Lưu trữ tác giả: Nguyễn Võ

Cảnh báo phần mềm độc hại FakeCall tấn công người dùng Android

Cảnh báo FakeCall tấn công người dùng Android với chiêu trò mới - Ảnh 1.

Phần mềm độc hại FakeCall lần đầu tiên được hãng bảo mật Kasperky phát hiện vào năm 2022 đang quay trở lại với cách thức tấn công tinh vi hơn.

Tội phạm mạng đang sử dụng phiên bản cập nhật của phần mềm độc hại FakeCall nhắm vào người dùng Android để chiếm quyền điều khiển máy quay của điện thoại và chặn các cuộc gọi đến ngân hàng. FakeCall giả mạo các ứng dụng ngân hàng và cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi thông qua những ứng dụng này.
Cảnh báo FakeCall tấn công người dùng Android với chiêu trò mới - Ảnh 1.

Khi người dùng bị lừa vào cuộc gọi giả mạo này, FakeCall sẽ hiển thị số điện thoại thực tế của ngân hàng trên màn hình của nạn nhân (nhưng thực chất là giả) và kẻ tấn công sẽ đóng giả là nhân viên ngân hàng nhằm tạo sự tin tưởng và trích xuất thông tin nhạy cảm của khách hàng.

FakeCall nâng cấp hoạt động với phiên bản mới

Theo nhà nghiên cứu phần mềm độc hại Fernando Ortega đến từ nền tảng bảo mật Zimperium, bản cập nhật của FakeCall đã nâng cao kế hoạch tấn công. Cuộc tấn công thường bắt đầu khi nạn nhân tải tệp APK xuống thiết bị Android thông qua các cuộc tấn công lừa đảo. Trong quá trình cài đặt, phần mềm yêu cầu người dùng đặt nó làm ứng dụng gọi điện mặc định.

Khi được cấp quyền, phần mềm độc hại có thể kiểm soát đáng kể thông qua dịch vụ trợ năng của Android, từ đó giám sát tất cả các cuộc gọi đến và đi điện thoại của nạn nhân. Nếu người dùng cố gắng gọi đến ngân hàng, cuộc gọi sẽ bị chuyển hướng đến số của kẻ tấn công. Người dùng sẽ không nhận ra mình đã bị tấn công cho đến khi gỡ cài đặt ứng dụng độc hại.

Nghiên cứu mới cho thấy phần mềm độc hại này đã nhận được nhiều bản nâng cấp. Hiện tại, FakeCall có khả năng theo dõi trạng thái Bluetooth, hoạt động trên màn hình của thiết bị và xem dữ liệu trên màn hình. Phần mềm độc hại này cũng có thể cấp quyền cho các ứng dụng mà không cần sự đồng ý của người dùng, từ đó cho phép kẻ tấn công điều khiển thiết bị từ xa.

Để bảo vệ bản thân khỏi phần mềm độc hại này, người dùng được khuyến cáo nên ngừng cài đặt ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy và chỉ sử dụng các ứng dụng Android đã được kiểm tra, xác minh. Ngoài ra, việc sử dụng các ứng dụng diệt virus Android cũng có thể cung cấp thêm một lớp bảo mật để tăng cường sự an tâm.

Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm

Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm- Ảnh 1.

Tờ Fortune cho hay cổ phiếu của hãng chip Nvidia sẽ thay thế Intel để gia nhập chỉ số Dow Jones, khiến nhiều nhà đầu tư bị sốc.

Xin được nhắc chỉ số công nghiệp Dow Jonws là một trong 3 chỉ số chứng khoán chính lâu đời ở Mỹ và được theo dõi chặt chẽ trên Phố Wall. Với 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường, chỉ số Dow Jones thậm chí còn được coi là một trong những thước đo của nền kinh tế Mỹ.

Bởi vậy việc Nvidia sẽ chính thức thay thế Intel trong chỉ số này vào phiên 8/11/2024 tới đây sẽ đánh dấu bước ngoặt cho sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo trong ngành bán dẫn. Nhờ sự đầu tư vào mảng chip bán dẫn cho AI mà Nvidia hiện đang là công ty có tổng giá trị vốn hóa lớn thứ 2 thế giới với 3,32 nghìn tỷ USD, chỉ kém một chút so với hãng đứng đầu là Apple.

Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm- Ảnh 1.

Trong khi Nvidia trỗi dậy thì Intel, một trong 2 hãng Công Nghệ đầu tiên của Mỹ được đưa vào chỉ số Dow Jones, lại đang chứng kiến hàng loạt dấu hiệu tiêu cực. Ngoài việc bị loại khỏi Dow Jones, tờ Wall Street Journal (WSJ) còn cho hay Qualcomm đang tiếp cận để bàn chuyện mua lại một phần Intel.

Điều đắng cay hơn cả là Intel đã từng cân nhắc mua lại Nvidia vào năm 2005 với giá 20 tỷ USD nhưng việc đánh giá nhầm khiến hội đồng quản trị của Intel từ chối thương vụ này.

Hiện tổng vốn hóa thị trường của Intel đã giảm xuống chỉ còn 98,99 tỷ USD.

Báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy Intel đã lỗ 16,6 tỷ USD, lớn nhất trong 56 năm lịch sử của hãng và vượt xa mức lỗ dự kiến 1,1 tỷ USD của các chuyên gia phân tích trước đó.

Tuy nhiên việc để Nvidia vượt mặt chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi chính tầm nhìn hạn hẹp của Intel mới là điều khiến ông vua chip này bị soán ngôi. Không chỉ đánh giá sai tiềm năng của Nvidia năm 2005, hãng còn thua đau trước TSMC, một công ty mà Intel từng cười nhạo vào thập niên 1980 để rồi giờ đây phải hối hận.

Cười nhạo TSMC

Vào thập niên 1980, ý tưởng chỉ nhận sản xuất hợp đồng cho các nhà thiết kế chip của TSMC đã bị nhiều người cười nhạo.

