Lưu trữ của tác giả: Nguyễn Võ

Lý do tại sao Apple không phải cắt giảm việc làm như hầu hết các công ty công nghệ khác

Trong thời kỳ đại dịch, hầu hết các công ty công nghệ đã tăng trưởng nóng, tương ứng với việc phải tuyển dụng nhiều. Nhưng bây giờ, khi mọi thứ đã dần nguội đi, nhiều tập đoàn lớn đang cắt giảm hàng ngàn công việc để cố gắng kiểm soát chi tiêu.

Apple cho đến nay vẫn là một trong số ít các công ty công nghệ tránh cắt giảm việc làm. Và một báo cáo mới từ Bloomberg đã cho thấy những điều khác biệt mà Apple đã trong vài năm qua để giúp công ty có khả năng vượt qua tình hình vĩ mô đầy tính thách thức hiện nay mà không cần sa thải nhân viên.

Một cách tiếp cận tuyển dụng khác lạ

Một trong những lựa chọn quan trọng là cách Apple đã sử dụng để thuê nhân viên mới trong thời kỳ đại dịch. Trong khi các công ty như Amazon, Meta và Salesforce tăng gần gấp đôi lực lượng lao động của họ từ năm 2019 tới 2022 với mức tăng trưởng xấp xỉ 100% về số lượng nhân viên, thì Apple chỉ tăng 20% số lượng nhân viên của mình.

Nên nhớ rằng ngay cả mức tăng trưởng tuyển dụng 60% của công ty mẹ Google, Alphabet, cũng đã được chứng minh là không bền vững. Alphabet và Amazon gần đây đã sa thải khoảng 30.000 nhân viên. Trong khi đó, một công ty phát triển mạnh trong những năm qua là Zoom cũng vừa tuyên bố cắt giảm 15% nhân viên toàn cầu.

Lý do tại sao Apple không phải cắt giảm việc làm như hầu hết các công ty công nghệ khác - Ảnh 1.

Apple tuyển dụng thấp hơn các công ty khác trong thời kỳ đại dịch. Ảnh Bloomberg

Thậm chí vào cuối năm 2022, Apple dường như đã nhìn thấy điều gì đó từ khá sớm, khi thực hiện việc làm chậm lại quá trình tuyển dụng của mình. Một số người thậm chí cho rằng đây là đợt đóng băng tuyển dụng. Nhưng thực tế đã chứng minh, nó đã giúp công ty tránh được việc sa thải nhân viên.

Doanh thu tăng trưởng trên mỗi nhân sự bổ sung

Theo báo cáo của Bloomberg, việc Apple tránh được tình trạng sa thải nhân viên đã nói lên mức độ hiệu quả và lợi nhuận của công ty trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của hãng. Các dữ liệu cho thấy Apple đã tăng hơn gấp đôi doanh thu trên mỗi nhân viên bổ sung trong 6 năm qua, một kỳ tích đáng kinh ngạc.

Khi nhìn vào giai đoạn 2017-2019, Apple có doanh thu 1,17 triệu USD trên mỗi số lượng nhân viên bổ sung, tương đương với Alphabet và Microsoft.

Sau đó, từ năm 2020-2022, con số đó đã tăng hơn gấp đôi, lên 2,51 triệu USD. Điều này có được là do hãng đã thận trọng hơn với việc tuyển dụng đồng thời tăng lợi nhuận. Trong khi đó, hầu hết các công ty công nghệ lớn đều thấy số liệu đó giảm hoặc hầu như không tăng.

Lý do tại sao Apple không phải cắt giảm việc làm như hầu hết các công ty công nghệ khác - Ảnh 2.

Doanh thu tăng trưởng trên nhân sự bổ sung của Apple đơn giản là đã ở một đẳng cấp khác. Ảnh Bloomberg

Tất nhiên, khả năng kinh doanh mạnh mẽ và hiệu quả của Apple là một phần quan trọng trong sự gia tăng đáng kinh ngạc về doanh thu trên số lượng nhân viên bổ sung. Nhưng, việc kết hợp hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận đó với mức tăng tuyển dụng thấp hơn nhiều trong những năm qua là điều khiến cho số liệu này trên trở nên nổi bật, đặc biệt khi so sánh với những gã khổng lồ công nghệ khác.

Nhà phân tích Shannon Cross của Credit Suisse Group AG đã mô tả bức tranh lớn hơn của Apple như thế này: “Điều này phụ thuộc vào sự quản lý của ban quản trị đối với từng đồng USD của cổ đông và sự tập trung rất lớn vào những cơ hội tăng trưởng để đầu tư.”

Mặc dù Apple đã giảm doanh thu trong kỳ nghỉ lễ cuối năm do doanh số bán iPhone thấp hơn dự kiến, nhưng nên nhớ rằng đó là sự sụt giảm so với quý 1 năm 2022, một quý với mức doanh thu kỷ lục 124 tỷ USD. Và cho dù giảm doanh thu, công ty vẫn đạt hiệu suất kinh doanh vượt trội so với bất kỳ đối thủ nào, với 117 tỷ USD doanh thu với gần 30 tỷ USD lợi nhuận, chỉ trong 3 tháng.

Và để chứng minh thêm cho hiệu quả kinh doanh, Apple mới đây đã kỷ niệm việc vượt mốc 2 tỷ thiết bị Apple đang hoạt động và đạt kỷ lục mới về doanh thu mảng Dịch vụ của mình.

Tham khảo 9to5mac

Người dùng Android bao năm qua vẫn chê iPhone không có nhạc chuông tùy chỉnh, ít người biết đây lại là ‘con gà đẻ trứng vàng’ của Apple

Nếu từng sử dụng thiết bị Android, có thể bạn đã quen với việc có thể dễ dàng lựa chọn và thay đổi nhạc chuông theo ý muốn. Tất cả những gì phải làm chỉ là mở Cài đặt và chọn một bài hát hoặc đoạn âm thanh ưa thích.

Nhưng trong khi đó, thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS chỉ cung cấp các âm thanh chung chung và cơ bản, được tích hợp sẵn làm nhạc chuông. Về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể thiết lập nhạc chuông tùy chỉnh bằng một giải pháp thay thế. Nhưng nó khá phức tạp, liên quan đến máy tính và phần mềm iTunes, thứ mà nhiều chủ sở hữu iPhone thậm chí đã không còn thói quen sử dụng nữa.

Tất nhiên, tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi: Tại sao Apple không đơn giản hóa quá trình sử dụng nhạc chuông tùy chỉnh trên iPhone?

