Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 1.

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 1.

Ngày 21/10/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số trong giai đoạn 2024-2030. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của HTV hướng tới trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của cả HTV và VNPT trong hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp theo định hướng quốc gia.

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 2.

HTV, với hơn 15 kênh truyền hình và vai trò dẫn đầu về lượng người xem tại khu vực phía Nam, luôn là đơn vị sản xuất các nội dung đa phương tiện có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn ra khu vực. Trong khi đó, VNPT nổi tiếng với các giải pháp công nghệ tiên tiến như truyền hình IPTV và OTT, cung cấp trải nghiệm giải trí đa nền tảng thông qua dịch vụ MyTV – hiện dẫn đầu thị trường với hơn 200 kênh truyền hình trong và ngoài nước.

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 3.

Sự hợp tác lần này giữa HTV và VNPT không chỉ giúp tối ưu hóa khả năng lưu trữ và phân phối nội dung số trên nền tảng Internet, mà còn thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin của khán giả mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và truyền dẫn video trực tuyến (online video streaming) với độ trễ thấp sẽ giúp HTV cải tiến chất lượng hình ảnh, tối ưu hóa trải nghiệm xem truyền hình cho người dùng.

Hợp tác chiến lược, nâng cao khả năng tiếp cận nội dung số

VNPT sẽ triển khai nền tảng truyền hình số dựa trên công nghệ điện toán đám mây và các ứng dụng AI để hỗ trợ HTV trong việc phát triển dịch vụ truyền hình OTT. Điều này giúp HTV mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ truyền hình qua mạng Internet, tiếp cận đông đảo người xem hơn. Đồng thời, hệ thống quảng cáo số và các nền tảng phân phối nội dung trên mạng xã hội cũng được tích hợp, giúp hai bên có thể chia sẻ và sáng tạo nội dung một cách linh hoạt hơn.

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 4.

Tổng giám đốc VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm, khẳng định rằng sự hợp tác này sẽ không chỉ mang lại giá trị cho mỗi bên, mà còn đặt nền móng cho quá trình chuyển đổi số của các đài PT&TH trên toàn quốc, góp phần vào mục tiêu 90% các đài sẽ chuyển đổi số vào năm 2030 như Chính phủ đã đề ra.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đón đầu xu hướng quốc tế

Đối với HTV, việc ký kết với VNPT không chỉ là sự hợp tác thông thường, mà là một phần quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái truyền thông đa dạng và hiện đại. Ông Cao Anh Minh, Tổng giám đốc HTV, nhấn mạnh: “Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để HTV tái cơ cấu và trở thành cơ quan báo chí đa truyền thông. Sự hợp tác với VNPT sẽ giúp HTV cải thiện chất lượng chương trình, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận với nhiều đối tượng khán giả.”

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 5.

Với tầm nhìn dài hạn, HTV và VNPT cam kết tiếp tục khai thác thế mạnh của mỗi bên, đặc biệt trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại của thị trường truyền thông. Những bước đi chiến lược này không chỉ giúp hai doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn đảm bảo lợi ích bền vững trong tương lai, khi cả hai cùng đồng hành trên con đường chuyển đổi số đầy tiềm năng.

HTV ký kết hợp tác cùng VNPT: Thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng hiện đại năng động- Ảnh 6.

Sự kiện hợp tác giữa HTV và VNPT là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc dẫn đầu cuộc cách mạng chuyển đổi số, mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại và tiện ích cho người dùng. Nhờ đó, khán giả sẽ được trải nghiệm một hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện, chất lượng cao, góp phần nâng cao trải nghiệm giải trí và thông tin trong thời đại số hóa.

Những tác phẩm đoạt giải cuộc thi nhiếp ảnh động vật hoang dã


Bức ảnh ấn tượng của nhiếp ảnh gia người Đức Ingo Arndt ghi lại khoảnh khắc một con kiến gỗ đỏ giúp đồng loại xẻ xác bọ đất xanh. Ảnh: Ingo Arndt

Bức ảnh ấn tượng của nhiếp ảnh gia người Đức Ingo Arndt ghi lại khoảnh khắc một con kiến gỗ đỏ giúp đồng loại xẻ xác bọ đất xanh. Ảnh: Ingo Arndt


Nhiếp ảnh gia Matthew Smith đến từ Australia chụp ảnh hải cẩu báo bên dưới lớp băng ở cảng Paradise trên bán đảo Nam Cực. Đây là lần đầu tiên ông đối mặt trực tiếp với loài vật này. “Khi nó nhìn thẳng vào ống kính, tôi biết đây sẽ là một bức ảnh đẹp”, Smith chia sẻ. Ảnh: Matthew Smith

Nhiếp ảnh gia Matthew Smith đến từ Australia chụp ảnh hải cẩu báo bên dưới lớp băng ở cảng Paradise trên bán đảo Nam Cực. Đây là lần đầu tiên ông đối mặt trực tiếp với loài vật này. “Khi nó nhìn thẳng vào ống kính, tôi biết đây sẽ là một bức ảnh đẹp”, Smith chia sẻ. Ảnh: Matthew Smith


Dù đẹp mắt, bức ảnh phơi bày trò đấu tàn nhẫn là đười ươi đấm bốc. Trò đấu này khiến những con đười ươi bị trừng phạt và không cho ăn để huấn luyện chúng chiến đấu với nhau. Nhiếp ảnh gia Aaron Gekoski đến từ Anh chia sẻ ông chụp bức ảnh này sau khi trận đấu kết thúc và chờ con vật lấy lại sức lực. Ảnh: Aaron Gekoski