Nguyên nhân chính là Intel, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu khi đó tự thiết kế và sản xuất chip cho chính mình. Bởi vậy việc chỉ đi nhận sản xuất và phụ thuộc vào thiết kế của khách hàng thời kỳ đó được cho là khác lạ.

Thế nhưng chỉ 40 năm sau, trong khi Apple hay thậm chí Qualcomm cũng hợp tác cùng TSMC để sản xuất chip bán dẫn thì Intel lại đang kẹt với chính họ do không kịp thay đổi theo tình hình Công Nghệ.

Giờ đây khi Qualcomm đề nghị mua lại một phần Intel như một chiến lược hợp tác, ủy quyền thiết kế để tận dụng khả năng sản xuất của đế chế này thì mọi chuyện dường như đã quá muộn.

Cuối thập niên 1980, nhà đồng sáng lập AMD Jerry Sanders đã từng có câu nói nổi tiếng: “Đàn ông đích thực thì nên dựng nhà máy sản xuất chip”.

Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm- Ảnh 2.

Đến năm 2024, tờ Business Insider (BI) cho rằng câu nói này sẽ phù hợp hơn với “Một quốc gia thì nên có nhà máy sản xuất chip”.

Theo BI, những nhà máy sản xuất chip là những cơ sở khổng lồ cần hàng tỷ USD và nhiều năm xây dựng, chưa kể chúng cực kỳ khó để vận hành hiệu quả, tìm đường ra cho sản phẩm cũng như cạnh tranh trên thị trường.

Trong suốt nhiều thập kỷ, Intel là công ty giỏi nhất ở lĩnh vực này.

Tuy nhiên kể từ sau năm 2018, vị thế dẫn đầu của Intel dần suy giảm do mắc hàng loạt sai lầm, để TSMC trỗi dậy trở thành nhà sản xuất chip tốt nhất thế giới.

Hiện Intel chỉ có giá trị dưới 100 tỷ USD, thậm chí không lọt nổi vào top 150 hãng bán dẫn lớn nhất thế giới về vốn hóa trong khi TSMC có tổng giá trị gần 1 nghìn tỷ USD, lọt vào top 10.

Tờ BI nhận định đây là sự sa sút đáng kinh ngạc với Intel, qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như vị thế của Mỹ.

Nếu các doanh nghiệp muốn có những con chip tốt nhất cho điện thoại, xe điện, thiết bị điện tử, vệ tinh, hay thậm chí là tên lửa, họ sẽ phải tìm đến TSMC hoặc Samsung, nơi có các nhà máy bán dẫn đủ sức sản xuất số lượng lớn sản phẩm tiên tiến nhất chứ không phải Intel.

Vô số những “nhà sản xuất chip” nổi tiếng hiện nay ở Mỹ không thực sự sản xuất chip bán dẫn mà thuê ngoài cho TSMC, ví dụ như Nvidia, Qualcomm hay AMD. Thậm chí đến Apple dù tự thiết kế chip cũng để TSMC làm ra chúng.

Xin được nhắc lại một lần nữa, việc sản xuất những con chip phức tạp, Công Nghệ cao ở quy mô lớn mà không có bất kỳ khuyết điểm nhỏ nào là vô cùng khó khăn. Chúng cần đầu tư tiền bạc, thời gian và Công Nghệ.

Nhiều “nhà sản xuất chip” nổi tiếng mà chúng ta nghĩ đến ở Hoa Kỳ ngày nay thực sự không sản xuất chip. Nvidia, Qualcomm, AMD và tất cả các công ty khác thiết kế chip, sau đó họ thường để TSMC sản xuất chúng. Apple và một loạt các công ty Công Nghệ lớn khác cũng để TSMC tự sản xuất chip mà họ thiết kế.

Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm- Ảnh 3.

Một lần nữa, thực sự sản xuất những sản phẩm phức tạp này ở quy mô lớn, không có bất kỳ khuyết điểm nhỏ nào, là vô cùng khó khăn.

“Với hàng tỷ bóng bán dẫn trên chip, chỉ một vấn đề với một số lượng nhỏ các bóng bán dẫn đó có thể khiến toàn bộ con chip trở nên vô dụng. Quá trình sản xuất có thể mất tới sáu tháng và liên quan đến hàng trăm bước đòi hỏi sự cẩn thận điên cuồng đến từng chi tiết. Mỗi lần có lỗi, nhà máy sẽ buộc phải thực hiện các điều chỉnh và thử một cách tiếp cận mới. Nếu thay đổi có hiệu quả, thông tin đó sẽ được lưu lại để thử nghiệm cho thử thách tiếp theo. Bởi vậy càng nhiều đợt sản xuất thì họ càng học hỏi tốt hơn và TSMC hiện đang nắm giữ nhiều đơn hàng nhất”, bài phân tích năm 2018 của Ian King mô tả.

Mặc dù Intel có đủ nguồn lực, Công Nghệ nhưng họ lại đi chệch hướng và hậu quả là giờ đây khó lòng “quay xe” để bắt kịp với thế giới.

Đây là một vòng luẩn quẩn bởi nếu không có kinh nghiệm sản xuất số lượng lớn chip thì khách hàng sẽ không đặt hàng Intel mà quay sang TSMC, nhưng không có khách hàng thì việc mở rộng sản xuất và nâng cao kinh nghiệm là điều không thể với Intel.

Bởi vậy Qualcomm dù có muốn giúp cũng không thể làm gì được.

Hơn nhau ở tầm nhìn

Theo BI, việc Qualcomm cân nhắc mua lại một phần Intel là một mối quan hệ hợp tác kỳ lạ.

Rõ ràng Qualcomm không quan tâm đến mảng sản xuất chip của Intel mà tập trung hơn vào thiết kế chip, vốn là thế mạnh của Qualcomm.

Nói đơn giản hơn, thay vì thuê ngoài TSMC thì Qualcomm tìm đến Intel, công ty duy nhất ở Mỹ biết cách sản xuất chip ở quy mô lớn với Công Nghệ tiên tiến nhất.

