Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Một bức họa của Van Gogh vừa bị trộm giữa lúc bảo tàng đóng cửa vì virus corona

Hôm thứ hai vừa qua, một bảo tàng ở Hà Lan công bố rằng một bức họa của Vincent Van Gogh đã bị mất sau khi vài tên trộm đột nhập vào tòa nhà lúc rạng sáng. Lentetuin, bức họa được vẽ bởi Van Gogh vào mùa xuân năm 1884, đang được cho bảo tàng Laren mượn để trưng bày. Bảo tàng này đã đóng cửa từ đầu tháng này vì dịch bệnh COVID-19.

Tôi bị sốc và cực kỳ bực bội” – giám đốc bảo tàng, ông Jan Rudolph de Lorm nói. “Bức họa tươi đẹp và cảm động của một trong những họa sỹ vĩ đại nhất, đã bị đánh cắp, tước đoạt khỏi cộng đồng“.

Một bức họa của Van Gogh vừa bị trộm giữa lúc bảo tàng đóng cửa vì virus corona - Ảnh 1.

Bức họa Lentetuin của Vincent Van Gogh

Trang tin Hà Lan là Het Laatste cho biết những tên trộm đã đột nhập vào bảo tàng bằng cách phá vỡ một cánh cửa bằng kính. Hành động này đã kích hoạt chuông báo động, và cảnh sát ngay lập tức có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, họ không thể tìm thấy những kẻ xâm nhập. Trang tin này đưa hình ảnh một cánh cửa tạm đã được thay vào chỗ của một trong hai cánh cửa trước bằng kính của bảo tàng (ảnh dưới).

Một bức họa của Van Gogh vừa bị trộm giữa lúc bảo tàng đóng cửa vì virus corona - Ảnh 3.

Cửa trước bảo tàng Singer Laren

Bức họa Lentetuin được vẽ bởi Van Gogh tại thị trấn Nuenen của Hà Lan, nơi ông sống với cha mẹ từ năm 1883 đến 1885. Nó miêu tả một khu vườn tu viện nơi cha của Van Gogh làm mục sư. Giá trị của bức tranh hiện vẫn chưa rõ là bao nhiêu.

Những tên tội phạm, cả nhỏ lẻ lẫn những băng nhóm tổ chức tinh vi, đã lợi dụng đại dịch virus corona để phá phách cuộc sống của mọi người trên toàn thế giới. Tuần trước, Europol cảnh báo rằng nhiều tên tội phạm đang lợi dụng khủng hoảng để bán thuốc giả chữa COVID-19 và tìm cách lọt vào nhà người mua dưới chiêu bài “thử thuốc”. Và tại Mỹ, nhiều vị khách đến công viên quốc gia cũng bắt đầu trộm nước rửa tay sát khuẩn và giấy vệ sinh từ các nhà vệ sinh công cộng.

Đây không phải là lần đầu tiên bảo tàng Singer Laren bị bọn trộm nhắm đến. Vào năm 2007, 7 bức tượng đã bị đánh cắp khỏi vườn điêu khắc của bảo tàng, bao gồm tác phẩm The Thinker của Auguste Rodin. Bức tượng này sau đó nhanh chóng được thu hồi, nhưng lại bị mất một chân. Năm 2011, bức tượng đã được đưa vào trưng bày trở lại sau một quá trình khôi phục kéo dài.

Một bức họa của Van Gogh vừa bị trộm giữa lúc bảo tàng đóng cửa vì virus corona - Ảnh 4.

Tham khảo: Gizmodo

Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google

Xu thế lạ lùng

Khi dịch bệnh bùng phát và nhiều quốc gia/thành phố phải tiến hành phong tỏa, các dịch vụ phát video qua mạng cũng đồng loạt đưa ra những tuyên bố tương tự nhau. YouTube, dịch vụ chia sẻ video của Google khẳng định sẽ chuyển độ phân giải mặc định xuống mức SD thay vì HD như trước đây. Netflix, dịch vụ phát phim trực tuyến với 167 triệu người dùng, cũng khẳng định sẽ cắt giảm chất lượng phim tại châu Âu, châu Mỹ và nhiều khu vực khác.

Ngay đến cả những cái tên kém tầm cũng phải thực hiện bước đi tương tự. Vừa kịp đặt chân tới châu Âu, Disney đã phải cắt giảm 25% chất lượng để tiết kiệm băng thông cho châu lục đang bị Covid-19 tàn phá này. Tuy không phải là các công ty có nguồn thu chính từ video, cả Amazon và Facebook đều đã công bố cắt giảm chất lượng trên các dịch vụ của riêng mình (Prime Video, Twitch, Facebook, Instagram).

Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google - Ảnh 1.

Khi người dân tại nhiều nước bị buộc phải ở nhà, các dịch vụ số cũng đua nhau công bố cắt giảm chất lượng.