Đây không phải là một vấn đề mới và rất nhiều người dùng đã phàn nàn về nó. Nhưng thương hiệu Mỹ từ lâu đã nổi tiếng vì ưu tiên sự liền mạch và đơn giản, nên thực tế là không có gì thay đổi cho thấy Apple muốn điều chỉnh vấn đề này.

Nhưng đừng để điều đó đánh lừa, hãy cùng đi sâu tìm hiểu lý do thực sự tại sao Apple không muốn làm cho quy trình tùy chỉnh nhạc chuông trở nên dễ dàng hơn như lẽ ra nó phải vậy.

Khởi đầu của câu chuyện

Người dùng Android bao năm qua vẫn chê iPhone không có nhạc chuông tùy chỉnh, ít người biết đây lại là 'con gà đẻ trứng vàng' của Apple - Ảnh 1.

Nhạc chuông tùy chỉnh từng là món hàng xa xỉ trong thời kỳ đầu của điện thoại di động. Ảnh internet

Quay trở lại những năm 2000, nhạc chuông là một vấn đề lớn đối với người dùng. Khi đó, vì điện thoại bị giới hạn về tính năng nên người dùng không có nhiều tùy chọn để cá nhân hóa thiết bị của họ. Các công ty đã nhìn thấy cơ hội để lấp đầy khoảng trống này và cung cấp cho người dùng thứ gì đó để tùy chỉnh điện thoại của họ. Và đó là cách nhạc chuông cao cấp ra đời.

Đến năm 2004, thị trường nhạc chuông là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD trên phạm vi toàn cầu. Theo một bài báo hiện được lưu trữ trên New York Times, nhà mạng Mỹ Verizon khi đó tính phí 3 USd cho nhạc chuông, trong khi T-Mobile và Sprint yêu cầu 2,5 USD. Nhưng ngay cả ở những mức giá này, người dùng không thể sửa đổi giai điệu, tất cả đều là các tùy chọn mặc định. Họ không có khả năng tùy chỉnh để chọn phần âm thanh mà họ muốn sử dụng làm nhạc chuông, họ cũng không thể lặp lại hoặc thực hiện bất kỳ thay đổi nào tương tự. Chưa hết, tùy thuộc vào nhà cung cấp, các khoản thanh toán này đôi khi bị giới hạn thời gian và nhạc chuông sẽ cần được mua lại sau khi chúng hết hạn. Ví dụ, nhạc chuông của nhà mạng Sprint hết hạn sau 90 ngày và của Verizon kéo dài trong một năm.

Và đây là nơi mọi thứ trở nên thú vị. Apple chính thức xuất hiện trên thị trường nhạc chuông vào năm 2007 khi phát hành mẫu iPhone đầu tiên. Và hãng đơn giản đã phá vỡ ngành công nghiệp này chỉ bằng một mô hình bán hàng mới. Cụ thể, người dùng iPhone có thể mua các bài hát có thời lượng đầy đủ từ nền tảng iTunes với giá 0,99 USD, sau đó trả thêm 0,99 USD để chuyển bài hát đó thành nhạc chuông 30 giây, nâng tổng chi phí lên 1,98 USD. Vào thời điểm đó, điều này khá mang tính cách mạng bởi khách hàng không chỉ trả ít hơn 2 USD để sở hữu nhạc chuông mà họ còn có cả một bài hát đầy đủ. Sau khi mua, họ có thể chỉnh sửa bài hát để chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc, tạo vòng lặp và đưa ra các quyết định tùy chỉnh khác cho bài nhạc chuông của riêng mình.

Con gà để trứng vàng của Apple

Người dùng Android bao năm qua vẫn chê iPhone không có nhạc chuông tùy chỉnh, ít người biết đây lại là 'con gà đẻ trứng vàng' của Apple - Ảnh 2.

Apple sẽ còn gây khó dễ cho việc tùy chỉnh nhạc chuông tới khi họ không còn có thể kiếm tiền từ nó. Ảnh Internet

Mô hình của Apple đã mang lại cho công rất nhiều tiền và nhanh chóng trở thành tấm gương cho những người chơi khác trong ngành học theo. Nhưng cuối cùng, theo thời gian, khi điện thoại trở nên thông minh hơn, nhạc chuông trở nên ít được săn đón hơn. Hầu hết các công ty độc quyền bán nhạc chuông đều phá sản. Nhưng đó cũng là lúc Apple thay đổi hướng đi và áp dụng một cách tiếp cận mới.

Thay vì bỏ hoàn toàn doanh số bán nhạc chuông, Apple đã sửa lại mức giá 1,98 USD thành 1,29 USD cho một bài hát đầy đủ trên iTunes. Tức là người dùng không cần phải trả thêm tiền để chuyển đổi bài hát thành một đoạn trích mà họ có thể chỉnh sửa sau khi mua. Apple cũng cho phép những người sáng tạo bên thứ ba sáng tạo và đưa nhạc chuông của học lên bán trên iTunes Store. Tất nhiên, một tỷ lệ phần trăm doanh thu của người bán sẽ thuộc về công ty.

Và chính vì để bảo vệ dòng thu nhập này, Apple đã gây khó khăn cho việc sử dụng nhạc chuông tùy chỉnh trên iPhone bằng mọi cách. Và nếu nhìn xa hơn, đây cũng là động cơ tương tự đằng sau việc công ty muốn bán iPhone mà không cung cấp củ sạc đi kèm, và có thể sắp tới là không có cả dây sạc. Đơn giản bởi vì Apple sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi bán riêng chúng.

Do đó, dù mong muốn tới mức nào, sẽ không bao giờ có một cách đơn giản nào để sử dụng nhạc chuông tùy chỉnh trên iPhone của bạn. Vì Apple đơn giản là luôn biết cách kiếm tiền từ mọi thứ có thể. Công ty Mỹ này rõ ràng đã không trở thành một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới bằng cách cung cấp các dịch vụ miễn phí.

Tham khảo SlashGear

Ô tô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới sắp lắp ráp và ra mắt Việt Nam, giá khó dưới 200 triệu đồng

Ngày 18/2, TMT Motors và liên doanh GM-SAIC-Wuling đã ký kết hợp tác chiến lược, trong đó thống nhất liên doanh GM-SAIC-Wuling cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các mẫu ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam.

Ô tô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới sắp lắp ráp và ra mắt Việt Nam, giá khó dưới 200 triệu đồng - Ảnh 1.

Lễ ký kết giữa TMT Motors và liên doanh GM-SAIC-Wuling.