Tuy nhiên mối quan hệ này có thể không giúp gì được cho ngành chip bán dẫn Mỹ.

Quay ngược dòng lịch sử, trong suốt nhiều thập niên, Intel đã tích hợp chặt chẽ 2 mảng thiết kế và sản xuất chip bán dẫn. Mô hình này phát huy hiệu quả khi công ty có thể thiết lập các nhà máy của mình theo đúng thông số kỹ thuật của các nhà thiết kế chip nội bộ.

Thế rồi thế giới chuyển mình theo một cách tiếp cận khác do TSMC đi tiên phong, nghĩa là thay vì vừa thiết kế vừa sản xuất thì giờ đây TSMC chỉ điều hành các nhà máy sản xuất quy mô lớn cho các hãng thiết kế chip.

Ban đầu ý tưởng này bị cười nhạo nhưng rồi chúng dần được chấp nhận nhờ tiết kiệm chi phí và hoạt động hiệu quả. Các hãng thiết kế cắt giảm được chi phí, tập trung được nguồn lực vào mảng mạnh của mình còn TSMC thì học hỏi và liên tục nâng cao khả năng sản xuất chip quy mô lớn, chất lượng cao với tiêu chuẩn ổn định.

Sai lầm lớn nhất của Intel là đã bỏ qua ý tưởng này để rồi khi Apple, Qualcomm và AMD chọn TSMC, mọi chuyện đã trở nên quá muộn.

Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm- Ảnh 4.

Việc nhận được những đơn hàng lớn khiến TSMC có kinh nghiệm sản xuất chip tốt hơn bất kỳ đối thủ nào khác, kể cả Intel, với kinh nghiệm sản xuất những con chip bán dẫn của nhiều thương hiệu khác nhau.

Trái ngược lại, Intel lại đang mắc kẹt với chính bản thân họ vì các nhà máy của hãng chỉ sản xuất cho nội bộ.

Hậu quả là khi chip điện thoại thông minh bùng nổ, Intel chẳng đủ sản lượng để bắt kịp TSMC trong cuộc đua giành khách hàng. Thế rồi cơn sốt AI càng khiến Nvidia và TSMC tăng tốc, bỏ lại một Intel già cỗi.

Theo BI, sự cố chấp trong hoạt động sản xuất của Intel đang giết chết tập đoàn này và để xóa bỏ nó, hãng sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, thậm chí đối mặt với rủi ro sụp đổ.

Giờ đây, Intel thậm chí đã phải trả tiền cho TSMC để sản xuất một số dòng chip của mình.

Để giải quyết vấn đề, chính phủ Mỹ đã thuyết phục các công ty thuê nhà máy sản xuất của Intel và đây chính là những gì đang diễn ra khi Qualcomm cân nhắc mua lại một phần Intel.

Tuy nhiên liệu điều này có hiệu quả hay không thì cần thời gian mới trả lời được.

*Nguồn: BI, WSJ, Fortune

Phi hành gia Thần Châu 18 trở về Trái Đất

Phi hành gia Thần Châu 18 trở về Trái Đất
Phi hành gia Thần Châu 18 trở về Trái Đất

 
 
Phi hành gia Thần Châu 18 trở về Trái Đất

Tàu Thần Châu 18 hạ cánh an toàn. Video: Xinhua

Phi hành gia Ye Guangfu, Li Cong và Li Guangsu sống trên trạm vũ trụ Thiên Cung từ ngày 25/4. Sau khi ở 192 ngày trên quỹ đạo, họ kết thúc nhiệm vụ vào ngày 3/11 và đáp xuống bãi hạ cánh Đông Phong thuộc khu tự trị Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc vào 1h24 ngày 4/11 giờ Bắc Kinh (0h24 ngày 4/11 giờ Hà Nội), theo CMSA. Cả ba phi hành gia đều trong tình trạng sức khỏe tốt và họ rời khỏi khoang tàu vào 2h14 cùng ngày.

Trước khi rời trạm vũ trụ, chỉ huy Ye và đồng nghiệp tiến hành hàng loạt thí nghiệm trong suốt thời gian ở trên trạm Thiên Cung, bao gồm nghiên cứu vi khuẩn cổ đại. Họ thực hiện chuyến đi bộ không gian lập kỷ lục quốc gia hồi tháng 5 và một chuyến đi bộ khác hồi tháng 6 để lắp đặt tấm chắn bảo vệ trạm khỏi rác vũ trụ. Gần đây, Ye cũng trở thành phi hành gia Trung Quốc đầu tiên ở lâu hơn 365 ngày trong không gian. Trước đó, ông từng là thành viên nhiệm vụ Thần Châu 13 năm 2021 – 2022.

Trung Quốc hướng tới duy trì trạm Thiên Cung lớn hơn 20% so với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), có người ở thường xuyên và hoạt động ít nhất một thập kỷ. Nhà chức trách nước này cũng lên kế hoạch mở rộng trạm thành hình chữ T kép bằng cách thêm 3 module mới. Họ cũng sẽ phóng kính viễn vọng giống Hubble lên cùng quỹ đạo, cho phép nó ghép nối với trạm Thiên Cung để bảo dưỡng và sửa chữa.

An Khang (Theo Space)

Những phát minh thay đổi thế giới trong năm Giáp Thìn

Phiên bản máy tính để bàn đầu tiên

Nhiều phát minh đột phá trên các lĩnh vực khác nhau đã xuất hiện trong lịch sử những năm Giáp Thìn.

P101, chiếc máy tính để bàn đầu tiên trong lịch sử, được ra mắt tại Hội chợ Thế giới New York (Mỹ) năm Giáp Thìn (1964).

Phiên bản máy tính để bàn đầu tiên
Phiên bản máy tính để bàn đầu tiên.

Chiếc máy do Pier Giorgio Perotto, nhà tiên phong về điện tử người Ý, thiết kế. Kích thước của máy là 275 x 465 x 610 (mm), nặng 35,5kg, tiêu thụ 0,35kW điện.

