Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

Hai cha con giải mã tín hiệu từ Sao Hỏa

Một tín hiệu vô tuyến được truyền đến Trái Đất vào năm ngoái bởi ExoMars Trace Gas Orbiter của ESA chứa hình ảnh này mô tả năm loại axit amin. Các nhà khoa học công dân Ken và Keli Chaffin là những người đầu tiên giải mã hình ảnh từ dữ liệu vô tuyến. Ảnh: Ken và Keli Chaffin

Theo ESA, hai cha con gồm Ken và Keli Chaffin là những người đầu tiên giải được mật mã. Thông điệp được gửi từ tàu ExoMars Trace Gas Orbiter của ESA như một phần của dự án khoa học công dân vào tháng 5/2023. Ba đài quan sát vô tuyến trên Trái Đất đã nhận được thông điệp này. Dữ liệu sau đó được công khai cho công chúng. Bước đầu tiên là trích xuất tín hiệu từ dữ liệu thô, và bước thứ hai là giải mã nó.

Thông điệp được hé lộ là một hình ảnh mô tả cấu trúc của năm axit amin, những khối cấu tạo nên protein. Thông điệp này là một phần của “A Sign in Space” – một dự án khoa học/nghệ thuật khám phá cách loài người có thể phản ứng sau khi nhận được một thông điệp thực sự từ người ngoài hành tinh. Cộng đồng trực tuyến chỉ mất 10 ngày để trích xuất thông điệp từ dữ liệu gốc, nhưng việc giải mã khó khăn hơn: Mãi đến 7/6/2024, hai người mới gửi thông báo cho Daniela de Paulis, người sáng lập kiêm giám đốc nghệ thuật của dự án, về giải pháp. ESA đã công bố thành công của họ vào 22/10.

Một tín hiệu vô tuyến được truyền đến Trái Đất vào năm ngoái bởi ExoMars Trace Gas Orbiter của ESA chứa hình ảnh này mô tả năm loại axit amin. Các nhà khoa học công dân Ken và Keli Chaffin là những người đầu tiên giải mã hình ảnh từ dữ liệu vô tuyến. Ảnh: Ken và Keli Chaffin

Một tín hiệu vô tuyến truyền đến Trái Đất vào năm ngoái chứa hình ảnh mô tả năm loại axit amin được Ken và Keli Chaffin giải mã. Ảnh: Ken và Keli Chaffin

Theo “A Sign in Space”, đây là sản phẩm trí tuệ của một nhóm “người ngoài hành tinh mô phỏng”, bao gồm de Paulis, một nhà khoa học máy tính, một nhà thơ, một kỹ sư vô tuyến, một nhà vật lý và luật sư không gian, cùng một số nhà thiên văn học và sinh vật học vũ trụ.

Dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Viện SETI – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất – và Đài quan sát Green Bank ở Tây Virginia. Việc giải mã thông điệp đòi hỏi nhiều giờ mô phỏng trên máy tính. Hai cha con đã thành công khi nhận ra thông điệp bao gồm một số đặc điểm sinh học, ESA cho biết.

Nhưng người ngoài hành tinh muốn truyền đạt điều gì bằng cách gửi một bức tranh về năm axit amin? Bí ẩn đó vẫn cần được giải đáp. Hiện tại, các nhà khoa học đang tập hợp trên một máy chủ Discord để tranh luận và tìm hiểu ý nghĩa của thông điệp. Liệu người ngoài hành tinh có đến trong hòa bình? Câu hỏi đó có lẽ là câu hỏi khó trả lời nhất.

Bảo Anh (Theo Live Science)

Trung Quốc muốn tạo “kỳ tích vĩ đại” trên điện thoại Huawei: Thế giới từ nay sẽ có kẻ thống trị thứ 3?

- Ảnh 1.

Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn với hệ thống Công Nghệ phương Tây – điều mà cả thế giới đang dựa vào.

Hệ điều hành thuần Trung Quốc

Khi gã khổng lồ Công Nghệ Trung Quốc Huawei ra mắt điện thoại thông minh Mate 70 trong tháng này, các chuyên gia Công Nghệ sẽ tháo rời nó để tìm hiểu về con chip bên trong – thứ sẽ tiết lộ mức độ tiến bộ mà Trung Quốc đạt được trong việc chế tạo chip tự thân và phá vỡ sự phụ thuộc vào Công Nghệ nước ngoài.

Nhưng phần mềm trong điện thoại mới là thứ chứng minh được tầm quan trọng hơn cả phần cứng.

Huawei dự kiến sẽ cài đặt Harmony OS NEXT, hệ điều hành cũng do hãng tự phát triển, trên thiết bị mới. Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn với hệ thống Công Nghệ phương Tây – điều mà cả thế giới đang dựa vào.

- Ảnh 1.

Trung Quốc muốn đất nước trở nên tự chủ về mặt Công Nghệ trong mọi mặt, từ phân bón, máy bay chở khách đến chip và mạng lưới thanh toán. Họ coi sự kìm kẹp của phương Tây với các Công Nghệ quan trọng là rủi ro an ninh quốc gia, có thể đặc biệt nguy hiểm đối với Trung Quốc nếu có xung đột bùng nổ.

Những nỗ lực của Huawei nhằm hỗ trợ khả năng tự chủ của Trung Quốc gần đây tập trung vào chất bán dẫn. Nhưng đất nước này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ điều hành di động của Mỹ. Android, thuộc sở hữu của Google, và iOS, hệ điều hành của Apple, có mặt trên 98% điện thoại thông minh toàn cầu, bao gồm hầu hết các điện thoại ở Trung Quốc.

Nền tảng mới của Huawei sẽ trở thành kẻ đối chọi thứ ba. Hệ thống này đã được ra mắt thử nghiệm vào tháng trước và sẽ trở nên phổ biến hơn khi Mate 70 được phát hành.

Phiên bản hiện tại vẫn dựa trên mã mở từ Android và phần mềm từ Linux nhưng phiên bản mới dự kiến sẽ loại bỏ các thành phần nước ngoài và thay thế hoàn toàn bằng “hàng nội địa”.

Các ứng dụng được phát triển cho Android sẽ không hoạt động trên phiên bản mới. Truyền thông Trung Quốc mô tả Harmony OS Next là một hệ thống “thuần chủng”.

Huawei bắt đầu phát triển Harmony vào năm 2012 cho các thiết bị internet vạn vật, không phải cho điện thoại thông minh. Nhưng lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty vào năm 2019 đã cắt đứt quyền truy cập vào Google Mobile Services, bao gồm cả cửa hàng ứng dụng, cùng với các chất bán dẫn cần thiết để sản xuất điện thoại 5G.