Dù đẹp mắt, bức ảnh phơi bày trò đấu tàn nhẫn là đười ươi đấm bốc. Trò đấu này khiến những con đười ươi bị trừng phạt và không cho ăn để huấn luyện chúng chiến đấu với nhau. Nhiếp ảnh gia Aaron Gekoski đến từ Anh chia sẻ ông chụp bức ảnh này sau khi trận đấu kết thúc và chờ con vật lấy lại sức lực. Ảnh: Aaron Gekoski


Nhiếp ảnh gia người Ấn Độ Dhanu Paran chỉ có 20 phút để lái drone và chụp ảnh gia đình voi chợp mắt vào buổi trưa trước khi chúng thức giấc. Trước đó, ông trông thấy chúng ở Khu bảo tồn hổ Anamalai tại Tamil Nandu. Ảnh: Dhanu Paran

Nhiếp ảnh gia người Ấn Độ Dhanu Paran chỉ có 20 phút để lái drone và chụp ảnh gia đình voi chợp mắt vào buổi trưa trước khi chúng thức giấc. Trước đó, ông trông thấy chúng ở Khu bảo tồn hổ Anamalai tại Tamil Nandu. Ảnh: Dhanu Paran


Sau khi cẩn thận tìm kiếm vị trí, nhiếp ảnh gia người Đức Jan LeBmann đứng ở cây cầu bắc qua một kênh đào ở đông bắc nước Đức một ngày để đợi khung hình hoàn hảo. Kết quả là bức ảnh một con chim én sà xuống sát mặt nước phản chiếu Mặt Trời với những chiếc lá hoa súng. Ảnh: Jan LeBmann

Sau khi cẩn thận tìm kiếm vị trí, nhiếp ảnh gia người Đức Jan LeBmann đứng ở cây cầu bắc qua một kênh đào ở đông bắc nước Đức một ngày để đợi khung hình hoàn hảo. Kết quả là bức ảnh một con chim én sà xuống sát mặt nước phản chiếu Mặt Trời với những chiếc lá hoa súng. Ảnh: Jan LeBmann


Nhiếp ảnh gia Theo Bosboom đến từ Hà Lan chia sẻ ông thích chụp ảnh các loài động vật kém thu hút hoặc được cho là không quan trọng. Đó là lý do ông tập trung vào những con trai bám vào nhau để tránh bị cuốn trôi ra biển và bức ảnh thu được vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Theo Bosboom

Nhiếp ảnh gia Theo Bosboom đến từ Hà Lan chia sẻ ông thích chụp ảnh các loài động vật kém thu hút hoặc được cho là không quan trọng. Đó là lý do ông tập trung vào những con trai bám vào nhau để tránh bị cuốn trôi ra biển và bức ảnh thu được vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Theo Bosboom


Bức ảnh này lưu lại khoảnh khắc căng thẳng giữa một con sư tử đực và cái ở Vườn quốc gia Serengeti sau khi sư tử cái bị gãy chân trong nỗ lực giao phối của con đực. Vệt nước bọt từ miệng hai con mèo lớn và đám ruồi bay ra từ bờm sư tử đực tăng thêm sự kịch tính cho khung hình. Cả hai là những chi tiết nhiếp ảnh gia người Anh William Fortescue không chú ý cho tới khi phóng to bức ảnh sau đó. Ảnh: William Fortescue

Bức ảnh này lưu lại khoảnh khắc căng thẳng giữa một con sư tử đực và cái ở Vườn quốc gia Serengeti sau khi sư tử cái bị gãy chân trong nỗ lực giao phối của con đực. Vệt nước bọt từ miệng hai con mèo lớn và đám ruồi bay ra từ bờm sư tử đực tăng thêm sự kịch tính cho khung hình. Cả hai là những chi tiết nhiếp ảnh gia người Anh William Fortescue không chú ý cho tới khi phóng to bức ảnh sau đó. Ảnh: William Fortescue


Bức ảnh nêu bật tập tục ghép đôi của chim đinh viên satin đực chuyên xây tổ để thu hút con cái. Đây thực chất là hai khung hình chồng lên nhau. Một là lúc chim đực tập trung vào xây tổ và một là chim cái ghé thăm. Đáng chú ý là cách chim đực trang trí tổ bằng kẹp quần áo nhựa, ống hút, nắp hộp carton, hé lộ cách loài chim này thích nghi với môi trường đô thị. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Keith Horton đến từ Australia. Ảnh: Keith Horton

Bức ảnh nêu bật tập tục ghép đôi của chim đinh viên satin đực chuyên xây tổ để thu hút con cái. Đây thực chất là hai khung hình chồng lên nhau. Một là lúc chim đực tập trung vào xây tổ và một là chim cái ghé thăm. Đáng chú ý là cách chim đực trang trí tổ bằng kẹp quần áo nhựa, ống hút, nắp hộp carton, hé lộ cách loài chim này thích nghi với môi trường đô thị. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Keith Horton đến từ Australia. Ảnh: Keith Horton


Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Sage Ono người Mỹ chụp hình sên biển đầu sư tử với phần miệng và nắp chụp mở rộng để bắt mồi. Nó nằm trên một nhánh lá tảo chờ thức ăn như động vật giáp xác hoặc loài động vật không xương sống khác bơi ngang qua và mắc vào nắp chụp. Sau đó, nó sẽ khép miệng lại và nuốt chửng con mồi. Ảnh: Sage Ono

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Sage Ono người Mỹ chụp hình sên biển đầu sư tử với phần miệng và nắp chụp mở rộng để bắt mồi. Nó nằm trên một nhánh lá tảo chờ thức ăn như động vật giáp xác hoặc loài động vật không xương sống khác bơi ngang qua và mắc vào nắp chụp. Sau đó, nó sẽ khép miệng lại và nuốt chửng con mồi. Ảnh: Sage Ono


