Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

CNAME là gì? 1 số hướng dẫn sử dụng cname record

CNAME là gì?

CNAME là một bản ghi tên quy chuẩn (Canonical Name Record) hay còn gọi là Bản ghi bí danh cho một domain name nào đó.

 

CNAME được giải thích là một dạng bản ghi tài nguyên trong Hệ thống tên miền (DNS), quy định một tên miền là bí danh của một tên miền chuẩn khác.

Ứng dụng của CNAME

Liên kết tên miền, hosting, source,… để quản trị viên dễ dàng khai báo trang web trên Internet
Hỗ trợ xác thực các dịch vụ do Google cung cấp, chẳng hạn như domain, ứng dụng,…
Hỗ trợ chuyển đổi, đồng bộ dữ liệu cũ sang dữ liệu mới, thiết lập các bản ghi có sẵn một cách dễ dàng
Tạo nhiều tên miền phụ tùy theo nhu cầu như xác thực SSL
Tạo các bản ghi mới, chỉnh sửa tên miền gốc, đặt lại TTL

Hạn chế của bản ghi CNAME là gì?

Bản ghi CNAME không bao giờ trực tiếp đến một địa chỉ IP và phải luôn trỏ đến một tên miền khác
Bản ghi CNAME không thể cùng tồn tại với bản ghi khác cùng tên. Không thể có cả bản ghi CNAME và TXT cho www.pavietnam.vn.
Một CNAME có thể trỏ đến CNAME khác. Mặc dù điều này thường không được khuyến nghị vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Khi áp dụng, CNAME phải trỏ càng gần tên mục tiêu càng tốt để tránh các chi phí hiệu suất không cần thiết.

Định dạng bản ghi CNAME

Cấu trúc của một bản ghi A tuân theo định nghĩa định dạng tiêu chuẩn cấp cao được xác định RFC 1035. Phần RDATA bao gồm một yếu tố duy nhất:

Yếu tố Mô tả
Tên miền Tên miền chỉ định tên chuẩn hoặc tên chính cho bản ghi.
Trình bày theo chuẩn là:

CNAME <domain-name>

Trong đó <domain-name> là một tên miền đủ điều kiện, chẳng hạn như webviet.com.vn.

Bản ghi CNAME được thể hiện bởi các yếu tố có thể tùy chỉnh sau:

Yếu tố Mô tả
Name Hostname cho record (tên của CNAME)

TTL Time-to-live, tính bằng giây. Đây là khoảng thời gian mà trình phân giải DNS cho phép lưu bản ghi vào bộ nhớ cache.

Nội dung Tên miền mà CNAME trỏ tới.

Kết luận

Các bản ghi CNAME được xử lý bên trong hệ thống tên miền và sẽ có một vài hạn chế khi sử dụng CNAME nếu một DNS xung đột với 1 bản ghi CNAME trong lúc tìm kiếm một bản ghi nguồn. Điều này sẽ dẫn đến khởi động lại các query sử dụng tên quy chuẩn thay vì tên gốc.

Hy vọng, qua bài viết này, Quý khách đã nắm được sơ nét phương thức CNAME, cấu hình và kiểm tra lại

Chúng tôi luôn hướng đến các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: dễ đặt mua, thanh toán nhanh, toàn quyền quản lý và điều chỉnh các tùy chọn theo ý muốn…

TXT Record là gì ? 1 số cách thêm TXT Record

TXT Record cho phép bạn thêm các hướng dẫn cả người và máy có thể đọc được. Loại record này phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bao gồm ngăn chặn spam email, xác minh quyền sở hữu miền và các chính sách khung, cũng như cung cấp thông tin chung và đầu mối liên hệ về miền.

TXT Record là gì?

TXT record là một loại DNS record giúp tổ chức các thông tin dạng text (văn bản) của tên miền. Một domain (tên miền) có thể có nhiều bản ghi TXT và chúng chủ yếu được dùng cho các Sender Policy Framework (SPF) codes, giúp email server xác định các thư được gửi đến có phải từ một nguồn đáng tin hay không.

Ngoài ra, loại bản ghi DNS này còn dùng để xác thực máy chủ của một tên miền, xác minh SSL…

Bản ghi TXT (text) được dùng với mục đích cung cấp khả năng kết nối với văn bản tuỳ ý với tên khác hoặc máy chủ, ví dụ như thông tin có khả năng đọc được cũng như hiểu được con người về máy chủ, mạng, trung tâm dữ liệu hoặc thông tin kế toán khác.

Một định dạng bản ghi TXT thử nghiệm đã được Lực lượng Đặc nhiệm Kỹ thuật Internet (IETF) giới thiệu vào năm 1993, nhưng không có yêu cầu định dạng cụ thể nào cho TXT record.

