Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

Đưa Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình, Samsung đã chi gần 20 tỷ USD thiết lập hệ sinh thái ”đồ sộ” như thế nào?

Sáng 23/12/2022, lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Samsung đã diễn ra tại Hà Nội. Với tổng diện tích 79.522 m2, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, đây là trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á và là 1 trong 18 trung tâm R&D của Samsung trên khắp thế giới.

Ông Lee Jae-yong – Chủ tịch Samsung đã đích thân đến Hà Nội để dự lễ khánh thành trung tâm R&D mới này.

Đưa Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình, Samsung đã chi gần 20 tỷ USD thiết lập hệ sinh thái ''đồ sộ'' như thế nào? - Ảnh 1.

Samsung cho đến thời điểm này, vẫn luôn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Liên tục gia tăng đầu tư tại Việt Nam, sau 14 năm, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng gấp 29 lần (từ 670 triệu USD năm 2008 lên 19 tỷ USD năm 2021). Con số này dự kiến sẽ vượt quá 20 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2021, doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020.

Con số doanh thu này không chỉ đến từ mảng Điện thoại & Linh kiện điện tử – nhân tố chủ lực, mà còn từ hệ sinh thái các công ty “đồ sộ” hoạt động trong loạt lĩnh vực khác. Chaebol hàng đầu Hàn Quốc còn tích cực ”tiến quân” vào ngành sản xuất phụ tùng ô tô, hóa chất, tiêu dùng đến xây dựng, du lịch – khách sạn, IT, bảo hiểm,…

Đưa Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình, Samsung đã chi gần 20 tỷ USD thiết lập hệ sinh thái ''đồ sộ'' như thế nào? - Ảnh 2.

Các nhà máy Điện thoại & Linh kiện điện tử Tiêu dùng của Samsung trong thời gian qua đã đóng góp lớn cho kinh tế – xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thúc đẩy xuất khẩu.

9 tháng đầu năm, 4 nhà máy của Samsung Electronics tại Việt Nam là Samsung Thái Nguyên (SEVT), Samsung Bắc Ninh (SEV), Samsung Display Việt Nam (SDV) và Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) ghi nhận doanh thu đạt 56,5 tỷ USD, tăng 30,9% cùng kỳ. Trong đó, nguồn thu chính vẫn đến từ Samsung Thái Nguyên với 23,2 tỷ USD.

Tính đến thời điểm hiện tại, 50% tổng sản lượng điện thoại di động cung cấp trên toàn thế giới của Samsung đang được sản xuất tại Việt Nam.

Đưa Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình, Samsung đã chi gần 20 tỷ USD thiết lập hệ sinh thái ''đồ sộ'' như thế nào? - Ảnh 3.

Trong mảng xây dựng , Samsung Engineering là cái tên có nhiều dấu ấn nhất tại thị trường Việt Nam. Công ty này vừa bắt tay AMECC làm Dự án Trung tâm Module Toàn Cầu vào cuối tháng 11/2022, lắp đặt thành công mô-đun đơn vị polypropylene khổng lồ cho dự án hóa dầu Long Sơn và cũng là một cổ đông lớn của DNP Water (nắm 24% vốn).

Tại ngành nhựa/hóa chất , Samsung tham gia vào thị trường Việt Nam với 2 đại diện là Samsung Polymer Vietnam và Samsung Chemtech Vina.

Samsung SDS – nhân tố trong mảng IT của Samsung cũng chọn Việt Nam làm điểm đến trong hệ thống 40 quốc gia đang phủ sóng.

Với lực lượng nhân công lớn, bản thân Samsung cũng lập riêng một công ty đảm nhiệm việc cung cấp suất ăn cho lao động là Samsung Welstory.

Tham vọng mở rộng ”chân rết” của Samsung tại Việt Nam còn được thấy trong ngành bảo hiểm với Samsung Vina Insurance; hay du lịch – với một trong những dự án nổi bật là khu nghỉ dưỡng Shilla Monogram Quangnam Danang do The Shilla – công ty con của Samsung vận hành.

Nhìn chung, Samsung đã thực sự biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình. Và bức tranh đầu tư chiến lược của Samsung đã trở nên hoàn thiện hơn vào cuối năm 2022 khi “mảnh ghép” R&D quan trọng được hoàn thành. Samsung cũng đang tiến hành phát triển và kiểm định phần mềm (S/W) của thiết bị di động và Network tại Việt Nam.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty

Năm 2021, nhiều người lên mạng tìm kiếm thông tin về hãng xe ‘KN’ nhưng chẳng ra kết quả nào. Hóa ra, ai cũng đọc nhầm logo mới của hãng xe Hàn Quốc Kia thành ‘KN’. Thật ra sự thay đổi này là một phần trong chiến dịch làm mới thương hiệu tỉ đô của Kia, bao gồm thay logo, tái thiết kế website và nội thất đại lý.

Logo cũ gắn bó với danh tiếng ‘hãng xe bình dân’

Bàn về logo, đây là một công cụ để hãng này tái lập lại danh sách đối thủ của mình. Kia không còn hướng tới cạnh tranh với Honda, Toyota, Ford hay GM nữa mà đang nhắm tới Tesla.

Trong suốt gần 80 năm hoạt động, Kia đã đi qua 6 lần thay đổi logo. Trước đây, lịch sử của Kia chủ yếu gắn liền với sản xuất. Đến khi đặt chân vào thị trường ô tô Mỹ, công ty mới bắt đầu cân nhắc nhiều hơn về các sản phẩm độc quyền mang thương hiệu của riêng mình.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 1.

6 lần thay đổi logo của Kia

Logo màu đỏ quen thuộc được ra mắt vào năm 1994, cũng chính là năm Kia chính thức tiến vào Mỹ. Nơi đây, hãng cạnh tranh bằng giá và danh tiếng ‘hãng xe bình dân’ đã gắn bó mật thiết với logo này.

Kia cũng xây dựng được giá trị riêng và thường là chiếc xe đầu đời của các cô cậu tuổi teen người Mỹ. Nhận xét về Kia, người tiêu dùng ở đây nói rằng đây là chiếc xe ‘cơ bản’, ‘giá trị cũng tương xứng với số tiền bỏ ra’.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 2.

Mẫu xe Kia Forte

Nhưng càng về sau, chất lượng xe Kia đã và đang được cải thiện rõ rệt. Đầu những năm 2000, hãng bắt đầu chú trọng hơn vào thiết kế và tính thẩm mỹ. Logo cũ màu đỏ trông khá lạc lõng trên các mẫu xe hiện đại mà công ty sản xuất gần đây. Logo mới màu đen thiết kế năm 2021 này được đánh giá là ‘hợp nhãn’ hơn rất nhiều vì công ty đã cho thay đổi trên cả ba phương diện: hình dạng, màu sắc và nội dung.

Vì sao logo mới vượt trội?

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 3.

Logo mới của Kia với slogan ‘Movement that inspires’

Nói về hình dạng, Kia đã bỏ bớt khung viền – một chi tiết xuất hiện trên logo của nhiều hãng khác, ví dụ như Honda hay Toyota. Logo có khung viền thì tiện dụng vì có thể dễ dàng đặt lên nhiều mẫu xe ở nhiều vị trí khác nhau. Mặc dù vậy, Kia vẫn mạnh dạn từ bỏ để đạt được tính thẩm mỹ cao hơn.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 4.