Cuối cùng, Apple TV cũng không phải là ngoại lệ. Do thế mạnh lớn nhất của dịch vụ từ Apple là chất lượng 4K HDR, sự thay đổi này đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Cái may trong cái rủi

Dĩ nhiên, giảm chất lượng chiếu là một lựa chọn bất đắc dĩ dành cho các dịch vụ streaming. Tuy vậy, nhìn ở khía cạnh tươi sáng hơn, việc bắt buộc phải giảm chất lượng streaming cho thấy rõ ràng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng đang gia tăng.

Điều này có nghĩa rằng, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, khi các cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa, khi doanh số phần cứng suy giảm trầm trọng, dịch vụ số vẫn có thể mang về dòng tiền ổn định cho các ông lớn công nghệ.

Vô tình, đây cũng là định hướng được Apple đẩy mạnh sau “thất bại” của iPhone XS. Năm 2019, khi doanh số iPhone suy giảm vì không thu hút được người dùng, Apple liên tục hướng sự chú ý của cổ đông sang mảng kinh doanh dịch vụ, vốn bao gồm dòng tiền từ App Store, Apple Music, iCloud… Trong các buổi họp cổ đông, Apple không quên “khoe” số người đang sử dụng iPhone, coi đây là nguồn thu tiềm năng cho các dịch vụ số của hãng.

Tính đến quý 4/2019, với sự ra mắt của TV và News , dịch vụ đã trở thành mảng doanh thu lớn thứ 2 của Apple, vượt mặt cả iPad, Mac và hiện chỉ còn thua kém iPhone.

Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google - Ảnh 3.

Khi doanh số phần cứng suy giảm, Apple chuyển sang thúc đẩy doanh thu dịch vụ.

Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google - Ảnh 4.

Phá giá phần cứng để thúc đẩy doanh thu phần mềm là tôn chỉ được Xiaomi công bố từ khi mới thành lập.

Nhưng Apple không phải là thương hiệu smartphone đầu tiên coi phần cứng là bàn đạp cho doanh thu dịch vụ. Với Xiaomi, dịch vụ Internet là lý do để công ty này bán smartphone giá rẻ mà vẫn… thu hút được vốn từ cổ đông. Trong tuyên bố IPO, Xiaomi tự gọi mình là một “công tyInternet”, sử dụng phần cứng giá rẻ để thu hút người dùng chi tiền cho các dịch vụ đi kèm MIUI.

Nhưng cả 2 đều không “cao tay” như Google. Mặc dù vẫn đang nắm trong tay hệ điều hành phổ biến số 1 thế giới, Google suốt 12 năm qua không hề “nghiêm túc” với mảng phần cứng khi chỉ đầu tư “nửa vời” cho các dòng Nexus và Pixel. Bất cứ một nhà sản xuất nào cũng có thể sử dụng Android một cách miễn phí với điều kiện rằng các dịch vụ Google phải được cài đặt sẵn. Kết quả là khi smartphone thay thế PC, vị thế của các dịch vụ Google cũng được giữ vững: dù không đầu tư mạnh vào phần cứng, Google vẫn có thể lọt vào “câu lạc bộ nghìn tỷ” cùng Apple.

Phép thử Covid-19

Covid-19 có thể coi là phép thử cho chiến lược kinh doanh của Apple và tất cả các ông lớn phần cứng khác. Thực tế, trước khi dịch bệnh này nổ ra, doanh số smartphone cũng đã “èo uột” trong nhiều năm. Dù vẫn đều đặn ra mắt (và tự ca ngợi) sản phẩm mới, sự thật là các nhà sản xuất phần cứng đã đánh mất khả năng thu hút người dùng.

Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google - Ảnh 5.

Doanh số smartphone thực chất đã suy thoái trước cả khi Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.

Các thị trường tablet và PC thậm chí còn rơi vào suy thoái trước cả smartphone. Tuy đang phát triển mạnh, thị trường phụ kiện (tai nghe, smartwatch v…v…) có giá trị rất nhỏ và khó có thể bù đắp cho các mảng lớn khác. Không sớm thì muộn, thị trường phần cứng nói chung cũng sẽ có lúc phải chạm đáy với những con số có thể tồi tệ hơn cả hiện tại.

Tuy bất ngờ, Covid-19 đã buộc Apple và các nhà sản xuất khác phải đối mặt với một thực tại tất yếu:  phải làm gì khi doanh số phần cứng lao dốc? Ngay lúc này đây, các dịch vụ Internet đang là câu trả lời dễ thấy nhất. Ngay cả khi kinh tế trì trệ, khi các cửa hàng bán lẻ bị đóng cửa, khi người tiêu dùng không thể ra khỏi nhà, họ vẫn có thể tạo ra doanh thu cho các dịch vụ số. Và đó có thể là cách họ giúp cho nền công nghiệp hi-tech vẫn giữ vững được tăng trưởng trong một tương lai xa, khi chu kỳ nâng cấp smartphone trở nên dài hơn không kém gì PC và tablet của hiện tại.

Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google - Ảnh 6.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào

Xanh dương? Bạn được thoải mái đi tiếp. Cam hoặc Đỏ? Mời bạn quay về cho!

Đó đã và đang là hiện thực đối với hàng trăm triệu người ở Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến chống virus corona mới đi được một nửa chặng đường – và hiện thực đó sẽ còn tiếp tục trong một tương lai có thể thấy trước được, khi mà quốc gia này một lần nữa chiến đấu để hồi phục sau cuộc chiến.

Dựa vào công nghệ di động và dữ liệu lớn, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một hệ thống “mã y tế” phân loại theo màu sắc để kiểm soát đường đi nước bước của mọi người và hạn chế sự lây lan virus corona. Các mã phản ứng nhanh – viết tắt là QR – được tạo ra một cách tự động, và được gán cho các công dân để đóng vai trò như một chỉ báo về tình trạng sức khỏe của họ.

Dù chính quyền vẫn chưa xem mã y tế này là một yêu cầu bắt buộc, tại nhiều thành phố, công dân không có ứng dụng sẽ không thể rời khỏi khu dân cư họ đang sống hoặc bước vào các khu vực công cộng đông người.

Sau ba tháng, khi virus hầu như đã được kiểm soát, và các giải pháp phong tỏa dần được dỡ bỏ trên toàn Trung Quốc, những mã vạch hình vuông nhỏ xíu kia vẫn được duy trì và vẫn kiểm soát cuộc sống mọi người.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 1.

Học theo Trung Quốc, chính phủ nhiều nước cũng sử dụng công nghệ tương tự để đối đầu với virus. Tháng trước, Singapore đã tung ra một ứng dụng smartphone có chức năng dò tìm liên hệ, cho phép chính quyền có thể xác định những người đã từng tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19. Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc triển khai ứng dụng tương tự. Moscow cũng đã công bố một hệ thống mã QR để theo dõi quá trình di chuyển và buộc mọi công dân phải nghiêm túc chấp hành lệnh phong tỏa.

Công nghệ hiện đóng một vai trò cốt yếu trong quá trình kiểm soát đại dịch” – Xian-Sheng Hua, một chuyên gia AI y tế tại Alibaba cho biết.

Để ngăn sự lây lan của virus, dò tìm liên hệ là một bước cơ bản và đó là lý do tại sao những sáng kiến tương tự đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới” – Xian-Sheng nói thên.

Mã QR y tế hoạt động ra sao?

Chính phủ Trung Quốc đã chọn hai gã khổng lồ internet của đất nước – Alibaba và Tencent – để điều hành các hệ thống mã y tế trên các ứng dụng smartphone phổ biến của họ.

Ứng dụng thanh toán di động Alipay của Alibaba và ứng dụng nhắn tin Wechat của Tencent đều rất phổ biến tại Trung Quốc, với số lượng người dùng của mỗi ứng dụng lên đến hàng trăm ngàn người. Việc đưa các mã y tế vào chúng sẽ giúp rất nhiều người dễ dàng tiếp cận hơn.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 2.

Hàng Châu, thành phố ven biển ở phía Đông tỉnh Chiết Giang, nới Alibaba đặt trụ sở, là một trong những thành phố đầu tiên sử dụng mã y tế để quyết định công dân nào nên được chuyển đi cách ly. Hệ thông này đã được triển khai vào ngày 11/2 trêm Alipay.

Để có được mã y tế, các công dân phải điền thông tin cá nhân của họ, bao gồm tên, số chứng minh hoặc số hộ chiếu, và số điện thoại, vào trang đăng ký. Sau đó, họ sẽ được yêu cầu phải báo cáo lịch sử di chuyển, và liệu đã từng tiếp xúc với bất kỳ ai đã được xác nhận hoặc nghi nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày trở lại hay không. Họ còn phải đánh dấu vào các ô ghi triệu chứng đang có: Sốt, mệt mỏi, ho khan, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, hay tiêu chảy.

Sau khi thông tin đã được xác nhận bởi chính quyền, mỗi người dùng sẽ được gán một mã QR màu đỏ, cam, hoặc xanh lá.

Những người dùng với mã đỏ phải cách ly tập trung hoặc tự cách ly trong 14 ngày; người dùng với mã cam sẽ bị cách ly 7 ngày, còn người dùng mã xanh lá có thể tự do đi lại trong thành phố.

Mã y tế còn có thể kiêm vai trò một thiết bị theo dõi hoạt động của người dùng ở nơi công cộng, bởi các công dân phải quét mã QR của họ khi ra vào các khu vực nayc. Khi một ca bệnh đã xác nhận được chẩn đoán, chính quyền sẽ có thể nhanh chóng lần ra nơi bệnh nhân này từng đến và xác định những người từng tiếp xúc với cá nhân đó.