Hình ảnh con linh miêu vươn mình dưới ánh Mặt Trời buổi chiều tối được nhiếp ảnh gia Igor Metelskiy người Nga ghi lại. Ông mất gần 6 tháng để chụp ảnh loài vật ẩn dật này. Ảnh: Igor Metelskiy

Hình ảnh con linh miêu vươn mình dưới ánh Mặt Trời buổi chiều tối được nhiếp ảnh gia Igor Metelskiy người Nga ghi lại. Ông mất gần 6 tháng để chụp ảnh loài vật ẩn dật này. Ảnh: Igor Metelskiy


Bức ảnh của James Rojo người Tây Ban Nha chụp một đàn bướm vua xúm lại với nhau trong Khu bảo tồn sinh quyển bướm vua ở Mexico. Chúng tập trung trên cây linh sam để đảm bảo an toàn và giữ ấm, dù có một con đã tự tin vỗ cánh. Ảnh: James Rojo

Bức ảnh của James Rojo người Tây Ban Nha chụp một đàn bướm vua xúm lại với nhau trong Khu bảo tồn sinh quyển bướm vua ở Mexico. Chúng tập trung trên cây linh sam để đảm bảo an toàn và giữ ấm, dù có một con đã tự tin vỗ cánh. Ảnh: James Rojo


Nhiếp ảnh gia Shane Gross đến từ Canada chụp bức ảnh đạt thứ hạng cao nhất trong cuộc thi sau khi lặn ở hồ nước trên đảo Vancouver suốt vài giờ. Cuộc di cư kỳ vĩ của những con nòng nọc nhỏ xíu là cảnh tượng mà phần lớn mọi người không thể tưởng tượng. Ảnh: Shane Gross

Nhiếp ảnh gia Shane Gross đến từ Canada chụp bức ảnh đạt thứ hạng cao nhất trong cuộc thi sau khi lặn ở hồ nước trên đảo Vancouver suốt vài giờ. Cuộc di cư kỳ vĩ của những con nòng nọc nhỏ xíu là cảnh tượng mà phần lớn mọi người không thể tưởng tượng. Ảnh: Shane Gross

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm- Ảnh 1.

Một loại radar đột phá đang được các nhà khoa học Trung Quốc phát triển, có thể phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình F-22 bằng tín hiệu từ hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Sử dụng ăng-ten thu đơn giản, radar này có chi phí hiệu quả, có thể triển khai ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và không phát ra tín hiệu làm lộ vị trí của nó.

Ngoài ra, nếu BeiDou bị nhiễu, nó có thể chuyển đổi băng tần để sử dụng GPS, Galileo của Châu Âu hoặc GLONASS của Nga, đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn.

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm- Ảnh 1.

 

Hệ thống radar mới của Trung Quốc

Trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Công nghệ Quốc phòng của Đại học Quốc gia Trung Quốc mới đây, nhóm dự án đã sử dụng hình ảnh của một chiếc F-22 Raptor – máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ, để minh họa cho mục tiêu giả định của radar.

Dữ liệu hiệu suất ước tính cho thấy công nghệ này cũng có thể được áp dụng để phát hiện các máy bay tàng hình khác, chẳng hạn như F-35. Trung Quốc có một số lượng lớn radar chống tàng hình dọc theo bờ biển và trên các tàu chiến. Nhưng hệ thống radar này phức tạp về mặt công nghệ và chỉ một số ít quốc gia có tiềm lực mới có khả năng duy trì hoạt động của nó.

Theo Wen Yuanyuan, kỹ sư cao cấp của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về truyền thông vi sóng không gian tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, radar BeiDou sẽ giúp công nghệ chống tàng hình trở nên dễ tiếp cận hơn. BeiDou là hệ thống định vị toàn cầu của Trung Quốc, có số lượng vệ tinh gần gấp đôi so với GPS.

Wen cho biết: “Với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, phạm vi phủ sóng toàn cầu, tính liên tục, tần số truyền ổn định và thời gian chính xác, hệ thống này rất lý tưởng để phát hiện các mục tiêu nhỏ và yếu trên màn hình radar“.

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm- Ảnh 2.

 

Khi tín hiệu BeiDou gặp máy bay tàng hình, chúng sẽ bị khúc xạ, tạo ra tiếng vang đặc biệt giúp các nhà khoa học có thể phân tích để đưa ra dự đoán khá chính xác về loại mục tiêu và vị trí của nó.

Nhưng tín hiệu bị máy bay tàng hình khúc xạ cực kỳ yếu và các tín hiệu vệ tinh đó cũng có thể phản xạ từ các tòa nhà, cây cối và các vật thể khác, gây ra hiện tượng nhiễu loạn.

Wen đã đề xuất một phương pháp “phát hiện tàng hình” chưa từng có, sử dụng một kênh duy nhất để xác định máy bay tàng hình mà không cần đến ăng-ten tham chiếu. Theo các nhà nghiên cứu, thiết kế mới này không chỉ cắt giảm đáng kể chi phí của radar mà còn giúp cấu trúc của radar đơn giản, dễ triển khai và hiệu quả hơn.

Thuật toán độc đáo

Vào năm 1991, khi thế giới vẫn đang choáng váng vì Chiến tranh Lạnh kết thúc, Goran Zivanovic, một nhà khoa học máy tính ở Belgrade, khi đó là thủ đô của Nam Tư, đã phát minh ra một phương pháp mới để phát hiện tần số tuần hoàn ẩn trong tín hiệu điện từ.