Logo mới bỏ khung viền

Nói về màu sắc, Kia đã chuyển từ đỏ sang đen. Sự thay đổi này không chỉ mang tính đối lập mà còn giúp logo của Kia nổi bật hơn hẳn khi xếp giữa logo các hãng khác. Đỏ và xanh da trời là những màu phổ biến nhất trên logo các hãng xe ở Mỹ, đặc biệt là với các hãng từ nước ngoài, ví dụ như Honda, Mitsubishi.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 5.

Đỏ và xanh da trời là hai tông màu hay dùng trên logo các hãng ô tô ở Mỹ

Kia không chọn đại một màu đen thông thường. Màu đen ấy chính xác được gọi là màu ‘midnight black’ với mã màu Hex là #00040D thay vì #000000.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 6.

Màu đen ‘mignight black’ trên bảng màu

Việc lựa chọn tỉ mẩn sắc thái của màu như vậy cho thấy Kia đang rất chú tâm đến thiết kế và thẩm mỹ. Dĩ nhiên người tiêu dùng đại chúng cũng khó mà phân biệt chính xác các màu đen với nhau, nhưng các động thái này tạo cảm giác Kia đang thực sự cố gắng gắn kết và xây dựng ngôn ngữ hình ảnh.

Nói về nội dung của logo thì phải bàn đến việc chọn font chữ. Bình thường, người ta hay thể hiện tên hãng một cách trực diện, rõ ràng để ai nhìn vào cũng đọc ra ngay. Nhưng Kia lại chọn cách thể hiện khá trừu tượng (đến mức ai cũng đọc nhầm thành ‘KN’). Blackspace, công ty thiết kế logo cho Kia tiết lộ rằng họ đã lấy cảm hứng từ thư pháp và tìm kiếm ý tưởng từ bảng chữ cái Hàn Quốc. Cuối cùng, các chữ cái trong logo được vẽ nên bằng các đường góc cạnh song song theo phương chéo đi lên, thể hiện ý nghĩa ‘vươn lên mạnh mẽ từ châu Á’.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 7.

Những đường chéo nhấn mạnh sự ‘đi lên’

Không chỉ làm mới logo

Ngoài logo, Kia cũng tập trung tái thiết kế các đại lý bán xe ở Mỹ sao cho bớt tạo cảm giác không gian văn phòng. Các đại lý mới trông giống như showroom cao cấp, nơi ô tô được bày trong một không gian mở, rộng rãi và cá tính. Kia muốn thu hút cả những người mua xe điện, đây là nhóm khách hàng không thích lui tới các đại lý xe truyền thống.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 8.

Thiết kế nội thất một đại lý mới của Kia

Kia không phải công ty duy nhất đầu tư vào việc làm mới hình ảnh. Nhưng tốc độ thực hiện và chất lượng thay đổi đã thực sự khiến hãng này trở nên nổi bật.

Thay logo, liền lên như diều gặp gió

Kể từ năm 2021, Kia rõ ràng đang đi lên rất nhanh. Doanh thu năm 2021 tăng vọt. Quý 3 năm 2022, doanh thu công ty đạt con số cao ấn tượng. Kia còn cho ra mắt mẫu xe điện đầu tiên là EV6 và Niro EV với giá bán lẻ ở Mỹ là khoảng 40.000 USD. Hãng còn có kế hoạch tung 14 mẫu xe điện trên khắp thế giới cho đến năm 2027, và bán được 1,2 triệu xe điện mỗi năm tính tới năm 2030.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 9.

Doanh số đạt đỉnh trong quý 3 năm 2022 tại thị trường Mỹ của Kia

Tuy nhiên, các luật giảm lạm phát được Mỹ thông qua tháng 8 vừa rồi có thể gây khó khăn cho các kế hoạch đầy tham vọng của Kia. Luật mới yêu cầu ô tô phải được lắp ráp ở Mỹ thì mới được hưởng khoản miễn thuế 7.500 USD cho xe điện. Trong khi đó, Kia có nhà máy ô tô chạy bằng xăng ở Mỹ nhưng xe điện thì lại được sản xuất ở Hàn. Hai quốc gia đang không ngừng trao đổi để tìm ra một giải pháp chung. Nếu không có gì khác, Kia sẽ gặp phải trở ngại rất lớn để đạt được doanh số mục tiêu cho năm 2030.

Tham khảo từ: Wall Street Journal

Người mua xe điện mới không bị phụ thuộc vào thương hiệu, cơ hội cho Vinfast trên sân chơi của những gã khổng lồ

Khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất ô tô tung ra xe điện, thị trường này cũng đồng thời khám phá ra một đặc điểm quan trọng của những khách hàng mua xe lần đầu tiên. Đó là việc họ có nhiều khả năng thử các thương hiệu mới hơn.

Theo trang web nghiên cứu Edmunds, gần 80% những người đã mua chiếc crossover chạy điện EV6 của Kia kể từ khi nó được bán vào đầu năm nay đã đổi sang một phương tiện mới không phải của Kia. Con số này lớn hơn đáng kể so với 61% đối với tất cả các mẫu xe khác của hãng. Và hơn hai phần ba số người mua xe thể thao đa dụng chạy điện Ford Mustang Mach-E đã đổi xe mới không phải của Ford, so với mức trung bình 42% trên toàn thương hiệu của Ford.

Công ty khởi nghiệp sản xuất xe tải và SUV điện Rivian Automotive cũng cho biết khách hàng của họ đến từ nhiều nhóm người mua ô tô đến mức có người từng lái chiếc xe địa hình Subaru trị giá 30.000 USD, nhưng có người là chủ sở hữu của những chiếc Porsche 911 trị giá cả 100.000 USD.

Tất cả dữ kiện đang cho thấy những khách hàng sử dụng ô tô điện tiềm năng rõ ràng là nhiệt tình hơn trong việc thử các thương hiệu mới so với những người mua ô tô động cơ đốt trong.

Người mua xe điện mới không bị phụ thuộc vào thương hiệu, cơ hội cho Vinfast trên sân chơi của những gã khổng lồ - Ảnh 1.

Lý do cốt lõi có thể là do sự lựa chọn hạn chế.

Đối với một nhóm các hãng xe truyền thống đổ bộ vào thị trường xe điện, việc người tiêu dùng đang phân vân giữa các thương hiệu đủ cho thấy vẫn còn chỗ cho những người đến sau trên thị trường. Xu hướng này cũng có tác động đến Tesla, công ty đã dẫn đầu trong ngành xe điện nhiều năm. Trước sức ép từ chính sách và thị trường vốn, ngày càng nhiều nhà sản xuất bắt đầu đẩy nhanh việc tung ra các sản phẩm xe điện.

Beau Boeckmann, chủ tịch của Galpin Motors, công ty có trụ sở tại Los Angeles, sở hữu một trong những đại lý Ford lớn nhất ở Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến đủ mọi hình thức đổi chác.”

Doug Betts, phụ trách mảng kinh doanh ô tô của công ty nghiên cứu JD Power, cũng giải thích rằng mặc dù có nhiều mẫu xe mới xuất hiện tại các phòng trưng bày ô tô điện, nhưng về tổng thể các lựa chọn vẫn còn tương đối hẹp và một số người mua ô tô điện không có lựa chọn nào khác ngoài việc khám phá các thương hiệu khác.

