Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

Hướng dẫn cài đặt OpenVPN trên Ubuntu 20.04

I. OpenVPN là gì?

OpenVPN được biết tới là chương trình mã nguồn mở VPN hoàn toàn miễn phí. OpenVPN cũng được xem là giải pháp tốt nhất cho những người muốn có 1 kết nối an toàn và bảo mật giữa 2 hệ thống mạng với nhau.

Với OpenVPN cho phép các kết nối point to point an toàn trong các cấu hình được định tuyến hoặc bắc cầu và các phương tiện truy cập từ xa. Nó sử dụng giao thức bảo mật tùy chỉnh dựa trên SSL/TLS để thiết lập kết nối được mã hóa trên Internet.

II. Cài đặt OpenVPN

Yêu cầu:

  • Máy chủ Linux (Ở bài viết này mình sẽ cài đặt tren Ubuntu bản 20.04)
  • IP Public

Các bước thực hiện:

  1. Bước 1: Cập nhật hệ thống
    Chạy lệnh update để cập nhật mới hệ thống.
    root@root:~# sudo apt update

    Tiếp theo chạy lênh upgrade để cập nhật phiên bản mới nhất

    root@root:~# sudo apt upgrade
  2. Bước 2: Tải và cài đặt OpenVPN từ Script
    Đảm bảo server đã có sẳn wget, hoặc Quý khách có thể cài đặt bằng lệnh sau.
    root@root:~# apt install wget

    Tiến hành tải file cài file cài đặt.

    root@root:~# wget https://git.io/vpn -O openvpn-ubuntu-install.sh

  3. Bước 3: Tiến hành cài đặt
    • Cấp quyền run cho file cài đặt vừa download về
      root@root:~# chmod +x openvpn-ubuntu-install.sh
    • Thực hiện cài đặt với lệnh
      root@root:~# bash openvpn-ubuntu-install.sh
    • Nhập các tùy chọn theo hướng dẫn
  4. Quá trình cài đặt hoàn thành.

III. Quản lý User trong Open VPN server

  1. Tạo thêm User
    • Để tạo thêm User VPN, tiếp tục chạy lệnh
      root@root:~# bash openvpn-ubuntu-install.sh
    • Trong giao diện quản lý Open VPN, chọn tùy chọn 1) Add a new client.
    • Sau đó nhập tên của User cần tạo
    • Chờ quá trình tạo user hoàn thành.
  2. Trong giao diện quản lý Open VPN ở trên cũng có thể thực hiện việc xóa những user không còn sử dụng.

III. Cài đặt VPN Client

  1. Bước 1: Download và cài đặt ứng dụng VPN Client từ https://openvpn.net/downloads/openvpn-connect-v3-windows.msi 
  2. Bước 2: Download file OVPN, có thể thực hiện bằng hai cách:
    1. Cách 1: Sử dụng WinSCP hoặc một ứng dụng SSH có hỗ trợ download file, để download file OVPN trong folder /root/
    2. Cách 2: mở truy cập và download thông qua giao diện web.
      Lưu ý: việc mở truy cập để download file OVPN thông qua giao diện web sẽ không an toàn. Do đó, cần thiết phải giới hạn truy cập (cho phép 1 IP truy cập vào port 8000) trên firewall trước khi tiến hành.
      • Thực hiện cho phép truy cập trên firewall đối với port 8000
        root@root:~# sudo ufw allow from [IP_address] to any port 8000  

        Với [IP_address] là IP bạn đang sử dụng.

      • Bật HTTP với Open VPN bằng lệnh
        root@root:~#  cd /root && python3 -m http.server
      • Lúc này ta sẽ truy cập web bằng server-ip:8000 và tải về máy file OVPN.
  3. Bước 3: Di chuyển file OVPN vào bên trong folder C:Program FilesOpenVPN Connect trên máy client.
  4. Bước 4: Import file config bằng cách chọn File > Browse, chọn file .opvn vừa rồi, sau đó nhấn Open

  5. Bước 5: Trong cửa sổ làm việc, nhấn nhấn CONNECT để kết nối VPN.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn cài đặt và cấu hình Open VPN trên server Ubuntu 22.04. Chúc Quý khách thành công!

 

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 1.

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 1.

Ban đầu được biết đến như nền tảng hỗ trợ cho các loại tiền điện tử như Bitcoin hay Ethereum, công nghệ Blockchain nay đã len lỏi vào nhiều lĩnh vực khác nhau, chứng minh khả năng linh hoạt của mình.

Theo thống kê của Statista, thị trường blockchain có thể đạt 1.200 tỷ USD vào năm 2030, trong đó chiếm một tỷ lệ lớn là các dạng tài sản mã hoá và hoạt động liên quan. Còn theo dữ liệu do công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis công bố hồi tháng Ba, Việt Nam là một trong 8 nước có lợi nhuận từ tiền số đạt trên một tỷ USD.

Những con số khổng lồ và khả năng ứng dụng thực tiễn đang khiến blockchain trở thành xu hướng, mang lại tiềm năng lớn trong việc đổi mới cách thức hoạt động của các ngành công nghiệp, từ tài chính, truyền thông, đến y tế và giải trí. Hiện nay, blockchain đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, y tế và quản lý dữ liệu, tạo ra những bước tiến vượt bậc trong quá trình chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, Ninety Eight là thương hiệu nổi bật hàng đầu trong lĩnh vực blockchain. Từ một cộng đồng đầu tư, nay Ninety Eight đã mở rộng thành hệ sinh thái toàn cầu. Được xây dựng từ 2017 Ninety Eight (tiền thân là Coin98) đã nhanh chóng trở thành điểm đến cho những ai quan tâm đến nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain.

Bước ngoặt quan trọng vào năm 2019 đã giúp ông Nguyễn Thế Vinh và ông Lê Thanh, hai nhà sáng lập Ninety Eight, tái cấu trúc doanh nghiệp để xây dựng một hệ sinh thái blockchain đa dạng với hơn 9 triệu người dùng trên toàn cầu tính cho đến thời điểm hiện tại.