Điều này đã tàn phá sự phổ biến của điện thoại Huawei bên ngoài Trung Quốc nhưng cũng khởi động nỗ lực của công ty để chuyển sang phát triển hệ thống riêng và bản địa hóa sản xuất chất bán dẫn.

Vào tháng 8 năm ngoái, Huawei đã khiến các nhà phân tích ngạc nhiên khi phát hành Mate 60, điện thoại thông minh có chip bảy nanomet tiên tiến được sản xuất trong nước, cho phép công ty này quay trở lại thị trường điện thoại 5G.

Mate 70 được kỳ vọng sẽ còn đánh dấu một cột mốc lớn lao hơn trong nỗ lực của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào các công ty phương Tây.

- Ảnh 2.

Cơ hội nào cho Huawei?

Xây dựng một hệ điều hành không phải là một kỳ tích dễ dàng. Thách thức chính là thu hút nhiều nhà phát triển bên ngoài để thiết kế các ứng dụng chạy trên đó. Điều này đòi hỏi phải thuyết phục họ rằng hệ thống sẽ thành công và việc phát triển một ứng dụng xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nhiều công ty đã thử và thất bại trong việc tạo ra các hệ điều hành mới trong nhiều năm qua. Các nhà phát triển ứng dụng thường gắn bó với những nền tảng phổ biến.

Đây được coi là một ván cược lớn của Huawei khi cắt đứt quan hệ với Android. Đến tháng 8 năm ngoái, khi Mate 60 được phát hành, các nhà phát triển đã tạo ra khoảng 100 ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành.

Sự phổ biến của các thiết bị mới đã thuyết phục nhiều nhà phát triển bắt đầu tạo các ứng dụng cho điện thoại của Huawei, với hơn 15.000 ứng dụng và dịch vụ gốc được tạo ra kể từ khi Mate 60 được phát hành.

Các cuộc thử nghiệm của Harmony OS NEXT càng làm tăng thêm sự hào hứng. Tuy nhiên, việc chuyển sang hệ thống mới có nguy cơ làm tổn hại đến doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei.

Android cung cấp cho người dùng hàng triệu ứng dụng; nếu người Trung Quốc không thể tìm thấy ứng dụng yêu thích, họ có thể sẽ chọn một thiết bị khác. Các nhà báo Trung Quốc đã thử nghiệm một số ứng dụng gốc phàn nàn rằng chúng thiếu các chức năng quan trọng.

Huawei hy vọng có thể tạo thêm động lực cho hệ điều hành của mình bằng cách thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khác cùng sử dụng.

Nhưng để thuyết phục là không dễ dàng. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh đối thủ như Xiaomi, Vivo và Oppo cạnh tranh quyết liệt với Huawei và một số đang phát triển hệ điều hành riêng của họ dựa trên Android.

Cơ hội vẫn để ngỏ khi các nhà phân tích tại Jefferies cho biết, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ yêu cầu các đối thủ của Huawei chuyển từ Android sang Harmony.

Tham vọng của Huawei đối với Harmony vượt ra ngoài ranh giới điện thoại thông minh. Hệ thống này sẽ sớm thay thế Windows trên máy tính xách tay của công ty. Nó có thể sử dụng trên tất cả các thiết bị, bao gồm cả những chiếc ô tô mà Huawei hỗ trợ thiết kế.

Điều đó sẽ giúp xoa dịu nỗi lo ngại của Trung Quốc về sự phụ thuộc của đất nước vào Công Nghệ nước ngoài – và khiến các gã khổng lồ Công Nghệ phương Tây không thể ngồi yên một chỗ.

Sao chổi ATLAS bốc cháy khi lao vào Mặt Trời

Sao chổi ATLAS bốc cháy khi lao vào Mặt Trời
Sao chổi ATLAS bốc cháy khi lao vào Mặt Trời

 
 
Sao chổi ATLAS bốc cháy khi lao vào Mặt Trời

Khoảnh khắc cuối cùng của Sao chổi C/2024 S1 (ATLAS) khi nó bay về phía Mặt trời vào ngày 28/10/2024. Video: ESA/NASA SOHO

Hình ảnh kỳ lạ từ tàu vũ trụ Quan sát Mặt Trời và Nhật quyển (SOHO) cho thấy sao chổi C/2024 S1 (ATLAS) lao vào Mặt Trời và bốc cháy, Live Science hôm 31/10 đưa tin.

Trước đó, người ta hy vọng sao chổi này có thể trở thành một “món quà Halloween” nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng cuối cùng những hy vọng này đã tan thành mây khói. Các nhà thiên văn học đã bắt đầu quan sát thấy thiên thể này bắt đầu tan rã.

Giờ đây, nhờ SOHO, một tàu vũ trụ được vận hành bởi NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu, chúng ta đã biết chắc chắn sao chổi ATLAS đã kết thúc như thế nào và khi nào.

C/2024 S1 (ATLAS) đã đi qua điểm gần Trái Đất nhất vào 23/10, đạt cấp sao biểu kiến 8,7, quá mờ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, kính thiên văn vẫn có thể nhìn thoáng qua nó.

Sau lần tiếp cận đó, sao chổi này bắt đầu bay về phía Mặt Trời, khiến cho việc quan sát trở nên khó khăn nếu không sử dụng các thiết bị chuyên dụng được thiết kế cho việc quan sát Mặt Trời.

Sao chổi C/2024 S1 (ATLAS) đã đi qua điểm gần nhất với Trái Đất vào ngày 23 tháng 10. Ảnh: Space

Sao chổi C/2024 S1 (ATLAS) đã đi qua điểm gần nhất với Trái Đất vào ngày 23/10. Ảnh: Space

Sao chổi ATLAS được phát hiện lần đầu tiên vào hôm 27/9, bởi dự án Hệ thống cảnh báo cuối về tác động Trái Đất của tiểu hành tinh (ATLAS) ở Hawaii. Nó thuộc họ Kreutz, những sao chổi có quỹ đạo tương tự nhau, đưa chúng đến rất gần Mặt Trời sau mỗi 500 đến 800 năm, tùy thuộc vào quỹ đạo riêng của từng sao chổi.

Giống như tất cả các sao chổi khác, C/2024 S1 (ATLAS) về cơ bản là một “quả cầu tuyết bẩn”, một thiên thể đóng băng gồm khí, đá và bụi còn sót lại từ những ngày đầu tiên của hệ Mặt Trời khoảng 4,6 tỷ năm trước.

