Lưu trữ Danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Sự khác biệt giữa công nghệ Web2 và Web3 : Ai thực sự nắm quyền sở hữu tài sản số?

Sự khác biệt giữa công nghệ Web2 và Web3 : Ai thực sự nắm quyền sở hữu tài sản số?- Ảnh 1.

Ví Web3: Khi người dùng nắm quyền kiểm soát hoàn toàn tài sản số

Web2 là thế hệ Internet mà hầu hết mọi người hiện đang sử dụng, nơi các tổ chức tài chính và bên trung gian như ngân hàng hoặc ví điện tử quản lý và kiểm soát tài sản của người dùng. Mọi giao dịch tài chính trong Web2 phải thông qua các bên thứ ba, và người dùng phải đặt niềm tin vào hệ thống bảo mật của các tổ chức này. Tuy nhiên, niềm tin này không phải lúc nào cũng an toàn, như vụ rò rỉ dữ liệu của hơn 100 triệu khách hàng từ Capital One năm 2019 đã chứng minh.

Ngược lại, Web3 là thế hệ Internet dựa trên công nghệ blockchain, nơi người dùng tự kiểm soát và quản lý tài sản số của mình thông qua private key (khóa riêng tư) – công cụ duy nhất cho phép truy cập vào tài sản số. Với Web3, người dùng không cần bên trung gian để bảo vệ hoặc quản lý tài sản, mà tự chịu trách nhiệm về sự an toàn của chúng. Gavin Wood, đồng sáng lập Ethereum, nhận định: “Web3 không chỉ là một công nghệ, mà là sự thay đổi về cách con người sở hữu và kiểm soát tài sản kỹ thuật số.”

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Web3 là tính minh bạch. Mọi giao dịch đều được ghi lại trên blockchain – một sổ cái công khai không thể thay đổi, giúp mọi người có thể kiểm tra và xác minh giao dịch một cách độc lập mà không cần tin tưởng vào bất kỳ tổ chức nào. Vitalik Buterin, nhà sáng lập mạng Ethereum, đã chia sẻ: “Blockchain cung cấp sự minh bạch tuyệt đối, giúp mọi giao dịch tài chính có thể được kiểm tra bởi bất kỳ ai, bất cứ lúc nào.” Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ gian lận và tăng cường sự tin tưởng vào hệ thống tài chính phi tập trung.

Sự khác biệt giữa công nghệ Web2 và Web3 : Ai thực sự nắm quyền sở hữu tài sản số?- Ảnh 1.

Viction – Blockchain Layer1 thuộc hệ sinh thái Ninety Eight

Tuy nhiên, Web3 không phải không có thách thức. Người dùng phải có trách nhiệm bảo mật private key của mình. Nếu mất private key, tài sản của họ cũng sẽ biến mất mà không có cách nào khôi phục. Sự tự do đi kèm với trách nhiệm này đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về bảo mật để bảo vệ tài sản số của mình.

Để giải quyết các rào cản về bảo mật và trải nghiệm người dùng, nhiều công ty đã và đang phát triển các giải pháp để giúp tài chính phi tập trung (DeFi) dễ tiếp cận hơn. Chẳng hạn, Ninety Eight là một trong những công ty tiên phong trong việc cải tiến giao diện người dùng, tự động hóa các khâu bảo mật và phát triển các công cụ phục hồi ví, giúp trải nghiệm của người dùng mượt mà và liền mạch hơn. Bằng cách giảm thiểu các rào cản kỹ thuật, Ninety Eight hướng đến mục tiêu mang lại sự tiện lợi và thân thiện hơn khi người dùng tham gia vào hệ sinh thái tài chính phi tập trung.

Coin98 Super Wallet của Ninety Eight là một ví phi tập trung điển hình, vốn được thiết kế để giúp người dùng quản lý tài sản trên nhiều blockchain khác nhau. Ví này cũng tích hợp Zen Card, một thiết bị bảo mật phần cứng giúp người dùng quản lý private key một cách an toàn. Điều này giảm thiểu rủi ro mất mát tài sản do sơ suất cá nhân.

Sự khác biệt giữa công nghệ Web2 và Web3 : Ai thực sự nắm quyền sở hữu tài sản số?- Ảnh 2.

Cùng với nhiều ví sử dụng công nghệ Web3 khác, Coin98 Super Wallet giúp người dùng quản lý private key an toàn hơn nhờ tích hợp giải pháp phần cứng Zen Card

Cũng phải nói thêm, tính liền mạch giữa Web3 và tài chính truyền thống cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của các công ty như Ninety Eight. Việc đơn giản hóa quy trình giao dịch và quản lý tài sản giúp người dùng dễ dàng chuyển từ Web2 sang Web3 mà không gặp quá nhiều trở ngại. 

Theo ông Nguyễn Thế Vinh, CEO của Ninety Eight, việc phát triển các giải pháp như Coin98 Super Wallet hay Zen Card không chỉ giúp người dùng bảo mật tài sản tốt hơn mà còn mang lại trải nghiệm liền mạch, tương tự như trong hệ thống tài chính truyền thống. Người dùng có thể tận hưởng những lợi ích của tài chính phi tập trung mà không phải đối mặt với những phức tạp kỹ thuật vốn có của blockchain.