Ninety Eight không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ ví tiền mã hóa như Coin98 AI Super Wallet mà còn phát triển nhiều sản phẩm hỗ trợ, bao gồm OneID và Zen Card Hardware Wallet. Công ty còn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ blockchain vào đời sống thực tế, như việc sử dụng NFT Ivy để làm vé tham dự các sự kiện của cộng đồng Upside.

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 2.

Nỗ lực này nhằm mang lại những trải nghiệm mới và giúp người dùng thấy rõ giá trị thực tiễn của blockchain, đồng thời thúc đẩy vị thế của Việt Nam trên bản đồ blockchain thế giới. Đây là những bước đệm quan trọng giúp đại chúng làm quen với công nghệ blockchain, không bị bất ngờ khi công nghệ này được áp dụng rộng rãi, đơn cử như những khía cạnh sau đây.

1. Tài chính và Ngân hàng (DeFi)

Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính phi tập trung (DeFi). Một trong những ứng dụng nổi bật là việc hỗ trợ các giao dịch chuyển tiền quốc tế.

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 3.

Công nghệ Blockchain đang ngày càng được triển khai ứng dụng nhiều hơn vào lĩnh vực tài chính số – Ảnh: Trọng Đạt/Vietnamnet.

Nhờ vào blockchain, thời gian và chi phí cho các giao dịch xuyên biên giới được giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân. Ngoài ra, hợp đồng thông minh (smart contracts) giúp tự động hóa các giao dịch tài chính mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba, đảm bảo tính minh bạch và an toàn.

Việc quản lý tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử và NFT cũng được bảo mật hơn, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và giao dịch những tài sản này một cách an toàn.

2. Truyền thông và Quảng cáo

Trong ngành truyền thông và quảng cáo, blockchain mang lại giải pháp cho việc quản lý quyền tác giả và quyền lợi. Công nghệ này giúp bảo vệ quyền tác giả, đảm bảo rằng doanh thu được chia sẻ một cách công bằng giữa các nhà sáng tạo nội dung.

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 4.

Story Protocol – dự án blockchain do Ninety Eight phát triển, dành riêng cho sản phẩm sở hữu trí tuệ – Ảnh: Ninety Eight.

Ngoài ra, blockchain cũng đảm bảo tính minh bạch trong việc phân phối quảng cáo, giúp giảm thiểu gian lận và tạo lòng tin cho các doanh nghiệp. Điều này không chỉ cải thiện hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo mà còn mang lại lợi ích cho cả người dùng và nhà quảng cáo.

3. Quản lý dữ liệu và định danh điện tử

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 5.

OneID là giải pháp danh tính kỹ thuật số multi-chain được xây dựng trên blockchain Viction và phát triển bởi Ninety Eight – Ảnh: Ninety Eight.

Blockchain còn được ứng dụng trong việc quản lý dữ liệu và nhận dạng số. Với công nghệ này, danh tính số (digital identity) của người dùng có thể được tạo ra và quản lý một cách an toàn, giúp họ kiểm soát thông tin cá nhân khi tham gia các giao dịch trực tuyến.

Điều này làm giảm rủi ro bị lộ thông tin hoặc giả mạo danh tính. Bên cạnh đó, blockchain còn giúp lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách an toàn, minh bạch, đảm bảo dữ liệu khó bị tấn công hoặc thay đổi.

4. Y tế

Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ Blockchain toàn cầu đạt 5,92 tỷ USD vào năm 2021, khoảng 7,18 tỷ USD năm 2022 và ước đạt 163,83 tỷ USD vào năm 2029. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự xuất hiện của công nghệ blockchain trong chăm sóc sức khỏe, y tế đang ngày một tăng lên.

Nhờ tính bảo mật cao, hồ sơ y tế được đảm bảo an toàn trong quá trình trao đổi thông tin, đồng thời vẫn đảm bảo quyền riêng tư của bệnh nhân.

Blockchain cũng được ứng dụng trong việc theo dõi chuỗi cung ứng thuốc, giúp đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của các sản phẩm y tế, từ đó giảm thiểu rủi ro thuốc giả trong thị trường.

5. Trò chơi và Giải trí

Ngành trò chơi và giải trí cũng đang khai thác những tiềm năng của blockchain thông qua việc sử dụng NFT (Non-Fungible Tokens) và Metaverse.

NFT giúp cho các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung có thể quản lý quyền sở hữu đối với các sản phẩm số của mình, mang lại sự bảo vệ và giá trị cao hơn cho các tác phẩm nghệ thuật. Bên cạnh đó, blockchain còn hỗ trợ xây dựng nền kinh tế ảo trong Metaverse, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài sản số và sử dụng tiền tệ ảo trong thế giới ảo, mở ra một không gian trải nghiệm hoàn toàn mới.

Để phủ sóng blockchain, cần giải quyết những khó khăn trước mắt

Với khả năng bảo mật cao và tính phi tập trung, ít phụ thuộc, blockchain đang dần chứng minh khả năng của mình trong nền kinh tế số nói riêng và ngành công nghệ nói chung. Những ứng dụng từ tài chính, y tế, đến truyền thông và giải trí đã minh chứng cho tiềm năng thay đổi cách vận hành của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thế nhưng, blockchain không phải là không có hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ này gặp phải nhiều khó khăn, nhất là khi khái niệm blockchain vẫn còn đang mơ hồ với quần chúng. Bên cạnh đó, khả năng tương tác với các hệ thống IT hiện có cũng là một thách thức lớn, do sự khác biệt về công nghệ và giao diện.

Ngoài ra, việc có sự đồng thuận trong cộng đồng người dùng blockchain là rất quan trọng để công nghệ này hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, đặc biệt khi cần đưa ra quyết định về việc cập nhật hoặc thay đổi hệ thống. Về mặt pháp lý, việc tuân thủ các quy định hiện hành có thể rất phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực tài chính và y tế. Điều này có thể làm tăng chi phí và kéo dài thời gian triển khai các giải pháp blockchain.