Sau khi thuật toán này được công bố, Zivanovic đã biến mất khỏi giới học thuật và Nam Tư tan rã một năm sau đó. Công trình của ông ít được chú ý và trong 15 năm sau đó, không có nhà khoa học phương Tây nào trích dẫn các bài báo của ông.

Nhưng ở Trung Quốc, ý tưởng của ông rất được coi trọng và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như radar, thông tin liên lạc và sonar. Nhóm của Wen đã nâng cấp thuật toán ban đầu để có thể ứng dụng vào việc phát hiện tín hiệu mục tiêu tàng hình.

Trong các thử nghiệm mô phỏng, thuật toán đã phân biệt thành công khoảng cách, hướng và tốc độ của ba mục tiêu tàng hình với nhiễu vô tuyến. Trung Quốc đang tận dụng một loạt các tiến bộ công nghệ để tăng cường khả năng chiến đấu chống lại Quân đội Mỹ.

Ngoài vệ tinh dẫn đường, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang phát triển các phương pháp khác để bắt máy bay tàng hình như tín hiệu sóng dài có thể phản xạ bởi tầng điện ly, bức xạ do vệ tinh Starlink tạo ra và thậm chí cả sóng điện từ do radar căn cứ quân sự Mỹ phát ra. Một số vệ tinh thương mại của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, cũng đã phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu F-22 bay qua mây.

Mỹ đang thay đổi chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ và năng lực quân sự của Trung Quốc. Vào tháng 6 vừa qua, Quân đội Mỹ đã công bố điều khoảng 10.000 binh sĩ từ các căn cứ quân sự của mình tại Nhật Bản đến Guam và Hawaii, những địa điểm xa hơn Trung Quốc.

Trong tương lai sự cạnh tranh của các cường quốc sẽ được quyết định bởi những công nghệ vượt thời đại, trong cuộc đua này Trung Quốc đang thể hiện những bước tiến lớn nhằm vượt mặt đối thủ Mỹ.

Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc trở về

Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc, Shijian 19, trở về Trái Đất. Ảnh: Chinadaily


Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc, Shijian 19, trở về Trái Đất. Ảnh: Chinadaily

Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc, Shijian 19, trở về Trái Đất. Ảnh: Chinadaily

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết, Shijian 19 sau khi hạ cánh đã được các nhân viên từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền thu hồi và mở ra để lấy hàng hóa. Bên trong vệ tinh có hạt giống thực vật, mẫu vi sinh vật, thiết bị trình diễn công nghệ, dụng cụ thí nghiệm không gian và một số vật phẩm văn hóa. Ngoài ra, vệ tinh còn mang theo nhiều thiết bị khoa học từ 5 quốc gia, bao gồm Thái Lan và Pakistan.

Trước đó, Shijian 19 phóng lên không gian nhờ tên lửa đẩy Trường Chinh 2D từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền ngày 27/9. Vệ tinh do Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc tại Bắc Kinh phát triển, mục đích phục vụ các chương trình nhân giống đột biến trong không gian và thực hiện những thử nghiệm bay cho nghiên cứu vật liệu và linh kiện điện tử.

Theo CNSA, vệ tinh có mức độ vi trọng lực tốt và khả năng mang tải lớn. Do đó, nó là nền tảng tốt cho các thí nghiệm vi trọng lực, đồng thời giúp thúc đẩy nghiên cứu về vật lý vi trọng lực và khoa học đời sống.


Cận cảnh vệ tinh Shijian 19. Ảnh: Chinadaily

Cận cảnh vệ tinh Shijian 19. Ảnh: Chinadaily

Trung Quốc phóng vệ tinh có thể thu hồi đầu tiên vào năm 1975, trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô sở hữu loại phương tiện vũ trụ này. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã phóng gần 30 phương tiện vũ trụ như vậy. Chúng giúp các nhà khoa học thực hiện hàng trăm thử nghiệm và thí nghiệm trong không gian. Tuy nhiên, dù thu hồi được, không vệ tinh nào trong số đó có thể tái sử dụng. Điều này đồng nghĩa, chúng phải “nghỉ hưu” ngay khi các nhân viên lấy hàng hóa bên trong ra.

Shijian 19 là một bước đột phá vì vừa có thể thu hồi, vừa tái sử dụng được. Vệ tinh tái sử dụng là sự bổ sung cho trạm vũ trụ Thiên Cung khi thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm trong không gian, theo Wang Yanan, tổng biên tập tạp chí Aerospace Knowledge.

“Do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học công nghệ ở Trung Quốc, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều thí nghiệm khoa học và thử nghiệm công nghệ chờ được đưa lên quỹ đạo.

“Giờ đây, với dịch vụ của vệ tinh tái sử dụng mới, giới nghiên cứu sẽ có nhiều cơ hội hơn để gửi bộ thí nghiệm hoặc thử nghiệm lên không gian. Nền tảng mới này cũng hứa hẹn thời gian chờ đợi ngắn hơn và chi phí thấp hơn, một điều rất hấp dẫn”, ông bổ sung.

Thu Thảo (Theo ECNS)



Nghi ngờ bán chip cho Huawei, hãng TSMC bị chính phủ Mỹ điều tra

Nghi ngờ bán chip cho Huawei, hãng TSMC bị chính phủ Mỹ điều tra- Ảnh 1.

Hãng TSMC, một trong những đối tác quan trọng nhất của các tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ và thế giới hiện nay khi biến các thiết kế chip của Apple và NVIDIA trở thành sự thật, đang bị Bộ Thương mại Mỹ tiến hành điều tra về nghi vấn cung cấp chip cho hãng Huawei của Trung Quốc.