Tương lai của Web3: Sự kết hợp giữa tự do và bảo mật

Nhìn chung, Web3 đang nhanh chóng thay đổi cách chúng ta tương tác với tài sản kỹ thuật số, giúp người dùng có toàn quyền kiểm soát và đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch. Theo Deloitte, thị trường blockchain toàn cầu sẽ đạt giá trị hơn 39,7 tỷ USD vào năm 2025, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh chóng của Web3 và các hệ sinh thái phi tập trung. 

Sự khác biệt giữa công nghệ Web2 và Web3 : Ai thực sự nắm quyền sở hữu tài sản số?- Ảnh 3.

Deloitte nhận định blockchain đang mang tới nhiều giá trị về vận hành với doanh nghiệp

Những giải pháp ví phi tập trung như Coin98 Super Wallet không chỉ giúp người dùng tiếp cận Web3 một cách dễ dàng mà còn cung cấp giải pháp bảo mật tiên tiến để giảm bớt rào cản về kỹ thuật. Sự phát triển liên tục của các công nghệ bảo mật và giao dịch minh bạch sẽ là chìa khóa cho tương lai của tài chính phi tập trung, khi mà người dùng có thể tự tin quản lý và bảo vệ tài sản của mình.

Cỗ máy khai thác điện thủy triều giống ốc vít khổng lồ

Bản thử nghiệm của máy khai thác điện thủy triều. Ảnh: Spiralis Energy


Bản thử nghiệm của máy khai thác điện thủy triều. Ảnh: Spiralis Energy

Bản thử nghiệm của máy khai thác điện thủy triều. Ảnh: Spiralis Energy

Máy khai thác năng lượng thủy triều trông giống ốc vít của công ty Anh Spiralis Energy đang tiến gần hơn đến việc triển khai thực tế sau khi phân tích động lực học chất lỏng tính toán (CFD) của bản thử nghiệm cho kết quả tốt, Interesting Engineering hôm 15/10 đưa tin. Cape Horn Engineering, công ty tư vấn công nghệ hàng hải tại Anh, đã thực hiện phân tích này.

Trước đó, Spiralis Energy lắp đặt cỗ máy thử nghiệm tại cảng Poole, Anh. Phiên bản này dài khoảng 6 m, bằng 1/3 kích thước của cỗ máy mà Spiralis Energy dự định triển khai trong tương lai. Sử dụng động lực học chất lỏng tính toán, Cape Horn Engineering đã dự đoán công suất điện đỉnh là 2,59 kW. Các phép đo thực tế cho thấy công suất đỉnh là 2,50 kW với tốc độ 21 vòng quay mỗi phút. Xét đến ma sát của cỗ máy, hai dữ liệu này nằm trong độ lệch 1,5%, thể hiện sự chính xác cao.

“Với việc hoàn thành bước kiểm chứng này, chúng tôi tự tin hơn khi dự đoán rằng cỗ máy kích thước đầy đủ sẽ vượt qua ngưỡng 250 kW”, Rodrigo Azcueta, giám đốc tại Cape Horn Engineering, cho biết.

Spiralis Energy sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo với cỗ máy kích thước đầy đủ, có chiều dài 16 m và đường kính 5 m. Một điểm thú vị khác là nó được làm từ rác thải nhựa thay vì khai thác thêm tài nguyên mới.

Spiralis Energy dự định lắp đặt hai cỗ máy như vậy tại eo biển Manche để thử nghiệm hiệu suất trong mùa đông lạnh hơn. Phân tích CFD của Cape Horn Engineering sẽ giúp công ty xác định tải trọng cấu trúc và tối ưu hóa hình dạng của cỗ máy để đạt hiệu suất tối đa.

Cỗ máy hình ốc vít cần ngâm chìm trong nước, nhưng việc sản xuất điện diễn ra trên mặt nước, trong điều kiện khô ráo. Cấu trúc xoắn ốc được in 3D theo dạng module. Vì vậy, khi một bộ phận bị hỏng, nó có thể được in và sửa chữa tại những cơ sở gần nhất thay vì phải chờ công ty cung cấp bộ phận thay thế.

“Công nghệ của chúng tôi có thể cung cấp nguồn năng lượng tái tạo không gây hại cho sinh vật biển và nằm trong khuôn khổ kinh tế tuần hoàn”, Guy Levene, CEO của Spiralis Energy, cho biết. Công ty đặt mục tiêu cung cấp 11% nhu cầu năng lượng hàng năm của Anh bằng điện từ biển.

Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)



Lotus Chat – “Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt” có gì đáng chờ đợi?

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 1.

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 1.

Ứng dụng chat “made by Vietnam”

Ngày 18/10 tới đây, ứng dụng cung cấp dịch vụ nhắn tin, gọi điện và chia sẻ dữ liệu trên đa nền tảng mang tên Lotus Chat sẽ chính thức ra mắt thị trường. Đây là sản phẩm do đội ngũ nhân sự 100% người Việt sản xuất và được phát triển bởi Công ty cổ phần VCCorp.