Cuối cùng, việc bảo trì và cập nhật blockchain đòi hỏi nguồn lực lớn và sự am hiểu chuyên sâu, tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào công nghệ này.

Blockchain và những bước đột phá trong ứng dụng thực tế- Ảnh 6.

Ảnh: Top 5 thách thức blockchain – khảo sát APQC

Trong tương lai, khi công nghệ này tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, chúng ta có thể kỳ vọng vào một hệ sinh thái công nghệ minh bạch và an toàn hơn. Đặc biệt, sự sáng tạo trong việc ứng dụng blockchain vào đời sống hàng ngày sẽ mang đến nhiều cơ hội cho cả doanh nghiệp và người dùng. Sự phát triển của blockchain không chỉ mở ra kỷ nguyên mới trong công nghệ mà còn là động lực thúc đẩy sự tiến bộ toàn cầu.

Apple đầu tư chưa đủ, Indonesia không cho bán iPhone 16

Một người dùng đang cầm chiếc iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9. Ảnh: Lưu Quý

Đến ngày 12/10, iPhone 16 vẫn chưa xuất hiện trên trang web về TKDN của Bộ Công nghiệp Indonesia, đồng nghĩa sản phẩm chưa thể lên kệ tại thị trường này. TKDN là điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa của Indonesia, trong đó sản phẩm bán tại nước này phải có một tỷ lệ thành phần xuất xứ trong nước nhất định. Với sản phẩm điện tử như smartphone, tỷ lệ này tối thiểu 35%.

“iPhone 16 vẫn chưa thể vào thị trường Indonesia vì Apple đang trong quá trình lấy chứng chỉ TKDN, một trong những điều kiện nhập khẩu điện thoại”, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita nói ngày 8/10. Ông cho biết hãng điện thoại Mỹ từng có giấy phép, nhưng đã hết hạn và Indonesia đang yêu cầu gia hạn bằng việc bổ sung khoản đầu tư.

Theo báo chí địa phương, Apple cam kết đầu tư 1,71 nghìn tỷ IDR (110 triệu USD) và mới thực hiện 1,48 nghìn tỷ IDR, tức còn 240 tỷ INR (15,4 triệu USD).

“Sau khi họ tuân thủ, chúng tôi sẽ cấp giấy phép bán iPhone 16. Tất cả dựa trên sự công bằng cho các nhà đầu tư có cam kết cao vào Indonesia”, CNBC Indonesia dẫn lời ông Agus, cho rằng đây là khoản “tương đối nhỏ” so với những gì Apple có thể thu được từ thị trường gần 300 triệu dân này.

Theo Channelnewsasia, yêu cầu của Indonesia đã gây ra những ý kiến trái chiều từ người dùng trong nước. Nhiều người nói Apple và các công ty cần tuân thủ quy định khi hoạt động tại đây. Trong khi đó, số khác cho rằng quy định phức tạp cản trở việc tiếp cận công nghệ của người dùng, khiến họ phải mua iPhone 16 từ thị trường Singapore, Malaysia và mang lại lợi nhuận cho những nước đó.

Trang này dẫn chứng iPhone 16 tại Singapore có giá trung bình 1.000 USD, nhưng người dân Indonesia đang phải chi thêm 155 USD để sở hữu dưới dạng máy “xách tay”.


Một người dùng đang cầm chiếc iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9. Ảnh: Lưu Quý

Một người dùng đang cầm iPhone 16 Pro mới mua để chuyển dữ liệu, hôm 27/9 tại Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý

“Apple muốn được ưu đãi như ở Việt Nam”

Có ba phương án để một hãng đạt điều kiện TKDN tại Indonesia, gồm có kế hoạch sản xuất thiết bị, kế hoạch sáng tạo ứng dụng, hoặc kế hoạch phát triển đổi mới sáng tạo trong nước. Apple chọn phương án thứ ba, thông qua xây dựng các học viện cho nhà phát triển.

Theo ông Agus, Apple “không nên chỉ thành lập học viện”, mà cần mở nhà máy hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển. Khi đó, hãng sẽ có tỷ lệ TKDN 40% và các sản phẩm dễ dàng vào thị trường. Apple là hãng điện thoại lớn duy nhất chưa có nhà máy ở Indonesia, trong khi Samsung và các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Oppo, Vivo đều đã sản xuất điện thoại tại đây.

Tuy nhiên, giải thích trên CNBC Indonesia, Budi Arie Setiadi, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia cho biết Apple đề nghị được ưu đãi “tương tự họ đã nhận được tại Việt Nam”, trong đó có ưu đãi về thuế nếu đảm bảo cung cấp được hàng trăm nghìn việc làm.

Theo ông Budi, yêu cầu này “quá lớn” và có thể khiến các hãng khác đòi hỏi tương tự. “Điều đó không thể”, Budi nói.

Trả lời trang tin này ngày 11/10, Apple khẳng định “đã đầu tư đáng kể và tiếp tục phát triển” tại Indonesia. “Chúng tôi có cam kết lớn với Indonesia và rất nhiệt tình trong việc đưa ngay các sản phẩm mới nhất của mình, bao gồm iPhone 16 đến với khách hàng”, hãng này nói.

Trong chuyến thăm của CEO Tim Cook đến Indonesia hồi tháng 4, CEO Apple đã khai trương học viện thứ tư ở nước này tại Bali, đồng thời “cân nhắc thiết lập sản xuất”.

Khi thăm Việt Nam trước đó, Tim Cook cho biết Apple đã chi 400.000 tỷ đồng cho khoảng 150 nhà cung cấp tại Việt Nam từ 2019 tới nay, đồng thời cam kết mua nhiều hơn linh phụ kiện do đối tác sản xuất trong nước, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Hãng không có nhà máy sản xuất trực tiếp ở Việt Nam, nhưng thông qua hơn 70 nhà máy của đối tác sản xuất thiết bị gốc với hơn 250.000 lao động, chuyên cung cấp linh kiện điện tử như bảng điện, camera, màn hình và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm cho Apple.