Phần cứng của máy bao gồm các thiết bị rời rạc, bao gồm bóng bán dẫn, diode, điện trở và tụ điện được gắn trên các cụm thẻ mạch nhựa phenolic.

Máy có bộ nhớ thông tin 240 byte, rất nhỏ so với các máy thời bấy giờ nhưng đã là bước ngoặt ở thời điểm đó.

Máy có thể thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, căn bậc hai và giá trị tuyệt đối, cho kết quả chính xác đến 22 chữ số và tối đa 15 chữ số thập phân.

Dữ liệu được ghi trong các thẻ nhựa và có thể xuất ra giấy in 9cm.

Dù là sản phẩm đầu tiên được trưng bày tại hội chợ nhưng ngay sau đó 40.000 chiếc đã được bán. 90% thị phần là ở Mỹ, mỗi máy có giá 3.200 USD.

NASA đã mua loại máy tính này để lập kế hoạch và tính toán quỹ đạo của các chương trình không gian, bao gồm cả sứ mệnh Apollo 11 đưa con người lên Mặt trăng.

Các ống chân không đầu tiên của John A. Fleming.
Các ống chân không đầu tiên của John A. Fleming.

Năm 1904, John A. Fleming thuộc Đại học London (Anh) phát minh ra ống diode chân không. Các diode chân không này có thể dẫn điện theo một hướng, điều chỉnh dòng điện xoay chiều hoặc phát hiện tín hiệu.

Phát minh ống chân không thường được coi là sự khởi đầu của thiết bị điện tử. Phiên bản do Fleming sáng chế còn khá sơ khai, chứa một cực âm phát điện tử được làm nóng và một cực dương. Các electron di chuyển theo một hướng xuyên qua thiết bị, từ cực âm đến cực dương.

Thiết bị sau đó được cải tiến để trở thành phần chính trong mạch điện tử nửa đầu thế kỷ 20.

Diode của Fleming được sử dụng trong các máy thu sóng vô tuyến, đóng vai trò quan trọng cho phát triển đài phát thanh, truyền hình, radar… suốt nhiều thập kỷ cho tới khi nhường chỗ cho Công Nghệ điện tử trạng thái rắn.

Tàu ngầm Aigrette của Pháp được hạ thủy năm Giáp Thìn
Tàu ngầm Aigrette của Pháp được hạ thủy năm Giáp Thìn.

Cũng trong năm 1904, chiếc tàu ngầm Aigrette chạy bằng diesel đầu tiên trên thế giới chính thức được hạ thủy. Chiếc tàu do Pháp sản xuất này có lượng giãn nước khi nổi là 181 tấn và lượng giãn nước khi lặn là 257 tấn.

Chiều dài của tàu là 35,9m, ngang 4,04m và độ sâu của mớn nước là 2,63m. Tàu có một trục duy nhất được dẫn động bởi một động cơ diesel 150 mã lực và một động cơ điện 130 mã lực.

Tốc độ tối đa của tàu là 17,2km/h trên mặt nước và 11,5km/h khi lặn.

Tàu được trang bị hai bệ phóng ngư lôi Drzewiecki 450mm và hai ngư lôi 450mm đặt trong giá đỡ bên ngoài.

Aigrette được đặt hàng vào ngày 13-5-1902, hạ thủy vào tháng 2-1904 và đưa vào hoạt động năm 1908.

Trong Thế chiến thứ nhất, Aigrette phục vụ ở các vị trí phòng thủ ở Brest và ở Cherbourg (Pháp). Aigrette ngừng hoạt động vào tháng 11-1919 và bị bán làm đồ tái chế tháng 4-1920.

Một phần trong hệ thống truyền mã Morse đầu tiên
Một phần trong hệ thống truyền mã Morse đầu tiên – (Ảnh: BRITANNICA).

Điện tín có đặc điểm là truyền tin qua khoảng cách xa bằng tín hiệu mã hóa. Hình thức này được dùng nhiều cho liên lạc trong ngành hàng hải và hàng không.

Sự ra đời điện tín có mối quan hệ mật thiết với sự hình thành của mã Morse. Mã Morse được đặt tên theo nhà phát minh Samuel F.B. Morse, người dùng cách mã hóa văn bản ký tự thành dấu chấm và dấu gạch ngang cho truyền tín hiệu.

Ngày 24-5-1844, trước các quan chức chính phủ ở thủ đô Washington (Mỹ), Samuel Morse trình diễn bức điện tín đầu tiên, gửi đến trợ lý Alfred Vail của Morse ở Baltimore với nội dung “What hath God Wrought?”, một câu trích từ Kinh Thánh.

Kể từ đây, Morse và Vail liên tục cải tiến Công Nghệ giải điện tín. Một số đường dây điện tín đầu tiên được xây dựng từ năm 1845 đến 1848.

Đến đầu những năm 1900, nhiều người bắt đầu sử dụng những ký tự phổ biến trong mã Morse là “· · · – – – · · ·” thể hiện tín hiệu cầu cứu khẩn cấp khi đi biển. Tín hiệu này tương đương với S-O-S được dùng rộng rãi ngày nay.

Bức ảnh vẽ lại cảnh lớp học đúng hôm mà Gauß tìm ra cách tính tổng nổi tiếng
Bức ảnh vẽ lại cảnh lớp học đúng hôm mà Gauß tìm ra cách tính tổng nổi tiếng

Nhà toán học người Đức Johann Carl Friedrich Gauß (1777 – 1855) nổi tiếng thế giới với bài toán tính tổng 1+ 2+3+4+…+100.

Năm 1784, khi Gauß lên 7, thầy giáo giao cho các học sinh lớp Gauß đầu bài tính tổng các số từ 1 đến 100. Trong khi các bạn làm phép cộng lần lượt theo thứ tự thì Gauß ra đáp án chỉ sau vài giây.