Một người trong đội ngũ phát triển mã y tế của Alipay cho biết hệ thống được phát triển và điều hành bởi các cơ quan chính phủ, và Alipay chỉ cung cấp nền tảng và hỗ trợ kỹ thuật mà thôi.

Bên cạnh Alibaba, Tencent cũng phát triển một hệ thống mã QR tương tự trên Wechat, được giới thiệu lần đầu vào đầu tháng 2 ở thành phố Thâm Quyến, nơi đặt trụ sở Tencent.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 3.

Nó được sử dụng rộng rãi ra sao?

Chỉ trong một tuần sau ra mắt, mã y tế Alipay đã được triển khai ở hơn 100 thành phố trên cả nước.

Vào ngày 15/2, văn phòng chính phủ điện tử thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã chỉ đạo Alipay đẩy nhanh quá trình phát triển mã QR y tế để triển khai trên toàn quốc.

Một mạng skynet nhằm ngăn chặn đại dịch đang được triển khai trên quy mô lớn với tốc độ Trung Quốc” – Xinhua đưa tin như vậy.

Đến cuối tháng 2, đã có hơn 200 thành phố ở Trung Quốc triển khai mã QR y tế, theo Alipay.

Hệ thống mã y tế của Tencent cũng đã mở rộng ra hơn 300 thành phố tính đến tháng trước.

Vào ngày 1/3, Bắc Kinh tung ra phiên bản mã QR ba màu của riêng họ, có thể truy xuất thông qua cả Alipay và Wechat. Bên cạnh phải cung cấp tên và số ID, người dùng còn phải đăng ký với hệ thống nhận dạng khuôn mặt mới lấy được mã.

Mã y tế còn đóng vai trò trung tâm trong quá trình gỡ bỏ những hạn chế trong lĩnh vực gial thông vận tải ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khoảng 60 triệu người đã bị hạn chế di chuyển sau lệnh phong tỏa vào cuối tháng 1.

Vào ngày 10/3, tỉnh này đã tung ra mã y tế của riêng mình dành cho các công dân muốn đi lại trong phạm vi tỉnh.

Màu sắc mã được gám cho công dân dựa trên cơ sở dữ liệu kiểm soát dịch bệnh của tỉnh: Những người có kết quả chẩn đoán là đã xác nhận nhiễm, nghi nhiễm, hoặc những ca bệnh không triệu chứng, hoặc những người bị sốt, sẽ nhận mã đỏ; những người tiếp xúc gần với họ sẽ nhận mã vàng; và những người không có thông tin trong cơ sở dữ liệu sẽ nhận mã xanh lá – có nghĩa họ khỏe mạnh và có thể đi lại một cách an toàn.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 4.

Màu sắc của mã QR quyết định sự tự do di chuyển của người dân: Những người mã xanh được phép đi lại tự do trong tỉnh, mã cam không được đi lain, và mã đỏ phải chấp nhận cách ly và chữa trị.

Mọi cư dân và khách rời Hồ Bắc và Vũ Hán cần phải có mã QR xanh lá trong điện thoại của họ.

Những vấn đề bất cập

Giống như mọi sản phẩm công nghệ, các ứng dụng y tế cũng không hoàn hảo – chúng có thể sai sót và gán nhầm mã màu cho người dùng, từ đó đưa nhầm người đi cách ly.

Tai Hàng Châu, thành phố đầu tiên triển khai mã y tế của Alipay, một số công dân đã than phiền trên mạng xã hội rằng họ bị gán mã đỏ vì nhầm lẫn – ví dụ như họ đã đánh dấu vào mục “nghẹt mũi” hay “mệt mỏi” trên trang đăng ký, nhưng đó là triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm thông thường.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 5.

Một vài ngày sau khi triển khai, chính quyền Hàng Châu cho biết đường dây nóng của thị trưởng đã quá tải vì các cuộc gọi từ người dân với những câu hỏi xoay quanh mã y tế của họ, và đã phải lập nên một ứng dụng trực tuyến dành cho những người muốn xem xét lại mã đã gán cho họ.

Trong bối cảnh người Trung Quốc bắt đầu di chuyển trở lạ sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, một vấn đề khác xuất hiện: Không phải mọi thành phố và tỉnh đều nhận ra mã y tế của nhau.

Dù mọi mã QR đều có 3 màu giống nhau và đều được phát triển bởi cùng công ty, chúng lại dựa trên các cơ sở dữ liệu Covid-19 khác nhau do chính quyền các địa phương lập nên.

Bởi các cơ sở dữ liệu này không được chia sẽ giữa chính quyền các địa phương, và bởi các chính quyền khác nhau có thể có các tiêu chuẩn gán màu khác nhau, một số đã tỏ ra ngần ngại trong việc nhận dạng mã y tế của những nơi khác.