Hướng dẫn cấu hình OpenVPN trên firewall pfSense

System-Cert. Manager

I. Tổng quan:

OpenVPN là một hệ thống mạng riêng ảo (VPN) thực hiện các kỹ thuật tạo ra các kết nối point-to-point
hoặc site-to-site an toàn. Cho phép các bên xác thực với nhau bằng cách sử dụng khóa chia sẻ (pre-shared key), chứng chỉ (certificates) hoặc tên người dùng/mật khẩu. Khi sử dụng trong cấu hình multi client-server, nó cho phép máy chủ phát hành một chứng chỉ xác thực cho mỗi client. Nó sử dụng thư viện mã hóa OpenSSL cũng như giao thức TLS một cách rộng rãi đồng thời có nhiều tính năng kiểm soát và bảo mật.

Trong bài viết này, Long Vân sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình OpenVPN trên firewall Pfsense.

Một số lưu ý:

  • Đầu tiên cần đảm bảo firewall pfSense đã được cài đặt và hoạt động với các interface bao gồm WAN và LAN.
  • Một số thiết lập không được đề cập đến trong hướng dẫn, các bạn có thể để mặc định.
  • Hướng dẫn này sẽ sử dụng cả hai phương thức xác thực bao gồm mật khẩu và chứng chỉ.

III. Cấu hình trên pfsense server.

  1. Bước 1: Tạo một Certificate Authority – CA
    • Vào menu System > Cert. Manager
      System-Cert. Manager
    • Nhấn phím Add để tạo mới một CA.
      CAs
    • Nhập tên nhận diện cho chứng chỉ CA.
    • Đặt phương thức (Method) là Create an internal Certificate Authority
    • Chọn Key Type. (RSA, ECDSA ..)
    • Đặt độ dài của khóa Key length (2048, 4096, …)
    • Chọn thuật toán mã hóa Digest Algorithm (sha256, sha512, …)
    • Đặt tên chung Common Name (internal-ca, own-ca, …)
    • Save để lưu, như vậy CA đã được tạo hoàn tất.
  2. Bước 2: Tạo chứng chỉ cho server – Server Certificate

    • Vào menu System > Cert. Manager.
    • Truy cập tab Certificates ở sub-menu
    • Chọn Add/Sign ở bên tay phải dưới cùng
    • Điều chỉnh phương thức (Method) là  Create an internal Certificate Authority.
    • Nhâp Descriptive name.
    • Đặt Key length và Digest Algorithm giống với CA đã tạo
    • Chỉnh thời hạn Lifetime365 ngày hoặc tùy chỉnh không quá 398 ngày.
    • Đặt Common Name.
    • Thiết đặt Certificate TypeServer Certificate
    • Save để lưu, như vậy Server Certificate đã được tạo hoàn tất.
  3. Bước 3: Tạo user OpenVPN
    • Vào menu System > User Manager
    • Chọn nút Add và nhập Username Password cho người dùng của bạn
    • Nhấn Save để lưu, như vậy người dùng OpenVPN đã được tạo hoàn tất sau đó sẽ được chuyển về giao diện ban đầu.
    • Thiết lập phương thức xác thực theo chứng chỉ hoặc mật khẩu, có thể chọn cả hai (icon edit chì để chỉnh sửa)
    • Chọn Add -> User Certificate và nhập bổ sung
    • Đặt phương thức (Method -> Create an internal Certificate)
    • Chọn Key length, Type và Digest Algorithm giống với CA đã tạo trước đó.
    • Đặt thời gian hết hạn Lifetime 365 ngày.
    • Kiểm tra Certificate Type được chọn là chứng chỉ người vừa tạo (User Certificate)
    • Save để lưu và hoàn tất liên kết với chứng chỉ người dùng với OpenVPN user (User Certificate – OpenVPN user)
    • Ấn Save vậy đã hoàn tất thiết lập tạo tài khoản người dùng cho OpenVPN.
  4. Bước 4: Tạo máy chủ VPN – OpenVPN Server
    • Chọn thẻ VPNOpenVPN.
    • Chọn Add
      • Thông tin chung
        1. Server mode – chọn Remote Access (SSL/TLS + User Auth)
        2. Local port , chọn port kết nối, trong bài hướng dẫn này là 1194
        3. Nhập nội dung mô tả – Description
      • Cài đặt mật mã – Cryptographic Settings
        1. Chọn sử dụng TLS Key và tự động bật Automatically generate a TLS Key
        2. Trong Peer Certificate Authority chọn CA đã tạo trước đó.
        3. Chọn Server Certificate đã tạo.
        4. Chọn 4096 cho DH Parameter Length
        5. Thiết lập Auth digest algorithm RSA-SHA512 (512-bit)

      • Cài đặt đường hầm VPN – Tunnel Setting
        1. Tạo subnet trong IPv4 Tunnel Network 10.0.2.0/8
        2. Để trống IPv6 Tunnel Network
        3. Bật cổng chuyển hướng Redirect IPv4 Gateway
      • Cấu hình nâng cao – Advenced Configuration
        1. Bật UDP Fast I/O
        2. Chọn IPv4 Only trong Gateway creation. chọn Both nếu sử dụng IPv4, IPv6
    • Nhấn Save để lưu lai để cập nhật cấu hình
  5. Bước 5: Xác minh cấu hình máy chủ
    • Chọn menu Status > System Logs
    • Chọn tab OpenVPN
    • Kiểm tra log sẽ hiển thị Initialization Sequence Completed nếu đã hoàn thành.
  6. Bước 6: Cấu hình cho phép truy cập trong VPN
    • Chọn menu Firewall > Rules
    • Chọn OpenVPN
    • Chọn Add đầu tiên để thêm.
    • Address Family chọn chỉ IPv4
    • Protocol chọn Any
    • Source chọn Network với range IP đã thiết lập ở bước 4
    • Nhập mô tả, nhấn SaveAppy Changes để lưu lại cấu hình.
  7. Bước 7: Cấu hình cho phép truy cập vào VPN
    • Chọn menu Firewall > Rules
    • Chọn tab WAN
    • Nhấn chọn Add để thêm rule mới
    • Thiết lập Address FamilyIPv4
    • Chọn Source any
    • Chọn Protocol là UDP
    • Với Destination Port Range nhập port OpenVPN đã thiết lập trước đó là 1194
    • Nhập mô tả, nhấn Save Apply Changes để lưu lại cấu hình
  8.  Bước 8: Cài đặt tiện ích OpenVPN Client Export Utility, là tiện ích hỗ trợ export ra VPN Client