Sản phẩm đầu tiên được triển khai và ra mắt tại Việt Nam là Wuling HongGuang MiniEV – mẫu ô tô điện mini bán chạy nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021 và 2022, theo thống kê của JATO Dynamics, công ty chuyên nghiên cứu, phân tích ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Xe sẽ được lắp ráp tại nhà máy ô tô của TMT tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên, với công suất 30.000 xe/năm và có thể gia tăng trong tương lai, khi TMT Motors cũng đang nghiên cứu và cân nhắc giới thiệu thêm các mẫu ô tô điện khác, theo lộ trình hợp tác chiến lược với liên doanh GM-SAIC-Wuling.

Thông tin cụ thể về sản phẩm, giá bán và thời gian nhận đặt hàng Wuling HongGuang MiniEV tại Việt Nam dự kiến sẽ được TMT Motors công bố trong quý II/2023.

Ô tô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới sắp lắp ráp và ra mắt Việt Nam, giá khó dưới 200 triệu đồng - Ảnh 2.

Trước đó, Wuling Hongguang MiniEV cũng đã được một công ty cơ khí ở Thái Bình mang về dưới dạng tạm nhập tái xuất, phục vụ mục đích nghiên cứu. Mẫu xe này có kích thước nhỏ gọn, dài x rộng x cao lần lượt 2.920 x 1.493 x 1.621 (mm), trục cơ sở 1.940mm. Mâm xe kích thước 12 inch. Thiết kế của Hongguang Mini EV học hỏi khá nhiều từ dòng xe K-Car của Nhật Bản nhằm tối ưu hóa không gian. Xe chỉ nặng 665-700 kg, tùy từng phiên bản.

Xe trang bị mô-tơ điện công suất 26,8 mã lực và mô-men xoắn 85 Nm. Xe không có hộp số, dẫn động cầu sau và vận tốc tối đa 100 km/h. Cổng sạc được đặt sau logo đầu xe. Ở Trung Quốc, xe có 2 phiên bản pin. Một phiên bản pin 9,2 kWh, cho quãng đường đi tối đa 120 km, thời gian sạc 20-100% là 6,5 tiếng. Một phiên bản pin 13,4 kWh, cho quãng đường đi tối đa 170 km, thời gian sạc 20-100% là 9 tiếng.

Với những thông số trên trên, xe phù hợp với những đô thị như Hà Nội hay TP.HCM, không hướng đến nhóm khách hàng thường xuyên đi đường dài. Tại Trung Quốc, Wuling Hongguang MiniEV có giá bán 32.800-44.800 nhân dân tệ, tương đương 115-155 triệu đồng, chưa bao gồm thuế. Mức giá này rẻ là do chính phủ Trung Quốc có chương trình hỗ trợ người dân mua xe điện và các nhà sản xuất ô tô cũng được giao chỉ tiêu phải sản xuất xe điện để lấy hạn ngạch sản xuất xe động cơ đốt trong.

Tại thị trường Việt Nam, Wuling Hongguang MiniEV không có đối thủ trực tiếp và chắc chắn định vị dưới phân khúc của VinFast VF 5 Plus. Giá bán của mẫu xe Trung Quốc khó dưới 200 triệu đồng.

Website là gì? Trang web là gì? Cấu tạo, hoạt động và các loại website phổ biến

Website là gì?

Web là tên thường gọi của World Wide Web (mạng toàn cầu), một tập hợp con của Internet bao gồm các trang có thể được truy cập bằng trình duyệt Web.

Website là gì - hinh 01

Các trang web được định dạng bằng ngôn ngữ gọi là Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (Hypertext Markup Language – HTML). Ngôn ngữ này cho phép người dùng nhấp qua các trang trên Web thông qua các liên kết. Web sử dụng giao thức HTTP để truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin. Các trình duyệt như Internet Explorer, Google Chrome hoặc Mozilla Firefox hoạt động như một công cụ để người dùng có thể truy cập các tài liệu Web hoặc các trang Web được kết nối thông qua các liên kết.

Web chỉ là một trong những cách chia sẻ thông tin qua Internet bên cạnh những thứ khác bao gồm email, nhắn tin tức thời và Giao thức truyền tệp (FTP).

Hiểu một cách ngắn gọn thì Web là mạng.

Còn Site là địa điểm. Ví dụ worksite có nghĩa là nơi làm việc, chỉ một địa điểm, địa chỉ cụ thể.

Như vậy Website = Web + Site, tức một địa chỉ cụ thể trong mạng toàn cầu hay còn được gọi là trang mạng.

Điều đó có nghĩa là website phải đảm bảo được các yếu tố: Nằm trong mạng toàn cầu, có thể truy cập bằng các trình duyệt web, sử dụng giao thức HTTP để truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin và quan trọng là phải có một địa chỉ cụ thể.

Website thường chứa các nội dung văn bản, hình ảnh, video và rất nhiều định dạng nội dung khác, được lưu trữ trên máy chủ.

Website là gì - hinh 06

Phiên âm tiếng Anh của website là “ˈwebsīt”, cách đọc gần đúng là “goép-sai”.

Tuy nhiên, khái niệm nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, khẳng định “website” được định nghĩa là “trang thông tin điện tử”.

Đến đây thì có lẽ bạn đã phần nào nắm được website là gì rồi đúng không nào. Tuy nhiên cũng cần làm rõ một sự nhầm lẫn khá phổ biến giữa “website” và “trang web”.

Vậy trang web là gì?

Trang web, trong tiếng Anh là “web page”, là một phần của website. Một website thông thường sẽ bao gồm nhiều web page hoặc tối thiểu là một web page.

Tuy nhiên trong thực tế thì phần lớn người Việt Nam vẫn sẽ ngầm hiểu rằng “trang web” = “website”, mặc dù có chút không đúng về mặt định nghĩa nhưng trong giao tiếp hàng ngày, không phải các văn bản quan trọng thì cách sử dụng này vẫn được chấp nhận rộng rãi.

Cấu tạo và hoạt động của website là gì

Website thường chứa nhiều webpage hay còn thường được gọi là trang con. Tất cả được lưu trữ dưới định dạng html hoặc xhtml (Extensible HyperText Markup Language – mở rộng của html). Chúng sẽ được lưu trên các máy chủ (web server).

Website là gì - hinh 04

Khi người dùng muốn truy cập các thông tin từ website cần sử dụng các trình duyệt web để truy cập vào địa chỉ của website, đọc các file lưu trữ dưới định dạng html hoặc xhtml và hiển thị dưới dạng trực quan để dễ dàng tiếp nhận nội dung, thao tác.