Đầu tiên, Lotus Chat là ứng dụng do Công ty cổ phần VCCorp phát triển và sản xuất với đội ngũ nhân sự 100% người Việt. VCCorp đã xây dựng và ứng dụng thành công hạ tầng cloud computing có khả năng lưu trữ và tính toán lượng dữ liệu lớn (Big Data, Data mining) hỗ trợ cho nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến Admicro, phục vụ trên 50 triệu người dùng (chiếm trên 90% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam) với hơn 200 website uy tín, gần 30 website trong số đó thuộc sở hữu độc quyền, phục vụ hàng tỷ lượt xem mỗi tháng.

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 2.

An toàn trên mạng

Sức hút của Lotus Chat chắc chắn phải kể đến là ứng dụng nhắn tin bảo vệ an toàn cho người dùng. Khi mà vấn đề bảo mật đang trở thành chủ đề nóng hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi với nhiều hình thức mới khiến nhiều người sập bẫy, đặc biệt là những người không am hiểu công nghệ.

Lotus Chat mang đến lớp “khiên” bảo vệ thông tin người dùng thông qua các tính năng hữu ích như: Bí danh & chống làm phiền, bảo vệ danh tính, thông tin cá nhân, chống spam, ít rủi ro bị hack tài khoản… Từ đó, người dùng có thể yên tâm tham gia các hội nhóm, tự tin không lộ thông tin cá nhân, tránh bị làm phiền.

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 3.

Bảo vệ chủ động

Chưa hết, ứng dụng này còn mang đến khả năng bảo vệ chủ động thông qua việc thiết kế một loại bí danh có mức bảo vệ tối đa. Khi sử dụng nó, người dùng có thể yên tâm không bị chuyển tiếp tin nhắn, bị inbox làm phiền hay thêm vào các group lạ. Thông tin cá nhân, số điện thoại cũng được bảo mật và không hiển thị với người khác.

Lotus Chat còn có một loại nhóm Private mà khi tham gia, người dùng có thể yên tâm được bảo vệ. Các tính năng của nhóm này như ẩn thành viên trong nhóm, không bị thành viên khác soi thông tin, gửi ảnh che mờ, nhắc nhở chọn bí danh nếu người dùng quên…

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 4.

Phục vụ công việc tốt hơn

Cùng với tính bảo mật cao, Lotus Chat cũng được trang bị nhiều tính năng, tiện ích để phục vụ công việc tốt hơn. Nhiều tiện ích như Convo, Ghi âm cuộc gọi, Pin top chỉ định, Gửi và lưu trữ file, nhắc lịch quan trọng qua Lota… cũng được tích hợp ngay trong ứng dụng. Đây đều là các tính năng hữu ích, tối ưu cho môi trường làm việc, đặc biệt là với dân công sở.

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 5.

Luôn sẵn sàng

Chỉ cần mở app, mọi thứ từ file, tin nhắn, dữ liệu… đều ngay lập tức sẵn sàng trên Lotus Chat. Dù người dùng đang sử dụng trên mobile, PC hay đăng nhập trên một thiết bị mới thì dữ liệu luôn được tự động đồng bộ liên tục để trải nghiệm trò chuyện tối ưu nhất.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể đăng nhập nhanh chóng và dễ dàng bằng mã QR Code. Việc lưu trữ thông tin, hình ảnh, file, link… đơn giản và dễ dàng. Các file dữ liệu đã gửi cả năm trên Lotus Chat cũng luôn ở đó.

Đây đều là ưu điểm hàng đầu cho một ứng dụng chat thích hợp cho nhiều đối tượng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 6.

Được tạo ra bởi người Việt, hơn ai hết Lotus Chat “hiểu người Việt”

Là ứng dụng do người Việt phát triển và sản xuất, Lotus Chat hướng đến các giá trị thuần Việt như một cách tô đậm văn hóa Việt Nam. Điều này được thể hiện qua các tính năng của trợ lý Lota. Những dịp lễ, ngày truyền thống gia đình, ngày giỗ theo lịch âm vốn không dễ nhớ, bạn có thể nhờ trợ lý Lota của Lotus Chat nhắc nhở hộ.

Bên cạnh đó, Lota còn có thể nhắc bạn ngày kỷ niệm tình yêu, các dịp đặc biệt với nửa kia rất phù hợp với người trẻ Gen Z. Đồng thời, nhiều tính năng thú vị khác như sửa ảnh người yêu, sửa tên hiển thị, voice sticker… cũng sẽ có mặt trên ứng dụng này.

Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?- Ảnh 7.

Ứng dụng Lotus Chat khẳng định nỗ lực của VCCorp trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo, mang đến những sản phẩm “made by Vietnam” trên thị trường. Sự ra đời của Lotus Chat hứa hẹn sẽ tăng thêm sự cạnh tranh và mang đến lựa chọn đa dạng hơn cho người dùng.

Sự kiện ra mắt Lotus Chat sẽ được diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 18/10/2024 và phát trực tiếp YouTube Lotus Chat và Website Lotus Chat.

Theo dõi sự kiện ra mắt Lotus Chat tại đây: https://lotuschat.vn/live

Laptop dùng chip Intel đầu tiên đạt chuẩn Copilot+PC


Phiên bản Zenbook S14 OLED, bắt đầu bán ra thị trường trong nước, trang bị Intel Core Ultra 7 Series 2, chip đầu tiên trên laptop tại Việt Nam có công suất thoát nhiệt tối đa (TDP) 28 W và sức mạnh tính toán 120 TOPS (nghìn tỷ phép tính mỗi giây) cho các ứng dụng AI, RAM 32 GB và ổ SSD 1 TB.