    • Chọn System > Package Manager
    • chọn Available Packages trong sub-menu
    • Tìm tiện ích mở rộng openvpn-client-export và chọn install để cài đặt
    • Nhấn chọn confirm xác nhận cài đặt.
    • Khi cài đặt hoàn thành sẽ hiển thị Success trong giao diện Package Installer
  9. Bước 9: Export gói cài đặt VPN Client
    • Chọn VPN > OpenVPN
    • Chọn Client Export ở sub-menu
    • Chọn đúng máy chủ OpenVPN cạnh Remote Access Server
    • Nếu sử dụng Dynamic DNS để truy cập mạng WAN pfSense, chọn Other và chọn Host Name Resolution (Thiết lập này cho phép truy cập mạng WAN pfSense bằng tên thay vì bằng IP, sẽ không mất quyền truy cập máy chủ OpenVPN nếu ISP thay đổi IP hay mạng WAN
    • Nếu không sử dụng hãy chọn Host Name Resulation thành Interface IP Address

    • Kéo xuống dưới đến vị trí user muốn download file cài đặt VPN Client, và chọn tải về file cài đặt phù hợp.
  10. Bước 10: Kiểm tra sử dụng kết nối OpenVPN
    • Chạy cài đặt file VPN Client đã download về.
    • Sau khi kết nối thành công tới OpenVPN

    • Thông tin network – khi kết nối đến OpenVPN

Như vậy Long Vân đã hoàn tất hướng dẫn Quý khách cấu hình OpenVPN trên firewall pfSense, Chúc Qúy khách thành công!

Apple tiết lộ sự thật “gây sốc” về trí thông minh của các mô hình AI

Apple tiết lộ sự thật "gây sốc" về trí thông minh của các mô hình AI- Ảnh 1.

Apple tiết lộ sự thật "gây sốc" về trí thông minh của các mô hình AI- Ảnh 1.

Chứng kiến những khả năng độc đáo của các mô hình Ngôn ngữ lớn – các LLMs – công nghệ nền tảng cho những chatbot AI đình đám hiện nay như ChatGPT, Gemini và Copilot, nhiều người đang lo ngại về một tương lai u ám khi các cỗ máy này có thể suy nghĩ như con người. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu AI tại Apple lại không nghĩ vậy. Theo một nghiên cứu của họ mới được công bố, các LLMs hiện tại còn xa mới đạt tới khả năng suy luận như con người.

Thay vì các công cụ thông thường, người đứng đầu nghiên cứu này của Apple, ông Samy Bengio, đã sử dụng một công cụ mới có tên GSM-Symbolic. Phương pháp này được xây dựng dựa trên các tập dữ liệu như GSM8K, nhưng bổ sung thêm các mẫu ký hiệu phức tạp hơn để đánh giá hiệu năng AI.

Bài kiểm tra được các nhà nghiên cứu AI của Apple thực hiện đối với cả những mô hình mã nguồn mở như Llama của hãng Meta cũng như các mô hình độc quyền như dòng o1 mới của OpenAI. Kết quả cho thấy, ngay cả mô hình có điểm chuẩn cao nhất như o1 của OpenAI cũng không đạt được các kỹ năng suy luận thông thường.

Apple tiết lộ sự thật

Một bài toán đơn giản “Oliver hái được 44 quả kiwi vào thứ Sáu. Sau đó, cậu ấy hái được 58 quả kiwi vào thứ Bảy. Vào Chủ Nhật, cậu ấy hái được gấp đôi số quả kiwi mà anh ấy hái được vào thứ Sáu, Oliver có bao nhiêu quả kiwi?” Nhưng việc bổ sung một câu vu vơ “nhưng 5 quả trong số đó nhỏ hơn một chút so với mức trung bình” đã khiến cả 2 mô hình đều đưa ra các câu trả lời ngớ ngẩn.

Một điều thú vị mà nhóm nghiên cứu nhận thấy là khả năng trả lời câu hỏi của các mô hình này có thể dễ dàng bị phá hỏng chỉ với một số thay đổi nhỏ. Ví dụ họ chỉ cần thêm vào một câu vu vơ nào đó vào bài toán – một tinh chỉnh nhỏ nào đó – cũng có thể làm hỏng câu trả lời của hầu hết các mô hình, bao gồm cả o1 mới của OpenAI.

Trưởng nhóm dự án, ông Mehrdad Farajtabar, nhấn mạnh rằng ngay cả một thay đổi nhỏ như vậy cũng gây ra sự sụt giảm đáng kể về độ chính xác. Ông Farajtabar cho biết điều này sẽ không thể xảy ra trong suy luận của con người – việc thay đổi tên trong một bài toán không ảnh hưởng đến khả năng giải bài của học sinh. Tuy nhiên, đối với các mô hình AI này, những thay đổi như vậy dẫn đến sự sụt giảm độ chính xác từ 10% trở lên, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tính ổn định của chúng.

Apple tiết lộ sự thật

Một bài toán khác “Liam muốn mua một số đồ dùng học tập. Cậu ấy mua 24 cục tẩy hiện có giá 6,75 USD mỗi cục, 10 quyển vở hiện có giá 11,0 USD mỗi quyển và một tập giấy bìa cứng hiện có giá 19 USD. Liam nên trả bao nhiêu tiền bây giờ, giả sử rằng do lạm phát, giá rẻ hơn 10% vào năm ngoái?” Một bài toán đơn giản nhưng việc thêm một câu về lạm phát đã làm mô hình o1 của OpenAI bối rối trong câu trả lời.