Ông Betts cho biết hiện tại có một chút “không tự nhiên” khi thị trường không được lấp đầy. Theo báo cáo từ JD Power, có 53 mẫu EV đã có mặt trên thị trường hoặc sắp được tung ra thị trường, so với 625 mẫu xe riêng biệt được bán tổng thể ở Mỹ vào năm 2022.

Người mua xe điện mới không bị phụ thuộc vào thương hiệu, cơ hội cho Vinfast trên sân chơi của những gã khổng lồ - Ảnh 2.

Khi người tiêu dùng sẵn sàng thử thứ mới, cơ hội san ra cho toàn bộ thị trường.

Trong lịch sử, các nhà sản xuất ô tô đã dựa vào lòng trung thành của khách hàng để bảo vệ thị phần của mình. Theo công ty nghiên cứu S&P Global Mobility, trung bình khoảng một nửa số người sở hữu một thương hiệu xe nhất định sẽ quay lại mua một chiếc xe khác của hãng.

Để tăng doanh số bán hàng, các nhà sản xuất ô tô từ lâu đã tìm mọi cách để thu hút người mua mới từ nhóm người không quen thuộc với thương hiệu của họ. Cụ thể hơn là “săn trộm” một phần khách hàng cụ thể của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, khi Ford tung ra mẫu SUV địa hình Bronco mới vào năm ngoái, nhiều đại lý cho biết họ đang nhắm tới khách hàng là những chủ sở hữu trung thành của dòng Jeep Wrangler.

Nhưng trong ngành công nghiệp xe điện, mọi thứ hoàn toàn khác. Và các nhà sản xuất ô tô cũng nhận thức được sự thay đổi này.

Steve Majoros, giám đốc tiếp thị của Chevrolet, cho biết những người mua xe điện sẵn sàng mở rộng tìm kiếm của họ phần lớn là do nguồn cung ít ỏi trong toàn ngành. Ông cho biết, sự cân nhắc đầu tiên của người mua ô tô truyền thống có xu hướng là giá cả, tiếp theo là nhà sản xuất và kiểu dáng. Ngược lại, ưu tiên cũng như mối quan tâm chính của người mua xe điện chỉ đơn giản là tìm được một chiếc phù hợp với mình.

“Trò chơi đang thay đổi khá nhiều”, ông Majoros nói.

Người mua xe điện mới không bị phụ thuộc vào thương hiệu, cơ hội cho Vinfast trên sân chơi của những gã khổng lồ - Ảnh 3.

Cơ hội tiếp cận khách hàng mới của VinFast đang vô cùng rộng mở.

Jason Kint gần đây đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chiếc xe điện mới để thay thế chiếc xe hybrid Chevrolet Volt đã 10 năm tuổi của mình.

Và cuối cùng, người điều hành một tổ chức thương mại truyền thông có trụ sở tại New York này đã đưa ra hai lựa chọn cuối là ID.4 của Volkswagen – một thương hiệu xe mà ông đã sở hữu trong quá khứ – và EV6 của Kia, sau khi đọc các bài đánh giá tích cực. Nhưng ông gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi có xe để bán và cuối cùng đã mua một chiếc Hyundai Ioniq 5 sau khi một đại lý nói rằng mẫu ông tìm kiếm đã hết.

“Tôi chắc chắn vẫn là một phần của Volkswagen, nhưng Hyundai đã chinh phục được tôi. Tôi thích nó”, ông chia sẻ và nói thêm rằng mình có thể sẽ gắn bó với Hyundai cho lần mua tiếp theo nếu mọi việc suôn sẻ.

Các thương hiệu xe chạy hoàn toàn bằng điện mới nổi, bao gồm Rivian, Lucid Group, Fisker và cả VinFast của Việt Nam đang tìm cách định vị mình để tận dụng cơ hội này, khi người mua xe điện sẵn sàng từ bỏ các thương hiệu xe cũ hoặc kiểu dáng thân xe quen thuộc của họ để tìm một thứ gì đó mới.

Giám đốc điều hành Rivian, RJ Scaringe, cho biết vào tháng trước rằng khoảng một nửa số người mua xe bán tải R1T của công ty chưa bao giờ sở hữu một chiếc xe bán tải nào.

Người mua xe điện mới không bị phụ thuộc vào thương hiệu, cơ hội cho Vinfast trên sân chơi của những gã khổng lồ - Ảnh 4.

Khu trừng bày của mẫu Hyundai Ioniq 5.

Theo kết quả nghiên cứu từ JD Power, các công ty ô tô có khả năng thu hút những người sử dụng xe điện sớm có thể có cơ hội tốt để chuyển đổi họ thành khách hàng lâu dài. Tính đến giữa tháng 12, 64% người sở hữu xe điện và người mua xe mới gắn bó với cùng một thương hiệu, so với mức trung bình chung của ngành là khoảng 50%.

Phó chủ tịch tiếp thị của Kia tại Mỹ, Russell Wager, cho biết đây là tín hiệu tốt đối với lượng người mua mẫu EV6 của công ty. Ông cho biết hai hoặc ba năm tới, công ty sẽ có một chiếc SUV điện ba hàng ghế lớn hơn và hy vọng sẽ nâng cấp một số khách hàng đang dùng EV6 lên chiếc xe đó.

“Đó là cách chúng tôi giữ chân họ”, ông nói.

Tham khảo WSJ

Người mua xe điện mới không bị phụ thuộc vào thương hiệu, cơ hội cho Vinfast trên sân chơi của những gã khổng lồ - Ảnh 5.

Yamaha Neo’s ra mắt Việt Nam: Giá 50 triệu đồng, có thể đi tối đa 144 km, cạnh tranh VinFast Vento S

Ngày 30/12, Yamaha giới thiệu mẫu xe điện đầu tiên tại thị trường Việt Nam với tên gọi Neo’s, giá bán 50 triệu đồng. Xe đã được sản xuất trong nước từ lâu, nhưng chỉ phục vụ mục đích xuất khẩu sang châu Âu và một số quốc gia khác, đến nay mới mở bán ở Việt Nam.

Yamaha Neo's ra mắt Việt Nam: Giá 50 triệu đồng, có thể đi tối đa 144 km, cạnh tranh VinFast Vento S - Ảnh 1.

Yamaha Neo’s giá 50 triệu đồng tại Việt Nam.

Yamaha Neo’s sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt 1.875 x 695 x 1.120 mm, khoảng sáng gầm 148 mm và chiều cao yên 795 mm, khối lượng 98 kg (đã gồm pin). Kích thước của Neo’s gần tương đương với mẫu xe ga Yamaha Latte cũng đang bán tại Việt Nam.

Xe trang bị đèn LED cho cả đèn pha và đèn hậu. Cụm đồng hồ LCD đơn sắc nhỏ nhắn hiển thị các thông tin về tốc độ và phần trăm pin. Bộ mâm 5 chấu kép 13 inch, kích thước lốp trước 110/70, lốp sau 130/70. Một số tính năng đáng chú ý khác có thể kể đến chìa khóa thông minh, cổng sạc điện thoại, phanh đĩa phía trước, nhưng đáng tiếc không tích hợp công nghệ chống bó cứng phanh ABS.