Điều quan trọng cần lưu ý là bản ghi TXT không dành cho lượng lớn dữ liệu. Ngoài ra, nếu giá trị của bạn dài hơn 255 ký tự, bạn sẽ cần chia giá trị thành nhiều phần, với mỗi phần trên 255 ký tự được đặt trong dấu ngoặc kép.Sau đó, cả hai giá trị sẽ cần được thêm vào TXT record của bạn.

Bản ghi TXT được dùng để tổ chức 1 vài thông tin về văn bản. Người dùng có khả năng đặt tất cả những văn bản không mất phí mà người dùng muốn ở một bản ghi TXT.

Một bản ghi TXT có 1 tên máy để người dùng có khả năng gắn những văn bản không mất phí vào cùng 1 khu vực tên máy.

Thêm TXT Record

Tìm hiểu về cấu hình DNS

DNS (Domain Name System) hay hệ thống phân giải tên miền, có tác dụng chuyển đổi các tên miền website sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng và ngược lại. Theo cơ chế chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. DNS có chức năng phiên dịch địa chỉ IP thành những dãy số đơn giản, giúp người dùng dễ ghi nhớ; đẩy nhanh quá trình duyệt internet.

Kết luận

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã nắm được sơ nét TXT record, cấu hình và cách kiểm tra lại record đã cấu hình

Chúng tôi luôn hướng đến các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng toàn quyền quản lý và điều chỉnh các tùy chọn theo ý muốn…

Bản Ghi TLSA

1. Bản ghi TLSA là gì?

Bản ghi xác thực TLS (TLSA) được sử dụng để liên kết chứng chỉ máy chủ TLS hoặc khóa chung (public key) với tên miền nơi bản ghi được đặt. Với bản ghi TLSA, bạn có thể lưu trữ dấu vân tay của chứng chỉ TLS/SSL trong DNS tên miền của bạn.
Lưu ý: Bản ghi TLSA chỉ có thể được tin cậy nếu DNSSEC được bật trên miền của bạn.

2. Cấu trúc của bản ghi TLSA

 – Cổng (Port number): Số cổng mà máy chủ TLS lắng nghe.

 – Giao thức (Protocol): Giao thức được sử dụng (udp, tcp, sctp).

 – Hostname: Hostname của máy chủ TLS. Trong hầu hết các trường hợp, bản ghi TLSA được sử dụng cho một tên máy chủ cụ thể của tên miền.

3. Bản ghi TLSA điển hình

Host Type Points to: TTL
_port._protocol.host.domain.com TLSA 0 0 0 00000000000000000000000 1 Hour
  • Type: TLSA
  • TTL: 1 Hour
  • Host: _port._protocol e.g.: _100._tcp*
  • Usage: chỉ định liên kết được cung cấp sẽ sử dụng để so sánh khớp với chứng chỉ được sử dụng trong TLS handshake.

             The values are numeric (0, 1, 2, 3)
             0 = Certificate Authority Constraint.
             1 = Service Certificate Constraint.
             2 = Trust Anchor Assertion.
             3 = Domain Issued Certificate.

  • Selector: chỉ định 1 phần của chứng chỉ TLS được trình bày bởi máy chủ sẽ khớp với dữ liệu được liên kết.

             numeric values (0, 1)
             0 = Full Certificate.
             1 = Subject Public Key.

  • Matching type: chỉ định cách thức chứng chỉ được trình bày.

            numeric values (0, 1, 2)
            0 = No hash
            1 = SHA-256
            2 = SHA-512

  • Points to: Hash value

 

Web Việt đã có bài viết về bản ghi TLSA để các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản ghi này

Một giao diện website thế nào là đẹp?

Mỗi người đều có một quan niệm về thẩm mỹ riêng, do đó để nhận định thế nào là một giao diện trang web đẹp sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, may mắn thay, vẫn có những chuẩn mực nhất định giúp chúng ta có thể đánh giá được “vẻ đẹp” của giao diện web. Bài viết sau đây của Web Việt sẽ chia sẻ với bạn một số yếu tố cần thiết để tạo nên một giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp cho website.

Tính đơn giản

Phong cách tối giản đang là xu hướng thiết kế web đang rất được ưa chuộng hiện nay. Khi truy cập trang web, điều mọi người sẽ muốn thực hiện những hành động có chủ đích hoặc tìm kiếm thông tin cụ thể. Vì vậy, đơn giản, thuận tiện luôn là tiêu chí quan tâm hàng đầu của người dùng.