Nói cách khác, khó có thể gọi các mô hình LLMs hiện nay là có khả năng suy luận, chúng chỉ đơn thuần làm theo các khuôn mẫu phức tạp có sẵn trong kho dữ liệu mà thôi.

Những phát hiện này đặt ra một số vấn đề đáng lo ngại cho các ứng dụng AI trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, ra quyết định và giáo dục, nơi tính nhất quán logic là điều bắt buộc. Nếu không cải thiện khả năng suy luận logic, các hệ thống AI hiện tại có thể gặp khó khăn khi hoạt động trong môi trường phức tạp hoặc quan trọng hơn.

Nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về độ tin cậy của các tiêu chuẩn như GSM8K, nơi các mô hình AI như GPT-4o đạt điểm cao tới 95%, một bước nhảy vọt so với 35% của GPT-3 chỉ vài năm trước đây. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu của Apple, những cải tiến này có thể do việc đưa dữ liệu huấn luyện vào các bộ kiểm tra.

Sự bất đồng giữa hai tổ chức nghiên cứu AI hàng đầu là đáng chú ý. Hiện tại OpenAI coi mô hình o1 của mình là một bước đột phá trong suy luận, tuyên bố đây là một trong những bước đầu tiên hướng tới việc phát triển các tác nhân AI thực sự có logic. Trong khi đó, nhóm của Apple, được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khác, lập luận rằng có rất ít bằng chứng để ủng hộ tuyên bố này.

Garcy Marcus, một nhà phê bình lâu năm về các mạng nơ-ron nhân tạo, đã đồng tình với những lo ngại này trong nghiên cứu của Apple. Ông chỉ ra rằng nếu không có một số hình thức suy luận ký hiệu được tích hợp vào hệ thống AI, các mô hình như o1 của OpenAI sẽ tiếp tục thiếu sót trong các lĩnh vực đòi hỏi tư duy logic, bất kể chúng được đào tạo với bao nhiêu dữ liệu.

Robot Optimus của Tesla bị nghi được điều khiển từ xa

Robot Optimus của Tesla trình diễn khả năng pha chế

Trong sự kiện We, Robot của Tesla tại Mỹ hôm 11/10, Elon Musk tuyên bố Optimus trong tương lai “có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn”, kể cả dắt chó đi dạo, mua đồ tạp hóa, trông trẻ, và kỳ vọng có thể bán robot với giá 20-30 nghìn USD.

Để trình diện khả năng của robot, Musk cho Optimus đi lại giữa đám đông, thể hiện sự khéo léo khi phục vụ đồ uống tại một quầy bar trong sự kiện.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội X, một số khách tham dự bày tỏ sự ngạc nhiên về sự linh hoạt của Optimus cũng như khả năng giao tiếp với con người, dấy lên nghi vấn robot được điều khiển từ xa thay vì là một sản phẩm tự vận hành nhờ AI.

Robot Optimus của Tesla trình diễn khả năng pha chế

 
 
Robot Optimus của Tesla trình diễn khả năng pha chế

Robot Optimus của Tesla trình diễn khả năng pha chế. Video: Robert Scoble

“Đây không hoàn toàn là AI. Con người đang hỗ trợ nó từ xa”, Robert Scoble, một chuyên gia công nghệ có mặt tại bữa tiệc chia sẻ, kèm video robot này phục vụ nước cho ông. Theo Scoble, quá trình đi bộ của Optimus có thể là tự động, nhưng các giao tiếp khác thì không. Ông cũng đặt câu hỏi cho một robot tại sự kiện rằng nó là AI hay do con người điều khiển, và câu trả lời phát ra từ loa là “có thể có một số AI tham gia”.

Theo các nhà phân tích, phản ứng này giống như một kiểu “văn mẫu” của những người đang cố thể hiện giống như họ ứng dụng AI chứ không phải của một công ty đang tự tin vì những tiến bộ công nghệ thực sự. Ngoài ra, trong các cuộc trò chuyện với khách mời tại bữa tiệc ở môi trường ồn ào, cách trả lời và thao tác tự nhiên của Optimus được đánh giá không giống của trí tuệ nhân tạo, mà là của con người.

Theo Arstechnica, với tính cách của Musk, nếu sản phẩm hoạt động độc lập hoàn toàn bằng AI, chắc chắn ông sẽ khoe khoang điều đó. Nhưng trong bài thuyết trình của mình, CEO này không đề cập đến việc chúng được điều khiển thế nào, có thể để tránh việc có thể bị phát hiện nói dối khi đưa robot hoạt động tại sự kiện.

Tesla chưa đưa ra bình luận về các ý kiến này.

Robot Optimus của Tesla la chơi oẳn tù tì với người dùng

 
 
Robot Optimus của Tesla la chơi oẳn tù tì với người dùng

Optimus chơi oẳn tù tì với người dùng. Video: Christian Keil

Bên cạnh các nghi vấn, robot của Tesla vẫn được đánh giá cao khi thực hiện các chuyển động mượt mà, cho thấy phần cứng và bộ truyền động hoạt động tốt.

“Xứng đáng để ăn mừng vì khả năng điều khiển từ xa với độ trễ thấp, nhưng không trung thực khi trình diễn chúng như những robot tự động”, Josh Wolfe, sáng lập quỹ đầu tự Lux Capital, đánh giá.

Thời gian qua, robot hình người chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều thị trường như Mỹ, Trung Quốc. Tuy nhiên, khả năng của các thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt đến sự tự nhiên giống con người như nhiều hãng đang quảng cáo. Tại Hội nghị Robot thế giới hồi tháng 8 ở Trung Quốc, màn trình diễn của các nhân vật giống robot trên sâu khấu sự kiện cũng được cho là do con người hóa trang.