Yamaha Neo's ra mắt Việt Nam: Giá 50 triệu đồng, có thể đi tối đa 144 km, cạnh tranh VinFast Vento S - Ảnh 2.

Người dùng có thể kết nối xe và điện thoại thông minh thông qua ứng dụng Y-Connect để theo dõi lượng pin còn lại, lịch sử quãng đường đã di chuyển, lịch bảo dưỡng,… Bên dưới yên là nơi chứa pin và cốp có dung tích 27 lít, có thể chứa vừa một mũ 3/4 hoặc hai mũ nửa đầu.

Yamaha Neo's ra mắt Việt Nam: Giá 50 triệu đồng, có thể đi tối đa 144 km, cạnh tranh VinFast Vento S - Ảnh 3.

Về hệ dẫn động, xe dùng động cơ điện xoay chiều có công suất tối đa 2,3 kW (3,1 mã lực), mô-men xoắn 138 Nm. Yamaha Neo’s có hai chế độ lái: ECO (Tiết kiệm) và STD (Thông thường). Quãng đường tối đa có thể đi được với một viên pin đầy là 72 km. Người dùng có thể trang bị thêm cho xe viên pin thứ hai (đặt trong cốp) để có thể tăng quãng đường tối đa lên 144 km. Mỗi pin Lithium-ion có trọng lượng khoảng 8 kg, thời gian sạc đầy khoảng 8 tiếng, có thể tháo rời và được bảo hành 2 năm, không giới hạn ki-lô-mét.

Hãng xe Nhật Bản cho biết công xuất xe tương đương với xe máy truyền thống dùng động cơ 50 phân khối, nhắm đến tập khách hàng học sinh, sinh viên hay người chỉ có nhu cầu di chuyển quãng đường ngắn, trong đô thị.

Yamaha Neo's ra mắt Việt Nam: Giá 50 triệu đồng, có thể đi tối đa 144 km, cạnh tranh VinFast Vento S - Ảnh 4.

Tại Việt Nam, Yamaha Neo’s có 3 tùy chọn màu sơn: Trắng, Đen và Xanh. Xe được lắp ráp tại nhà máy Nội Bài (Hà Nội). Thời gian giao xe dự kiến từ tháng 2/2023.

Hình ảnh chi tiết Yamaha Neo’s vừa ra mắt Việt Nam:

Yamaha Neo's ra mắt Việt Nam: Giá 50 triệu đồng, có thể đi tối đa 144 km, cạnh tranh VinFast Vento S - Ảnh 6.

Bitcoin chia tay năm 2022 bằng nỗi buồn sâu sắc, triển vọng năm 2023 u ám

Đồng tiền lớn nhất trên thị trường tiền kỹ thuật số đã mất 64% giá trị trong năm 2022, với giá trị vốn hóa giảm 1,4 nghìn tỷ USD, chịu sức ép mạnh mẽ bởi lãi suất tăng trên toàn cầu, nhu cầu đối với các tài sản rủi ro giảm sút và sự sụp đổ của một số công ty trong đó có FTX của Sam Bankman-Fried.

Theo dữ liệu từ nhà quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, các quỹ tiền điện tử đã nhận được dòng vốn ròng chảy vào là 498 triệu USD vào năm 2022, so với 9,1 tỷ USD của năm 2021, phản ánh việc các hệ thống tài chính chính thống xa lánh thị trường này.

James Malcolm, người phụ trách bộ phận chiến lược ngoại hối của UBS, cho biết trong nửa đầu năm nay, ông đã dành 70% thời gian của mình để nói chuyện với khách hàng về tiền điện tử. Ngược lại, trong 10 ngày ở Bắc Mỹ vào tháng 11/2022, từ Montreal đến Miami, “Tôi đã dành không tới 2% thời gian để thảo luận về tiền điện tử”.

Bong bóng Bitcoin nổ tung

Khi các nhà đầu tư rút tiền từ tiền điện tử, các dự án lớn gặp căng thẳng. Đồng tiền đầu tiên bị ảnh hưởng là terraUSD, được cho là một “stablecoin” và là “chị em” của luna. Các đồng tiền này đã giảm mạnh giá trị vào tháng 5, khi việc các nhà đầu tư trên toàn cầu mất khoảng 42 tỷ USD.

Sau đó, liên tiếp các sức ép đổ lên tiền điện tử: Công ty cho vay tiền điện tử của Mỹ, Celsius, đã đóng băng tài sản của khách hàng vào tháng 6 và để lộ khoản lỗ 1,2 tỷ USD khi tuyên bố phá sản. Quỹ phòng hộ tiền điện tử có trụ sở tại Singapore, Three Arrows Capital cũng bị phá sản trong cùng tháng.

Bitcoin và các mã thông báo khác đã giảm giá mạnh, mất hơn một nửa chỉ sau 49 ngày kể từ cuối tháng 5/2022. Vào một ngày duy nhất của tháng 6, bitcoin đã giảm hơn 15%, ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020 khi sự hỗn loạn bởi dịch COVID-19 làm cho thị trường tài chính trở nên sôi động.

Nhưng cú sốc tiền điện tử lớn nhất khi đó vẫn chưa đến.

Vào tháng 11, sàn giao dịch lớn FTX đột ngột phá sản. Bitcoin đã giảm một 1/4 giá trị trong vòng chưa đầy 4 ngày khi Bankman-Fried tranh giành quỹ để bảo lãnh cho sàn giao dịch của mình.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2022, đồng Bitcoin dao động trong khoảng 16.000 USD. Nhìn chung, năm 2022 có thể coi là một năm thảm họa đối với tiền điện tử. Nhà kinh tế học Noelle Acheson đã nói: “năm mà bong bóng do đòn bẩy tài chính thổi phồng bị vỡ tung, bộc lộ những điểm yếu về cơ cấu của một ngành đã phát triển quá lớn, quá nhanh”.

Bitcoin lao dốc

Đồng Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD vào tháng 11/2021, khi thị trường tiền điện tử chạm mốc 3 nghìn tỷ USD, được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ từ các quốc gia trên thế giới khi cố gắng ngăn chặn thiệt hại kinh tế do chính sách phong tỏa ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Nhưng khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, lạm phát gia tăng đã buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt lãi suất và khiến các nhà đầu tư chạy trốn khỏi các tài sản có độ rủi ro cao – cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử.

Bitcoin, từ lâu đã được coi là một kho lưu trữ giá trị tiện dụng trong thời kỳ lạm phát do nguồn cung hạn chế, đã thất bại trong quá trình thử nghiệm, với việc các nhà đầu tư chuyển sang các thiên đường đã được kiểm chứng về độ an toàn như đồng đô la Mỹ khi lãi suất tăng lên. Bitcoin đã giảm khoảng 1/3 trong tháng 1/2022, vượt xa mức giảm 8% của chứng khoán Mỹ.

Katie Talati, giám đốc nghiên cứu của công ty tài sản kỹ thuật số Arca, cho biết: “Năm 2022 là một môi trường mới cho tài sản kỹ thuật số. Chúng chưa bao giờ rơi vào tình trạng suy thoái hay lãi suất tăng”.