Một website muốn hoạt động cần có các thành phần:

  • Source Code (mã nguồn): Để các nội dung có thể hiển thị, thao tác, tương tác, tự động tối ưu trên từng loạt thiết bị…
  • Web hosting (Lưu trữ web): Nếu website là một ngôi nhà thì hosting chính là miếng đất để xây ngôi nhà đó. Nó lưu trữ Source Code, hình ảnh, video, nội dung… của website.
  • Tên miền (domain): Khi bạn đã có miếng đất và ngôi nhà, bạn cần có địa chỉ để những người khác có thể tìm đến và truy cập. Vì vậy bạn cần có một tên miền (domain). Mỗi tên miền là duy nhất trên toàn thế giới để đảo bảo mọi người đều có thể đến chính xác nhà của bạn.

Website là gì - hinh 02

Các thành phần giao diện website

Một website hay một webpage đều cần các thành phần dưới đây để hoạt động, sử dụng một cách bình thường.

Header

Header là phần đầu trang thường chứa logo, thanh điều hướng, nút tìm kiếm, giỏ hàng… Tuy nhiên trong một số trường hợp như landing page có thể không có Header hoặc Header chỉ bao gồm logo.

Slider/Carousel

Thành phần này không nhất thiết phải có trên website nhưng phần lớn các website đều có thêm phần này nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng. Đây chính là phần hiển thị tóm tắt các nội dung quan trọng, các khuyến mãi hot (với website bán hàng), các nút kêu gọi hành động (như nhắn tin, điền thông tin…), các tin hot (với website tin tức)…

Hiện tại các trang web thường thiết kế dạng động với nhiều hình ảnh tự trượt qua thể hiện nhiều thông tin nổi bật khác nhau, nhưng cũng có những website chỉ sử dụng các ảnh tĩnh, hay còn được gọi là banner.

Content Area

Đây là nơi hiển thị nội dung hay còn được gọi là body. Khi bạn đang đọc bài viết này thì phần nội dung, hình ảnh bạn đang đọc chính là Content Area. Đây là phần quan trọng nhất của một website, nơi cung cấp các thông tin giá trị nhất cho người đọc. Tất cả những nội dung xuất hiện trong Content Area ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm trên Google cũng như quyết định xem người đọc có muốn tiếp tục ở lại website này hay không.

Footer

Nằm ở cuối cùng của trang web là Footer. Footer khá đa dạng về hình thức, nội dung, thông tin hiển thị nhưng chủ yếu sẽ là các thông tin về bản quyền, giấy phép, liên kết đến fanpage, Google Maps, đôi khi là các website liên quan, hệ thống cửa hàng và chi nhánh, menu điều hướng…

Sidebar

Sidebar (thanh bên) cũng hay được sử dụng trên nhiều website. Mặc dù không quá quan trọng nhưng nó có thể giúp người dùng tiếp cận thêm nhiều thông tin như các nội dung liên quan, nội dung người dùng có thể quan tâm, các sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi…

Như tên gọi, sidebar được đặt ở một hoặc cả hai bên website, nằm cạnh phần Content Area (body). Tuy nhiên thông thường thì sidebar chỉ nằm bên phải và nó chỉ xuất hiện khi truy cập website trên máy tính hoặc máy tính bảng, vì màn hình điện thoại quá hẹp để hiển thị thêm phần này.

Website là gì - hinh 05

Các trang con (web page) quan trọng

Mặc dù không có một tiêu chuẩn thống nhất nào cụ thể nhưng với hầu hết các website phổ biến, đầy đủ chức năng thì đều cần 5 trang con (web page) sau:

  • Trang chủ: Là trang mà khi người dùng truy cập vào tên miền sẽ xuất hiện ra đầu tiên. Đây phải là nơi chứa các thông tin quan trọng nhất của website. Ví dụ với website bán hàng thì trang chủ phải là các mặt hàng chính mà bạn đang bán. Một website tin tức thì trang chủ chắc chắn là những tin nóng hổi, mới nhất. Tất nhiên trang chủ phải chứa liên kết để truy cập đến các trang khác.
  • Trang giới thiệu & liên hệ: Đây chính xác là nơi chứa hồ sơ công ty/cá nhân với các thông tin về năng lực, sản phẩm dịch vụ chủ sở hữu cung cấp cũng như các phương thức liên hệ như số điện thoại, trang mạng xã hội.
  • Trang bán hàng: Nếu là một website bán hàng thì đây là nơi cung cấp chi tiết về từng sản phẩm, dịch vụ để khách hàng có thể tham khảo và tiến hành mua hàng. Nếu muốn khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên website thì cần thêm trang giỏ hàng và thanh toán nữa.
  • Trang thiên nội dung: Nếu là một website tin tức thì sẽ cần nhiều trang nội dung con về từng chuyên mục. Nếu là một website bán hàng cũng cần có trang nội dung để giới thiệu, cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ như đánh giá, hướng dẫn sử dụng, tư vấn chọn mua…
  • Trang liên quan đến quy định pháp lý: Trang này thường chứa các nội dung liên quan đến điều khoản, chính sách bản quyền, chính sách giao hàng, chính sách thanh toán, chính sách thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân… Mặc dù hiếm khi có người truy cập vào trang này nhưng nó lại khá quan trọng để phòng khi có tranh chấp xảy ra.

Website là gì - hinh 03

Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều loại trang con được sử dụng khác tùy mục đích cụ thể nhưng nhìn chung hầu hết website đều có đủ các trang con kể trên.

Các loại website phổ biến

Để liệt kê các loại website phổ biến hiện nay chúng ta cần liệt kê chúng theo các tiêu chí nhất định.

Theo cấu trúc và cách hoạt động

Website tĩnh: Ví dụ như landing page, dạng website này hầu như không chỉnh sửa, thay đổi và ít có tính năng tương tác với người dùng. Website tĩnh chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html kết hợp css, javascript. Mặc dù khá nhiều hạn chế nhưng ưu điểm của Website tĩnh là đơn giản, xây dựng nhanh, nhẹ.

Website động: Ngôn ngữ html, css, javascript sẽ giúp các nội dung hiển thị trên website theo một trật tự, nguyên tắc nào đó. Nhưng để thực hiện các tương tác phức tạp hơn thì website cần đến ngôn ngữ lập trình, phổ biến nhất hiện nay là PHP kết hợp với một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL. Website động có tính tương tác cao, dễ dàng cập nhật, bổ sung nội dung.