Theo thông tin từ nhiều nguồn được The Information dẫn lại hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ đã liên hệ với TSMC để làm rõ về việc công ty này có đang sản xuất chip cho Huawei hay không. Bất kỳ thỏa thuận sản xuất hay bán hàng nào giữa TSMC và Huawei đều có thể vi phạm lệnh cấm của Mỹ – một lệnh cấm nhằm ngăn chặn gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sử dụng thiết bị Mỹ để sản xuất sản phẩm của họ.

Nghi ngờ bán chip cho Huawei, hãng TSMC bị chính phủ Mỹ điều tra- Ảnh 1.

Các nhà máy của TSMC nếu gửi chip AI cho Huawei cũng có thể vi phạm quy định xuất khẩu của Mỹ, vốn hạn chế việc chuyển chip tiên tiến sang Trung Quốc. Chính vì điều này, một số công ty Mỹ như NVIDIA đã phải phát triển các loại chip có hiệu năng thấp hơn để duy trì hoạt động tại thị trường Trung Quốc – điều này đã khiến Bộ Thương mại phải đưa ra cảnh báo.

Chưa rõ cuộc điều tra này có ảnh hưởng đến các đơn hàng sản xuất chip quan trọng của những công ty Mỹ hiện đang là đối tác của TSMC hay không. Trong khi hãng chip Intel đang sa sút và phải tạm dừng một phần kế hoạch mở rộng các nhà máy chip của mình, TSMC hiện đang là hãng gia công chip cho hầu hết các công ty Mỹ như Apple, NVIDIA, Qualcomm, AMD,…

Trong một tuyên bố gửi tới Reuters qua email hôm thứ Sáu, TSMC không trực tiếp xác nhận hay phủ nhận việc sản xuất hoặc bán chip cho Huawei, nhưng khẳng định sẽ tuân thủ luật pháp Mỹ. ” Nếu chúng tôi có bất kỳ lý do nào để tin rằng có vấn đề tiềm ẩn, chúng tôi sẽ hành động ngay lập tức để đảm bảo tuân thủ, bao gồm tiến hành điều tra và chủ động trao đổi với các bên liên quan như khách hàng và cơ quan quản lý khi cần thiết .”

Nghi ngờ bán chip cho Huawei, hãng TSMC bị chính phủ Mỹ điều tra- Ảnh 2.

Các tiến bộ đột phá trong bộ xử lý Kirin của Huawei đang khiến TSMC bị nghi ngờ

Theo điều tra, Huawei có thể đã gián tiếp mua chip từ TSMC thông qua các công ty trung gian hoặc các công ty ma do họ kiểm soát. Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét liệu TSMC có thất bại trong việc thẩm định kỹ lưỡng người mua để đảm bảo không vi phạm luật pháp hay không.

Từ năm 2017, chính phủ Mỹ đã áp đặt các hạn chế hoặc lệnh cấm đối với nhiều thiết bị của Huawei vì lý do an ninh quốc gia. Ban đầu, lệnh cấm chỉ giới hạn việc sử dụng công nghệ Huawei trong các cơ quan quốc phòng và chính phủ Mỹ, nhưng sau đó đã mở rộng ra tất cả các công ty Mỹ. Năm 2020, Mỹ cấm mọi hoạt động bán chip không phải của Trung Quốc hoặc hợp tác với Huawei, mặc dù lệnh cấm này không hoàn toàn hiệu quả.

Việc Huawei có thể đang bí mật mua chip từ TSMC không phải là điều quá bất ngờ. Theo các báo cáo, trong ít nhất một năm qua, Huawei đã nỗ lực thiết lập một mạng lưới sản xuất ngầm để né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ. Với nguồn tài chính từ nhà nước Trung Quốc, họ đã xây dựng một mạng lưới cơ sở bí mật tại Trung Quốc dưới danh nghĩa các công ty đăng ký với tên khác nhau. Các công ty không bị trừng phạt này sau đó âm thầm mua chip.

Các đơn vị khác của Trung Quốc cũng đã tìm cách vượt qua lệnh cấm xuất khẩu chip tiên tiến bằng cách đưa chip vào một quốc gia trung gian trước, như Singapore, rồi sau đó mới chuyển vào Trung Quốc.

Lý do chỉ vài ngôi nhà trụ vững sau bão có sức gió 225 km/h

Mảnh vỡ bao quanh những ngôi còn nguyên vẹn sau khi bão Helena tràn vào bãi biển Horseshoe, Florida. Ảnh: AFP


Mảnh vỡ bao quanh những ngôi còn nguyên vẹn sau khi bão Helena tràn vào bãi biển Horseshoe, Florida. Ảnh: AFP

Mảnh vỡ bao quanh những ngôi còn nguyên vẹn sau khi bão Helena tràn vào bãi biển Horseshoe, Florida. Ảnh: AFP

Bão Helene và Milton càn quét khắp khu vực đông nam nước Mỹ nhưng một số ngôi nhà vẫn đứng vững giữa khu phố đổ nát. Ảnh vệ tinh ghi lại những khu vực cả dãy nhà bị san bằng sau hai cơn bão mạnh với sức gió lên tới 225 km/h ngoại trừ vài ngôi nhà, theo Business Insider.

“Đó không phải là may mắn”, Leslie Chapman-Henderson, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Federal Alliance for Safe Homes (FLASH), cho biết. FLASH là tổ chức phi lợi nhuận chuyên khuyến khích xây nhà chịu thiên tai và phát hướng dẫn chuẩn bị đối phó bão. “Tôi nghĩ khi bạn xem xét một ngôi nhà tồn tại sau cơn bão, 9 trong 10 trường hợp sẽ do phần mái được gắn chắc chắn và cửa garage còn nguyên. Đây là hai manh mối lớn nhất trong trường hợp gió to”.