Có thể lạc quan về thị trường tiền điện tử năm 2023?

Tuy nhiên, những vấn đề nói trên không hoàn toàn là điều tồi tệ đối với tiền điện tử: Cuối cùng thì đến năm 2022 chuỗi khối Ethereum cũng đã được nâng cấp mạnh mẽ bằng “Hợp nhất” vào tháng 9, chuyển đổi sang hệ thống “bằng chứng cổ phần” tốn ít năng lượng hơn.

Sự hợp nhất Ethereum được chờ đợi từ rất lâu, cuối cùng đã diễn ra vào ngày 15 tháng 9, khởi đầu một kỷ nguyên mới lớn thứ 2 trên thế giới cho ngành blockchain.

Anthony Georgiades, đồng sáng lập chuỗi khối Pastel Network cho biết: “Sự kiện này là một kỳ tích công nghệ và là một trong những sự kiện tích cực duy nhất trong một năm khá đen tối đối với tiền điện tử”.

“Những nâng cấp này sẽ làm cho hệ sinh thái Ethereum dễ sử dụng hơn rất nhiều đối với mọi người trên khắp thế giới. Vì tất cả những tiến bộ này, thật khó để không trở thành một người lạc quan về tiền điện tử vào năm 2023.”

Ben McMillan, giám đốc đầu tư của IDX Digital Assets, cho biết sự phổ biến ngày càng tăng của các công cụ dựa trên chuỗi khối bao gồm trao đổi phi tập trung và tài chính phi tập trung cũng là một bước phát triển quan trọng trong năm 2022.

Sau một năm đầy biến động, các chuyên gia phân tích đang đưa ra những dự báo khác nhau về tương lai của đồng tiền điện tử lớn nhất trong năm 2023. Đáng tiếc là phần lớn những dự báo về giá của bitcoin đều tiêu cực.

Một trong những dự báo đáng chú ý là của ông Yuya Hasegawa, chuyên gia phân tích tiền điện tử của sàn giao dịch Bitbank. Ông cho rằng thách thức lớn nhất đối với các tài sản số chính là cơ sở vĩ mô, hay nói cách khác là việc Fed sẽ nâng lãi suất đến đâu trong nỗ lực chống lại lạm phát, và liệu hành động đó có gây ra một cuộc suy thoái hay không. Ông không loại trừ khả năng Bitcoin có thể sẽ mất giá thêm 50% so với hiện tại.

Tham khảo: Reuters

Smartphone màn hình gập năm 2023: Nhiều điều thú vị chờ đợi người dùng

Nhiều hãng sản xuất đã xác nhận (hoặc được dự đoán) sẽ tung ra các mẫu smartphone màn hình gập mới trong năm 2023, mang tới trải nghiệm khác biệt và bùng nổ cho người dùng. Giới phân tích nhận định, bức tranh toàn cảnh về các mẫu smartphone màn hình gập năm 2023 sẽ rất hấp dẫn, đáng để chúng ta chờ đợi thưởng thức.

Chuyên gia công nghệ Ben Wood tại công ty phân tích CCS Insight cho biết cụ thể hơn rằng, trong năm 2023, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ giới thiệu những thiết bị mà họ đã công bố thông tin trước đó, một số nhà sản xuất khác thì tiết lộ sản phẩm mới. Ngoài ra, Google Pixel Fold dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 5/2023, biến nửa đầu năm sau trở thành quãng thời gian thú vị đối với những người hâm mộ smartphone màn hình gập.

Samsung đang giữ “ngôi vương”

Theo dữ liệu của công ty phân tích thị trường công nghệ toàn cầu Canalys, Samsung là nhà cung cấp 79% số smartphone màn hình gập bán được trong 9 tháng đầu năm 2022. Mặc dù con số này thấp hơn mức 90% mà hãng đã đạt được vào năm 2021 nhưng các mẫu Galaxy Z của Samsung nhiều khả năng vẫn sẽ giữ vị trí dẫn đầu trong năm 2023 hoặc xa hơn nữa.

Samsung sẽ tiếp tục dẫn đầu với các mẫu smartphone màn hình gập trong những năm tới“, chuyên gia công nghệ Runar Bjørhovde nhận định.

Một trong những lý do dẫn tới dự đoán này là ở nhiều thị trường, người dùng hiện có rất ít lựa chọn khác. Các mẫu smartphone màn hình gập của Trung Quốc chưa được xuất khẩu rộng rãi. Hầu hết sản phẩm của họ không đến được Mỹ. Còn tại Anh, người dùng chỉ tiếp cận được một vài mẫu như Honor Magic Vs, Oppo Find N2 (dự kiến được phân phối tại thị trường quốc tế trong năm sau).

Smartphone màn hình gập năm 2023: Samsung có tiếp tục giữ "ngôi vương"? - Ảnh 1.

Ngoài ra, có một điều độc đáo mà Samsung Galaxy Z Fold 4 làm được, nhưng các nhà cung cấp smartphone màn hình gập khác lại chưa thử, đó là hỗ trợ bút cảm ứng stylus (S Pen). Điều nà cho phép người dùng làm được nhiều thứ hơn với màn hình gập cỡ lớn của Z Fold 4, mặc dù có chút bất tiện là bút cảm ứng phải được cất riêng, chứ không có khe cắm trên điện thoại.

Bjørhovde cho biết, ông sẽ không ngạc nhiên nếu bước phát triển tiếp theo của Samsung là thiết kế khe cắm S Pen riêng trên dòng Fold, dù không có gì đảm bảo là thay đổi này sẽ xuất hiện ngay trên Galaxy Z Fold 5 dự kiến ra mắt năm tới. ‘Ông lớn’ Hàn Quốc có lẽ vẫn sẽ cần thêm thời gian để xử lý những thách thức kỹ thuật liên quan.

Nhưng rào cản lớn vẫn còn đó

Ngay cả khi Samsung vẫn thống trị thị trường smartphone màn hình gập và có thể tích hợp bút S Pen vào mẫu Z Fold thế hệ tiếp theo thì điều đó cũng không chắc sẽ làm gia tăng đáng kể doanh số bán hàng của họ.

Theo Canalys, chỉ 1% số điện thoại bán được trong năm 2022 (không bao gồm Q4) là smartphone màn hình gập.

Smartphone màn hình gập vẫn còn những thách thức lớn phải vượt qua. Độ bền là một trong những lý do lớn nhất khiến người dùng lo lắng khi mua chúng” – Chuyên gia Ben Wood nhận định.

Smartphone màn hình gập năm 2023: Samsung có tiếp tục giữ "ngôi vương"? - Ảnh 2.

Mặc dù các nhà sản xuất nhấn mạnh rằng bản lề điện thoại của họ có thể gập lại hàng nghìn lần cũng không gãy, và Samsung thậm chí tung ra chứng nhận Galaxy Z Fold 4 và Galaxy Z Flip 4 có khả năng chống nước tiêu chuẩn IPX8, nhưng một số bộ phận trên smartphone màn hình gập vẫn rất dễ bị hư hỏng. Ở smartphone màn hình gập, thiết kế phải thật mềm mại và linh hoạt.

Bên cạnh đó, giá thành của những chiếc smartphone này cũng đang khiến nhiều người lăn tăn.