Một công dân Hồ Bắc họ Yuan, vừa trở về Quý Châu để làm việc vào cuối tháng 3 sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, cho biết anh đã phải tiếp tục cách ly 14 ngày nữa ở Quý Châu dù rằng đã nhận được mã xanh lá sau 14 ngày cách ly tại Hồ Bắc. Quý Châu không nhận mã y tế của Hồ Bắc!

Để giải quyết vấn đề, chính phủ trung ương đã tung ra “mã ngăn chặn đại dịch” quốc gia. Họ còn tải lên một cơ sở dữ liệu toàn quốc về các ca bệnh Covid-19 đã xác nhận hoặc nghi nhiễm, cùng những mối liên hệ gần của các ca này trên một nền tảng tập trung, với hi vọng rằng chính quyền các địa phương có thể nhận dạng mã y tế của nhau thông qua chia sẻ dữ liệu.

Chúng tôi đã triển khai nhận dạng và chia sẻ dữ liệu cơ bản lẫn nhau” – Mao Qunan, một viên chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 6.

Ngoài ra còn có vấn đề về quyền riêng tư. Mã y tế được dựa trên dữ liệu chính quyền thu thập từ từng cá nhân, bao gồm thông tin riêng, vị trí, lịch sử hành trình, các liên hệ gần đây, và tình trạng sức khỏe.

Tất cả những gì tôi quan tâm là liệu thông tin cá nhân của chúng tôi có bị rò rỉ không, và liệu bảo mật thông tin của chúng tôi có được bảo đảm không“, một người dùng Weibo tên Han Dongyan nói.

Zhu Wei, một chuyên gia pháp lý tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, đã bảo vệ mã y tế trong một bài phỏng vấn với tờ Guangming Daily. Ông nói rằng mã y tế được chuẩn hóa trong luật an ninh mạng Trung Quốc bởi người dùng ý thức được rằng dữ liệu của họ đang được thu thập, và bởi mọi việc đều được chính phủ kiểm soát.

Jason Lau, một chuyên gia về quyền riêng tư và là giáo sư tại Đại học Baptist Hong Kong, nói rằng chính phủ Trung Quốc cần đảm bảo mã y tế đáp ứng được các nguyên tắc truyền thống về quyền riêng tư dữ liệu. Ví dụ, dữ liệu thu thập được nên “phù hợp với mục đích muốn đạt được“.

Ông còn đặt ra câu hỏi liệu các mã này – và mọi thông tin cá nhân thu thập được – nhiều khả năng sẽ vẫn được giữ lại sau khi đại dịch kết thúc.

Làm sao chúng ta xác định được khi nào đại dịch thực sự chấm dứt? Ví dụ nếu chính phủ và các công ty đang thu thập dữ liệu – thì ai là người sẽ công bố đại dịch đã chấm dứt, hãy xóa dữ liệu đi, đừng lưu trữ dữ liệu riêng tư nữa?” – Lau nói.

Liu Yuewen, một chuyên gia dữ liệu lớn đang làm việc với cảnh sát tỉnh Vân Nam, nói trong một buổi họp báo hồi tháng 2 rằng dữ liệu mã y tế sẽ bị xóa khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh kết thúc.

Không ai sẽ có thể xem bất kỳ dữ liệu nào mà không được phép của trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh” – ông nói.

Một số thành phố đã bắt đầu xóa bỏ việc dùng mã y tế trong một số mặt trong đời sống của người dân.

Tại Hàng Châu, nơi đầu tiên triển khai mã QR, chính phủ đã công bố hôm 21/3 rằng cư dân không cần trình mã y tế khi đến nơi công cộng như nhà ga, siêu thị, hay khách sạn nữa.

Nhưng ở nhiều nơi khác, như Bắc Kinh và Thượng Hải, các mã vuông nhỏ này vẫn quyết định nơi mọi người có thể và không thể đến trong cuộc sống thường ngày.

Tham khảo: CNN

Mánh khoé sử dụng Netflix giá rẻ được nhiều người Việt lợi dụng bị chặn đứng

Thời gian gần đây, dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận tài khoản ở Việt Nam. 

Hồi đầu tháng Hai, Netflix đã ngừng chương trình dùng thử miễn phí (trial) tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc người dùng sẽ buộc phải trả phí ngay từ đầu nếu như muốn sử dụng dịch vụ này.  Đây được coi là đòn đáp trả của Netflix trước sự nở rộ của dịch vụ mua bán tài khoản Netflix giá rẻ (với giá chỉ khoảng 20-50.000 đồng/tháng) thông qua việc lợi dụng chính sách dùng thử.

Mới đây, Netflix đã có thêm một động thái mới tới cộng đồng người dùng Việt Nam nhằm dập tắt hy vọng sử dụng dịch vụ này với giá rẻ hơn giá niêm yết.