Cửa garage có thể tạo nên sự khác biệt khổng lồ. Bão có thể làm sập ngôi nhà khi gió lọt qua cửa sổ hoặc cửa ra vào. Khi những khe hở đó có gió lọt vào, áp suất bên trong nhà tăng lên, lấp đầy căn nhà giống như bóng bay. “Bạn không chỉ có gió thổi qua mái nhà có thể gây tốc mái, mà còn đối mặt áp suất bên trong có thể đẩy văng phần mái”. Michael O’Reilly, kỹ sư kiêm giảng viên xây dựng ở Đại học Colorado, cho biết.

Có lẽ khoảng hở lớn và yếu nhất trong nhà là cửa garage. Theo Chapman – Henderson, đó là nơi quan trọng nhất trong nhà cần đóng ván gỗ trước bão, và thứ đầu tiên cần cân nhắc nâng cấp. FLASH gợi ý 3 lựa chọn tùy theo kinh phí khác nhau. Biện pháp rẻ nhất là đóng ván gỗ chắn trước cửa garage trước khi bão ập tới. Lựa chọn tiếp theo là đầu tư lắp đặt bộ kit chống bão ở cửa garage bao gồm thanh giằng và trụ chống giúp gia cố cửa vĩnh viễn. Cuối cùng, chủ nhà có thể chi tiền thay cửa garage mới có khả năng chịu sức gió cao.

Trong khi cửa garage là khoảng hở lớn nhất trong nhà, cửa sổ có số lượng nhiều nhất. Theo O’Reilly, nhiều tòa nhà tồn tại đầu cơn bão cho tới khi một cửa sổ lớn hoặc cửa ra vào bị thổi tung. Điều đó làm tăng áp suất dẫn tới nguy cơ tốc mái. Đây là lý do Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang khuyến cáo sử dụng cửa chớp hoặc kính chịu tác động mạnh để gia cố cửa sổ.

Ngoài khe hở như cửa sổ và cửa ra vào, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần chú ý tới sự gắn kết giữa tường và mái nhà. Phần mái được gắn chắc chắn vào tường trong quá trình xây nhà, sử dụng dây kim loại. O’Reilly cho biết những ngôi nhà hiện đại tại các nơi như Florida có sự liên kết tốt giữa tường và mái nhà do quy định xây dựng. Nhà xây trước khoảng cuối thế kỷ 19 có thể liên kết sơ sài hơn và dễ bị tốc mái trong bão lớn. Theo FLASH, có thể gia cố liên kết bằng cách đổ keo dán sàn vào nơi tiếp xúc giữa tấm lợp mái và xà nhà.

Nhiệt độ toàn cầu gia tăng do khí thải mà con người xả ra khiến bão trở nên dữ dội hơn, một phần do bão nhiệt đới hấp thụ năng lượng từ nước ấm. Khi nhiệt độ đại dương tăng lên, bão có thể dễ dàng tăng cường độ. Ngày càng nhiều cơn bão mạnh lên nhanh chóng như bão Milton, có nghĩa sức gió tăng đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Đồng thời, nhiệt độ tăng lên trong khí quyển cho phép không khí chứa nhiều hơi ẩm hơn. Do đó, bão có thể gây mưa nhiều hơn dọc theo lộ trình.

An Khang (Theo Business Insider)



Vừa ra mắt, Snapdragon 8 Elite được xác nhận sẽ xuất hiện trên Galaxy S25

Vừa ra mắt, Snapdragon 8 Elite được xác nhận sẽ xuất hiện trên Galaxy S25- Ảnh 1.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Snapdragon 2024 diễn ra ở Hawaii, Qualcomm đã chính thức giới thiệu bộ vi xử lý Snapdragon 8 Elite (tên chính thức của Snapdragon 8 Gen 4). Như dự đoán, đây là một nền tảng ấn tượng với những bước tiến vượt bậc về hiệu năng di động, gaming, chụp ảnh và trí tuệ nhân tạo.

Nhiều nhà sản xuất thiết bị di động sẽ sử dụng con chip này cho các flagship mới của họ, và Samsung đã được xác nhận là một trong những công ty sẽ ra mắt thiết bị trang bị Snapdragon 8 Elite trong những tháng tới.

Vừa ra mắt, Snapdragon 8 Elite được xác nhận sẽ xuất hiện trên Galaxy S25- Ảnh 1.

Đã có nhiều đồn đoán về việc lựa chọn chip cho dòng Galaxy S25 dự kiến ra mắt đầu năm sau. Một số nguồn tin cho rằng Samsung có thể lặp lại chiến lược đã áp dụng với dòng Galaxy S24: sử dụng chip Exynos 2400 cho Galaxy S24 và S24+ ở hầu hết các thị trường, trong khi Galaxy S24 Ultra được trang bị Snapdragon 8 Gen 3 trên toàn cầu.

Samsung đang phát triển chip Exynos 2500 và dự định ra mắt cùng dòng Galaxy S25. Tuy nhiên, theo các tin đồn gần đây, năng suất sản xuất chip 3nm này của Samsung không đạt yêu cầu, điều này có nghĩa công ty có thể không sản xuất đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu hàng chục triệu thiết bị bán ra trên toàn cầu.

Tình huống này có thể buộc Samsung phải chọn một trong hai phương án: hoặc sử dụng hoàn toàn chip Snapdragon 8 Elite cho toàn bộ dòng Galaxy S25, hoặc tìm đến MediaTek cho các model cơ bản và Plus.

Vừa ra mắt, Snapdragon 8 Elite được xác nhận sẽ xuất hiện trên Galaxy S25- Ảnh 2.