Một số sao chổi có thể mất đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu năm để quay quanh Mặt Trời, song một số có thể quay quanh trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều. Sao chổi Halley, một trong những sao chổi nổi tiếng nhất, quay quanh Mặt Trời khoảng 75 năm một lần. Trong khi đó, sao chổi Encke quay quanh Mặt Trời 3,3 năm một lần.

Một sao chổi khác, được gọi là C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS), đã sống sót sau khi tiếp cận gần nhất với Mặt Trời vào hôm 27/9 và đã tạo nên một màn trình diễn khá ấn tượng cho những người quan sát trên toàn thế giới, có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong suốt tháng 10.

Minh Thư (Theo Space)

Đàn voi tìm cách cứu tê giác khỏi bầy sư tử

Đàn voi tìm cách cứu tê giác khỏi bầy sư tử
Đàn voi tìm cách cứu tê giác khỏi bầy sư tử

 
 
Đàn voi tìm cách cứu tê giác khỏi bầy sư tử

Cuộc giải cứu tê giác bất thành của đàn voi. Video: Latest Sightings

Du khách Kim Hathway ghi lại cuộc đụng độ giữa những loài thú lớn ở trung tâm vườn quốc gia Etosha. Một con tê giác đen bị mắc kẹt ở hồ nước Aus, bao quanh là bầy sư tử đói ăn. Tình huống càng gay cấn hơn khi một đàn trâu xuất hiện kịp thời giúp con tê giác có cơ hội xoay chuyển tình thế. Đây là một trong những tương tác của động vật ấn tượng nhất từng được khách tham quan ghi lại, Latest Sightings hôm 31/10 đưa tin.

Ban đầu, Kim trông thấy con sư tử cái nằm trên ngọn đồi bật dậy, không lâu sau cả bầy đi theo nó, lặng lẽ tiến về phía hồ nước một cách nhịp nhàng. Nắng gắt thôi thúc con tê giác đen to lớn đi qua cùng ngọn đồi, tìm nơi nghỉ ngơi ở hồ nước bùn. Tê giác dường như không để ý tới bầy sư tử, chỉ tập trung vào giải nhiệt dưới nắng nóng ở Namibia. Nhưng trong lúc nó đang trầm mình trong nước bùn, Kim và những du khách phát phát hiện con vật dường như mắc kẹt, chân và thân của nó chìm dưới lớp bùn dày ở đáy hồ nước.

Những con sư tử nhanh chóng phát hiện tình trạng chật vật của tê giác và cẩn thận áp sát. Chúng đề phòng những nguy cơ gắn liền với con mồi to lớn nhưng sẵn sàng tận dụng việc nó không thể di chuyển. Bầy sư tử đến ngày càng gần nhưng tê giác hầu như không thể tự vệ. Ngay khi sư tử chuẩn bị tấn công, một đàn voi xuất hiện từ xa. Phát hiện con tê giác căng thẳng và bầy sư tử uy hiếp nó, những con voi lập tức hành động. Chúng xua đuổi sư tử buộc cả bầy phải rút lui, đem lại cho tê giác mắc kẹt thời gian dưỡng sức ngắn ngủi.

Trong khi hầu hết đàn voi đi tiếp, một con voi không chịu bỏ mặc tê giác. Nó tìm cách giải thoát cho tê giác bằng cách sử dụng ngà và bàn chân để kéo, đẩy. Dù con voi kiên trì suốt hàng giờ để kéo tê giác ra khỏi vũng bùn, lớp bùn dày và trọng lượng của chính tê giác khiến nó thấm mệt, buộc phải rời đi. Sau vài lần đánh đuổi sư tử, cuối cùng đàn voi vẫn phải đi tiếp. Khi những con sư tử quay trở lại, chúng hợp sức để vật ngửa tê giác, khiến con mồi chết đuối. Sau nhiều giờ loay hoay, đàn sư tử giành chiến thắng và tận hưởng bữa ăn thịnh soạn. Cuộc đụng độ hé lộ mối quan hệ khó dự đoán trong vương quốc động vật giữa voi, tê giác và sư tử.

Voi nằm trong nhóm 5 động vật lớn của châu Phi. Voi châu Phi là loài ăn cỏ lớn với lớp da dày gần như không có lông, vòi dài linh hoạt có thể cầm nắm, cặp ngà nhọn hoắt uốn cong và đôi tai lớn như cánh quạt. Voi châu Phi bao gồm hai phân loài là voi rừng rậm châu Phi và voi bụi rậm châu Phi. Chúng rất khó săn do có kích thước lớn và dễ tấn công lại hơn các loài khác.

Sư tử châu Phi (Panthera leo) sống chủ yếu ở khu vực hạ Sahara. Chúng là loài mèo duy nhất trên thế giới sống theo đàn và có kích thước lớn thứ hai trong họ Mèo, chỉ kém hổ. Sư tử châu Phi trưởng thành nặng khoảng 120 – 190 kg, chiều dài cơ thể từ 1,4 – 2 m chưa tính đuôi. Sư tử đực bảo vệ lãnh thổ của cả đàn, trong khi con cái là những thợ săn chính. Con mồi của chúng gồm linh dương, ngựa vằn và một số loài thú khác.

An Khang (Theo Latest Sightings)

Samsung đã đúng: Muốn thành công như S24 Ultra, iPhone 16 Pro Max phải “đổi tên” thành iPhone 16 Ultra?

- Ảnh 1.

Thay vì làm ra iPhone 16 Pro Max chẳng khác gì iPhone 16 Pro, Apple nên làm một chiếc iPhone 16 Ultra.

iPhone 16 có lẽ là điện thoại kích thước nhỏ tốt nhất từng được sản xuất, iPhone 16 Pro là iPhone đáng sử dụng nhất trong năm nay và ngay cả iPhone 16 Plus cũng có ấn tượng đặc biệt. Nhưng iPhone 16 Pro Max – mẫu cao cấp nhất – lại là thứ khiến người ta cảm thấy thất vọng nhất.

Chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay của Apple cũng tượng trưng cho vấn đề mà công ty đang phải đối mặt: iPhone 16 Pro Max sẽ đi về đâu khi chẳng có nhiều khác biệt rõ rệt so với iPhone 15 Pro Max ngoài màn hình lớn hơn 0,2 inch?

Thay vì cảm thấy thú vị và mới mẻ như các phiên bản anh em khác, iPhone 16 Pro Max có cảm giác cũ kỹ và nhàm chán. 

- Ảnh 1.