Ông nhận thấy khi “bắt cặp” lần lượt hai số ở đầu và cuối dãy số, chẳng hạn 100+1, 99+2, 98+3… thì tổng đều giống nhau là 101. 100 số thì có 50 cặp, nên lấy 101 nhân 50, kết quả là 5.050.

Sau này, các công thức tính tổng đã được phát triển và được đặt theo tên của ông. Một trong những công thức Gauß điển hình được dạy ở bậc phổ thông ở Việt Nam là tổng của dãy số 1+2+3+…+n = (n x (n+1))/2.

Bức tượng ghi nhận những đóng góp của nhà toán học Gauß
Bức tượng ghi nhận những đóng góp của nhà toán học Gauß – (Ảnh: BRITANNICA).

Cảnh báo ứng dụng giả mạo giọng nói nguy hiểm , cần xóa ngay

Cảnh báo phần mềm độc hại FakeCall nguy hiểm cần xóa ngay khỏi thiết bị - Ảnh 1.

Bằng cách giả dạng giọng nói và tin nhắn ngân hàng, kẻ đứng sau ứng dụng có thể đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản của người dùng.

BGR dẫn báo cáo từ nhóm nghiên cứu zLabs mới đây cho biết, một phần mềm độc hại vừa được nâng cấp cho phép kẻ gian giả dạng giọng nói để đánh cắp thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, tài khoản của người dùng.

Với tên gọi FakeCall, phần mềm độc hại sử dụng một kỹ thuật gọi là “vishing” – lừa đảo bằng giọng nói, để lừa nạn nhân tiết lộ thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng và thông tin ngân hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn thoại giả mạo.

Cảnh báo phần mềm độc hại FakeCall nguy hiểm cần xóa ngay khỏi thiết bị - Ảnh 1.

FakeCall len lỏi vào điện thoại nạn nhân bằng cách ngụy trang dưới dạng một tiện ích về cuộc gọi (có đuôi tệp APK) trên các kho ứng dụng của bên thứ 3.

Thử tưởng tượng bạn gọi điện đến ngân hàng nhưng người ở đầu dây lại là một tin tặc. Đó chính xác là những gì phần mềm độc hại FakeCall có thể làm”, báo cáo cho biết.

Theo các chuyên gia tại zLabs, đây là một kiểu tấn công cực kỳ tinh vi, tận dụng phần mềm độc hại để kiểm soát gần như hoàn toàn thiết bị di động, bao gồm cả việc chặn các cuộc gọi đến và đi. Nạn nhân bị lừa gọi đến các số điện thoại giả mạo do kẻ tấn công cài cắm.

FakeCall len lỏi vào điện thoại nạn nhân bằng cách ngụy trang dưới dạng một tiện ích về cuộc gọi (có đuôi tệp APK) trên các kho ứng dụng của bên thứ 3. Sau khi phần mềm độc hại này được cài đặt, nó sẽ nhắc người dùng đặt nó làm ứng dụng mặc định – điều này giúp nó quản lý các cuộc gọi điện thoại đến và đi.

Điểm nguy hiểm đầu tiên là nó có thể sửa đổi số đã gọi, thay thế bằng số độc hại, lừa người dùng thực hiện các cuộc gọi gian lận. Thứ hai là nó có thể chặn và kiểm soát các cuộc gọi đến và đi, bí mật thực hiện các kết nối trái phép.

Nếu nạn nhân gọi đến ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng, ứng dụng sẽ hiển thị số họ đã gọi, trong khi kín đáo chuyển hướng cuộc gọi ở chế độ nền để từ đó lừa nạn nhân tiết lộ các thông tin về thẻ tín dụng, ngân hàng,…”, báo cáo cho biết.

Người dùng chỉ có thể biết khi họ xóa ứng dụng độc hại hoặc khởi động lại thiết bị.

Cảnh báo phần mềm độc hại FakeCall nguy hiểm cần xóa ngay khỏi thiết bị - Ảnh 2.

Người dùng được khuyến cáo gỡ bỏ ứng dụng gọi điện không đáng tin cậy khỏi điện thoại của mình.

Để tránh bị lây nhiễm phần mềm độc hại Android đáng sợ này, người dùng không nên tải file APK từ bên thứ ba. Chỉ cài đặt các ứng dụng có trên kho Google Play Store, nơi các ứng dụng được Google kiểm tra chặt chẽ.

Theo khuyến cáo từ Forbes, người dùng nên đảm bảo ứng dụng Điện thoại mặc định trên thiết bị không bị thay đổi, gỡ bỏ ứng dụng gọi điện không đáng tin cậy khỏi điện thoại, không cấp quyền trợ năng cho các ứng dụng của bên thứ 3 vào cuộc gọi và luôn bật tính năng Play Protect của Google.

Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam- Ảnh 1.
Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam- Ảnh 1.

Temu được cấp mã số thuế số 9000001289

Hiện nay, dư luận quan tâm về công tác quản lý thuế đối với một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) có tính chất xuyên biên giới mới xuất hiện và đang được quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian vừa qua, điển hình như sàn Temu.

Thông tin về vấn đề này, Tổng cục Thuế cho biết, ngày 04/09/2024, sàn TMĐT Temu đã được công ty chủ sở hữu là Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế. Temu được cấp mã số thuế số 9000001289.

Về thời hạn khai thuế, nộp thuế, Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC, sàn Temu sẽ bắt đầu nộp tờ khai từ thời điểm quý III năm 2024 (thời hạn kê khai thuế của tờ khai quý III năm 2024 là 31/10/2024) kê khai cho doanh thu từ thời điểm bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, theo quy định, dự kiến tháng 10/2024 mới phát sinh doanh thu nộp thuế và sẽ kê khai doanh thu vào kỳ khai thuế quý IV/2024 thời hạn nộp là 31/01/2025 nếu được cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương cấp phép hoạt động.

Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam- Ảnh 2.

Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam nhưng chưa được Bộ Công Thương cấp phép

Tổng cục Thuế khẳng định, theo quy định Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) thì hoạt động kinh doanh sàn TMĐT là hoạt động phải được cấp phép và chịu quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Còn đối với công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số được cơ quan thuế quản lý theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Theo đó các nhà quản lý sàn TMĐT có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế.

Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT kinh doanh trên nền tảng số có tính chất xuyên biên giới, nhà cung cấp nước ngoài nếu có phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện rà soát và có các biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo quản lý thuế hiệu quả, minh bạch và công bằng đối với các hoạt động kinh doanh truyền thống.

Trường hợp, nhà cung cấp nước ngoài chưa đúng doanh thu, cơ quan thuế sẽ thực hiện đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu đề nghị nhà cung cấp nước ngoài thực hiện nghĩa vụ và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định nếu có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đã và đang tiếp tục đánh giá tình hình thực tiễn quản lý thu đối với các nhà cung cấp nước ngoài và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số luật, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 123/NĐ-CP về hóa đơn để quản lý thuế đối với hoạt động này đảm bảo quản lý thuế hiệu quả, thu đúng, thu đủ đối với các nhà cung cấp nước ngoài khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam.

Các sàn TMĐT hoạt động tại Việt Nam đều được quản lý cấp phép và quản lý thuế chặt chẽ nhưng cũng tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trên cơ sở thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên các nền tảng Cổng TTĐT của ngành Thuế

Đồng thời Tổng cục Thuế cũng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách thuế đến các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể mới có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ yên tâm sản xuất kinh doanh và có đóng góp nghĩa vụ thuế vào ngân sách của Nhà nước.

Phi hành gia SpaceX di chuyển tàu vũ trụ trên ISS

Phi hành gia SpaceX Crew-9 di chuyển tàu Dragon. Ảnh: Space
Phi hành gia SpaceX Crew-9 di chuyển tàu Dragon. Ảnh: Space

Phi hành gia SpaceX Crew-9 di chuyển tàu Dragon. Ảnh: Space

Các phi hành gia thuộc phi hành đoàn SpaceX Crew-9, bao gồm hai thành viên từng ở trên tàu vũ trụ Starliner của Boeing, đã di chuyển khoang tàu Crew Dragon Freedom của mình đến một điểm đỗ chưa sử dụng trên đỉnh Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Động thái này diễn ra trước kế hoạch phóng tàu tiếp tế Dragon không người lái của SpaceX vào ngày 4/11.

SpaceX dự kiến phóng tàu chở hàng của Dragon từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida vào thứ hai (4/11). Tàu sẽ mang theo hơn 3 tấn hàng tiếp tế cho phi hành đoàn ISS. Nếu mọi việc suôn sẻ, nó sẽ đến vào sáng thứ ba (5/11).

Trong quá trình di dời Dragon của Crew-9 hôm chủ nhật, phi hành đoàn bốn người của khoang tàu đã rời khỏi module Harmony của ISS lúc 13h35 và kết nối lại lúc 14h25. Tàu đã di chuyển từ cổng hướng về phía trước sang cổng hướng về phía không gian. NASA cho biết, vào thời điểm kết nối, khoang tàu Dragon và ISS đang bay trên vùng trời phía nam Brazil.

Trên tàu Dragon có phi hành gia Nick Hague của NASA và nhà du hành vũ trụ Aleksandr Gorbunov của Roscosmos (Nga). Cả hai ban đầu được phân công cho Crew-9, cùng với các cựu phi hành gia Starliner là Butch Wilmore và Suni Williams của NASA. Họ sẽ trở lại Trái Đất trên tàu Dragon Freedom vào tháng 2/2025.

Minh Thư (Theo Space)

Phát minh thủy tinh có thể tạo ra dòng điện

Một mẩu thủy tinh tellurite được khắc laser femtosecond có thể tạo ra dòng điện

Với vết khắc bằng laser trên bề mặt, thủy tinh tellurite tạo ra một dòng điện phản ứng với ánh sáng cực tím và ánh sáng có thể nhìn thấy được.

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Viện Công nghệ Lausanne (Thụy Sĩ) đã phát minh loại thủy tinh có thể tạo ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh sáng, qua đó mở ra triển vọng về một nguồn năng lượng sạch mới trong dài hạn.

Một mẩu thủy tinh tellurite được khắc laser femtosecond có thể tạo ra dòng điện
Một mẩu thủy tinh tellurite được khắc laser femtosecond (laser phát ra xung ánh sáng siêu ngắn) có thể tạo ra dòng điện – (Ảnh: KYODO).

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Physical Review Applied (Mỹ), theo đó các nhà khoa học đã dùng laser femtosecond – laser phát ra xung ánh sáng siêu ngắn – khắc lên bề mặt của thủy tinh và đã tạo ra được một dòng điện.

Giáo sư Yves Bellouard tại Viện Công nghệ Lausanne và là giám đốc Phòng thí nghiệm Galatea của viện này cho biết Công Nghệ này “đáng ngạc nhiên và đầy sáng tạo” vì có thể biến đổi vật liệu mà không cần thêm bất cứ thứ gì.

Theo chuyên gia về Công Nghệ laser này, một thực tập sinh tại Phòng thí nghiệm Galatea – Goezden Torun trước đó đã có kinh nghiệm sử dụng laser femtosecond trên các loại thủy tinh khác nhau, trong đó có thủy tinh tellurite – một chất liệu công nghiệp được sử dụng để sản xuất sợi quang.

Trong quá trình nghiên cứu, Torun đã tình cờ tạo ra một tinh thể bán dẫn trên thủy tinh tellurite. Với vết khắc bằng laser trên bề mặt, thủy tinh tellurite tạo ra một dòng điện phản ứng với ánh sáng cực tím và ánh sáng có thể nhìn thấy được.

Giáo sư Tetsuo Kishi tại Viện Công nghệ Tokyo cho biết: “Thủy tinh là một vật liệu thụ động chỉ để ánh sáng đi qua, nhưng sau khi sử dụng laser femtosecond, loại thủy tinh này biến thành một vật liệu hoạt động, có thể truyền dòng điện như một chất bán dẫn”.