Đây là cấu hình thuộc hàng cao nhất trong phân khúc ultrabook và laptop của Asus, cũng là model đầu tiên dùng chip Intel đạt chuẩn Copilot+ PC ở Việt Nam, cho phép người dùng trải nghiệm tính năng AI tạo sinh như trả lời câu hỏi, tóm tắt nội dung, tạo video tự động, chỉnh sửa hình ảnh….

Chip xử lý mới cũng giúp thời lượng sử dụng của model này lên 27 giờ với viên pin dung lượng 72 Wh.

Phiên bản Zenbook S14 OLED, bắt đầu bán ra thị trường trong nước, trang bị Intel Core Ultra 7 Series 2, chip đầu tiên trên laptop tại Việt Nam có công suất thoát nhiệt tối đa (TDP) 28 W và sức mạnh tính toán 120 TOPS (nghìn tỷ phép tính mỗi giây) cho các ứng dụng AI, RAM 32 GB và ổ SSD 1 TB.

Đây là cấu hình thuộc hàng cao nhất trong phân khúc ultrabook và laptop của Asus, cũng là model đầu tiên dùng chip Intel đạt chuẩn Copilot+ PC ở Việt Nam, cho phép người dùng trải nghiệm tính năng AI tạo sinh như trả lời câu hỏi, tóm tắt nội dung, tạo video tự động, chỉnh sửa hình ảnh….

Chip xử lý mới cũng giúp thời lượng sử dụng của model này lên 27 giờ với viên pin dung lượng 72 Wh.


Thiết kế của Zenbook S14 không khác biệt so với thế hệ trước ngoài việc tăng kích thước màn hình. Vỏ máy làm bằng kim loại với lớp phủ Ceraluminum kết hợp giữa nhôm và gốm, được cải tiến giúp tăng độ bền và cứng hơn trước, khả năng chống bám vân tay, trầy xước cũng được cải thiện.

Do tăng cỡ màn hình, máy nặng hơn thế hệ trước nhưng vẫn là một trong những model mỏng nhẹ nhất trên thị trường với độ dày 1,1 cm và nặng 1,2 kg.

Thiết kế của Zenbook S14 không khác biệt so với thế hệ trước ngoài việc tăng kích thước màn hình. Vỏ máy làm bằng kim loại với lớp phủ Ceraluminum kết hợp giữa nhôm và gốm, được cải tiến giúp tăng độ bền và cứng hơn trước, khả năng chống bám vân tay, trầy xước cũng được cải thiện.

Do tăng cỡ màn hình, máy nặng hơn thế hệ trước nhưng vẫn là một trong những model mỏng nhẹ nhất trên thị trường với độ dày 1,1 cm và nặng 1,2 kg.


Zenbook S14 sử dụng màn hình Lumia OLED 14 inch độ phân giải 3K cùng tần số quét 120 Hz, cao hơn so với mức 13,3 inch độ phân giải 2,8K và 60 Hz của thế hệ trước. Màn hình đạt chuẩn Pantone và chứng nhận DisplayHDR True Black 500 cùng khả năng hiển thị 100% dải màu DCI-P3. Tuy nhiên, độ sáng chỉ 600 nit nên việc sử dụng ngoài trời nắng chưa tốt.

Camera trước trang bị công nghệ Camera IR ASUS AiSense giúp tự khoá máy khi người dùng di chuyển ra xa hay làm mờ màn hình khi người dùng nhìn qua hướng khác.

Zenbook S14 sử dụng màn hình Lumia OLED 14 inch độ phân giải 3K cùng tần số quét 120 Hz, cao hơn so với mức 13,3 inch độ phân giải 2,8K và 60 Hz của thế hệ trước. Màn hình đạt chuẩn Pantone và chứng nhận DisplayHDR True Black 500 cùng khả năng hiển thị 100% dải màu DCI-P3. Tuy nhiên, độ sáng chỉ 600 nit nên việc sử dụng ngoài trời nắng chưa tốt.

Camera trước trang bị công nghệ Camera IR ASUS AiSense giúp tự khoá máy khi người dùng di chuyển ra xa hay làm mờ màn hình khi người dùng nhìn qua hướng khác.


Bàn phím chiclet vẫn giữ thiết kế mỏng và không hỗ trợ đèn nền LED nhưng có thêm phím chuyên dụng để kích hoạt Copilot. Tuy nhiên, hành trình phím ngắn nên cảm giác bấm không dễ chịu. Bù lại, máy có phần touchpad mở rộng phù hợp với tỷ lệ màn hình 16:10 giúp việc di chuột thuận tiện hơn.

Hệ thống làm mát buồng hơi siêu mỏng cùng hai quạt IceBlade cùng các lỗ tản nhiệt được bố trí ở phần trên bàn phím thay vì loa giúp giảm bụi bẩn cũng như tiếng ồn xuống dưới 25 dB, nhưng vẫn giữ hiệu suất TDP lên tới 28 W.