Cây bút Nirave Gondhia của Digitals Trend cho rằng Apple nên học theo Samsung. Thay vì làm ra hai chiếc Pro mà Pro Max chẳng khác gì nhau, hãy làm một phiên bản iPhone Ultra duy nhất như Galaxy S24 Ultra. Dưới đây là quan điểm của anh.

iPhone 16 Pro Max thiếu hấp dẫn

Làm sao để nâng cấp hơn nữa một chiếc điện thoại đã gần như hoàn hảo?

Đó là thách thức mà Apple phải đối mặt, và câu trả lời của họ là làm cho nó có kích thước to hơn.

Cách làm này có thể hiệu quả vào thời điểm nào đó, nhưng màn hình 6,7 inch trên iPhone 15 Pro Max vốn dĩ đã quá to, việc tăng thêm đến 6,9 inch cho iPhone 16 Pro Max là quá vất vả để sử dụng bằng một tay.

Nhiều người dùng có thể thỏa hiệp với điều trên nếu có lý do chính đáng. Tuy nhiên, sau khi sử dụng cả bốn mẫu, cây bút Nirave Gondhia đã phải vật lộn để tìm ra lý do sử dụng iPhone 16 Pro Max thay vì các mẫu khác. Thời lượng pin rất đáng kinh ngạc, nhưng anh chẳng bao giờ rời xa bộ sạc, vậy nên điều đó không quá quan trọng.

Năm ngoái, zoom quang 5x là lý do lớn để anh chọn iPhone 15 Pro Max thay vì iPhone 15 Pro chỉ có 3x, nhưng iPhone 16 Pro năm nay có cùng ống kính 5x với iPhone 16 Pro Max, đi kèm màn hình được tăng kích thước lên 6,3 inch, khiến máy đáng mua hơn nhiều.

- Ảnh 2.

Khác biệt giữa iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max chỉ là kích thước.

Các nhà sản xuất điện thoại Android hiện nay thường tăng cường khả năng đa nhiệm trên các thiết bị màn hình lớn và màn hình gập.

Màn hình 6,9 inch trên iPhone 16 Pro Max sẽ lý tưởng cho việc mang lại các tính năng đa nhiệm mạnh mẽ như vậy nhưng không hiểu sao Apple vẫn từ chối. Họ quyết định chỉ để tâm đến iPad.

Để rồi iPhone 16 Pro Max trở nên thiếu hấp dẫn trong khi các mẫu còn lại đều có những ấn tượng cụ thể đặc biệt.

Mục đích của iPhone 16 Pro Max là gì?

Năm ngoái, sự khác biệt giữa iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max là rất rõ ràng: pin lớn hơn, camera tốt hơn và màn hình lớn hơn. Nó phân định rạch ròi Pro Max là thiết bị cao cấp nhất, Pro chỉ là hạng hai.

Nhưng năm nay, iPhone 16 Pro Max chỉ là một chiếc điện thoại cỡ lớn theo đúng nghĩa đen. iPhone 16 Pro dù pin không kéo dài lâu nhưng có cùng camera và trải nghiệm trong một thân máy nhỏ hơn nhiều.

Vậy rõ ràng người dùng có thể chỉ cần mua một chiếc iPhone 16 Pro là đủ, trong khi màn hình lớn và pin lớn không phải là yếu tố cân lên đặt xuống khi mua điện thoại.

- Ảnh 3.

Thay vì “cào bằng” thành hai mẫu máy có cấu hình giống nhau, Samsung đã đúng khi chỉ làm một phiên bản tối thượng S24 Ultra?

Việc Apple quay trở lại với cách tiếp cận ngang bằng về trải nghiệm giữa hai thiết bị Pro và Pro Max là một động thái có thể phù hợp với đối tượng người dùng ưa thích sự nhỏ gọn nhưng vẫn muốn có điện thoại ở phần cứng cấp cao nhất. Nhưng điều này không phù hợp về mặt kinh doanh.

Samsung đã chứng minh rằng việc sở hữu chỉ một chiếc điện thoại thông minh cao cấp (Ultra) là hướng đi tốt và đây là mô hình mà Apple có thể làm theo.

Hãy nhìn lại cú ngoặt cách đây vài năm của Samsung. Galaxy S20 Ultra – mẫu điện thoại Ultra đầu tiên ra mắt là một khoảnh khắc lớn đối với ngành công nghiệp điện thoại thông minh.

Sức mạnh tiếp thị của Samsung đã giúp phát triển thương hiệu Ultra thành công rực rỡ, tạo nên ấn tượng lớn trên thị trường rằng đây là thiết bị vượt trội.

Tên gọi Ultra có nghĩa là những gì tốt nhất mà một công ty có thể mang đến cho người dùng, là tối thượng, không có thiết bị khác trong cùng thế hệ sánh bằng. Dòng Pro Max của Apple có thể nên đi theo hướng đi như thế thay vì “cào bằng” thành hai thiết bị như hiện tại.

Tất nhiên, Apple vẫn sẽ bảo thủ như bao năm qua họ vẫn làm. Họ sẽ tiếp tục sản xuất những chiếc điện thoại lớn theo tôn chỉ riêng và hàng triệu người vẫn cứ mua bất chấp những lời chê.

Nhưng có nhiều người mong muốn Apple sẽ thử một điều gì đó khác biệt với mẫu điện thoại màn hình ngày càng lớn của họ. Hỗ trợ bút Apple Pencil Pro thì sao? Đó có thể là lý do hay ho để biện minh cho kích thước và giá cả lớn hơn.

Chó robot bắt bóng

Robot Spot của Boston Dynamics có thể chơi trò "ném đồ bắt"
Robot Spot của Boston Dynamics có thể chơi trò "ném đồ bắt"

 
 
Robot Spot của Boston Dynamics có thể chơi trò “ném đồ bắt”

Chó robot chơi trò đá bóng. Video: Live Science

Các nhà nghiên cứu tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) phát triển một phương pháp có tên là “Clio”, cho phép robot nhanh chóng lập bản đồ một khung cảnh bằng cách sử dụng camera gắn trên thân và xác định các phần liên quan nhất đến nhiệm vụ chúng được giao thông qua hướng dẫn bằng giọng nói. Nghiên cứu công bố trên tạp chí IEEE Robotics and Automation Letters, hôm 10/10.

Clio khai thác lý thuyết về “nút thắt thông tin”, theo đó thông tin được nén lại để mạng nơ-ron, một tập hợp các thuật toán học máy được phân lớp để bắt chước cách bộ não con người xử lý thông tin, chỉ chọn và lưu trữ các phân đoạn có liên quan. Bất kỳ robot nào được trang bị hệ thống này sẽ xử lý các hướng dẫn một cách chọn lọc, tập trung vào nhiệm vụ của nó và bỏ qua mọi thứ khác.