Những yếu tố thiết kế (bố cục, cách sắp xếp các tính năng, cách sử dụng màu sắc,…) đều phải hướng đến sự tối giản và tiện lợi để khách truy cập có thể dễ dàng đọc nội dung, thực hiện thao tác trên trang. Lời khuyên cho bạn là khi thiết kế giao diện web, hãy loại bỏ tất cả các yếu tố thừa, gây mất tập trung. Đồng thời, bạn cũng nên tối ưu UX và UI để nâng cao trải nghiệm, đem đến sự dễ dàng, thân thiện cho người dùng.

Một giao diện website thế nào là đẹp? - 7
Đơn giản là một trong những yếu tố đánh giá giao diện đẹp

Thống nhất, đồng bộ

Khi xây dựng website, bạn cần tạo được mối liên kết, sự nhất quán giữa các trang. Từ phông nền, cách phối màu, thanh menu cho đến font chữ, icon, phong cách thiết kế,… đều cần có tính đồng nhất. Điều này sẽ tạo ra tác động tích cực đối với trải nghiệm người dùng, đồng thời tăng khả năng nhận biết cho thương hiệu.

Bằng việc sử dụng các bố cục thống nhất trên giao diện trang web, bạn sẽ giúp khách truy cập dễ dàng tìm kiếm thông tin và thực hiện các thao tác khi di chuyển giữa các trang. Ngoài ra, sự đồng bộ về mặt thiết kế, bố cục cũng sẽ giúp giao diện của bạn trông chuyên nghiệp hơn.

Bố cục rõ ràng, chặt chẽ

Khi nhắc đến giao diện đẹp, người ta thường nghĩ đến hình ảnh, màu sắc mà quên đi một yếu tố rất quan trọng đó là bố cục (layout). Thực tế, bố cục sẽ tác động rất lớn đến thị giác và có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách truy cập web.

Vì vậy, nhà thiết kế giao diện web chuyên nghiệp cần biết cách sắp xếp các thành phần trên trang để tạo ra một bố cục, cấu trúc rõ ràng, hợp lý, giúp người dùng dễ dàng thao tác và tìm được những gì họ cần.

                                    Một giao diện website thế nào là đẹp? - 8
Trang web cần có bố cục rõ ràng và hợp lý

Mỗi thể loại website sẽ phù hợp với những kiểu bố cục khác nhau. Ví dụ, đối với website tin tức, thương mại điện tử, giao diện thường được chia làm nhiều cột và block nội dung riêng biệt. Thiết kế này sẽ giúp người dùng nắm bắt tin tức nhanh chóng và dễ dàng hơn. Còn những trang web cá nhân có dung lượng thông tin khá ít nên bố cục sẽ tự do và phóng khoáng hơn.

Hình ảnh bắt mắt

Một yếu tố then chốt giúp tạo nên mẫu giao diện web đẹp đó là hình ảnh bắt mắt. Theo một nghiên cứu tại Đại học Iowa (Mỹ) thì con người sẽ ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với từ ngữ. Những hình ảnh trực quan, nổi bật sẽ gây ấn tượng cho bất kỳ ai.

Do đó, khi thiết kế giao diện cho website, bạn cần chú ý sử dụng các hình ảnh chất lượng, rõ nét và thu hút. Lý tưởng nhất, bạn nên có một đội ngũ designer và chụp hình riêng để tạo ra những bức ảnh chuyên nghiệp, đẹp mắt. Đối với các hình ảnh sản phẩm hoặc ảnh bìa thì nên quy định kích thước chuẩn để tạo nên sự cân đối, tính thẩm mỹ cho trang web.

Font chữ hợp lý

Bên cạnh hình ảnh thì font chữ cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến thị giác khi khách truy cập vào website.

Các font chữ hiện nay được chia làm một số loại như sau: Serif (chữ có chân), Sans Serif (chữ không chân), Script(font chữ viết tay), font chữ trang trí,…. Đối với thiết kế giao diện trang web, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng font Script và font trang trí bởi vì các kiểu chữ này khá bay bướm và khó đọc. Thay vào đó, hãy chọn font chữ đơn giản, dễ nhìn để đảm bảo người dùng có thể nắm bắt được các nội dung nhanh chóng và chính xác.

                                                Một giao diện website thế nào là đẹp? - 9
                                                Nên chọn font chữ đơn giản, dễ đọc cho website

Ngoài ra, không nên sử dụng quá nhiều font chữ trên trang vì sẽ khiến khách truy cập cảm thấy rối mắt. Bạn chỉ nên dùng tối đa 3 font chữ và phải phù hợp với bảng màu, cách thiết kế của trang web.