Theo mục đích chính của website

Hiện nay, mục đích làm website khá đa dạng, từ website giới thiệu công ty, website giới thiệu sản phẩm, website giới thiệu cá nhân, website bán hàng, website tin tức, website mạng xã hội, website chợ điện tử…

Theo lĩnh vực

Công nghệ, giáo dục, xây dựng, nội thất, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, xe, bất động sản…, mỗi lĩnh vực thường có các thiết kế, giao diện, màu sắc, tính năng khác nhau phù hợp với lĩnh vực cụ thể.

Trước khi xây dựng một website cần xác định được tất các các tiêu chí trên, bao gồm cấu trúc và cách hoạt động, mục đích, lĩnh vực hướng tới để có một website phù hợp nhất, mang lại giá trị tốt nhất cho chủ sở hữu cũng như khách hàng.

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có thể hiểu cơ bản website là gì, một website cần những thành phần yếu tố nào để hoạt động, phân biệt giữa website và trang web. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến website đừng ngại để lại bình luận ở phía dưới bài viết nhé

Ai cũng có thể là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến

Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng với mức độ tinh vi và đa dạng, chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Meta phối hợp thực hiện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Đặc biệt, sự tham gia của 3 nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng gồm: NSND Xuân Bắc, Tun Phạm và Khánh Vy đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông điệp phòng chống lừa đảo đến đông đảo người dân.

Chiến dịch truyền thông “Nhận diện lừa đảo” tập trung vào 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được Cục An toàn thông tin xác định là điểm nóng tại Việt Nam. Trong đó, các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung sẽ xây dựng tình huống thực tế về các hình thức lừa đảo trực tuyến này, để từ đó đưa ra cảnh báo, khuyến cáo nhằm nâng cao nhận thức người dùng.

Ai cũng có thể là nạn nhân

Lừa đảo trực tuyến không còn là câu chuyện xa lạ mà đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, từ những lời mời chào đầu tư hấp dẫn đến những thông báo trúng thưởng bất ngờ, khiến nhiều người mất cảnh giác và rơi vào bẫy của kẻ xấu.

NSND Xuân Bắc chia sẻ: “Lừa đảo trên mạng bây giờ đã trở thành “phổ biến”. Hầu hết những cuộc lừa đảo là đều nhắm tới những món hời, nhắm thẳng vào cái lòng tham của mỗi người. Và điều đấy ai cũng dễ mắc phải”. Anh cũng nhấn mạnh rằng, không ai là không thể trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là những người lớn tuổi và những người đang gặp khó khăn.

Tun Phạm, một gương mặt trẻ được yêu mến trên mạng xã hội, bày tỏ sự lo ngại về tình trạng lừa đảo cho vay và đầu tư trực tuyến ngày càng tinh vi: “Hình thức lừa đảo cho vay và đầu tư hiện nay ngày càng phổ biến qua hình thức cực kì tinh vi và tiểu xảo trực tuyến như: cam kết có lãi, lợi nhuận cao, kiếm tiền dễ dàng khiến cho không ít nạn nhân sập bẫy, mất số tiền lớn”.

MC Khánh Vy cũng nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn trên mạng xã hội: “Mạng xã hội là một cái nôi giúp cho chúng ta có rất nhiều những lợi ích, công dụng khác nhau tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ lừa đảo. Việc lừa đảo đang ngày càng phát triển trên diện rộng và càng có nhiều thủ thuật lắt léo, dễ dàng lừa người khác hơn”.

Nâng cao ý thức, trang bị kỹ năng

Với mong muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này, NSND Xuân Bắc, Tun Phạm và Khánh Vy đã đồng hành cùng chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” do Cục An toàn thông tin và Meta phát động. Sự tham gia của họ góp phần tăng tính lan tỏa của chiến dịch thông qua những bí kíp hay và dễ nhớ để ai cũng có thể học theo và bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ lừa đảo trên môi trường mạng.

Thông qua tiếng nói và sức ảnh hưởng của mình, các nghệ sĩ cùng với Cục An toàn thông tin và Meta mong muốn truyền tải thông điệp góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp mọi người nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.

Tun Phạm gửi gắm lời khuyên đến cộng đồng mạng: “Mọi người cùng nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó”.

Tham gia chiến dịch, Khánh Vy mong muốn mọi người sẽ thận trọng hơn khi tiếp nhận thông tin trên mạng: “Suy xét kỹ khi nhận bất cứ một luồng thông tin nào mới, yêu cầu mới hay một đường link lạ. Kiểm tra và tuyệt đối không được bao giờ gửi thông tin hình ảnh cá nhân hay chuyển khoản đến những tài khoản không rõ danh tính”.

NSND Xuân Bắc kêu gọi: “Mỗi người dân cần nâng cao ý thức và trang bị kỹ năng tự bảo vệ để tránh nguy cơ mình trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến”.

Database vật lý gặp sự cố không thể truy cập được, doanh nghiệp chuyển sử dụng Bizfly Cloud Database

Dữ liệu đóng vai trò tối quan trọng trong quy trình vận hành ứng dụng. Bởi vì khi người dùng truy cập vào bất cứ ứng dụng nào, dữ liệu sẽ được trả ra để phục vụ họ. Bất cứ sự cố gián đoạn dữ liệu nào cũng đều sẽ ảnh hưởng tới thao tác, thời gian và cảm xúc của người dùng khi không thể sử dụng ứng dụng khi họ cần. Người dùng cần có khả năng truy cập và sử dụng ứng dụng một cách liền mạch bất kể trong khung thời gian nào, bất kể dữ liệu ứng dụng nằm ở đâu. Một số ứng dụng đòi hỏi tính liên tục cao như ứng dụng học trực tuyến, ứng dụng tài chính, ngân hàng, ứng dụng y tế thì đây còn là yếu tố có vai trò quyết định.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải tình huống cơ sở dữ liệu/database gặp sự cố không thể truy cập được gây gián đoạn ứng dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm người dùng. Nguyên nhân thường gặp phải là do sự cố database vật lý. Bên cạnh đó, bất kỳ sự cố ngừng hoạt động nào của máy chủ đều có khả năng gây mất dữ liệu, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới hoạt động doanh nghiệp.

ng dng không th truy cp đưc vì s c database gây gián đon tri nghim ngưi dùng và thit hi khó khc phc

Ứng dụng học trực tuyến của một trường đại học với quy mô hàng trăm nghìn học sinh trên khắp cả nước đã gặp phải sự cố truy cập tương tự. Ứng dụng được triển khai trên hệ thống LMS và đặt trên hạ tầng vật lý tại datacenter của trường. Trong quá trình vận hành hạ tầng trường đại học gặp phải một số vấn đề, bao gồm sự cố hỏng phần cứng, phần cứng xuống cấp và chưa thể thay thế ngay được. Tình huống này dẫn đến database không thể đáp ứng được nhu cầu cho hệ thống LMS khiến cho hệ thống xử lý chậm và cuối cùng học sinh không thể truy cập được ứng dụng.

