đảo thường vào những trang mạng xã hội chính thức của các ngân hàng. Sau đó, dùng tài khoản ảo để tương tác, trà trộn những bình luận của khách hàng. Từ đó, dẫn dụ vào các nhóm riêng nhằm thu thập thông tin khách hàng. Chưa dừng lại, các đối tượng lừa đảo còn dụ dỗ người dân tải về các phần mềm giả mạo có chứa mã độc. Thông qua đường dẫn được đính kèm trong các tin nhắn mà chúng gửi.

“Theo quy định của ngân hàng, nhân viên không bao giờ gọi điện cho khách hàng yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân dưới dạng làm hộ hay cài đặt hộ sinh trắc học. Các cài đặt sinh trắc học đều phải do khách hàng chủ động thực hiện dưới sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, hoặc trên ứng dụng của nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể cài đặt bằng hai cách. Một là, truy cập app ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng trên điện thoại để cài đặt sinh trắc học. Thứ hai, nếu gặp khó khăn trong thao tác, khách hàng có thể ra phòng giao dịch của ngân hàng để được nhân viên ngân hàng hướng dẫn trực tiếp” – ông Trần Minh H., một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết.

Theo các chuyên gia của BKAV, mặc dù các biện pháp xác thực sinh trắc học đang được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch, nhưng Công Nghệ Deepfake vẫn có thể lách qua những biện pháp bảo mật này. Các đối tượng có thể tạo ra những hình ảnh, video, âm thanh giả, bắt chước hoàn hảo giọng nói và ngoại hình của một cá nhân. Sau đó, chúng dùng những thông tin đánh cắp để đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng thanh toán trực tuyến.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo khi xác thực sinh trắc học- Ảnh 2.

Ông Võ Duy Khánh, Trưởng phòng cao cấp An ninh di động, Trung tâm nghiên cứu mã độc, Tập đoàn Công Nghệ BKAV.

Do vậy, các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch tài chính, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học. Người dùng cần thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch, không chia sẻ thông tin cá nhân và đề cao cảnh giác.

“Đầu tiên, đối tượng sẽ giả mạo một người có uy tín, ở đây chính là nhân viên khách hàng hỗ trợ mọi người cài đặt sinh trắc học. Sau đó, các đối tượng sẽ yêu cầu mọi người cung cấp các thông tin như căn cước công dân, thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Đặc biệt nguy hiểm hơn các đối tượng sẽ thực hiện các cuộc gọi điện vieo call để ghi lại những hành vi sinh trắc học, khuân mặt, những cử chỉ. Cuối cùng các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân cài đặt những phần mềm độc hại rồi ăn cắp tài khoản của ngân hàng” – ông Võ Duy Khánh, Trưởng phòng cao cấp An ninh di động, Trung tâm nghiên cứu mã độc, Tập đoàn Công Nghệ BKAV nói.

Mặc dù thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng gọi điện thoại lừa đảo không mới nhưng các chiêu lừa được đối tượng “biến hóa” theo các thời điểm, vụ việc khác nhau khiến nạn nhân dễ bị lầm tưởng và tin theo.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ cập nhật hỗ trợ sinh trắc học khuôn mặt. Khi được liên hệ bởi các cá nhân tự xưng là cán bộ làm việc tại ngân hàng, cơ quan công an, người dân cần xác minh lại thông tin qua số điện thoại được cung cấp trên cổng thông tin chính thống của các đơn vị trên.

Chiêu lừa 10 người đọc 9 người mắc bẫy trên Facebook

Chiêu lừa 10 người đọc 9 người mắc bẫy trên Facebook- Ảnh 1.

Trang Facebook nguy hiểm, người dùng cẩn thận mất tiền

Thời gian đây, nhiều người dùng Facebook cho biết, họ thường xuyên bắt gặp một fanpage có tên “LoliPop” xuất hiện trên NewsFeed cá nhân. Các bài viết được đăng trên trang “LoliPop” đều có chung một xu hướng, đó là chia sẻ một hình ảnh gây tò mò kèm theo thông điệp “úp mở” để thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Chiêu lừa 10 người đọc 9 người mắc bẫy trên Facebook- Ảnh 1.