“Di cư” sang Thổ Nhĩ Kỳ để có giá rẻ hơn

Tại Việt Nam, Netflix có mức giá dao động trong khoảng từ 180.000 đồng đến 260.000 đồng/tháng, tuỳ vào từng gói. Mặc dù có giá cao nhất, nhưng gói Ultra HD 260.000 đồng lại là gói phổ biến nhất không chỉ bởi nó cho phép xem phim với độ phân giải 4K (hai gói còn lại chỉ dừng lại ở mức SD và HD), mà gói này con cho phép chia sẻ với tối đa 4 người dùng cùng lúc. 

Như vậy, nếu bạn tìm được ba người khác cùng có nhu cầu sử dụng Netflix và sẵn sàng chia sẻ tài khoản, thì chi phí mà mỗi người phải bỏ ra trên 1 tháng chỉ là 260.000/4 = 65.000 đồng, rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng đơn lẻ.

Thế nhưng, một số người Việt đã tìm ra một cách nhằm giảm chi phí xuống mức thấp hơn nữa, đó là chuyển vùng sang một quốc gia khác – Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Đây hiện là quốc gia có giá gói cước Netflix rẻ nhất thế giới, khi gói Ultra HD chỉ có giá 41.99 TL, tương đương 140.000 đồng. Nếu chia cho 4 người như trên, mỗi người chỉ phải trả 35.000 đồng/tháng, nghĩa là chỉ bằng một nửa so với giá tại Việt Nam.

Mánh khoé sử dụng Netflix giá rẻ được nhiều người Việt lợi dụng bị chặn đứng - Ảnh 1.

Chính vì vậy, nhiều người đã tìm cách chuyển vùng sang Thổ Nhĩ Kỳ để có được mức giá rẻ này. Đây cũng là “chiêu” được một số dịch vụ kinh doanh tài khoản Netflix sử dụng để kiếm lời.

Netflix chặn tài khoản Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Một vài ngày trở lại đây, người dùng Netflix tại Việt Nam chuyển vùng sang Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu gặp tình trạng không thể xem phim được nữa. Họ vẫn có thể truy cập vào tài khoản để xem danh sách phim, tuy nhiên khi bắt đầu xem bất kỳ phim nào thì thông báo “Không thể sử dụng tài khoản của bạn tại địa điểm này” sẽ xuất hiện. 

Mánh khoé sử dụng Netflix giá rẻ được nhiều người Việt lợi dụng bị chặn đứng - Ảnh 2.

Đây là vấn đề của riêng các tài khoản đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã thử nghiệm một tài khoản Netflix Việt Nam và tất cả mọi thứ vẫn hoàn toàn bình thường.

Một số người dùng cho biết sau khi sử dụng VPN để chuyển địa chỉ IP sang một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp… thì tài khoản Netflix Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể xem được. Điều này cho thấy Netflix đang tạo ra những hạn chế nhất định đối với khu vực Việt Nam.

Netflix liên tục “càn quét”, đã đến lúc chuyển sang tài khoản “chính chủ”

Vụ việc trên đã khiến cho hàng loạt người mua, cũng như người bán account Netflix giá rẻ thêm một lần nữa điêu đứng.

Anh Long (trú tại Hà Đông, Hà Nội) mua account Netflix trên mạng với giá 55.000 đồng/tháng. Vào ngày hôm qua, account của anh không thể xem phim được nữa. Khi liên hệ với người bán, người bán chỉ nói rằng “Netflix đang quét”“đợi một vài bữa để tìm giải pháp”.

Quá mệt mỏi vì tình trạng liên tục bị quét account, anh Long cho biết sẽ chuyển sang sử dụng account “chính chủ” từ tháng tới. “Hiện tại giá Netflix tại VN là 260.000 đồng/tháng, hơn chỉ 10.000 đồng so với account “lậu” mà dùng ổn định hơn nhiều, không lo bị khoá lại giữ được lịch sử xem lâu dài”.

“Trở ngại duy nhất là kiếm được 3 người “chung chí hướng” để chia sẻ tài khoản. Nhưng cái này có lẽ không khó bởi nhu cầu người dùng xem Netflix tại VN đang tăng”. – anh Long nói.

Theo quy định của Netflix, người dùng có thể chia sẻ tài khoản với mục đích cá nhân cho người trong cùng một hộ gia đình. Tuy nhiên thực tế quy định này chỉ mang tính lý thuyết, bởi lẽ ngay bản thân mỗi thành viên trong cùng một hộ gia đình cũng sẽ thay đổi vị trí liên tục và Netflix không thể ép buộc họ chỉ sử dụng dịch vụ của mình ở một địa điểm nhất định. 

Thực tế, ông Neil Hunt, Giám đốc sản phẩm của Netflix từng cho biết dịch vụ này cũng không quá “ám ảnh trong việc ép buộc người dùng phải tuân theo quy định “một hộ gia đình, một account””. Vì vậy, người dùng sẽ có thể tự tin trong việc chia sẻ tài khoản với một nhóm gia đình hoặc bạn bè thân cận mà không lo bị Netflix khoá tài khoản.