Database vật lý gặp sự cố không thể truy cập được, doanh nghiệp chuyển sử dụng Bizfly Cloud Database- Ảnh 1.

Thiệt hại là không thể tránh khỏi, trải nghiệm khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự gián đoạn kéo dài. Gián đoạn xảy ra trong khung giờ có hàng nghìn học sinh đang truy cập học trực tuyến, việc học không thể tiếp tục khiến nhà trường phải thông báo tạm dừng chương trình, chuyển buổi học sang một thời gian khác. Nếu gián đoạn xảy ra giữa kỳ thi thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều để khắc phục từ tổ chức thi lại, thay đổi đề thi, ghi nhận kết quả… Tất cả các công việc đều đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực, chưa kể việc khắc phục sự cố cho database và hệ thống vật lý. Thêm vào đó quá trình vận hành database cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện backup dữ liệu. Tương tự đối với các ứng dụng tài chính, ứng dụng bán hàng… thì thiệt hại về tài chính do khách hàng không thể giao dịch được sẽ là vô cùng lớn và nặng nề.

Bảo trì và xử lý sự cố tự động giúp đảm bảo truy cập ứng dụng liền mạch và tập trung nhiều hơn cho các công việc phát triển quan trọng

Nhận thấy rằng đây là một sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng và không có gì đảm bảo rằng nó sẽ không xảy ra lần nữa, đội ngũ nhà trường đi đến quyết định thực hiện di chuyển hệ thống lên môi trường Cloud và sử dụng dịch vụ Bizfly Cloud Database để làm hệ thống cơ sở dữ liệu cho ứng dụng dạy học trực tuyến. Cùng với đó đội ngũ Bizfly Cloud phối hợp với đội ngũ nhà trường tạo kết nối với database ở hệ thống vật lý để đồng bộ dữ liệu.

Nhà trường đánh giá hệ thống của Bizfly Cloud an toàn, ổn định, có cơ chế vận hành, bảo trì và xử lý sự cố tự động, có khả năng phân quyền quản trị theo vai trò với chi phí tối ưu. Với Dashboard thân thiện, dễ dùng, nhà trường đã triển khai 1 hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động, nhanh chóng, dễ dàng chỉ vài thao tác. Bizfly Cloud Database cung cấp các hệ quản trị dữ liệu phổ biến hiện nay như MariaDB (MySQL compatible), MongoDB, Redis, PostgreSQL giúp đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng của tổ chức, doanh nghiệp. Các tính năng Auto-Failover giúp khắc phục sự cố nhanh hơn.

Database vật lý gặp sự cố không thể truy cập được, doanh nghiệp chuyển sử dụng Bizfly Cloud Database- Ảnh 2.

Thông thường các công việc này sẽ cần có từ một đến vài nhân sự chuyên trách tùy quy mô, một Database as a service hiệu quả có thể giảm bớt gánh nặng của các tác vụ thường xuyên như theo dõi, giám sát database thường xuyên. Qua đó giúp quản trị viên cơ sở dữ liệu có thể tối ưu công việc và góp phần thúc đẩy kinh doanh thành công thay vì tập trung nhiều công sức cho việc duy trì tính nhất quán cho hoạt động của hệ thống, ứng dụng. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn phải dành một khoản chi trả hàng ngày cho lương nhân sự, chỗ ngồi, thiết bị chuyên dụng. Khoản chi phí này có thể tăng lên nhiều nếu cần mở rộng hệ thống, trong khi sự cố vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Sử dụng hệ thống cloud thì các công việc vận hành, bảo trì sẽ do nhà cung cấp dịch vụ xử lý toàn bộ, giúp hệ thống hoạt động ổn định đến 99,99%. Nhiệm vụ bảo trì dữ liệu với liên tục cập nhật, sửa lỗi và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để đảm bảo chức năng và hiệu suất tối đa cũng được Bizfly Cloud thực hiện thường xuyên. Cung cấp sao lưu, phục hồi tự động giúp ngăn ngừa tình huống mất, lỗi dữ liệu, đồng thời tối ưu tốc độ truy cập và truy vấn dữ liệu.

Doanh nghiệp có thể đặt các máy chủ database tại nhiều datacenter khác nhau với Bizfly Cloud. Thiết lập này đảm bảo cung cấp tính khả dụng cao theo thời gian thực trên nhiều vùng khả dụng và hoạt động liên tục của ứng dụng.

Đội ngũ của nhà trường từ đó không còn mất thời gian để thao tác thủ công hay “đau đầu” vì khắc phục sự cố nữa. Nhà trường cũng cắt giảm được rất nhiều chi phí dành riêng cho công việc quản trị này hàng tháng.

Nóng: Ronaldo chính thức lập kênh YouTube, lượt theo dõi bùng nổ không tưởng

Tối 21/8, siêu sao Ronaldo khiến dân tình “sốt xình xịch” khi chính thức công bố kênh YouTube riêng của mình mang tên “UR Ronaldo”. Ngay khi vừa lên sóng, Ronaldo đã chiêu đãi người hâm mộ bằng tổng cộng 18 đoạn video với độ dài khoảng dưới 1 phút.

Trước đó, xuất hiện thông tin cho rằng Ronaldo không được YouTube cho phép lập kênh vì “sợ ảnh hưởng đến tài chính của nền tảng này”. Tuy nhiên, siêu sao 39 tuổi đã đập tan nghi vấn này bằng một kênh YouTube chính chủ. “Sự chờ đợi đã kết thúc. Đây là kênh YouTube chính thức của tôi”, Ronaldo viết ngắn gọn.

Nóng: Ronaldo chính thức lập kênh YouTube, lượt theo dõi bùng nổ không tưởng- Ảnh 1.

Kênh Youtube của Ronaldo nhận được lượng theo dõi khủng

Nóng: Ronaldo chính thức lập kênh YouTube, lượt theo dõi bùng nổ không tưởng- Ảnh 2.