Giá thành của smartphone màn hình gập trong năm 2023 có thể sẽ giảm xuống, nhưng tôi cho rằng chúng vẫn sẽ là thiết bị cao cấp trong một quãng thời gian khá dài” – Ông Ben Wood nhận định.

Google Pixel Fold – Đối thủ mạnh của Samsung

Theo chuyên gia Bjørhovde, Google có những triển vọng nhất định khi bước chân vào thị trường smartphone màn hình gập.

Google Pixel sẵn sàng đầu tư vào việc khiến thị trường tiêu dùng đại chúng quen thuộc hơn với smartphone màn hình gập, và có khả năng sánh ngang với Samsung ở khía cạnh này” – Ông Bjørhovde nêu quan điểm.

Smartphone màn hình gập năm 2023: Samsung có tiếp tục giữ "ngôi vương"? - Ảnh 3.

Cùng bàn về đề tài này, chuyên gia công nghệ Richard Priday trên tờ Tom’s Guide cho rằng, chúng ta không nên đánh giá thấp Pixel Fold. Các tin đồn hiện tại cho thấy đây là một đối thủ mạnh mẽ của Galaxy Z Fold 4, nhất là ở tính năng chụp ảnh.

Mặc dù camera của Galaxy Z Fold 4 đã được cải tiến tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước nhưng Google thậm chí có thể làm tốt hơn nữa ở tính năng chụp ảnh bằng cách bổ sung những phần mềm chỉnh sửa ảnh tuyệt vời.

iPhone Flip có xuất hiện?

Smartphone màn hình gập năm 2023: Samsung có tiếp tục giữ "ngôi vương"? - Ảnh 4.

Liệu 2023 có phải là năm Apple cho ra đời iPhone Flip màn hình gập? Chuyên gia Bjørhovde tỏ ra hoài nghi về khả năng này bởi thực thế cho thấy Apple đang ở một vị thế cao và thoải mái với những chiếc iPhone mang thiết kế truyền thống. Smartphone màn hình gập có thể sẽ mang tới cho họ những rủi ro không cần thiết.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia Richard Priday cho rằng chắc chắn ‘Táo khuyết’ sẽ không vội vàng cho ra mắt smartphone màn hình gập trong năm 2023, ngay cả khi họ đang mất một số người dùng vào tay Samsung ở thị trường này.

Bán hơn 300.000 điện thoại Redmi K60 chỉ trong 5 phút, Xiaomi thắng lớn đầu năm

Redmi, thương hiệu con của Xiaomi đã ra mắt dòng điện thoại Redmi K60 bao gồm các biến thể thông thường, Pro và K60E tại Trung Quốc vào tháng trước. Và trong ngày đầu năm mới, các sản phẩm đã chính thức lên kệ, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng, cũng như tạo nên một cơn sốt mới trên thị trường.

Đại diện công ty tiết lộ trên Weibo rằng lô hàng hơn 300.000 chiếc điện thoại Redmi K60 đầu tiên đã được bán hết trong 5 phút, thông qua đợt giảm giá chớp nhoáng đầu năm. Trong đó, dữ liệu bán hàng cho thấy người dùng đã tỏ ra đặc biệt yêu thích tính năng mới như màn hình 1220p, tính năng sạc nhanh 120 W, chipset Snapdragon 8 Gen 2 của biến thể Pro.

Bán hơn 300.000 điện thoại Redmi K60 chỉ trong 5 phút, Xiaomi thắng lớn đầu năm - Ảnh 1.

Redmi K60 hứa hẹn sẽ mang lại thành công như dòng Redmi K50 trước đó.

Số lượng thiết bị bán ra nghe có vẻ ấn tượng, bởi chỉ một phép toán đơn giản cũng cho thấy có khoảng 100 thiết bị được mua mỗi giây. Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với 330.000 chiếc đã bán ra của dòng Redmi K50 trước đó, tức là mức giảm 10%.

Chỉ có thời gian mới có thể cho biết liệu doanh số bán hàng tổng thể của Redmi K60 có vượt qua dòng sản phẩm trước đó hay không, nhưng các cuộc thăm dò đang cho thấy Redmi K60 Pro đang là mẫu điện thoại thông minh đáng mơ ước của đông đảo người dùng ở thị trường smartphone lớn nhất thế giới này.

Tham khảo Gizmochina, GSMArena

Samsung thưởng lớn toàn công ty, có bộ phận tới 50% lương cả năm

Tiền thưởng thường được đưa ra dựa trên các yếu tố khác nhau như hiệu suất cá nhân của nhân viên và lợi nhuận của công ty. Các nhân viên chắc chắn mong đợi nó hàng năm và Samsung đang mang đến cho công nhân tại bộ phận chip của mình một điều gì đó để hào hứng.

Theo báo cáo mới nhất từ Investor, công ty được cho là đang xem xét cung cấp một khoản tiền thưởng lớn hàng năm cho nhân viên của bộ phận chip. Không quá ngạc nhiên, bộ phận chip vẫn là một trong những mảng kinh doanh có lãi nhất của Samsung.

Samsung gọi chương trình thưởng của mình là Khuyến khích hiệu suất tổng thể (OPI). Công ty đã thông báo cho các giám đốc điều hành và nhân viên về kế hoạch chi tiết cho các khoản tiền thưởng năm nay. Đây rõ ràng là món quà tốt nhất để bắt đầu năm mới, bất chấp tình hình kinh tế chung có dấu hiệu khó khăn.

Samsung thưởng lớn toàn công ty, có bộ phận tới 50% lương cả năm - Ảnh 1.

Cụ thể, nhân viên tại bộ phận chip của Samsung sẽ nhận được tối đa 50% tiền lương hàng năm của họ dưới dạng tiền thưởng. Công ty sẽ bắt đầu giải ngân khoản thưởng vào cuối tháng này.

Nhân viên của Samsung Display cũng sẽ nhận được một khoản thưởng đáng kể so với năm ngoái, bởi vì họ cũng sẽ được nhận 47-50% tiền lương hàng năm. Nhân viên của bộ phận di động cũng sẽ nhận được mức thưởng từ 29-33% tiền lương hàng năm. Những người ở bộ phận giải pháp mạng sẽ được trả tiền thưởng lên tới 22-26% tổng lương của họ.

Cuối cùng, nhân viên bộ phận Visual Display và điện tử tiêu dùng sẽ nhận được tiền thưởng tương đối thấp với tỷ lệ lần lượt là 18-22% và 5-7%.

Ngoài chương trình phần thưởng OPI, Samsung còn thực hiện cái gọi là chương trình khuyến khích thành tích mục tiêu hay còn gọi là chương trình TAI, cung cấp cho người lao động tới 100% tiền lương hàng tháng của họ trong nửa đầu và nửa cuối năm.

Vào năm 2023, nếu mảng kinh doanh thiết bị di động của Samsung có thể giành lại thị phần đã mất, gã khổng lồ Hàn Quốc có thể cho phép một phần thưởng thậm chí còn lớn hơn nữa cho các nhân viên của mình.