Lưu Quý



Triển khai server Docker dễ dàng với CasaOS

I. CasaOS là gì?

CasaOS là một phần mềm mã nguồn mở được xây dựng trên hệ sinh thái docker. Nó có thể đơn giản hóa quá trình triển khai và quản lý ứng dụng container.

CasaOS được phát hành bởi IceWhale Technology vào năm 2021. CasaOS nhằm mục đích xác định lại trải nghiệm kỹ thuật số đám mây riêng cho người dùng và nhà phát triển thông qua dân chủ hóa dữ liệu và cho phép mọi người đưa mục tiêu đó lên một quy mô mới.

II. Các tính năng của CasaOS

  • Quản lý tất các tệp trong FILES.
  • Chia sẻ file qua mạng.
  • Dễ dàng cài đặt và quản lý nhiều các docker container.
  • Tự do thêm ổ đĩa và không gian mở rộng.
  • Bảo vệ dữ liệu riêng tư của bạn

III. Triển khai CasaOS

  1. Truy cập SSH vào server và chạy lệnh sau:
    curl -fsSL https://get.casaos.io | sudo bash
  2. Quá trình cài đặt hoàn toàn tự động. Sau khi hoàn thành, truy cập và đường dẫn http://[ip-address]  và tạo user đăng nhập.
  3. Giao diện của CasaOS khi truy cập thành công.
  4. Đến đây, Quý khách đã có thể sử dụng các chức năng trên CasaOS cũng như cài đặt thêm các ứng dụng từ App Store sẳn có.

IV. Cài đặt Nextcloud trên CasaOS

  1. Trong giao diện làm việc của CasaOS, truy cập App Store và tìm ứng dụng Nextcloud, nhấn install để cài đặt.
  2. Sau khi hoàn thành việc cài đặt, biểu tượng Nextcloud sẽ hiển thị trong phần Apps.
  3. Chọn vào biểu tượng Nextcloud để truy cập ứng dụng.

Quý khách có thể tham khảo thêm tài liệu về ứng dụng tại:

  • https://casaos.io/
  • https://wiki.casaos.io/

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành giới thiệu cho Quý khách về ứng dụng CasaOS. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với hệ thống của Quý khách. Chúc Quý khách thành công.

Cảm nhận được mối đe dọa từ Qualcomm, 2 đại kình địch Intel, AMD bắt tay thành lập liên minh chip x86

Cảm nhận được mối đe dọa từ Qualcomm, 2 đại kình địch Intel, AMD bắt tay thành lập liên minh chip x86- Ảnh 1.

Là một cặp kỳ phùng địch thủ từ nhiều thập kỷ nay trên sân chơi bộ xử lý máy tính, việc Intel và AMD đột ngột thông báo hợp tác với nhau đã khiến không ít người kinh ngạc – dù chỉ là cùng thành lập một nhóm tư vấn về hệ sinh thái của kiến trúc x86. Mục tiêu của nhóm tư vấn này là “tập hợp các nhà lãnh đạo công nghệ để định hình nên tương lai của kiến trúc máy tính được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.”

Việc hợp tác này không phải là không có lý do – động lực quan trọng nhất phía sau nó chính là hơi nóng từ các bộ xử lý máy tính sử dụng kiến trúc ARM đang vươn lên mạnh mẽ. Đầu tiên là các chip M series của Apple, nhưng tác động mạnh nhất lại đến từ Qualcomm với dòng Snapdragon X Elite.

Cảm nhận được mối đe dọa từ Qualcomm, 2 đại kình địch Intel, AMD bắt tay thành lập liên minh chip x86- Ảnh 1.

x86, một kiến trúc tập lệnh (ISA) đã tồn tại gần 50 năm, là nền tảng của ngành điện toán hiện đại. ISA quyết định cách CPU đọc và thực thi các lệnh. Mặc dù là đối thủ cạnh tranh quyết liệt, AMD và Intel hiện là hai công ty chính sản xuất bộ vi xử lý x86. Bên cạnh hai “ông lớn” này, nhóm tư vấn còn có sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghệ như Microsoft, Google, HP, Dell, Broadcom, Lenovo và Oracle.

Dễ hiểu vì sao cái tên Qualcomm không có trong nhóm này, khi các bộ xử lý nền ARM của hãng, Snapdragon X Elite đang được đưa lên các máy tính của những ông lớn trên và đối đầu trực tiếp với các bộ xử lý x86 của cả Intel và AMD.

Hiện tại một số dự báo cho biết, các bộ xử lý ARM có thể hiện diện trên 40% laptop được bán vào năm 2029 và ngay năm sau thôi, con số này cũng có thể lên tới 20%.

Cảm nhận được mối đe dọa từ Qualcomm, 2 đại kình địch Intel, AMD bắt tay thành lập liên minh chip x86- Ảnh 2.

Theo AMD, mục tiêu của nhóm là “nâng cao tính tương thích, khả năng dự đoán và nhất quán giữa các sản phẩm x86.” Nhưng với nhiều nhà quan sát, mục đích của nhóm tư vấn mới không gì khác ngoài nỗ lực đối phó với mối đe dọa từ các bộ xử lý ARM trên máy tính để bàn và laptop.

Tuy vậy điều này không có nghĩa 2 ông lớn này sẽ làm bạn với nhau. Đại diện AMD khẳng định 2 công ty vẫn sẽ là “đối thủ cạnh tranh quyết liệt”, nhưng họ sẽ cùng nhau thúc đẩy các tính năng và đổi mới cho PC x86, đồng thời đảm bảo khả năng tương thích rộng rãi ngoài hệ sinh thái Windows truyền thống.

Vẫn chưa rõ nhóm cố vấn về kiến trúc x86 này sẽ mang lại đổi mới nào cho thị trường chip xử lý, nhưng rõ ràng các các công ty này đang không xem nhẹ ảnh hưởng của đối thủ mới xuất hiện. Trong khi chip ARM có ưu điểm rõ rệt về năng lượng, và ngày càng gia tăng hiệu năng, giờ đây trở ngại lớn nhất chỉ còn nằm ở việc tương thích với phần mềm.