Theo giáo sư Tetsuo Kishi, nhóm nghiên cứu có thể thay đổi hình dạng của thủy tinh, làm cho thủy tinh nhẹ và mỏng hơn bằng cách thay đổi thành phần để phát minh này hữu ích và thực tế hơn.

Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó có thể phát triển được các cửa sổ phủ thủy tinh tellurite ứng dụng laser femtosecond.

Ông Bellouard cho biết: “Điều này sẽ tạo nên một nguồn năng lượng sạch và theo đó giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.

Một mẫu iPhone sắp “biến mất” khỏi Việt Nam, có giá giảm sâu tận 15 triệu đồng

Một mẫu iPhone sắp "biến mất" khỏi Việt Nam, có giá giảm sâu tận 15 triệu đồng - Ảnh 1.

Mẫu iPhone này đã được điều chỉnh giảm về mức giá 11 triệu đồng. Đây cũng là mẫu iPhone hỗ trợ 5G có giá bán rẻ nhất tại thị trường Việt Nam hiện tại.

 Vào dịp gần cuối năm, thị trường các sản phẩm Công Nghệ bắt đầu sôi động trở lại. Theo đó, giá bán nhiều mẫu iPhone chính hãng tại Việt Nam cũng được điều chỉnh và ghi nhận xu hướng giảm sâu, đặc biệt là các dòng iPhone đời cũ.

Thời gian qua, các đại lý tại Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh giá iPhone 12 trên kệ hàng chính hãng. Sản phẩm hiện được niêm yết ở một số đơn vị ủy quyền (AAR) dao động chỉ 11 triệu đồng cho bản tiêu chuẩn.

Ghi nhận tại một số hệ thống đại lý bán lẻ iPhone chính hãng như CellphoneS, FPT Shop, Di Động Việt,… giá iPhone 12 hiện đang được ưu đãi giảm giá sâu nhất kể từ khi bán ra trên thị trường.

Một mẫu iPhone sắp "biến mất" khỏi Việt Nam, có giá giảm sâu tận 15 triệu đồng - Ảnh 1.

iPhone 12 hiện là mẫu iPhone hỗ trợ kết nối 5G có giá bán rẻ nhất tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, iPhone 12 bản 64GB đang có giá 10,99 triệu đồng và bản 128GB có giá 13,4 triệu đồng tại hệ thống CellphoneS, FPT Shop, Thế giới Di động… Nếu áp dụng thêm các chương trình khuyến mãi như thanh toán qua ví điện tử, khách hàng còn được giảm thêm vài trăm nghìn đồng cũng như kết hợp các chương trình thu cũ đổi mới.

Tuy nhiên, nguồn cung của iPhone 12 hiện không còn nhiều. Theo ghi nhận, iPhone 12 phiên bản 64GB và cả bản 128GB chỉ còn vài chuỗi kinh doanh và phiên bản 256GB hiện đã biến mất khỏi các kệ hàng.

Nguồn cung của iPhone 12 gần như không còn trên thị trường Việt Nam. Với mức giá trên, hệ thống sẽ tập trung vào iPhone 13 để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn“, đại diện hệ thống Di Động Việt, chia sẻ.

iPhone 12 ra mắt vào tháng 10/2020 và hiện vẫn được đánh giá cao nhờ có thiết kế không khác biệt nhiều so với iPhone 13, iPhone 14. Máy sử dụng màn hình 6,1 inch OLED, chip A14 Bionic, 4GB RAM và cấu hình cao nhất 256GB.

Một mẫu iPhone sắp "biến mất" khỏi Việt Nam, có giá giảm sâu tận 15 triệu đồng - Ảnh 2.

iPhone 12 hiện tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam không còn nhiều.

Sản phẩm trang bị hệ thống camera kép nâng cao bao gồm 1 camera chính 12MP khẩu độ F/1.6 và một camera góc siêu rộng 12MP khẩu độ F/2.4. iPhone 12 có sạc không dây MagSafe, với việc sử dụng nam châm được tối ưu hóa ở mặt lưng của thiết bị cùng với những tinh chỉnh kỹ thuật.

Đối với khách hàng phân khúc tầm trung, việc sở hữu iPhone 12 vẫn được xem là sự lựa chọn tốt bởi những tính năng và trải nghiệm mà những mẫu máy này mang lại“, đại diện truyền thông một hệ thống cho biết.

Với việc giá bán iPhone 12 chính hãng tại Việt Nam đang giảm sâu, đây là cơ hội tốt để người dùng có thể sở hữu một chiếc iPhone với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý lựa chọn các hệ thống bán lẻ uy tín để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng và chất lượng.

Có hiệu năng tốt, nhưng tại sao Intel lại thừa nhận tích hợp RAM vào Lunar Lake là một sai lầm và quay lại với thiết kế truyền thống

Có hiệu năng tốt, nhưng tại sao Intel lại thừa nhận tích hợp RAM vào Lunar Lake là một sai lầm và quay lại với thiết kế truyền thống- Ảnh 1.

Thay đổi này dường như đã tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty, khi Intel công bố sẽ không tiếp tục ra mắt những chip tích hợp như thế này trong tương lai.

CEO Intel Pat Gelsinger cho biết đó là một nước đi sai lầm về tài chính và Intel sẽ không làm như vậy nữa. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết Intel có thể sẽ loại bỏ cả dòng GPU máy bàn của mình.

Trong cuộc họp thu nhập quý 3/2024, khi được hỏi liệu công ty có tiếp tục sử dụng thiết kế này hay không, CEO Pat Gelsinger đã xác nhận rằng các kiến trúc tương lai như Panther Lake và Nova Lake sẽ không sử dụng bộ nhớ tích hợp. Hơn nữa, Gelsinger mô tả Lunar Lake là dự án một lần dành cho thị trường ngách, trước khi đủ phát triển để đáp ứng thị trường PC AI mới nổi.