Ví dụ, giả sử có một chồng sách trong khung cảnh và nhiệm vụ chỉ lấy cuốn sách màu xanh lá cây. Trong trường hợp đó, tất cả thông tin về khung cảnh này được đẩy và kết thúc bằng một cụm các phân đoạn đại diện cho cuốn sách màu xanh lá cây, đồng tác giả nghiên cứu Dominic Maggio, một nghiên cứu sinh tại MIT, cho biết. “Tất cả các phân đoạn khác không liên quan được nhóm lại trong một cụm có thể dễ dàng loại bỏ”.

Để chứng minh Clio hoạt động, nhóm nghiên cứu đã sử dụng robot bốn chân Spot của Boston Dynamics chạy Clio để khám phá một tòa nhà văn phòng và thực hiện một loạt nhiệm vụ. Làm việc trong thời gian thực, Clio đã tạo ra một bản đồ ảo chỉ hiển thị các vật thể liên quan đến nhiệm vụ của nó, sau đó cho phép robot Spot hoàn thành mục tiêu của mình.

Chó robot: Ảnh: Andy Ryan

Chó robot: Ảnh: Andy Ryan

Robot còn có thể nhìn, hiểu và làm theo. Các nhà nghiên cứu đã đạt được mức độ chi tiết này với Clio bằng cách kết hợp các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – nhiều mạng nơ-ron ảo làm nền cho các công cụ, hệ thống và dịch vụ trí tuệ nhân tạo – đã được đào tạo để xác định tất cả các loại vật thể, với thị giác máy tính. Bước đột phá mà Clio mang đến là khả năng chi tiết với những gì nó nhìn thấy trong thời gian thực, liên quan đến các nhiệm vụ cụ thể mà nó được giao.

Một phần cốt lõi của điều này là kết hợp một công cụ lập bản đồ vào Clio cho phép nó chia một khung cảnh thành nhiều phân đoạn nhỏ. Sau đó, một mạng nơ-ron chọn ra các phân đoạn tương tự về mặt ngữ nghĩa – nghĩa là chúng phục vụ cùng một mục đích hoặc tạo thành các vật thể tương tự.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu có kế hoạch điều chỉnh Clio để xử lý các nhiệm vụ ở cấp độ cao hơn. “Chúng tôi vẫn đang giao cho Clio những nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như ‘tìm bộ bài’,” Maggio nói. “Đối với tìm kiếm và cứu hộ, bạn cần giao cho nó những nhiệm vụ ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn như ‘tìm người sống sót’ hoặc ‘khôi phục điện.” Vì vậy, chúng tôi muốn đạt được sự hiểu biết ở cấp độ con người hơn về cách hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp hơn.

Minh Thư (Theo Live Science)

Google cập nhật bản đồ, làm lộ vị trí quân sự của Ukraine

Sau lần cập nhật mới đây của Google Maps, nhiều hình ảnh về các cơ sở quốc phòng, hệ thống vũ khí của Ukraine đã vô tình xuất hiện trên bản đồ, khiến Google trở thành tâm điểm chỉ trích.

Ông Andrii Kovalenko – người đứng đầu Trung tâm Xử lý Thông tin sai lệch thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết trên Telegram: “Chúng tôi đã yêu cầu họ nhanh chóng sửa lỗi. Nhưng họ không quan tâm”.

“Trong khi đó, phía Nga đã tích cực phát tán những hình ảnh này”, ông Kovalenko nói mà không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào về nội dung hình ảnh.

Sau khiếu nại của Ukraine, đại diện Google đã liên lạc với Kiev và cho biết công ty đang nỗ lực khắc phục sự cố.

“Trong tương lai, chúng tôi sẽ thảo luận về cách giải quyết nhanh chóng những vấn đề tương tự”, ông Kovalenko nói thêm.

Theo Pravda, Kyiv Independent

Ấn Độ lên kế hoạch lấy mẫu vật ở cực nam Mặt Trăng

Hình ảnh cực nam của Mặt Trăng được tàu vũ trụ Clementine của NASA chụp vào năm 1996. Ảnh: NASA/JPL/USGS
Hình ảnh cực nam của Mặt Trăng được tàu vũ trụ Clementine của NASA chụp vào năm 1996. Ảnh: NASA/JPL/USGS

Hình ảnh cực nam của Mặt Trăng được tàu vũ trụ Clementine của NASA chụp vào năm 1996. Ảnh: NASA/JPL/USGS

Kế hoạch phóng tàu Chandrayaan-4 và hợp tác với Nhật Bản triển khai một tàu đổ bộ và xe tự hành không người lái lên Mặt Trăng được ông S. Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), chia sẻ với New Delhi tuần trước.

Chandrayaan-4, với mục tiêu thu thập khoảng 3 kg mẫu đất đá Mặt Trăng từ khu vực giàu băng nước gần cực nam, đưa về Trái Đất. Đây là một trong số các nhiệm vụ quan trọng gần đây được chính phủ Ấn Độ phê duyệt để thúc đẩy nền kinh tế vũ trụ. Một khoản kinh phí 21 tỷ rupee (tương đương 250 triệu USD) đã được phân bổ cho sự trở lại Mặt Trăng của quốc gia này.

“Người Mỹ và Nga đã thực hiện điều này từ rất lâu rồi, nhưng việc làm lại điều đó ngày nay vẫn là một thách thức lớn – và rất tốn kém”, ông Somanath phát biểu. “Chúng tôi đang tìm cách thực hiện nhiệm vụ lên Mặt Trăng và trở về với chi phí thấp”.

Nhiệm vụ được thiết kế bao gồm 5 module tàu vũ trụ, đòi hỏi hai lần phóng từ tên lửa mạnh nhất của ISRO, LVM-3. Lần phóng đầu tiên sẽ đưa một tàu đổ bộ và một phương tiện bay lên thu thập mẫu, trong khi lần thứ hai sẽ đưa một module chuyển giao và một module tái nhập, chúng sẽ đậu trên quỹ đạo Mặt Trăng. Theo kế hoạch, module bay lên mang mẫu vật thu thập được sẽ phóng từ bề mặt Mặt Trăng và chuyển giao “hàng hóa” quý giá cho module tái nhập. Sau đó, module tái nhập sẽ quay trở lại Trái Đất.

Để thực hành việc ghép nối hai tàu vũ trụ trên quỹ đạo – một trong những khía cạnh khó khăn nhất của Chandrayaan-4 – ISRO sẽ phóng một thí nghiệm ghép nối không gian (SPADEX) trị giá 14 triệu USD vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025, theo Deccan Herald.