Trang Facebook có tên LoliPop thường xuyên chia sẻ những bài viết có thông tin giả mạo, gợi tò mò cho người dùng để click vào link dưới phần bình luận.

Tại phần bình luận, fanpage này sẽ đính kèm một đường link để người dùng truy cập nếu muốn xem chi tiết về nội dung bài viết. Tuy nhiên, đường dẫn đến trang web sẽ được chia sẻ dưới dạng rút gọn để người dùng không biết trang web đích mà họ sẽ truy cập. Đây là cách tin tặc lợi dụng để phát tán mã độc hoặc các trang web giao diện giả mạo để lấy cắp tài khoản Facebook của người dùng.

Trước đó, cuối tháng 6/2023, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cảnh báo về chiêu trò rải link lừa đảo, seeding quảng cáo “bẩn” trên Facebook.

Đại diện Cục chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết như kẻ lừa đảo tạo một trang giả mạo có giao diện tương tự trang web tin cậy, như ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến.

Chiêu lừa 10 người đọc 9 người mắc bẫy trên Facebook- Ảnh 2.

Các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, người dùng nên cảnh giác với link không rõ nguồn gốc, không nhấn vào đường dẫn lạ. (Ảnh chụp màn hình)

Những trang này được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân và đăng nhập của người dùng. Một số còn tạo đường link hấp dẫn, dùng tiêu đề hoặc mô tả khiến người dùng quan tâm như “Nhận ngay ưu đãi đặc biệt”, “Kiểm tra tài khoản của bạn”,… hoặc các sự kiện đang được cộng đồng quan tâm.

Theo các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, người dùng nên cảnh giác với link không rõ nguồn gốc, không nhấn vào đường dẫn lạ. Các link rút gọn cũng cần được kiểm tra trước khi nhấp vào, trong đó lưu ý địa chỉ URL khớp với trang định truy cập, không có ký tự lạ. Người dùng cần tăng cường bảo mật cho tài khoản, thường xuyên cập nhật trình duyệt, ứng dụng.

Cần làm gì khi lỡ ấn vào link lạ, link lừa đảo? 

Hai cách nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục tình trạng trên chính là: Đổi mật khẩu và Kiểm tra lịch sử đăng nhập.

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Facebook, Gmail… để đổi mật khẩu.

Bước 2: Tra cứu lịch sử đăng nhập, danh sách lịch sử đăng nhập sẽ hiện ra và kiểm tra các thiết bị đã đăng nhập. Trong trường hợp nếu thấy thiết bị lạ hãy bấm Đăng xuất để vô hiệu hóa việc đăng nhập trên thiết bị đó.

Huỳnh Duy

Cuộc đua chinh phục vũ trụ của các cường quốc

Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5. Ảnh:AFP
Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5. Ảnh:AFP

Tàu SpaceX Starship cất cánh từ Starbase gần Boca Chica, Texas, vào ngày 13/10 để thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship Flight 5. Ảnh:AFP

Các sứ mệnh Mặt Trăng đã trở thành đồng nghĩa với “cuộc đua không gian”. Trong Chiến tranh Lạnh, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô để đạt được “bước chân nhỏ bé đầu tiên” trên Mặt Trăng là một nhiệm vụ mang tính biểu tượng và chiến lược cho sự thống trị về chính trị, Công Nghệ, quân sự và ý thức hệ trên Trái Đất.

Căng thẳng địa chính trị một lần nữa đang chuyển hướng ra ngoài Trái Đất. Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đầu các sứ mệnh riêng biệt nhằm đưa con người trở lại Mặt Trăng. Một mục tiêu là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Nhưng khai thác không gian và chủ nghĩa bành trướng kinh tế cũng đang thúc đẩy những nỗ lực này.

Cuộc “chạy đua” mới này có thể dẫn đến xung đột mới, đặc biệt là về các địa điểm hạ cánh chính và các nguồn tài nguyên quý giá và khan hiếm được suy đoán là nằm ở cực nam Mặt Trăng.

Khai thác băng nước có thể tạo ra oxy, nước uống và nhiên liệu tên lửa – tất cả đều rất quan trọng để duy trì việc thám hiểm Mặt Trăng và xa hơn nữa. Mặt Trăng cũng có thể chứa kim loại đất hiếm được sử dụng trong các thiết bị điện tử hàng ngày và một đồng vị không phóng xạ hiếm, heli-3, cho năng lượng hạt nhân.