Bàn phím chiclet vẫn giữ thiết kế mỏng và không hỗ trợ đèn nền LED nhưng có thêm phím chuyên dụng để kích hoạt Copilot. Tuy nhiên, hành trình phím ngắn nên cảm giác bấm không dễ chịu. Bù lại, máy có phần touchpad mở rộng phù hợp với tỷ lệ màn hình 16:10 giúp việc di chuột thuận tiện hơn.

Hệ thống làm mát buồng hơi siêu mỏng cùng hai quạt IceBlade cùng các lỗ tản nhiệt được bố trí ở phần trên bàn phím thay vì loa giúp giảm bụi bẩn cũng như tiếng ồn xuống dưới 25 dB, nhưng vẫn giữ hiệu suất TDP lên tới 28 W.


Do mỏng, máy chỉ được trang bị hai cổng USB-C, một cổng USB-A, HDMI và cổng 3,5 mm, không có cổng LAN hay khe cắm thẻ nhớ. Người dùng phải dùng thêm phụ kiện mở rộng cổng kết nối.

Do mỏng, máy chỉ được trang bị hai cổng USB-C, một cổng USB-A, HDMI và cổng 3,5 mm, không có cổng LAN hay khe cắm thẻ nhớ. Người dùng phải dùng thêm phụ kiện mở rộng cổng kết nối.


Máy không hỗ trợ màn hình cảm ứng như dòng Zenbook S13 nên bản lề không mở 180 độ, nhưng có cơ chế nâng lên khỏi mặt bàn giúp tản nhiệt tốt hơn và không che đi phần loa được bố trí ở mặt dưới máy.

Máy không hỗ trợ màn hình cảm ứng như dòng Zenbook S13 nên bản lề không mở 180 độ, nhưng có cơ chế nâng lên khỏi mặt bàn giúp tản nhiệt tốt hơn và không che đi phần loa được bố trí ở mặt dưới máy.


Sản phẩm có giá 45 triệu đồng tại Việt Nam, nằm chung phân khúc với các mẫu Ultrabook mỏng nhẹ nổi bật như LG Gram 14 inch, Macbook Air M3.

Sản phẩm có giá 45 triệu đồng tại Việt Nam, nằm chung phân khúc với các mẫu Ultrabook mỏng nhẹ nổi bật như LG Gram 14 inch, Macbook Air M3.

Huy Đức

Đang dùng 4G ổn, có nên đăng ký gói 5G?

Sóng 5G trên một smartphone. Ảnh: Lưu Quý

Nhu cầu chính của tôi là đọc tin tức, vào mạng xã hội, thỉnh thoảng họp online, xem phim và chơi game. Gói cước 4G trả sau mỗi tháng hơn 200.000 đồng, cơ bản đủ dùng, dù đôi khi cũng khó chịu vì tải phim chậm. Quanh nhà tôi chỉ có sóng 4G, nhưng khu vực tôi thường xuyên làm việc và ngồi cà phê đã xuất hiện 5G, nên cũng muốn nâng cấp xem sao.


Sóng 5G trên một smartphone. Ảnh: Lưu Quý

Sóng 5G trên một smartphone. Ảnh: Lưu Quý

Tôi thấy gói cước thấp nhất 135.000 đồng, nhưng được tư vấn phải mua gói khoảng 300.000 đồng mới đủ dùng, nên cũng đang cân nhắc.

Tôi có nên chi thêm gần 100.000 đồng mỗi tháng để trải nghiệm công nghệ mới không? Mong các độc giả đã sử dụng mạng 5G chia sẻ kinh nghiệm.


AMD ra chip AI cạnh tranh với Nvidia

Chip Instinct MI325X của AMD. Ảnh: AMD

Được giới thiệu tại sự kiện Advancing AI ở San Francisco ngày 10/10, Instinct MI325X là bản kế nhiệm của MI300 trình làng cuối năm ngoái, nhưng được tăng VRAM lên 256 GB HBM3e thay vì 192 GB HBM3 như “đàn anh”. Cách tiếp cận này tương tự H200 của Nvidia từ năm ngoái, khi giữ nguyên khả năng tính toán nhưng tăng dung lượng bộ nhớ và băng thông.


Chip Instinct MI325X của AMD. Ảnh: AMD

Chip Instinct MI325X của AMD. Ảnh: AMD

Trong bối cảnh chip AI cần xử lý khối lượng công việc lớn, cách làm của AMD được đánh giá hợp lý, theo The Register. Bộ nhớ càng nhanh và càng nhiều, hiệu suất vận hành càng tốt. AMD đã tạo sự khác biệt với Nvidia bằng cách nhồi nhét nhiều bộ nhớ băng thông cao (HBM) hơn vào chip, phù hợp với các nhà cung cấp đám mây muốn triển khai mô hình với quy mô nghìn tỷ tham số, như GPT-4o của OpenAI, trên ít nút xử lý hơn.

MI325X hiện cung cấp mức tăng băng thông bộ nhớ 6 TB/giây, không nhiều so với 5,3 TB/giây trên MI300X. Dù vậy, công suất tiêu thụ tăng khá lớn từ 250 lên 1.000 watt. AMD khẳng định trong thử nghiệm thực tế, MI325X sức mạnh cao hơn Nvidia H200 từ 20% đến 40% về hiệu suất suy luận đối với mô hình Llama 3.1 70B (70 tỷ tham số) và 405B (405 tỷ tham số) của Meta.