Tham khảo Investor, sammobile

Google bất ngờ lột xác, xuất hiện với tư cách một công ty ô tô tại CES 2023

Trong những năm gần đây, Google thường coi sự kiện Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) là nơi để giới thiệu tầm nhìn về cái gọi là “Better Together” – một ý tưởng về việc tất cả các thiết bị nên kết nối và hoạt động với nhau. Thông thường, điều đó có nghĩa là hãng sẽ đưa ra thông báo xung quanh các tính năng như định vị kết nối Fast Pair, hay mở rộng khả năng tương thích của Google Cast với nhiều sản phẩm của các bên thứ ba.

Tại CES 2023 năm nay, công ty đã chia sẻ rằng họ đang hợp tác với Spotify để tích hợp công cụ phát trực tuyến Connect vào giao diện người dùng Android. Hãng cũng giới thiệu bản xem trước của tính năng chuyển giao âm thanh, ứng dụng sẽ đề xuất các thiết bị khác nhau để chuyển nhạc của người dùng lên tùy thuộc vào thói quen và vị trí của họ. Ví dụ, bạn có thể nhấn nút để bắt đầu việc nghe một podcast trong ô tô, sau đó tiếp tục nghe chúng trên điện thoại bằng tai nghe, rồi kết thúc ở trên TV khi về nhà.

Google bất ngờ lột xác, xuất hiện với tư cách một công ty ô tô tại CES 2023 - Ảnh 1.

BMW i7 tại gian hàng Google tại CES 2023

Nhưng sự kiện CES năm nay là một triển lãm ô tô siêu lớn và Google cũng đem tới các sản phẩm dành cho thị trường này. Cụ thể, Google đã công bố các bản đồ có độ phân giải cao hơn sẽ ra mắt trên Polestar 3 và lần đầu tiên kể từ khi được công bố tại I/O 2022, hãng đã giới thiệu giao diện Android Auto mới nhất ra công chúng.

Có hai phương tiện được đặt tại gian hàng của Google tại CES 2023, đó là một chiếc BMW i7 với trải nghiệm Android Auto mới và một chiếc Volvo EX90 tích hợp sẵn công cụ của Google.

Như được giới thiệu tại sự kiện I/O trước đây, giao diện cập nhật sẽ thích ứng với các kích thước màn hình lớn hơn và cả bố cục chia đôi màn hình. Thiết kế mới ưu tiên ba mục tiêu quan trọng cho người lái xe: định hướng nơi bạn sắp đến, giao tiếp với bạn bè và gia đình cũng như phát nhạc hoặc podcast.

Google bất ngờ lột xác, xuất hiện với tư cách một công ty ô tô tại CES 2023 - Ảnh 2.

Google đã loại bỏ thanh trạng thái, đặt các biểu tượng chỉ báo trong một ô vuông nhỏ ở trên cùng bên trái, cũng như thêm một hàng phím tắt bên dưới. Giờ đây, bản đồ ở gần chỗ ngồi của người lái hơn để bạn có thể xem tuyến đường của mình. Bảng điều khiển bên trái sẽ chứa ứng dụng Spotify và với thao tác vuốt từ bên phải, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các danh sách phát được đề xuất.

Bảng điều khiển bên trái này cũng đóng vai trò là nơi chứa các cảnh báo mà tài xế không có thời gian để xử lý trong khi lái xe. Ví dụ: nếu có thông báo đến, họ có thể vuốt sang phải trên thông báo đó để chuyển đến thanh công cụ và thông báo sẽ đợi ở đó cho đến khi sẵn sàng xử lý. Việc thực hiện các tác vụ giờ đây cũng dễ dàng hơn với sự trợ giúp của Trợ lý Google khi cung cấp các đề xuất thông minh bao gồm lời nhắc cuộc gọi nhỡ, chia sẻ thời gian đến nhanh chóng và truy cập tức thì vào thư mục nhạc hoặc podcast. WhatsApp hiện cũng sẽ khả dụng trong Android Audio, bắt đầu với điện thoại Pixel của Google và smartphone Samsung.

Google bất ngờ lột xác, xuất hiện với tư cách một công ty ô tô tại CES 2023 - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, tính năng chia sẻ chìa khóa ô tô kỹ thuật số sẽ sớm được mở rộng để hoạt động với điện thoại Samsung, cũng như điện thoại Google Pixel và iPhone. Người dùng thiết bị Xiaomi cũng sẽ có thể sử dụng và trao đổi khóa tự động kỹ thuật số vào cuối năm nay. Với chìa khóa kỹ thuật số, bạn có thể dễ dàng cấp cho bạn bè và người thân trong gia đình quyền truy cập vào ô tô của mình. Hiện BMW đã hỗ trợ tính năng này, và hứa hẹn danh sách các hãng hỗ trợ sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Tham khảo Engadget

TV 8K lộ dấu hiệu ‘hụt hơi’ tại sự kiện CES 2023

Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) không chỉ là một sự kiện tuyệt vời để khám phá tất cả công nghệ mới nhất. Mà nó còn là một cái phong vũ biểu, có thể dự báo xu hướng trong tương lai. Bạn có thể biết khi nào một làn sóng phát triển công nghệ mới nào đó đang bắt đầu, khi sau mỗi năm ngày càng có nhiều người chơi nhảy vào lĩnh vực đó. Ngược lại, đôi khi bạn có thể thấy khi nào một công nghệ nhất định không còn được ưa chuộng, khi ngày càng có ít sản phẩm và dịch vụ đề cập đến công nghệ đó trong hoạt động tiếp thị của họ.

Và năm nay, xu hướng thứ hai đó đang thể hiện ở TV 8K.

Cuộc chơi của 1 người

TV 8K lộ dấu hiệu 'hụt hơi' tại CES 2023 - Ảnh 1.

Scott Ramirez, phó chủ tịch tiếp thị và phát triển sản phẩm TCL, tại CES 2023. Công ty không ra mắt bất kỳ TV 8K mới nào tại sự kiện năm nay.

Nhiều người có thể cho rằng sự kiện CES năm nay có thể đã biến thành một showroom về công nghệ xe hơi, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân chơi lớn cho công nghệ TV và truyền hình. Nếu một thương hiệu TV sắp công bố một sản phẩm mới, thì đây vẫn là nơi đáng để họ thể hiện các công nghệ mới nhất.

Nhưng năm nay, TCL và Hisense hoàn toàn không ra mắt TV hoặc máy chiếu hỗ trợ 8K trong dòng sản phẩm của mình. Năm ngoái, TCL đã gây được tiếng vang khá lớn khi giới thiệu TV LED mini 6-Series 8K đầu tiên và điều đó cho chúng ta mọi lý do để nghĩ rằng một mẫu 8K mới sẽ hiện diện trong dòng sản phẩm cao cấp mới nhất của công ty. Nhưng không, mặc dù flagship QM8 mới của hãng sẽ có kích thước màn hình khổng lồ 98 inch, nhưng nó không phải là TV 8K.

Chỉ 16 tháng trước, Hisense đã ra mắt TV 8K đầu tiên của mình, U800GR. Nhưng năm nay, công ty dường như quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường hiệu suất 4K, khi công bố một mẫu TV mới 85 inch mang tên UX với độ sáng tối đa lên tới 2.500 nit.

Ngay cả những thương hiệu như Panasonic và Sharp, dù chưa có nhiều sự hiện diện ở Mỹ (nơi sự kiện CES tổ chức) nhưng vẫn phổ biến ở các thị trường toàn cầu khác, cũng không có sản phẩm TV 8K nào tại triển lãm. Vizio không tham dự CES, nhưng thương hiệu TV này cũng đã chỉ ra rằng không có sản phẩm hoạt động trong lĩnh vực 8K cho năm 2023.