Khai thác không gian có thể dẫn đến “cơn sốt vàng Mặt Trăng” hoặc chiến tranh thương mại đáng lo ngại với các quốc gia và các chủ thể tư nhân trong không gian. Các nguồn tài nguyên được khai thác ngoài Trái Đất được dự đoán trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Mỹ có lịch sử lâu dài hơn về năng lực, đầu tư và quan hệ đối tác trong lĩnh vực không gian. Tuy nhiên, Trung Quốc đang bắt kịp. Trong khi Mỹ thực hiện cuộc đổ bộ không người lái đầu tiên lên cực nam Mặt Trăng trong năm nay, Trung Quốc đã thực hiện một số cuộc đổ bộ. Tháng 6 năm nay, sứ mệnh Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã trở về với các mẫu đá và đất đầu tiên từ khu vực được săn đón này của Mặt Trăng.

Cả hai siêu cường đều đã mời các quốc gia khác tham gia cùng họ trong việc hiện thực hóa tầm nhìn Mặt Trăng của họ. Tuần này, Cộng hòa Dominica đã trở thành quốc gia thứ 44 ký kết Hiệp định Artemis do NASA của Mỹ dẫn đầu.

13 quốc gia khác đang tham gia Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) do Trung Quốc dẫn đầu với sự hợp tác của Nga. Senegal đã tham gia vào tháng trước.

Không gian đã thúc đẩy hợp tác ngay cả giữa các đối thủ siêu cường trong thời kỳ địa chính trị căng thẳng. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã hợp tác về quản trị, luật pháp, khoa học và Công Nghệ không gian. Điều này đã xây dựng lòng tin lẫn nhau và giảm bớt căng thẳng.

Gần đây hơn, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) của NASA đã là minh chứng cho sự cùng tồn tại trên quỹ đạo. Các phi hành gia từ Mỹ, Nga và các đối tác khác đã tiến hành hơn 3.000 thí nghiệm trong môi trường vi trọng lực.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc gần đây, các thông điệp từ các phi hành gia của ISS và trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc đã tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và sử dụng hòa bình không gian.

Nhân loại sẽ mất mát rất nhiều nếu các siêu cường toàn cầu không hợp tác về quản trị không gian. Có một nguy cơ thực sự và ngày càng tăng về việc xuất khẩu và làm trầm trọng thêm các xung đột trên Trái Đất của chúng ta trong không gian. Điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng trên Trái Đất.

Mỹ và Trung Quốc cần tìm kiếm cơ hội để mở đối thoại giữa Hiệp định Artemis và ILRS. Đã có một số điểm tương đồng trong các hoạt động, nguyên tắc quản trị và hướng dẫn được lên kế hoạch riêng biệt của họ.

Để thực hiện điều này, Mỹ sẽ cần xem xét lại Sửa luật Wolf năm 2011, một luật hạn chế NASA sử dụng ngân sách của mình để hợp tác với Trung Quốc mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. Nhưng Trung Quốc không có điều luật tương đương và gần đây đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác, bao gồm cả việc chia sẻ các mẫu đá và đất của họ.

Mỹ và Trung Quốc tích cực tham gia vào COPUOS, bao gồm cả nhóm công tác về tài nguyên không gian. Tuy nhiên, việc lập hiệp ước thường diễn ra chậm. Điều này có nghĩa là cần có nhiều cơ hội hơn cho việc giao tiếp, nhất quán và chắc chắn về quản trị không gian. Điều này thậm chí có thể hỗ trợ các nỗ lực đa phương.

Thế giới cần nhìn nhận không gian không chỉ là một “cuộc đua”. Đó cũng là cơ hội để cải thiện quan hệ quốc tế, mang lại lợi ích cho nhân loại tương lai của con người trên Trái Đất và một ngày nào đó, ở phía bên kia.

Bảo Anh (Theo Space)

Điện thoại quang – thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng

Minh họa bộ truyền phát của điện thoại quang.

Nhà phát minh Alexander Graham Bell từng rất kỳ vọng vào điện thoại quang, hình dung rằng liên lạc không dây sẽ thay thế mạng lưới dây điện thoại rối rắm.