Ronaldo làm Youtube trong một căn phòng đặc biệt, treo nhiều ảnh kỷ niệm của bản thân

Chỉ sau khoảng 30 phút lên sóng, lượt đăng ký kênh Youtube của Ronaldo đã tăng chóng mặt lên mức gần 330 nghìn lượt. Nhiều fan dự đoán CR7 sẽ chỉ mất khoảng 3,4 ngày để sở hữu nút kim cương (10 triệu lượt đăng ký). Thậm chí, có người cho rằng Ronaldo có thể cạnh tranh với MrBeast – người sở hữu kênh Youtube nhiều đăng ký nhất lúc này với 311 triệu lượt.

Các video của Ronaldo cũng nhận được sự tương tác khủng. Do lượt xem quá lớn, lượng người xem video trên kênh Ronaldo vẫn chưa được cập nhật.

Youtube trở thành nền tảng MXH tiếp theo của Ronaldo. Trước đó, siêu sao người Bồ Đào Nha đã có tài khoản Instagram, Facebook và Twitter. Chỉ tính riêng lượt theo dõi trên 3 nền tảng này của Ronaldo đã vượt mức 900 triệu – một kỷ lục chưa từng có.

Đẳng cấp như “youtuber” Ronaldo, lập kênh 10 tiếng nút vàng “ship” tận nhà, chuẩn bị nhận nút kim cương

Sáng sớm ngày 22/8 theo giờ Việt Nam, Cristiano Ronaldo hào hứng khoe video đang cùng các con mở quà từ Youtube. Vừa mới lập kênh được 10 tiếng siêu sao Bồ Đào Nha đã “ẵm” ngay nút vàng.

“Cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo, người được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội thế giới, sẽ ra mắt kênh YouTube riêng có tên ‘UR Cristiano’ vào ngày 21/8 để thu hút người hâm mộ toàn cầu”, Ronaldo gửi thông báo tới người hâm mộ.

Ronaldo khoe nút vàng với các con

Chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, kênh của Ronaldo đã vượt mốc 1 triệu người đăng ký theo dõi. Đây cũng là kệnh YouTube của Ronaldo đã lập kỷ lục nhận nút vàng nhanh nhất lịch sử. Tính đến 7h00 ngày 22/8 đã có hơn 9 triệu người đăng ký kênh của CR7. Với lượng người hâm mộ đông đảo, kênh YouTube của Ronaldo dự đoán sẽ sớm đạt nút kim cương (10 triệu người đăng ký) trong khoảng ít ngày tới.

Cựu ngôi sao của Real Madrid và Man Utd cho biết anh sẽ sử dụng kênh có tên “UR Cristiano”. Đến thời điểm hiện tại, kênh đã đăng tải 19 video xoay quanh những cuộc phỏng vấn về Ronaldo.

Đẳng cấp như "youtuber" Ronaldo, lập kênh 10 tiếng nút vàng "ship" tận nhà, chuẩn bị nhận nút kim cương- Ảnh 1.

Kênh Youtube của Ronaldo

Trong thời gian tới, hứa hẹn Ronaldo sẽ phỏng vấn một loạt khách mời về nhiều chủ đề khác nhau, mặc dù danh tính của những khách mời này vẫn chưa được công bố.

“Tôi rất vui khi biến dự án này thành hiện thực. Tôi đã ấp ủ ý định này từ lâu nhưng cuối cùng chúng tôi cũng có cơ hội biến nó thành hiện thực.

Tôi luôn thích có mối quan hệ thân thiết với người hâm mộ trên mạng xã hội và kênh YouTube của tôi sẽ mang đến cho tôi một nền tảng lớn hơn để làm như vậy và họ sẽ tìm hiểu thêm về tôi, gia đình tôi và quan điểm của tôi về nhiều chủ đề khác nhau.

Tôi rất mong được chia sẻ những cuộc trò chuyện với khách mời và chắc chắn sẽ khiến mọi người ngạc nhiên!”, Ronaldo chia sẻ về dự án cá nhân.

Ronaldo vừa mở kênh YouTube đã “vượt mặt” Jennie (BLACKPINK): Đạt 1 triệu lượt sub, rinh nút vàng nhanh nhất lịch sử

Tối 21/8, siêu sao người Bồ Đào Nha Ronaldo đã lập kênh YouTube của riêng mình. Tài khoản chính thức của Ronaldo có tên “UR Ronaldo” và nhanh chóng thu hút lượng lớn người đăng ký.

Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải video đầu tiên, Ronalo đã mang về cho mình Nút Bạc (chạm mốc 100.000 lượt đăng ký) và Nút Vàng (1 triệu lượt đăng ký) từ YouTube.

Ronaldo vừa mở kênh YouTube đã "vượt mặt" Jennie (BLACKPINK): Đạt 1 triệu lượt sub, rinh nút vàng nhanh nhất lịch sử- Ảnh 1.

Khoảng thời gian chính xác mà Ronaldo chạm đến 1 triệu sub, cột mốc mà các nhà sáng tạo mơ ước này là 1 giờ 29 phút.

Cụ thể, khoảng thời gian chính xác mà Ronaldo chạm đến cột mốc mà các nhà sáng tạo mơ ước này là 1 giờ 29 phút. Variety đánh giá, đây là kỷ lục đạt Nút Vàng YouTube nhanh nhất.

Với thành tích này Ronaldo đã phá kỷ lục trước đó của Jennie (BLACKPINK) vốn mất khoảng 7 giờ đã đạt con số 1 triệu lượt sub.

Ronaldo vừa mở kênh YouTube đã "vượt mặt" Jennie (BLACKPINK): Đạt 1 triệu lượt sub, rinh nút vàng nhanh nhất lịch sử- Ảnh 2.

Ronaldo đăng video đầu tiên trên tài khoản YouTube vào khoảng 20h ngày 21/8. Chỉ sau thời gian ngắn, tài khoản này đã cán mốc 1 triệu, rồi 2 triệu lượt đăng ký.

Ronaldo vừa mở kênh YouTube đã "vượt mặt" Jennie (BLACKPINK): Đạt 1 triệu lượt sub, rinh nút vàng nhanh nhất lịch sử- Ảnh 3.

Hiện tại, lượng người đăng ký kênh của Ronaldo vẫn tăng chóng mặt.

Với đà tăng trưởng này, nhiều khả năng Ronaldo sẽ xô đổ nhiều kỷ lục về tốc độ đạt các danh hiệu Nút Kim Cương cũng như Ruby từ những YouTuber trước đó.