Người dùng ba nhà mạng lớn có thể sử dụng 5G khi nào

Một điện thoại hiển thị sóng 5G. Ảnh: Lưu Quý

MobiFone là nhà mạng mới nhất tham gia vào cuộc đua 5G. Trong thông báo cuối tuần này, nhà mạng cho biết “đang tập trung triển khai các công việc, sẵn sàng cho thương mại hóa 5G”. Dự kiến, người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ 5G từ tháng 11.

Trong khi đó, Vinaphone cho biết chương trình sử dụng thử 5G sẽ diễn ra từ 13/10 đến 15/11. Nếu đang sở hữu điện thoại 5G, khi đi qua các khu vực có sóng, người dùng sẽ nhận được tin nhắn mời trải nghiệm dịch vụ. Họ sẽ được tặng 50 GB data để dùng thử đường truyền tốc độ cao trong 30 ngày.

Kế hoạch thử nghiệm miễn phí của Vinaphone được thực hiện hai ngày trước khi Viettel chính thức thương mại hoá 5G. Trong thư gửi đến giới truyền thông, nhà mạng cho biết sẽ giới thiệu các sản phẩm dịch vụ 5G vào ngày 15/10, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập. Thực tế thời gian qua, Viettel Telecom đã âm thầm triển khai chương trình dùng thử, trước khi công bố gói cước 5G với giá từ 135.000 đồng.


Một điện thoại hiển thị sóng 5G. Ảnh: Lưu Quý

Một điện thoại hiển thị sóng 5G. Ảnh: Lưu Quý

Theo kế hoạch, Viettel sẽ triển khai 5G đồng loạt tại 63 tỉnh thành, nhưng chưa có thông tin về các khu vực cụ thể sẽ được phủ sóng. Vinaphone và MobiFone cũng chưa chia sẻ về những điểm sẽ tiến hành thử nghiệm.

Trong thông báo mới, VNPT khẳng định sẽ hoàn thành lắp đặt hơn 3.000 trạm phát sóng 5G cho Vinaphone trên cả nước, nhấn mạnh việc phủ sóng ở các khu vực đô thị và trung tâm kinh tế lớn trên toàn quốc. Trong khi đó, MobiFone cho biết đang triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng có băng tần 5G phù hợp. “Việc hợp tác không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà còn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất”, đại diện nhà mạng nói.

Từ năm 2020, cả ba nhà mạng đều đã tiến hành thử nghiệm mạng 5G, nhưng chưa thương mại hóa. Đến tháng 3, quá trình này mới đi đến những bước cuối cùng, khi Viettel và VNPT đấu giá thành công tần số 5G, còn MobiFone vào tháng 7. Theo quy định, doanh nghiệp trúng đấu giá phải triển khai dịch vụ trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép và sau hai năm phải có tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G.

Theo chiến lược hạ tầng của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2025, 100% tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế sẽ có dịch vụ di động 5G. Tốc độ tối thiểu của mạng này cần đạt 100 Mbps.

Công nghệ 5G bắt đầu được triển khai thương mại trên thế giới cách đây 5 năm, mở ra kỷ nguyên siêu kết nối, cung cấp sức mạnh cho Internet vạn vật (IoT) và thúc đẩy các mô hình đòi hỏi tốc độ cao.

Đối với người dùng phổ thông, sự khác biệt lớn nhất của công nghệ 5G là tốc độ tối đa ở điều kiện lý tưởng đạt 10 Gbps. Trong thực tế, một số thử nghiệm với 5G tại Việt Nam cho tốc độ tải xuống có thể đạt 1 Gbps, cao hơn 10 lần mạng 4G ở cùng địa điểm. Ngoài ra, lợi thế của mạng thế hệ mới là độ trễ siêu thấp và khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị, thúc đẩy nhiều ứng dụng như xe tự hành, điều khiển từ xa thiết bị phẫu thuật, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường… Tuy nhiên, do tần số được sử dụng cho 5G ở Việt Nam đều là các tần số lớn, trạm 5G có độ phủ nhỏ hơn, buộc các nhà mạng phải triển khai số lượng trạm nhiều hơn.

Để sử dụng, ngoài đăng ký gói cước, người dùng cần có thiết bị với công nghệ mạng thế hệ mới. Các điện thoại cao cấp từ iPhone 12, Galaxy S20 Ultra, Galaxy Z Fold2 trở về sau đã hỗ trợ 5G. Nhiều mẫu Android tầm trung và giá rẻ ra mắt khoảng 2-3 năm gần đây cũng đã trang bị kết nối này.

Lưu Quý



Hướng dẫn sử dụng WinSCP để upload dữ liệu lên trên server Linux

Để sử dụng được tiện ích WinSCP, Quý khách cần thực hiện các bước như sau:

  1. Bước 1: Download Winscp về máy tính tại đường dẫn http://winscp.net/eng/download.php
  2. Bước 2: Cài đặt như một ứng dụng thông thường.
  3. Bước 3: Mở tiện ích và thực hiện:
    • Nập thông tin kết nối đến server Linux như hình bên dưới:
    • Trong đó:
      • Số thứ tự 1: giao thức truy cập (ở đây chúng ta chọn giao thức SFTP)
      • Số thứ tự 2, 3, 4, 5: thông tin truy cập tương ứng của server
    • Nhấn login để truy cập.
  4. Bước 4: chuyển dữ liệu
    • Sau khi login, WinSCP sẽ hiển thị cửa sổ bao gồm dữ liệu trên server linux (bên phải) và dữ liệu trên máy tính (bên trái).
    • Quý khách có thể download hoặc upload dữ liệu trên server linux bằng thao tác kéo thả.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn sử dụng WinSCP để upload dữ liệu lên trên server Linux. Chúc Quý khách thành công!