Trung Quốc dùng máy xúc nghiền nát 10.000 điện thoại giả

10.000 điện thoại di động không phải là nạn nhân duy nhất của vụ thảm sát ở quận Longgang của thành phố Thâm Quyến hôm 26/4 vừa rồi. Cùng với đó là hơn 9.000 cây thuốc lá lậu, 40.000 cặp kính thời trang giả, cùng hàng loạt vòng đeo tay thương hiệu Cartier và rượu Mao Đài nhái.

Thâm Quyến sát vách với Hong Kong, là một trong những điểm buôn lậu hàng đầu của Trung Quốc, luôn trong tình trạng đối mặt với các băng nhóm buôn bán hàng giả bất hợp pháp.

Trong nhiều năm, những kẻ buôn lậu đã nhiều lần bị bắt khi cố gắng lẻn vào Thâm Quyến với những thỏi vàng nhét trong quần, kim cương trong đồ lót hay từng dây iPhone đeo quanh người.

Tham khảo Shanghaiist

Facebook và YouTube ráo riết tìm kiếm và xóa sổ một đoạn video thuyết âm mưu mang tên “Plandemic”

Một đoạn clip dài 25 phút trích từ một bộ phim tài liệu sắp ra mắt, với sự góp mặt của một nhà lý luận thuyết âm mưu anti-vaccine nổi tiếng thế giới, đã được xem hàng triệu lần trong tuần qua trên các mạng xã hội, trước khi Facebook và YouTube quyết định loại bỏ tận gốc nó khỏi các nền tảng của họ. Hôm thứ Năm vừa rồi, Facebook cho biết đoạn phim tài liệu đã vi phạm các chính sách của hãng khi truyền bá những nội dung tiềm ẩn nguy cơ cao, rằng mang khẩu trang có thể khiến bạn bị ốm. Theo trang DigitalTrends, đoạn clip hiện có hơn 1,8 triệu lượt xem và 150.000 lượt chia sẻ trên Facebook. Nó còn được xem hàng triệu lần trên YouTube trước khi bị xóa sổ vì vi phạm các chính sách liên quan phát tán thông tin sai lệch về COVID-19.

Được biết, các nhà hoạt động anti-vaccine đã thu hút được hàng triệu lượt xem trên các nền tảng truyền thông xã hội thông qua truyền bá thuyết âm mưu về COVID-19. Vụ việc lần này cũng không phải là một điều bất ngờ: các nhà hoạt động anti-vaccine tìm cách tiếp cận đến các đối tượng khán giả rộng hơn ngay giữa thời điểm đại dịch bùng nổ thông qua những thủ thuật tương tự như các YouTuber nổi tiếng dùng để tăng lượt xem. Họ thực hiện các bài phỏng vấn với các YouTuber tầm cỡ hơn, chính thông hơn, thâm nhập vào các trào lưu đang nổi, khuyến khích các fan tăng cường chia sẻ thông điệp, và tạo dựng sự hiện diện trên mọi nền tảng xã hội mà họ có thể tìm được. Renee DiResta, một nhà nghiên cứu tại Phòng quan sát Internet Stanford, chuyên phụ trách đấu tranh ngăn chặn  loại hình phát tán thông tin sai lệch như trên, cho biết trong tuần qua rằng nếu các nhà hoạt động anti-vaccine cảm thấy họ “có thể tạo ra nội dung mà mọi người sẽ tìm thấy nếu tìm một từ khóa cụ thể”, họ sẽ đầu tư thời gian vào việc đó.

Khi các bản sao của “Plandemic” bắt đầu biến mất khỏi YouTube, những người ủng hộ đã dội bom Twitter với những tuyên bố rằng họ đã bị kiểm duyệt không công bằng. Bộ phim tài liệu này sau đó đã trở thành một hashtag nổi như cồn hôm thứ 5, thu hút thêm nhiều sự chú ý, phẫn nộ, lẫn sự quan tâm của giới truyền thông.

Nguy cơ tiềm tàng

“Plandemic”, cùng với các video thuyết âm mưu khác, có chứa nhiều khẳng định không chính xác, có thể dẫn mọi người đến việc thử những phương thức điều trị không hiệu quả, đôi lúc còn nguy hiểm, hoặc khuyến khích mọi người bỏ qua những hướng dẫn y tế cộng đồng nhằm đảm bảo an toàn. Judy Mikovits, một nhân vật anti-vaccine nổi tiếng xuất hiện trong “Plandemic”, nói với YouTuber Patrick Bet-David trong một cuộc thảo luận dài dằng dặc hồi tuần trước rằng một loại vaccine cúm từ giữa những năm 2010 là nguyên nhân gây ra đại dịch, rằng đeo khẩu trang sẽ kích hoạt virus trong cơ thể, và rằng Anthony Fauci nên bị khép vào tội phản quốc. Một vài trong số những khẳng định đó đã được lặp lại trong clip, vốn được cho chỉ là một phần ngắn trong một bộ phim tài liệu dài hơi khác.