AMD cho biết Instinct MI325X sẽ được sản xuất hàng loạt trong quý IV/2024, tương thích với hệ thống từ Dell, Eviden, Gigabyte, Hewlett Packard Enterprise, Lenovo, Supermicro, nhưng giá chưa được tiết lộ. Ngoài MI325X, phiên bản MI355X với 288 GB HBM3e sẽ có mặt năm sau.

Theo CNBC, MI325X đang trở thành đối trọng giúp AMD đối đầu trực diện hơn với Nvidia. Công ty của Jensen Huang đang thống trị thị trường GPU AI, nhưng nếu AMD được các nhà phát triển và các ông lớn điện toán đám mây chọn thay thế, họ có thể gây áp lực lớn đến Nvidia.

Tại sự kiện ra mắt sản phẩm, AMD đặt mục tiêu giành thị phần từ đối thủ hoặc ít nhất chiếm một phần lớn trong thị trường ước tính trị giá 500 tỷ USD vào 2028. “Nhu cầu về AI tiếp tục tăng mạnh và thực sự vượt kỳ vọng. Rõ ràng tỷ lệ đầu tư đang tiếp tục tăng trưởng khắp nơi”, bà Lisa Su, CEO AMD, cho biết.

Với MI325X, AMD đang tăng tốc lịch trình ra mắt sản phẩm để phát hành chip mới hàng năm nhằm cạnh tranh tốt hơn với Nvidia và tận dụng sự bùng nổ của thị trường. Bà Su cho biết MI300X bắt đầu được giao cuối năm ngoái, còn chip dự kiến ra mắt năm 2025 được gọi là MI350, trong khi chip 2026 có tên MI400.

Bảo Lâm



Nạn trộm iPhone trước hiên nhà tại Mỹ

Nạn 'trộm iPhone trước hiên nhà' ở Mỹ

Jaqueline Rosales, cư dân ở Snellville, Georgia, cho biết đã đặt 5 chiếc iPhone cho cả gia đình hồi tháng 8. Thế nhưng, tất cả đều bị lấy đi trong vài phút sau khi nhân viên FedEx giao hàng và được camera trước cửa ghi lại.

Nạn 'trộm iPhone trước hiên nhà' ở Mỹ

 
 
Nạn ‘trộm iPhone trước hiên nhà’ ở Mỹ

Video Jaqueline Rosales cung cấp cho WSJ.

Rosales nói cô đã để ý chiếc xe chạy qua chạy lại tuyến phố nơi gia đình sinh sống nhiều lần. “Tôi từng đặt những mặt hàng có giá trị cao trước đây nhưng chưa từng gặp vấn đề cho đến khi diễn ra vụ trộm iPhone”, cô cho hay. “Thật kỳ lạ và đáng báo động”.

Theo cảnh sát bang Texas, “trộm hàng trước cửa nhà” liên tục xảy ra gần đây, chủ yếu nhắm vào các thiết bị có giá trị cao như iPhone. Trong đó, chủ yếu là điện thoại do nhà mạng AT&T cung cấp.

Chris Brown, trung úy cảnh sát công tác tại Deer Park, Texas, nói nghi phạm dường như có thông tin nội bộ trước khi hành động. “Chúng có số theo dõi bưu kiện của AT&T”, Brown nói. “Chúng tôi đang hợp tác với nhà mạng để điều tra cách nghi phạm cóđược thông tin đó”.

Một yếu tố khác khiến gói hàng AT&T dễ bị lấy là chính sách của nhà mạng này thường không yêu cầu chữ ký người nhận. Trong khi đó, Verizon và T-Mobile yêu cầu phải ký khi giao smartphone.

Không chỉ ở Texas, các video từ camera an ninh cho thấy nhiều vụ trộm tương tự xảy ra ở New York, Pennsylvania, Delaware, Virginia, Michigan, Georgia hay Florida. Tất cả có kịch bản tương tự: tài xế FedEx giao hộp chứa iPhone từ AT&T, sau đó một người xuất hiện và lấy gói hàng ở bậc thềm nhà. Hành động diễn ra nhanh đến mức tài xế FedEx và tên trộm có thể giáp mặt nhau.

Boston25News cho biết một số người dân sống tại Weston, Massachusetts đã cung cấp video trộm cắp cho cảnh sát. Một video cho thấy người đàn ông mặc đồ đen, đeo khẩu trang, kính râm và mũ bảo hiểm “đi đến một ngôi nhà, xem xét các gói hàng ở cửa, trước khi chọn chính xác gói hàng có iPhone bên trong”.

“Chúng biết chính xác cái gì sẽ được giao và địa điểm sẽ giao”, trung úy Matt Arsenault từ Sở cảnh sát Gardner, Massachusetts, nói.

Trong một số trường hợp, kẻ trộm đã bị bắt giữ. Fox26 Houston đưa tin cảnh sát Deer Park đã bắt hai thanh niên liên quan đến một loạt vụ lấy gói hàng có điện thoại iPhone 16 cuối tháng 9. Những người này thuê xe và dành hàng giờ vòng quanh các khu dân cư ở Houston.