Có hiệu năng tốt, nhưng tại sao Intel lại thừa nhận tích hợp RAM vào Lunar Lake là một sai lầm và quay lại với thiết kế truyền thống- Ảnh 1.

CEO Intel Pat Gelsinger

“Đây không phải chiến lược tốt cho kinh doanh, do đó Lunar Lake thực sự là sản phẩm ra mắt một lần duy nhất”, Gelsinger cho biết. “Chúng tôi sẽ quay lại thiết kế theo cách truyền thống hơn với bộ nhớ ngoài.”

Giám đốc tài chính của Intel, David Zinsner, thừa nhận rằng việc tích hợp bộ nhớ hệ thống đã tác động đáng kể đến biên lợi nhuận của Lunar Lake. Trong quý 3, công ty đã có khoản lỗ ròng 16,6 tỷ USD – gấp 10 lần khoản lỗ 1,6 tỷ USD của quý trước. Các nhà phân tích dự kiến Intel sẽ công bố khoản lỗ hàng tỷ USD cho toàn bộ năm 2024, khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên của Intel kể từ năm 1986.

Core Ultra Series 2 có hiệu suất tốt, nhưng không phù hợp để kinh doanh

Như Intel đã nói, sự thay đổi này chủ yếu là vì hiệu quả tài chính. Intel đã quảng cáo bộ nhớ tích hợp của Lunar Lake sẽ mang đến lợi thế lớn cho thời lượng pin trên laptop, giúp giảm 40% mức tiêu thụ điện năng khi di chuyển dữ liệu qua hệ thống.

Có hiệu năng tốt, nhưng tại sao Intel lại thừa nhận tích hợp RAM vào Lunar Lake là một sai lầm và quay lại với thiết kế truyền thống- Ảnh 2.

Core Ultra Series 2 thật sự mang đến cải thiện lớn về thời lượng pin

Theo trải nghiệm thực tế với laptop ASUS Zenbook S 14 có Core Ultra 7 258V/32GB RAM, thì hiệu suất của con chip thật sự ấn tượng .

Zenbook S 14 được trang bị pin 72 Wh, giúp đạt được thời gian sử dụng rất tốt. Theo trải nghiệm sử dụng thực tế với các công việc hàng ngày như lướt web hay soạn thảo văn bản, thì máy hoạt động được cả ngày mà vẫn chưa hết pin. Trong khi với thế hệ Meteor Lake trước đây thì máy sẽ báo hết pin chỉ sau 7-8 tiếng.

Intel Lunar Lake có khả năng quản lý công suất hoạt động cực kỳ tốt trong những tác vụ thường ngày. Ví dụ khi khởi cùng lúc 80 tab trên Edge thì công suất sử dụng nhảy lên 20, nhưng load xong thì hệ thống sẽ giảm xuống còn 10W.

Có hiệu năng tốt, nhưng tại sao Intel lại thừa nhận tích hợp RAM vào Lunar Lake là một sai lầm và quay lại với thiết kế truyền thống- Ảnh 3.

GPU tích hợp được phân bổ 16GB từ 32GB RAM chung, phù hợp với các tác vụ đòi hỏi cao hơn như chỉnh sửa video và thậm chí cả chơi game.

Có lẽ ai cũng muốn thời lượng pin tốt trên laptop — nhưng Lunar Lake đã trở thành vấn đề đối với Intel vì họ phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chip nhớ và tấm wafer từ đối thủ TSMC. Quý trước, khi Intel công bố việc sa thải hàng loạt và tái cấu trúc, Zinsner thừa nhận chi phí cho Lunar Lake quá tốn kém để giúp Intel xoay chuyển tình thế.

Bên cạnh đó, Lunar Lake nhắm đến phân khúc laptop siêu tiết kiệm điện. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh là các laptop Windows Arm, chủ yếu sử dụng Snapdragon Elite và đáng ngại hơn là Apple Silicon với dòng chip M ngày càng mạnh mẽ hơn.

Có thể ngừng sản xuất GPU rời

Ngoài thông báo về Lunar Lake, CEO Intel cũng tuyên bố không thành công trong nỗ lực thử nghiệm phát triển GPU rời. Gelsinger cho biết ông hiện tập trung vào việc đơn giản hóa các sản phẩm tiêu dùng của công ty và các card đồ họa/chip chuyên dụng rõ ràng đang bị loại bỏ.

Có hiệu năng tốt, nhưng tại sao Intel lại thừa nhận tích hợp RAM vào Lunar Lake là một sai lầm và quay lại với thiết kế truyền thống- Ảnh 4.

GPU tích hợp Arc Graphics 140V trên ASUS Zenbook S 14 có 8 lõi Xe2 với xung nhịp tối đa là 1,95 GHz, cho khả năng chơi game khá tốt trên một laptop không chuyên game

Intel đã ra mắt dòng GPU rời đầu tiên, Arc Alchemist, vào năm 2022, nhưng vấn đề chậm trễ trong quá trình phát triển đã khiến các thành phần tụt hậu so với sản phẩm cạnh tranh từ Nvidia và AMD. Intel chỉ giành được một vài phần trăm thị phần trong vài năm qua và thị phần mỏng đó đã hoàn toàn bốc hơi vào nửa cuối năm 2024.

Gelsinger nói: “Khả năng của đồ họa tích hợp ngày càng lớn, do đó nhu cầu về đồ họa rời trên thị trường trong tương lai sẽ ít hơn.”

Trong khi Nvidia và AMD có kế hoạch ra mắt dòng GPU mới vào quý 1 năm 2025, thế hệ đồ họa rời thứ hai của Intel, Arc Battlemage, vẫn đang trên đà ra mắt thị trường vào cuối năm 2024. Hiệu quả kinh doanh của Battlemage có thể quyết định số phận của dòng sản phẩm thứ ba trong kế hoạch, Arc Celestial.