Các Công Nghệ nội địa khác đang được phát triển cho nhiệm vụ Mặt Trăng bao gồm một cánh tay robot để xúc đất đá từ bề mặt Mặt Trăng và một cơ chế khoan để thu thập mẫu ở độ sâu vài mét dưới bề mặt, theo ISRO.

Khu vực hạ cánh vẫn chưa được công bố chính thức. Các báo cáo trước đó cho thấy nhiệm vụ sẽ nhắm mục tiêu hạ cánh gần điểm Shiv Shakti, gần cực nam Mặt Trăng, nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hiện không còn hoạt động đã hạ cánh.

Sự dồi dào băng nước ở cực nam Mặt Trăng khiến nơi này trở thành mối quan tâm lớn đối với các quốc gia du hành vũ trụ, vì các nhà khoa học nghi ngờ băng này có thể được khai thác để hỗ trợ sự sống và làm nhiên liệu tên lửa. Đầu tuần này, NASA đã chọn ra 9 địa điểm hạ cánh tiềm năng gần cực nam Mặt Trăng cho chuyến đổ bộ có người lái đầu tiên, Artemis 3. Trung Quốc cũng có các nhiệm vụ sắp tới nhắm mục tiêu cực nam, và đặt mục tiêu đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng trước khi kết thúc thập kỷ này.

“Ttất cả chúng tôi đều hào hứng thiết kế và phát triển nhiệm vụ phức tạp này – Chandrayaan-4 – và biến nó thành hiện thực vào năm 2028”, ông Somanath nói.

Trước đó, vào thàng 8/2023 Trạm đổ bộ Vikram của tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống khu vực gần cực nam Mặt Trăng. Thành công của Chandrayaan-3 đưa Ấn Độ trở thành nước thứ 4 trên thế giới hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng, chỉ sau Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Nhiệm vụ cũng đánh dấu sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc vũ trụ mới.

Mô phỏng trạm đổ bộ Vikram và robot Pragyan trong nhiệm vụ Mặt Trăng Chandrayaan-3. Ảnh:ISRO

Mô phỏng trạm đổ bộ Vikram và robot Pragyan trong nhiệm vụ Mặt Trăng Chandrayaan-3. Ảnh:ISRO

Nhiệm vụ Mặt Trăng đầu tiên trong chương trình Chandrayaan của Ấn Độ là Chandrayaan-1, triển khai vào năm 2008. Nhiệm vụ gồm một tàu quỹ đạo bay quanh Mặt Trăng ở độ cao 100 km để lập bản đồ địa chất, khoáng vật và hóa học của Mặt Trăng. Sau khi con tàu hoàn thành mọi mục tiêu của nhiệm vụ chính, quỹ đạo được nâng lên 200 km vào tháng 5/2009. Nhiệm vụ kết thúc khi các chuyên gia mất liên lạc với nó cuối tháng 8/2009.

Năm 2019, Ấn Độ triển khai nhiệm vụ Chandrayaan-2 nhằm thử sức đưa tàu đáp xuống Mặt Trăng nhưng thất bại. Trạm đổ bộ và robot bị phá hủy khi đâm xuống Mặt Trăng ở nơi gần với vị trí hạ cánh dự kiến của Chandrayaan-3. Trong khi đó, tàu quỹ đạo của Chandrayaan-2 triển khai thành công và vẫn đang bay quanh Mặt Trăng.

Bảo Anh (Theo Space/Times of India)

Trên tay Xiaomi 15 đầu tiên tại VN: Thiết kế nhỏ gọn cầm rất thích tay, có 2 nâng cấp này cực đáng tiền, giá từ 15,9 triệu đồng

- Ảnh 1.

Xiaomi 15 năm nay có thiết kế nhỏ gọn, hiệu năng mạnh mẽ và thời lượng pin được nâng cấp rất ngon.

- Ảnh 1.

Xiaomi 15 series vừa được giới thiệu tại thị trường Trung Quốc vào cuối tháng 10 vừa qua

- Ảnh 2.

Xiaomi 15 vẫn được tặng kèm đầy đủ phụ kiện bao gồm củ sạc nhanh, cáp sạc USB-C và ốp lưng dẻo màu đen. Hiện chưa rõ phiên bản quốc tế của chiếc máy này còn được tặng kèm cả sạc cáp không. Trước đó Xiaomi 14T series ra mắt quốc tế nhưng không có sạc cáp tặng kèm mà người dùng sẽ phải mua thêm nếu có nhu cầu

- Ảnh 3.

Phiên bản chúng tôi đang có trong bài viết này là phiên bản màu trắng. Xiaomi 15 còn có thêm các tùy chọn màu sắc khác như màu đen, màu bạc, màu xanh và màu tím. Ngoài ra Xiaomi cũng triển khai cả dịch vụ tùy chỉnh màu sắc mặt lưng với hàng chục tùy chọn màu sắc khác nhau tùy theo sở thích của từng người dùng

- Ảnh 4.

Mặt lưng này của Xiaomi 15 hoàn thiện từ chất liệu nhám mờ cầm cực kỳ thích tay, khác hẳn so với mặt lưng kính bóng bám mồ hôi dấu vân tay trên model tiền nhiệm

- Ảnh 12.

Cụm camera chính của Xiaomi 15 có thiết kế mô-đun hình vuông, bao gồm 4 lỗ tròn nhưng chỉ có 3 ống kính và cả 3 ống kính này đều có độ phân giải 50MP, tuy nhiên khác nhau về cảm biến. Cụ thể, hệ thống camera của Xiaomi 15, được đồng phát triển với Leica, bao gồm ba ống kính Summilux 50MP: cảm biến chính Light Fusion 900 (1/1,3 inch, f/1,62, OIS), cảm biến góc siêu rộng 50MP (Samsung S5KJN1, f/2.2) và ống kính tele 50MP (Samsung S5KJN5, 1/2,75 inch, f/2.0, OIS) với zoom quang 5x

- Ảnh 13.

Chất lượng camera này được các reviewer Trung Quốc đánh giá rất cao. Cụm camera này được tinh chỉnh bởi Leica, tích hợp nhiều chế đô chụp, cũng như các bộ lọc filter màu đặc trưng của Leica. Chúng tôi sẽ có bài đánh giá chi tiết camera Leica trên Xiaomi 15 trong thời gian tới

- Ảnh 14.