Ngày 1/10, WKRN cũng đưa tin về một vụ bắt giữ tương tự tại Tennessee. Một nhóm bị cáo buộc là thành viên của một tổ chức tội phạm chuyên thu thập thông tin vận chuyển để cung cấp cho kẻ trộm. “Ai đó có quyền truy cập vào danh sách giao hàng để lấy thông tin này”, trung úy Mike Foster từ Sở cảnh sát Spring Hill dự đoán.

Nói với Ars Technica, phát ngôn viên AT&T cho biết công ty vận chuyển hàng chục nghìn gói hàng mỗi ngày mà không gặp sự cố. Nhà mạng nhấn mạnh họ vẫn yêu cầu chữ ký tại một số khu vực xảy ra các vụ trộm và thường xuyên thay đổi quy trình để giảm thiểu tình trạng mất cắp. Ngoài ra, AT&T cũng đang hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và đơn vị vận chuyển để bảo vệ mình và khách hàng.

Trong khi đó, FedEx cho biết công ty đang phối hợp với đối tác gửi hàng hóa có giá trị cao nhằm tăng cường biện pháp an ninh. Công ty khuyến cáo người nhận nên sử dụng website và ứng dụng di động của FedEx để theo dõi và kiểm soát tốt hơn thời gian, địa điểm nhận hàng.

Bảo Lâm



Hàng trăm nghìn thuê bao di động có nguy cơ bị ngừng hoạt động

Một người đang dùng một điện thoại 2G, sẽ bị vô hiệu hóa từ 15/10. Ảnh: Lưu Quý

Thông tin về số thuê bao 2G và các biện pháp chuyển đổi, hỗ trợ duy trì dịch vụ được đề cập tại tọa đàm về tắt sóng 2G của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 11/10 ở Hà Nội.

Theo thống kê từ các nhà mạng tính đến cuối ngày 10/10, Việt Nam còn gần 600.000 thuê bao đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G (2G Only), trong đó Viettel Telecom là 360.000, Vinaphone 150.000, MobiFone dưới 50.000 và Vietnam Mobile khoảng 10.000.


Một người đang dùng một điện thoại 2G, sẽ bị vô hiệu hóa từ 15/10. Ảnh: Lưu Quý

Một người đang dùng một điện thoại 2G, sẽ bị vô hiệu hóa từ 15/10. Ảnh: Lưu Quý

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Viễn thông, dù vẫn còn thuê bao chưa chuyển đổi, đây là “nỗ lực vô cùng lớn” của các nhà mạng khi đã giảm từ con số 18 triệu thuê bao 2G đầu năm. Theo kế hoạch đưa ra trước đó, Cục đặt mục tiêu khi tắt sóng 2G, số thuê bao còn dưới 5%, trong khi hiện tại là dưới 1%.

Đại diện các nhà mạng cũng cho biết đang tiếp tục biện pháp hỗ trợ chuyển đổi cả trước và sau ngày ngừng cung cấp dịch vụ 15/10, trong đó hai nhà mạng còn nhiều thuê bao nhất đặt mục tiêu dưới 100.000 trong bốn ngày tới.

Theo ông Nhã, việc ngừng cung cấp dịch vụ 2G vẫn sẽ tiến hành theo kế hoạch. Những thuê bao chưa chuyển đổi sẽ bị ngừng cung cấp dịch vụ hai chiều. Tuy nhiên, đại diện Cục cũng đề nghị các nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng, hỗ trợ để những người này được đảm bảo quyền lợi, đồng thời có biện pháp thu gom và xử lý rác thải điện tử.


Ông Nguyễn Phong Nhã phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Du Lam

Ông Nguyễn Phong Nhã phát biểu tại sự kiện chiều 11/10. Ảnh: Thạch Thảo

Theo chính sách của nhà mạng, nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ trong hai tháng sẽ bị khóa tài khoản, thu hồi số về kho. Tại hội thảo, đại diện các nhà mạng cũng đề xuất cơ chế đặc biệt với các thuê bao này, trong đó kéo dài thời gian duy trì dịch vụ trong quá trình chờ chuyển đổi.

“Các thuê bao sẽ được bảo lưu tài khoản sau ngày 15/10. Vinaphone sẽ tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ máy, hỗ trợ khách hàng và tặng data để trải nghiệm 4G”, ông Đỗ Mạnh Dũng, quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VinaPhone, cho biết.

Thời gian qua, các nhà mạng cũng thực hiện hàng loạt biện pháp quyết liệt, trong đó có tặng điện thoại, đến gặp trực tiếp các thuê bao để hỗ trợ đổi máy, nhắn tin, phát thông báo trước cuộc gọi. Tuy nhiên, những thuê bao còn lại phần lớn ở vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận, trong đó có những thuê bao không hoạt động thường xuyên.

“Các thuê bao chuyển đổi gần đây phần lớn là những người phải đến trực tiếp để hỗ trợ, số lượng chủ động ra cửa hàng rất hiếm”, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, cho biết.

Kế hoạch ngừng cung cấp dịch vụ 2G ban đầu đưa ra thời hạn 15/9, nhưng lùi lại một tháng do ảnh hưởng bởi bão Yagi khiến các nhà mạng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc. Mạng 2G sẽ chỉ được duy trì đến tháng 9/2026 để phục vụ tại các quần đảo, nhà giàn, và các thuê bao sử dụng thiết bị không hỗ trợ VoLTE, trước khi tắt hoàn toàn.