Tuy nhiên nhiều báo cáo mới đây cho biết, việc đàm phán giữa Samsung và hãng MediaTek đã không như mong đợi, do đó nhiều khả năng các chip Dimensity mới sẽ chỉ xuất hiện trên các thiết bị như Galaxy S25 FE, thay vì dòng flagship như Galaxy S25.

Ngoài ra mới đây, một báo cáo mới từ trang tin Hàn Quốc Hankyung cũng cho biết, toàn bộ dòng Galaxy S25 sẽ chỉ sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 4 mới của Qualcomm. Một số báo cáo khác cho biết, việc Samsung tăng đơn hàng cho bộ xử lý mới của Qualcomm càng làm củng cố thêm khả năng này.

Tuy nhiên việc điểm số benchmark của Exynos 2500 xuất hiện trên Geekbench cho thấy, vẫn có khả năng một số lượng nhất định các thiết bị Galaxy S25 sẽ sử dụng bộ xử lý của Samsung, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác khác.

Mặc dù chưa có xác nhận chính thức, nhưng việc Samsung được đưa vào danh sách đối tác của Qualcomm cho thấy chip flagship mới của Qualcomm chắc chắn sẽ xuất hiện trong dòng Galaxy S25, dù là trang bị cho toàn bộ dòng sản phẩm hay chỉ giới hạn ở phiên bản cao cấp nhất.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ thử nghiệm phanh khí động

Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space


Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space

Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space

Máy bay tự động X-37B đã bay theo quỹ đạo bí mật hình elip dài suốt 10 tháng từ khi phóng trong nhiệm vụ thứ 7 trên tên lửa Falcon Heavy của SpaceX vào cuối tháng 12 năm ngoái. Máy bay này đã tiến hành các thí nghiệm về ảnh hưởng của bức xạ và kiểm tra công nghệ theo dõi vệ tinh bay quanh Trái Đất Space Domain Awareness. Hiện nay, X-37B sẽ bắt đầu sử dụng khí quyển Trái Đất để thay đổi quỹ đạo, Space hôm 11/10 đưa tin.

Một loạt thao tác phanh khí động sẽ tận dụng lực cản từ khí quyển Trái Đất. Điều này sẽ giúp hạ thấp quỹ đạo của X-37B trong khi sử dụng tối thiểu nhiên liệu, theo Lực lượng Không gian Mỹ. Sau khi chuyển từ quỹ đạo hình elip cao sang hình tròn thấp hơn, máy bay vũ trụ sau đó sẽ giải phóng các bộ phận module dịch vụ. Những bộ phận này sẽ ở trên quỹ đạo trong thời gian ngắn hơn nhiều so với giải phóng ở quỹ đạo cao, qua đó giảm bớt rác thải vũ trụ.

Đây là lần đầu tiên X-37B tiến hành thao tác phanh khí động. Thử nghiệm dựa trên các nhiệm vụ X-37B trước đây cũng như hàng thập kỷ học hỏi từ cộng đồng khoa học thông qua nhiều nhiệm vụ Mặt Trăng và sao Hỏa. Theo Chance Saltzman, Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ, loạt thao tác mà X-37B thực hiện là cột mốc cực kỳ quan trọng.

Sau thao tác phanh khí động, X-37B sẽ tiếp tục các mục tiêu thử nghiệm. Máy bay vũ trụ sau đó sẽ rời khỏi quỹ đạo và hạ cánh như 6 nhiệm vụ trước. Chuyến bay hiện nay của X-37B có tên OTV-7 (Orbital Test Vehicle-7). Máy bay vũ trụ phóng lần đầu trên tên lửa Atlas V của United Launch Alliance năm 2010. Nhiệm vụ OTV-6 phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX và ở trên quỹ đạo 908 ngày.

An Khang (Theo Space)



TSMC quá mạnh, Intel và Samsung tính thành lập “liên minh bán dẫn” để có cửa cạnh tranh

TSMC quá mạnh, Intel và Samsung tính thành lập "liên minh bán dẫn" để có cửa cạnh tranh- Ảnh 1.

Theo báo cáo từ tờ Maeil Business Newspaper , tập đoàn bán dẫn Intel của Mỹ đã liên hệ với Samsung Electronics để thăm dò khả năng hình thành một liên minh đúc bán dẫn.

Báo cáo trích dẫn các nguồn tin trong ngành bán dẫn, tiết lộ rằng một lãnh đạo cấp cao của Intel đã đề nghị một cuộc họp cấp cao giữa hai công ty. Được biết, CEO của Intel, Pat Gelsinger, đang mong muốn có một cuộc gặp trực tiếp với Chủ tịch Samsung Electronics, Lee Jae-yong, để thảo luận các kế hoạch hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đúc bán dẫn.

Kể từ khi Intel thành lập bộ phận Dịch vụ Đúc Intel (IFS – Intel Foundry Services) vào năm 2021, công ty đã ký hợp đồng với Cisco và Amazon Web Services (AWS), nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút các khách hàng lớn. Trong khi đó, bộ phận đúc của Samsung Electronics được thành lập vào năm 2017 và cũng đang tích cực thu hút khách hàng, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn so với TSMC. Theo dữ liệu từ TrendForce, trong quý 2 năm 2024, TSMC chiếm 62.3% thị phần gia công, trong khi Samsung chỉ đạt 11.5%.

TSMC quá mạnh, Intel và Samsung tính thành lập "liên minh bán dẫn" để có cửa cạnh tranh- Ảnh 1.

Trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, TSMC sở hữu 92% thị phần về công nghệ 3nm và 5nm, cho thấy thế mạnh vượt trội của họ trong mảng công nghệ cao cấp. Điều này đã thúc đẩy Intel và Samsung tìm cách xây dựng liên minh để tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời hợp tác trao đổi kỹ thuật công nghệ, chia sẻ cơ sở sản xuất và cùng nhau phát triển các thế hệ chip mới trong tương lai.

Báo cáo còn chỉ ra rằng nếu liên minh đúc giữa Intel và Samsung thành hiện thực, hai công ty có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm trao đổi công nghệ xử lý, chia sẻ thiết bị sản xuất, và cùng nghiên cứu và phát triển (R&D).

Samsung Electronics nổi tiếng với công nghệ GAA (gate-all-around) 3nm tiên tiến, giúp tăng cường hiệu suất và tiết kiệm năng lượng trong các quy trình tinh vi. Trong khi đó, Intel sở hữu các công nghệ như Foveros, cho phép kết hợp các chip sản xuất bằng quy trình khác nhau trong một gói duy nhất, và PowerVia, giúp cải thiện hiệu quả năng lượng. Sự kết hợp các thế mạnh này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các thiết kế hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng cho AI, trung tâm dữ liệu, và bộ vi xử lý di động.

Bên cạnh đó, Samsung có các cơ sở sản xuất tại Mỹ, Hàn Quốc, và Trung Quốc, trong khi Intel có các cơ sở tại Mỹ, Ireland, và Israel, mở ra tiềm năng hợp tác hoặc chia sẻ thiết bị sản xuất khi cần thiết. Báo cáo cũng lưu ý rằng với các quy định ngày càng thắt chặt về xuất khẩu bán dẫn tiên tiến, đặc biệt từ Mỹ và EU, năng lực sản xuất tại chỗ đang ngày càng trở nên quan trọng.

Tuy nhiên, cả Samsung và Intel đều từ chối xác nhận liệu có cuộc họp cấp cao nào sẽ diễn ra hay không, theo báo cáo từ Maeil Business Newspaper .

Tại sao con người có thể nhịn thở lâu hơn dưới nước?

Việc hít thở trước oxy tinh khiết có thể giúp thợ lặn nhịn thở lâu hơn dưới nước. Ảnh: Diventures Magazine


Việc hít thở trước oxy tinh khiết có thể giúp thợ lặn nhịn thở lâu hơn dưới nước. Ảnh: Diventures Magazine

Việc hít thở trước oxy tinh khiết có thể giúp thợ lặn nhịn thở lâu hơn dưới nước. Ảnh: Diventures Magazine

Việc con người dễ nhịn thở lâu hơn khi ở dưới nước nghe có vẻ kỳ lạ do áp lực đè ép lên lồng ngực gia tăng. Nhưng đây là một hiện tượng mang tên phản xạ lặn của động vật có vú. Khi các loài có vú chìm dưới nước, một số thay đổi sinh lý tự động diễn ra, nhiều khả năng được kích hoạt bởi thông tin giác quan (khi mặt ướt) truyền bởi dây thần kinh sinh ba, theo IFL Science.

Khi phản xạ được kích hoạt, bạn tự động ngừng thở, nhịp tim chậm lại và sức cản mạch máu ngoại vi tăng lên. Với sự gia tăng sức cản mạch máu, cơ thể có thể tiết kiệm nguồn dự trữ oxy cho những cơ quan nội tạng thiết yếu, bao gồm não và tim, trong khi rút máu từ nhóm cơ không hoạt động. Ngoài ra, nhịp tim chậm giúp bảo tồn nguồn dự trữ oxy thông qua giảm tải hoạt động của tim, qua đó dùng ít oxy hơn.

Kỷ lục nhịn thở dưới nước ở người là 24 phút 37 giây lập bởi thợ lặn tự do Budimir Šobat năm 2021. Ông đánh bại người xếp thứ hai chỉ với 34 giây. Tuy nhiên, để đạt thời gian nhịn thở như vậy, các thợ lặn cần tăng thông khí với oxy tinh khiết trước khi xuống nước. Thôi thúc hít thở chủ yếu được kiểm soát bằng thụ thể cảm nhận hóa học tìm cách duy trì lượng oxy và carbon dioxide thích hợp trong máu.

Trong khi nhịn thở, lượng CO2 trong máu tăng lên còn oxy giảm đi. Thôi thúc muốn hít thở ban đầu tăng lên sau 30 giây nhịn thở, chủ yếu đến từ lượng CO2 tăng. Ở một ngưỡng nào đó, thụ thể cảm nhận hóa học cũng phản ứng với lượng oxy giảm đi, thôi thúc hít thở tăng đáng kể, theo Anthony Bain, phó giáo sư nghiên cứu động học cơ thể ở Đại học Windsor.

Cuối cùng, khao khát hít thở mãnh liệt đến mức cơ hoành (cơ hô hấp chính) co lại như một sự dịch chuyển hô hấp vô ý. Đây là mốc người nhịn thở chưa qua huấn luyện thường không thể vượt qua và bắt đầu hít thở trở lại (sau khoảng 3 phút nhịn thở trong điều kiện quyết tâm và không có nguồn oxy hỗ trợ).

Thông qua hít thở oxy tinh khiết trước, phản xạ hít thở có thể bị trì hoãn, cho phép những thợ lặn đã trải qua nhiều năm huấn luyện) ở dưới nước tới 20 phút. Nếu không làm vậy, khả năng nhịn thở của con người vẫn ấn tượng với kỷ lục hiện nay là 11 phút 35 giây. Dù phản xạ lặn là một quá trình phức tạp, nó có đặc trưng là mục tiêu đơn giản, bảo tồn sự sống thông qua điều chỉnh sinh lý để phản ứng với môi trường.

An Khang (Theo IFL Science)