Ngày nay, điện thoại thường được coi là phát minh vĩ đại nhất của Alexander Graham Bell (1847 – 1922). Tuy nhiên, Bell không đồng ý với điều này. Ông từng mô tả việc phát minh ra điện thoại quang hay photophone – thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng – mới là thành tựu lớn nhất đời mình.

Minh họa bộ truyền phát của điện thoại quang.
Minh họa bộ truyền phát của điện thoại quang. (Ảnh: Amusing Planet).

Năm 1878, khi đang hưởng tuần trăng mật ở châu Âu cùng vợ, Bell đọc được một nghiên cứu của Robert Sabine, xuất bản trên tạp chí Nature, về đặc tính mới phát hiện của chất selenium, đó là có điện trở biến đổi khi bị ánh sáng tác động. Trong các thí nghiệm của mình, Sabine dùng dụng cụ đo để xem xét những ảnh hưởng của ánh sáng với thanh selenium nối trong mạch điện với pin. “Sự che bóng nhỏ nhất hoặc biến động khác trong cường độ ánh sáng đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong suất điện động của hai vật thể“, Sabine viết.

Sabine cho rằng có thể sử dụng selenium như một trong các nguyên tố trong pin Galvanic ướt, nhưng Bell đã tìm thấy một ứng dụng thiết thực hơn. Theo Bell, nếu bổ sung một bộ thu nhận điện thoại vào cùng mạch điện, ông sẽ nghe thấy những thứ mà Sabine chỉ có thể nhìn.

Bell thuê Charles Sumner Tainter, một người chế tạo nhạc cụ, và cùng nhau tạo ra một chiếc điện thoại quang hoạt động được trong phòng thí nghiệm bằng cách gắn bộ lưới kim loại vào một tấm màn chắn, với chùm ánh sáng bị gián đoạn do chuyển động của các lưới khi phản ứng với tiếng nói. Khi chùm ánh sáng biến điệu chiếu vào bộ thu selenium, Bell có thể nghe rõ tiếng Tainter hát bằng tai nghe của mình.

Ngày 1/4/1880, Bell và Tainter liên lạc thành công ở khoảng cách khoảng 79 m. Vài tháng sau, vào ngày 21/6, họ tiếp tục liên lạc rõ ràng ở khoảng cách 213 m khi sử dụng ánh sáng Mặt Trời làm nguồn sáng. Tainter đứng trên mái của trường Franklin và trò chuyện với Bell, lúc này đang đứng trong phòng thí nghiệm. Bell sau đó ra hiệu cho Tainter bằng cách vẫy chiếc mũ của mình từ cửa sổ.

Minh họa bộ thu nhận của điện thoại quang.
Minh họa bộ thu nhận của điện thoại quang. (Ảnh: Amusing Planet)

Bell hy vọng phát minh điện thoại quang mới của mình có thể được sử dụng trên tàu thuyền ngoài khơi. Ông cũng hình dung rằng việc liên lạc không dây sẽ thay thế mạng lưới dây điện thoại rối rắm mọc lên ngày càng nhiều dọc theo những con đường nhộn nhịp của thành phố.

“Chúng ta sẽ có thể trò chuyện bằng ánh sáng với bất kỳ khoảng cách khả kiến nào mà không cần bất cứ dây nối nào. Trong khoa học đại cương, điện thoại quang sẽ dẫn đến những phát hiện mà ngày nay chưa mơ tới”, Bell chia sẻ.

Tuy nhiên, Bell đã không bảo vệ được đường truyền khỏi tác động ngoài trời như mây, sương mù, mưa hay tuyết – những thứ có thể dễ dàng làm gián đoạn quá trình truyền ánh sáng. Không lâu sau, khả năng truyền sóng vô tuyến của nhà phát minh Guglielmo Marconi bắt đầu vượt xa phạm vi tối đa của điện thoại quang.

Ngày nay, các chùm sáng là phương tiện truyền tải thông tin chính trên toàn cầu, dù không phải ở dạng mà Bell dự tính. Thay vì truyền tín hiệu ánh sáng không dây, giờ đây chúng được truyền xuyên lục địa bằng các sợi quang.