Màu sắc tuân thủ nhận diện thương hiệu

Khi thiết kế website, bạn cần chọn các tông màu phù hợp với hệ thống nhận diện thương hiệu, giúp gợi nhắc về cá tính, bản sắc của doanh nghiệp. Ví dụ, Pepsi có màu chủ đạo là xanh, còn Cocacola thì sử dụng tông màu chính là đỏ trắng.

Ngoài ra, theo ý kiến của nhiều web designer thì một giao diện trang web chuyên nghiệp chỉ nên sử dụng tối đa 5 màu, trong đó có 2 – 3 màu được dùng thường xuyên và là màu sắc chủ đạo của website.

Khoảng cách phù hợp

Khoảng cách hợp lý sẽ giúp thiết kế của bạn đẹp mắt, trực quan và dễ điều hướng hơn. Có thể nói khoảng trắng trong website chính là yếu tố quan trọng, giúp làm nên sự cân bằng giữa văn bản và hình ảnh đồ họa. Vì vậy, bạn cần biết cách tạo ra các không gian trống phù hợp để khiến website chuyên nghiệp và dễ đọc hơn.

Tối ưu trên di động

Ngày càng có nhiều người truy cập website bằng điện thoại di động. Do đó, sẽ là một thiếu sót lớn nếu giao diện trang web của bạn không được thiết kế để tối ưu cho các thiết bị này.

Hiện nay, thiết kế website tương thích (responsive) với thiết bị di động đang là một xu hướng mà tất cả các công ty thiết kế web chuyên nghiệp đang hướng tới. Khi website hiển thị tốt trên các thiết bị khác nhau thì bạn sẽ có thêm nhiều lượt traffic, đồng thời tăng trải nghiệm cho khách hàng.

                                               Một giao diện website thế nào là đẹp? - 10
                                                     Giao diện web cần được tối ưu trên thiết bị di động

Trên đây là các tiêu chuẩn cơ bản mà một giao diện trang web đẹp cần có. Với thiết kế tỉ mỉ, chuẩn SEO, được xây dựng tương thích trên mọi thiết bị, các mẫu giao diện web của Webviet hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế website chuyên nghiệp, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với Webviet để được tư vấn miễn phí.

Tầm Quan Trọng của Website cho Kinh Doanh trong Thời Đại Công Nghệ Mới

website viet

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sở hữu một website không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành một yếu tố bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do tại sao website lại quan trọng đến vậy:

+ Tăng Cường Hiện Diện Trực Tuyến:

– Khả năng tiếp cận khách hàng: Website giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

– Mở rộng thị trường: Với một website, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu, thu hút khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.

+ Xây Dựng và Quảng Bá Thương Hiệu:

– Xây dựng thương hiệu: Website là nơi doanh nghiệp thể hiện bản sắc thương hiệu, từ logo, màu sắc đến phong cách giao tiếp.

– Quảng bá thương hiệu: Thông qua các chiến dịch marketing trực tuyến, website giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.

+ Tăng Doanh Số và Lợi Nhuận:

– Bán hàng trực tuyến: Website cho phép doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, giúp tăng doanh số mà không cần mở thêm cửa hàng vật lý.

– Chiến lược tiếp thị hiệu quả: Website cung cấp nền tảng để triển khai các chiến lược tiếp thị số như SEO, quảng cáo Google, và email marketing.

+ Cải Thiện Trải Nghiệm Khách Hàng:

– Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác: Website giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mãi.

– Tương tác trực tiếp với khách hàng: Các tính năng như chat trực tuyến, form liên hệ giúp doanh nghiệp tương tác và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng.

+ Tăng Cường Độ Tin Cậy và Uy Tín:

– Xây dựng niềm tin: Một website chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng, đặc biệt là trong các giao dịch trực tuyến.

– Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: Website giúp doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng.

+ Phân Tích và Đo Lường Hiệu Quả Kinh Doanh:

– Phân tích hành vi khách hàng: Các công cụ phân tích trên website giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng.

– Đo lường hiệu quả tiếp thị: Website cung cấp dữ liệu để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

+ Hỗ Trợ Khách Hàng và Dịch Vụ Sau Bán Hàng:

– Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến: Website là kênh hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề nhanh chóng.

– Dịch vụ sau bán hàng: Website giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng2.

+ Cải Thiện Quản Lý và Vận Hành:

– Tự động hóa quy trình: Website giúp doanh nghiệp tự động hóa nhiều quy trình quản lý và vận hành, từ quản lý đơn hàng đến chăm sóc khách hàng.

– Quản lý hiệu quả: Các công cụ quản lý trên website giúp doanh nghiệp theo dõi và điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Web việt là đơn vị uy tín và chất lượng cho website của bạn