Ngôi vị YouTuber số một của MrBeast với 311 triệu theo dõi ở có khả năng cũng sẽ bị ngôi sao người Bồ Đào Nha soán ngôi trong tương lai ngắn.

Trước đó, từng có nhiều đồn đoán cho rằng, CR7 bị nền tảng video của Google cấm cửa. Nguyên nhân được nhận định là do YouTube lo sợ sức hút khủng khiếp của nam cầu thủ sẽ hút lượng lớn người hâm mộ đổ vào kênh của Ronaldo, gây ảnh hưởng đến tài chính của nền tảng

Tuy nhiên, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức thông tin đồn đoán bên lề.

Node JS là gì? NodeJS có phải là ngôn ngữ lập trình?

node js

Node JS là gì là câu hỏi nhiều người đặt ra khi bước chân vào ngành lập trình bởi thuật ngữ này khá phổ biến. Nếu bạn đang thắc mắc muốn được giải đáp một cách chi tiết nhất thì tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Node JS có phải là ngôn ngữ lập trình tốt nhất

Node JS là gì và có phải một ngôn ngữ lập trình không?

1. Node JS là gì?

Được tạo ra bởi Ryan Dahl năm 2009, Node JS ra đời tạo nên môi trường hỗ trợ chạy JavaScript runtime, đa nền tảng và có mã nguồn mở.

Chính vì thế đây là môi trường hoàn hảo để chạy các ứng dụng, web ngoài trình duyệt mà người dùng đang sử dụng. Đây cũng được coi là giải pháp thiết yếu giúp ứng dụng sử dụng dữ liệu hiệu quả nhờ mô hình event driven (Mô hình hướng sự kiện) một cách không đồng bộ.

Qua chia sẻ này bạn đã hiểu Node JS là gì rồi chứ? Đây chắc chắn là thuật ngữ bạn cần nắm chắc khi bước chân vào ngành lập trình hoặc muốn ứng dụng nó trong công việc của mình. Đồng thời cũng có thể hiểu rằng Node JS không phải một ngôn ngữ mà nó là môi trường mang đầy đủ các thuộc tính của Javascript.

2. Node JS hoạt động như thế nào?

Bước 1: Khi sử dụng Node JS các câu lệnh sẽ được đưa vào queue, hàng đợi. Đồng thời chạy từ trên xuống dưới.

Bước 2: Lúc này Event loop lấy 1 tác vụ ở queue cho vào stack, và trước đó stack hoàn toàn trống. Điều này có thể hiểu rằng câu lệnh đầu tiên – console.log sẽ được stack xử lý và đưa ra “caulenh1”

Bước 3: Sau khi stack xử lý xong, tác vụ đầu sẽ được lấy ra và tiếp tục đưa tác vụ tiếp theo vào để xử lý tiếp. Cụ thể có thể là setTimeout(function(){ console.log(“cau lenh 2”); },0);. Lúc này có thể thấy SetTimeout trở thành 1 hàm tính toán thời gian nằm trong web AIPS và đưa vào web AIPs để đợi tác vụ tiếp theo. Nó sẽ được đưa trở lại hàng đợi khi queue đã trống.

Bước 4: Tương tự khi thực hiện tác vụ 1, tác vụ 3 sẽ in câu lệnh và hàng đợi ở trạng thái rỗng. Khi đó tác vụ 2 sẽ được đưa trở lại queue, tiếp đến sang stack để đi qua xử lý.

Hoạt động đơn giản, hiệu quả với Node JS

Node JS hoạt động đơn giản và hiệu quả

3. Những ứng dụng nên viết bằng Node.JS

Có một số ứng dụng bạn nên viết bằng Node JS để có tính ổn định cao và thuận tiện hơn cho người làm lập trình, có thể kể đến như:

  • Fast File Upload: Đây là những tool được viết để hỗ trợ tải lên file tốc độ cao
  • Websocket server: Là các dạng máy chủ dành cho có lượng truy cập lớn và tương tác khủng như hệ thống chat online, Game online, Game server….
  • Restful API: Là ứng dụng được dùng để hỗ trợ các phần mềm, ứng dụng chính qua API
  • Any Real-time Data Application: Đây là ứng dụng yêu cầu tốc độ tải cao hoặc chia nhỏ các big app thành các site app nhỏ hơn.
  • Ad server: Là những loại máy chủ quảng cáo phổ biến hiện nay.

4. Những kết luận sai lầm về Node.JS

  • Node JS là web Framework: Đây là kết luận sai lầm bởi Node JS là gì thì bạn đã hiểu, nó là một nền tảng cho phép chạy Javascript
  • Node JS là một ngôn ngữ lập trình: Node JS không phải ngôn ngữ lập trình mà chỉ là một môi trường.
  • Node JS chỉ sử dụng cho frontend hoặc backend: Không hoàn toàn như vậy, Node JS có thể sử dụng cho cả hai vô cùng tiện lợi.
Xóa bỏ những hiểu lầm về Node JS

Gạt bỏ những hiểu lầm về Node JS

5. Những công ty lớn nào đang sử dụng NodeJS

Một số công ty lớn đang sử dụng Node JS có thể kể đến như Netflix, Uber, Walmart, Nasa, Paypal, Medium và đã có hơn 1,8 tỷ lượt tải trên toàn thế giới.

Khi được sử dụng bởi các tập đoàn lớn, Node JS hỗ trợ trên nhiều tác vụ khác nhau như xây dựng ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn, xử lý nhiều I/O đồng thời, tạo môi trường hoàn hảo cho phát triển hệ thống thanh toán, tinh gọn quá trình bảo trì server….

6. Node JS có phải ngôn ngữ lập trình không?

Như đã chia sẻ ở trên, Node JS hoàn toàn không phải một ngôn ngữ lập trình mà chỉ đơn giản là môi trường runtime, cho phép chạy Javascript bên ngoài trình duyệt.

Tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến như một ngôn ngữ giúp hệ thống ứng dụng vận hành hiệu quả, sử dụng dữ liệu lớn một cách liền mạch và hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán toàn diện.

Biết về lập trình node JS giúp cho công việc được hiệu quả

Nắm rõ lập trình Node JS là gì và ứng dụng hiệu quả trong công việc

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc Node JS là gì và có thể ứng dụng nó hiệu quả trong công việc. Node JS vẫn là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới, được nhiều thương hiệu lớn sử dụng để xây dựng web, tool hỗ trợ quá trình vận hành hiệu quả.

Nếu cần thêm thông tin về Node JS thì hãy liên hệ Mắt Bão để được giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ xây dựng web, ứng dụng qua môi trường này nhé.