Còn lại Samsung, LG và Sony. Cả ba đều đã đặt cược lớn vào 8K trong quá khứ. Nhưng năm nay, LG dường như khá miễn cưỡng nói về 8K. Dòng OLED 8K Z chỉ xứng đáng có một chú thích ở cuối trang trong thông cáo báo chí của công ty, với nội dung đơn giản nói rằng Z3 mới sẽ lần đầu tiên được hưởng lợi từ công nghệ tấm nền OLED evo của LG vào năm 2023.

Sony thì bất ngờ bỏ qua truyền thống kéo dài hàng thập kỷ của mình và từ chối đưa ra bất kỳ thông báo nào liên quan đến TV. Chỉ có Samsung thực sự ra mắt sản phẩm hỗ trợ 8K tại CES 2023. Hãng công nghệ Hàn Quốc đã giới thiệu hai TV Neo QLED 8K mới (QN900C và QN800C) cũng như máy chiếu 8K siêu gần đầu tiên của mình, Premiere 8K, nổi bật với kích thước hình ảnh ấn tượng lên tới 150 inch.

Vấn đề không chỉ ở nội dung

TV 8K lộ dấu hiệu 'hụt hơi' tại CES 2023 - Ảnh 2.

Gian trưng bày TV 8K của LG tại CES 2023.

Tại sao TV 8K lại có màn thể hiện mờ nhạt đến như vậy tại CES 2023? Nhìn vào doanh số bán sản phẩm này trong năm qua, có thể bạn sẽ hiểu được phần nào nguyên nhân.

Công ty nghiên cứu Omdia đã công bố dữ liệu vào tháng 4 năm 2022 về TV 8K và nó đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Các lô hàng TV 8K chỉ chiếm 0,15% tổng số lô hàng TV xuất xưởng vào năm 2021 và Samsung – công ty dẫn đầu thị trường TV 8K với 65% thị phần – bán được ít hơn 18% TV 8K trong 2021 so với năm 2020.

Vấn đề có thể ở việc giá của TV 8K quá cao. Chúng thường được bán với giá cao hơn khi so sánh với các mẫu 4K có kích thước và thông số kỹ thuật tương tự, với mức chênh lệch trong khoảng từ 1.000 đến 2.500 USD, tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm.

Trong quá khứ, người mua đã chứng tỏ họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn khi nhận thấy lợi ích thực sự. Một trường hợp điển hình là sự trỗi dậy và bùng nổ của TV OLED, một công nghệ từng khiến người dùng tiêu tốn hàng ngàn USD cho một mẫu sản phẩm chỉ 50 inch với độ phân giải 1080p. Do đó, các con số đang nói rằng lợi ích thực sự mà 8K mang lại chưa xứng với giá thành.

Bên cạnh đó, các phán quyết gần đây của EU liên quan đến mức tiêu thụ điện năng đã khiến nhiều người quay lưng lại với TV 8K. Bởi ít người sẵn sàng đầu tư vào một sản phẩm mà dường như việc sử dụng nó có thể bị cấm theo các quy định, trong khi các nhà sản xuất chưa có giải pháp tương ứng nào để cải thiện vấn đề.

Cuối cùng, nhiều khả năng là sự thất bại bắt nguồn từ việc thị trường đang thiếu hoàn toàn nội dung 8K gốc. Điều này đặc biệt đúng ở Mỹ, nơi không có dịch vụ phát trực tuyến qua cáp, vệ tinh, vô tuyến hoặc thuê bao nào cung cấp chương trình 8K.

Điện thoại di động có thể là cứu cánh?

TV 8K lộ dấu hiệu 'hụt hơi' tại CES 2023 - Ảnh 3.

Galaxy S23 hứa hẹn sẽ hỗ trợ quay video 8K ở 30fps.

Tất cả những điều trên có dẫn đến cái chết của công nghệ 8K không? Câu trả lời là không. Nhưng chúng ta có thể bước vào một “mùa đông 8K” mà không có một tương lai rõ ràng.

Vấn đề “con gà và quả trứng” đang hiện diện và gây ra sự luẩn quẩn, khi mọi người không muốn mua TV 8K cho đến khi có một lượng lớn nội dung 8K, trong khi các nhà phân phối nội dung không muốn phát sóng/truyền phát 8K cho đến khi có một lượng khán giả tối thiểu là các hộ gia đình có TV 8K.

Trớ trêu thay, những chiếc smartphone màn hình nhỏ có thể trở thành thứ cứu cánh cho những chiếc màn hình lớn này khỏi ngày tận thế. Cả Samsung và Sony đều đang đầu tư rất nhiều vào 8K từ quan điểm sáng tạo nội dung. Ở mảng thiết bị di động, Samsung từ dòng Galaxy S20 đã hỗ trợ khả năng quay video 8K, còn ở mảng máy ảnh chuyên nghiệp, Sony cũng đang đưa ra ngày càng nhiều các mẫu máy có thể quay ở định dạng 8K.

Sẽ không hợp lý nếu các công ty này tiếp tục nói về lợi ích của các thiết bị có thể quay ở độ phân giải 8K nếu họ không tạo ra TV có khả năng hiển thị những cảnh quay đó. Đúng là sẽ có một lượng khán giả rất nhỏ muốn tạo và sử dụng cảnh quay 8K của riêng mình, nhưng điều đó có thể đủ để giữ cho 8K tồn tại, cho đến khi các đơn vị sản xuất và phân phối nội dung có thể bắt kịp dòng chảy xu hướng.

Lớn hơn vẫn tốt hơn

TV 8K lộ dấu hiệu 'hụt hơi' tại CES 2023 - Ảnh 4.

TV QLED Q60B 4K 85 inch của Samsung.

Một vị cứu tinh tiềm năng khác của 8K là mong muốn dường như vô tận của người dùng về một cái màn hình lớn hơn trong ngôi nhà của mình. Một xu hướng chưa bao giờ bị đảo ngược tại CES là sự gia tăng kích thước màn hình và giảm chi phí để mua chúng. TV 85 inch, từng được coi là khổng lồ, giờ gần như đã trở nên phổ biến.

Một báo cáo gần đây dựa trên dự báo của NPD cho biết: “Khi chỉ xem xét kích thước màn hình, doanh số bán TV 65 inch trở lên dự kiến sẽ tăng từ dưới một phần tư thị trường vào năm 2020 lên hơn một phần ba vào năm 2024.”

Và TV của bạn càng lớn thì 8K càng có ý nghĩa. Bởi mỗi inch tăng thêm đó đều yêu cầu nhiều điểm ảnh hơn để duy trì, so với mỗi inch trên TV 4K có kích thước nhỏ hơn. Khi TV lớn hơn 85 inch trở nên phổ biến hơn, 8K sẽ là điều khó để cưỡng lại.

Vì thế, 8K cuối cùng sẽ tồn tại. Nhưng hiện tại, có vẻ như nó sẽ phải ngồi trên… băng ghế dự bị, trong khi chờ đến lượt được mọi người chú ý.

Tham khảo CES, DigitalTrends