Theo đại diện Cục Viễn thông, việc ngừng cung cấp dịch vụ 2G sẽ thúc đẩy người dùng sử dụng mạng 4G, tiếp cận với các dịch vụ số như thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời việc này cũng giúp giảm tải cho nhà mạng, từ đó sẵn sàng hạ tầng, nhân lực cho các công nghệ mạng thế hệ mới.

Lưu Quý



46 đội vào vòng thuyết trình Data For Life 2024

Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư. Ảnh: Ban tổ chức

Chiều 13/10, Ban tổ chức cuộc thi Data For Life 2024 đã tổ chức cuộc họp ban chỉ đạo và công bố danh sách các đội thi vào vòng thuyết trình Data For Life 2024.


Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư. Ảnh: Ban tổ chức

Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư. Ảnh: Ban tổ chức

Tại cuộc họp, Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư cho biết, năm nay, cuộc thi không chỉ mang tính chất quốc gia mà đã mở rộng phạm vi quốc tế. Điều này mang lại sự đa dạng về ý tưởng, văn hóa và cách tiếp cận vấn đề, tạo ra sự cạnh tranh hấp dẫn và thú vị hơn.

Kết thúc vòng nhận hồ sơ trực tuyến ngày 21/9, ban tổ chức cho biết đã nhận được bài dự thi từ 376 đội với 925 thí sinh đăng ký, trong đó có 4 đội thi nước ngoài, đến từ Australia, Singapore, Hàn Quốc và Indonesia. So với năm 2023, số lượng đội thi đăng ký năm nay tăng hơn 90%, thí sinh đăng ký tăng gần 72%.

“Phần lớn bài thi đa dạng về lĩnh vực, sáng tạo, tận dụng được bộ dữ liệu giả lập do ban tổ chức cung cấp cũng như nguồn dữ liệu mở để đưa ra những ý tưởng độc đáo và hữu ích, có giá trị trong cuộc sống”, PGS. Tiến sĩ, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công ban chia sẻ.


PGS. Tiến sĩ. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương. Ảnh: Ban tổ chức

PGS. Tiến sĩ. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương. Ảnh: Ban tổ chức

Sau ba tuần làm việc, các thành viên ban tổ chức đã chọn ra 46 đội từ 4 phân ban. Dự kiến vòng thuyết trình sẽ diễn ra ngày 26/10, tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Sau đó các đội sẽ có một tháng để demo sản phẩm.

Song song, ban tổ chức đã chuẩn bị nhiều hình thức hỗ trợ đa dạng và thiết thực cho các thí sinh tham gia cuộc thi. Theo ông Tạ Hải Tùng, Phó trưởng ban giám khảo, từ vòng thuyết trình, các đội thi sẽ được sắp xếp các mentor là những chuyên gia uy tín từ các đại học và tập đoàn hàng đầu, cũng như các chuyên gia đến từ các đơn vị liên quan đến nghiệp vụ. Những mentor này sẽ giúp các đội hoàn thiện ý tưởng, tư vấn các giải pháp công nghệ và hướng dẫn cách áp dụng để phù hợp với nghiệp vụ thực tế. “Sự hỗ trợ này không chỉ giúp các đội có được cái nhìn sâu sắc hơn về sản phẩm mà còn nâng cao khả năng phát triển và thực hiện các giải pháp”, ông Tùng nhấn mạnh.

Đối với các thí sinh nước ngoài, ban tổ chức cũng hỗ trợ tài chính bằng việc tài trợ vé máy bay và chi phí ăn ở để. Điều này không chỉ thể hiện cam kết của ban tổ chức trong việc tạo ra một sân chơi quốc tế mà còn khuyến khích sự tham gia từ các tài năng toàn cầu.


Đại diện ban tổ chức cuộc thi và các doanh nghiệp, nhà tài trợ chụp ảnh tại sự kiện. Ảnh: Ban tổ chức

Đại diện ban tổ chức cuộc thi và các doanh nghiệp, nhà tài trợ chụp ảnh tại sự kiện. Ảnh: Ban tổ chức

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống (Data for Life 2024) do Trung tâm Dữ liệu và dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); Đại học Bách khoa Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp tổ chức. Báo VnExpress là đơn vị bảo trợ truyền thông.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống (Data For Life 2024) tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin từ các tài năng trẻ nhằm phục vụ phục vụ xây dựng Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số. Cuộc thi sẽ trải qua ba vòng, gồm sơ loại (30-40 đội), chung khảo (10 đội), từ đó sẽ trao giải cho 5 đội xuất sắc. Các đội sẽ nộp bài thi trực tuyến đến hết 21/9 với bản mô tả ý tưởng, sản phẩm thể hiện lý do ra đời, cách thức vận hành, điểm nổi bật, kết quả đạt được khi ứng dụng vào thực tế.

Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày 26/11. Tổng giá trị giải thưởng dự kiến là 390 triệu đồng gồm: một giải nhất 300 triệu đồng; một giải nhì 50 triệu đồng; một giải ba 30 triệu đồng; một giải khuyến khích 10 triệu đồng. Đặc biệt, các sản phẩm đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo – Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội.

Danh sách 46 đội thi vào vòng thuyết trình

Nguyễn Phượng