Ở mặt trước, Xiaomi 15 trang bị một màn hình OLED phẳng 6,36 inch với viền bezel siêu mỏng đối xứng chỉ 1,38mm, độ phân giải 2670×1200, tần số quét biến thiên LTPO 1-120Hz và độ sáng tối đa 3.200 nit, cùng với tính năng làm mờ DC toàn dải sáng. Màn hình được bảo vệ bởi kính cường lực Dragon Crystal Glass của Xiaomi, mang lại khả năng chống rơi vỡ tốt hơn gấp 10 lần so với Xiaomi 14 tiền nhiệm

- Ảnh 20.

Một nâng cấp đáng chú ý nữa trên Xiaomi 15 mà chúng tôi đánh giá cao là cảm biến vân tay siêu âm thay cho dạng vân tay quang học như trước đây. Ưu điểm của cảm biến siêu âm là nó cho tốc độ phản hồi nhanh, độ chính xác cao và độ bảo mật cao

- Ảnh 21.

Về hiệu năng, Xiaomi 15 trang bị chip Snapdragon 8 Elite cực kỳ mạnh mẽ. Đây là một trong những chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị con chip mới nhất này của Qualcomm. Máy đi kèm RAM 12GB/16GB, bộ nhớ lưu trữ ừ 256GB tới 1TB. Phiên bản chúng tôi đang có trong bài viết này là phiên bản RAM 16GB, bộ nhớ 512GB có giá hơn 18 triệu đồng

- Ảnh 22.

Kiểm chứng hiệu năng bằng phần mềm AnTuTu Benchmark, Xiaomi 15 cho điểm số gần 2,5 triệu đồng, mạnh hơn khoảng 25% so với chip Snapdragon 8 Gen 3 tiền nhiệm

- Ảnh 23.

Một nâng cấp đáng tiền trên Xiaomi 15 tới từ thời lượng pin khi viên pin của máy được nâng cấp lên 5.400mAh, sử dụng Công Nghệ silicon-carbon mới. Với dung lượng cao hơn, thời lượng sử dụng pin của Xiaomi 15 hứa hẹn nâng cấp vượt trội so với bất cứ mẫu smartphone màn hình nhỏ gọn nào

- Ảnh 24.

Máy hỗ trợ Công Nghệ sạc nhanh 90W, củ sạc tặng kèm sẵn

- Ảnh 25.

Máy được cài đặt sẵn HyperOS 2.0 mới nhất với nhiều nâng cấp về tính năng, hiệu suất và trải nghiệm người dùng. Đáng tiếc, do là phiên bản nội địa nên HyperOS vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt

- Ảnh 26.

Máy sẽ đi kèm với nhiều ứng dụng nội địa Trung Quốc và không có các dịch vụ của Google, người dùng muốn dùng sẽ phải cài đặt thủ công các dịch vụ này. Trong tương lai khi Xiaomi 15 được bán chính hãng tại thị trường Việt Nam thì HyperOS sẽ hỗ trợ tiếng Việt và có đầy đủ các dịch vụ của Google

Về giá bán, Xiaomi 15 lên kệ tại thị trường Trung Quốc với giá khởi điểm từ 4.499 tệ, tương đương 15,9 triệu đồng. Xiaomi 15 Pro có giá khởi điểm từ 18,9 triệu đồng. Một số cửa hàng tại Việt Nam rao bán Xiaomi 15 với giá khoảng hơn 17 triệu đồng.

Xin cảm ơn cửa hàng Điện Thoại Hay đã hỗ trợ sản phẩm để chúng tôi thực hiện bài viết này!

Tại Việt Nam, Xiaomi vừa giới thiệu dòng sản phẩm Xiaomi 14T series với mức giá cực hấp dẫn chỉ từ hơn 11 triệu đồng trong các ngày sale lớn. Đây là một mức giá hấp dẫn trong lúc chờ đợi Xiaomi 15 được bán chính hãng vào năm sau.

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc- Ảnh 1.

Chiều ngày 18/10, tại Khách sạn Mövenpick, Hà Nội, VCCorp chính thức ra mắt ứng dụng nhắn tin Lotus Chat. Trước thực tế rằng trong môi trường chat hiện tại người dùng đang gặp nhiều vấn đề như: bị làm phiền, mất an toàn, lộ thông tin, dễ bị lừa, dễ hỏng việc. VCCorp đã phát triển ứng dụng Lotus Chat nhắm đến việc xây dựng một môi trường chat an toàn hơn trong giao tiếp, hiệu quả hơn trong công việc.

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc- Ảnh 1.

Lotus Chat được thiết kế để có thể bảo vệ người dùng một cách chủ động – ngay cả với những người không am hiểu về Công Nghệ

Nhiều năm qua, biết bao vụ việc thông tin cá nhân, dữ liệu của người dùng bị lộ và lợi dụng sử dụng sai mục đích. Người dùng đã quá chán với tình cảnh bị làm phiền bởi sale, dịch vụ, thậm chí lừa đảo qua ứng dụng chat. Vì lẽ đó, đội ngũ phát triển Lotus Chat đã cố gắng thiết kế ra các chức năng giúp bảo vệ người dùng một cách chủ động, dù đó là người không am hiểu Công Nghệ.

Với loại bí danh có mức bảo vệ tối đa, người dùng yên tâm vào mọi group lạ mà không sợ bị soi thông tin, bị inbox, call hay tag làm phiền.

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc- Ảnh 2.

Đặt một bí danh bảo vệ tối đa, người dùng liền yên tâm gia nhập bất kỳ nhóm chat nào mà không sợ lộ thông tin, không sợ bị làm phiền

Group Private mang đến môi trường chat an toàn cho tất cả thành viên, khi admin có thể ẩn thành viên với các thành viên khác, tùy chọn chặn mọi thao tác chuyển tiếp, tải ảnh, tài liệu, chụp ảnh màn hình. Nhờ vậy, thông tin được trao đổi trong group sẽ hạn chế bị đưa ra ngoài.

Bên cạnh đó, Lotus Chat cũng thiết kế mặc định để bảo vệ danh tính người dùng, kể cả khi vô tình bị lộ số điện thoại hay bị chuyển tiếp tin nhắn cho người khác.

Lotus Chat mang đến một môi trường chat an toàn hơn

Lotus Chat giúp bạn bảo mật những thông tin quan trọng khi giao tiếp bằng một vài thao tác nhỏ, ngăn chặn rò rỉ những hình ảnh hay thông tin nhạy cảm với tính năng ngăn forward, download hay tự xóa sau khi đối phương xem. Người dùng sẽ cảm thấy yên tâm và tin cậy khi mọi thông tin được bảo vệ tối đa, không lo ngại bị “leak” và lộ dữ liệu cá nhân hay tự động bị thêm vào các hội nhóm trên mạng.

Chống làm phiền , bảo vệ thông tin cá nhân là một trong những giá trị đầu tiên về an toàn mà Lotus Chat mang tới cho người dùng. Nhờ các tính năng như bí danh, mục ” Mặc kệ ” và cài đặt ẩn thông tin cá nhân với người lạ khi bị search số điện thoại hay chuyển tiếp tin nhắn, người dùng có thể yên tâm khi tham gia vào bất kỳ nhóm nào trên Lotus Chat. Người dùng không còn phải tạo nhiều tài khoản khác nhau, mua vài số điện thoại khác nhau để tham gia những nhóm chứng khoán hay nhóm săn sale vì sợ bị làm phiền, bị người khác phát hiện, để ý. Chỉ với vài thao tác, chức năng bí danh sẽ giúp chúng ta “ẩn mình” tuyệt đối ở bất kỳ group nào.

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc- Ảnh 3.

Gửi ảnh che mờ, xem xong tự xóa – tính năng độc đáo của Lotus Chat

Với những người thường xuyên bàn chuyện quan trọng qua chat, những tính năng như ảnh bảo mật, kho bảo mật, đoạn chat bảo mật, tự xóa tin nhắn, chống xóa sửa tin nhắn hay mã hóa trên đường truyền giúp các nội dung quan trọng, nội dung nhạy cảm của bạn không thể bị nhòm ngó. Chỉ bằng một vài thao tác nhỏ, bạn có thể ngăn chặn rò rỉ hình ảnh hay thông tin nhạy cảm với tính năng gửi ảnh nhạy cảm, chống forward, download và hạn chế đối phương chụp màn hình. Người dùng sẽ cảm thấy yên tâm khi mọi thông tin luôn được an toàn nhờ Lotus Chat.

Làm việc trên Lotus Chat hiệu quả hơn nhờ các chức năng được thiết kế chuyên biệt phục vụ công việc

Chúng ta đang sống ở một thời đại mà ai cũng buộc phải “online” để kết nối, giao tiếp và trao đổi – không chỉ thông tin thường ngày – mà cả công việc. Đó có thể là yêu cầu từ sếp, đề bài từ khách hàng, thảo luận chuyên môn với đồng nghiệp,…

Việc tìm ra một ứng dụng chat hữu ích, nhiều tính năng chuyên biệt và phục vụ tốt cho công việc chính là một trong những chìa khóa để quyết định sự thành bại của bất cứ công ty nào. Chỉ khi có thể giao tiếp một cách nhanh chóng, thuận lợi và yên tâm về tính bảo mật – chúng ta mới có thể xử lý được khối lượng công việc khổng lồ với những cuộc hội thoại chồng chéo từ sếp, đồng nghiệp và đối tác.

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc- Ảnh 4.

Gửi file nặng, không sợ xóa file là ưu điểm vượt trội của Lotus Chat

Trên Lotus có những tính năng được thiết kế để cải thiện những tình huống thường gặp nhất trong công việc, giúp mọi thứ thuận tiện, trôi chảy hơn. Các tính năng như convo, ghi âm cuộc gọi, pin top chỉ định ,… hỗ trợ việc trao đổi, làm việc theo nhóm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhất là với khối lượng thông tin khổng lồ mà bạn phải xử lý mỗi ngày với nhiều nhóm khác nhau.

Lotus Chat cũng muốn giúp bạn bảo vệ thông tin và dữ liệu công việc. Người dùng không lo bị mất data, mất ảnh, mất file. Kho lưu trữ giúp bạn cất các file đang làm dở để về nhà hoặc qua máy khác làm tiếp; lưu giữ nhưng đường link hay data thường xuyên phải dùng để có thể truy cập hoặc chia sẻ nhanh chóng cho bất kỳ ai.

Lotus chat cũng cung cấp cho người dùng một trợ lý nhắc lịch – Lota với chức năng nhắc lịch họp, nhắc deadline. Lota hữu dụng hơn các công cụ nhắc lịch, báo thức khác ở chỗ có thể nhắc theo cả lịch âm và lịch dương. Bạn có thể chat trực tiếp hoặc thêm Lota vào bất kỳ group nào để nhắc lịch cho tất cả mọi người.

Lotus Chat luôn sẵn sàng phục vụ ở mọi nơi, mọi lúc, ngay khi người dùng cần

Giờ đây yếu tố “cần là có, mở là thấy” trở thành yêu cầu bắt buộc với mọi loại ứng dụng trực tuyến. Hiểu điều đó, đội ngũ phát triển Lotus Chat cố gắng để mang tinh thần luôn sẵn sàng phục vụ công việc vào Lotus Chat.

Đó là một ứng dụng mà người dùng không phải nghĩ về nó, chỉ cần đăng nhập là đoạn chat, ảnh, tài liệu đã sẵn sàng để sử dụng, không cần thao tác đồng bộ, không phải lo file ảnh để lâu bị mất, bị xóa. Luôn sẵn sàng, giao tiếp liền mạch trên mọi thiết bị là những giá trị mà Lotus mang tới cho người dùng thông qua các chức năng đồng bộ tức thời , login nhanh bằng QR code, hộp lưu trữ hay cuộc gọi đổ chuông trên mọi thiết bị….

Lotus Chat chính thức ra mắt: Ứng dụng chat an toàn, bảo mật, liền mạch và tối ưu cho công việc- Ảnh 5.

Có thể sử dụng Lotus Chat đồng thời trên nhiều thiết bị, vào máy nào cũng dữ liệu cũng được đồng bộ đầy đủ

Bên cạnh đó, Lotus Chat cũng chú trọng xây dựng các chức năng gần gũi với người Việt dù là gìn giữ truyền thống, kết nối gia đình hay hướng đến người trẻ, gần gũi với GenZ qua các chức năng như: nhắc lịch âm, nhắc ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, voice sticker, đổi tên, ảnh avatar người yêu theo cảm xúc, cá nhân hóa nickname…

Lotus Chat, ứng dụng nhắn tin của VCCorp

Với màn ra đời của Lotus Chat, người dùng Việt sẽ có thêm một lựa chọn ứng dụng chat bảo mật hơn, tiện lợi hơn, giúp làm việc hiệu quả và trao đổi thông tin an toàn hơn. Người dùng có thể dễ dàng tải Lotus Chat trên Appstore, Google Play, Apple Mac store và Windows hoặc tải trực tiếp tại lotuschat.vn .