Facebook và YouTube ráo riết tìm kiếm và xóa sổ một đoạn video thuyết âm mưu mang tên “Plandemic” - Ảnh 1.

Judy Mikovits trong video “Plandemic”

Làm sao để ngăn chặn

Các chuyên gia từng nói rằng một số giải pháp đang được thực hiện bởi các nền tảng, như xóa bỏ các nội dung truyền bá thông tin sai lệch hay các quan điểm cực đoan, đề cao các thông tin đáng tin cậy trong các nội dung đề xuất và tìm kiếm, và cung cấp các hộp thông tin trong các video hay bài viết có thông tin quan trọng, có thể sẽ giúp ích được ít nhiều. Nhưng các nền tảng như YouTube và Facebook đã và đang gặp khó khăn trong việc áp dụng những chính sách đó một cách nhanh nhạy nhằm ngăn chặn các video như “Plandemic” bị chia sẻ và xem rộng rãi như đã nói ở trên. Còn có một thách thức khác nữa: thông tin sai lệch, đặc biệt là thông tin sai lệch về vấn đề y tế, sẽ sinh sôi nảy nở khi có quá ít hoặc không có những thông tin đáng tin cậy tương ứng. Đây là một vấn đề đặc biệt chính xác trong đợt đại dịch hiện nay, khi mà các bác sỹ và các nhà khoa học vẫn đang chạy đua để hiểu được một bệnh dịch mà mới 6 tháng trước đây thôi chưa hề tồn tại. Nếu các nhà lý luận thuyết âm mưu là những kẻ đứng đằng sau hầu hết các nội dung liên quan đến những ý tưởng hay từ khóa tìm kiếm cụ thể, thì mọi người khi tìm kiếm những từ khóa đó vì tò mò sẽ vô tình bị cuốn vào một loạt các nội dung đến từ các nguồn không đáng tin cậy, bởi đó là cách hoạt động của thuật toán tìm kiếm.

Một số bác sỹ đã làm việc hết mình nhằm lấp đầy những khoảng trống đó: họ tự mình trở thành những con người có tầm ảnh hưởng, tự mình giải đáp những thông tin sai lệch phổ biến cho một lượng lớn những người theo dõi họ trên các nền tảng nơi những ý tưởng kia đang được phát tán. Zubin Damania, một bác sỹ và là một YouTuber, đã đăng tải một đoạn video với tiêu đề “A Doctor Reacts To ‘Plandemic’” (Một bác sỹ phản ứng với Plandemic) lên kênh YouTube của ông hồi đầu tuần này.

Thật điên rồ” – ông nói trong video. “Đừng phí phạm thời gian xem nó (Plandemic). Đừng phí phạm thời gian chia sẻ nó. Đừng phí phạm thời gian nói về nó. Tôi không thể tin được tôi đang phí phạm thời gian làm điều này. Nhưng tôi chỉ muốn mọi người đừng nhắn tin hỏi tôi về nó nữa“. Video của Damania hiện có hơn 1,3 triệu lượt xem. Nếu quan tâm, các bạn có thể theo dõi video bên dưới.

A Doctor Reacts To “Plandemic”

Tham khảo: TechnologyReview

Dân mạng Trung Quốc ‘sôi sục’ vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam

Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là “sân sau”, hay “công xưởng” chính của Apple, nơi mà các mẫu sản phẩm mới nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ được sản xuất, lắp ráp và ra đời.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại kéo dài giữa chính quyền Bắc Kinh và Washington, cũng như đại dịch Covid-19 đã khiến Apple buộc phải chuyển dần các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc đại lục. Và mới đây nhất, một loạt thông tin cùng hình ảnh rò rỉ đã cho thấy Việt Nam được Apple lựa chọn để là nơi tạo ra các mẫu tai nghe không dây mới nhất cũng như sắp sửa ra mắt của mình.

Dân mạng Trung Quốc sôi sục vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam - Ảnh 1.

Cư dân mạng khá quan tâm về thông tin dây chuyên sản xuất tai nghe của Apple sẽ chuyển sang Việt Nam.

Trước thông tin mới mẻ này, cộng đồng mạng Trung Quốc đã ngay lập tức có nhiều luồng dư luận phản ứng trái chiều nhau.

“Thoát khỏi việc làm thuê cho nước ngoài, công nhân Trung Quốc đã được giải phóng”, một bình luận trên trang Sina viết.

“Tất cả các thương hiệu nước ngoài nên bước ra khỏi Trung Quốc”, một vài người dùng trên mạng xã hội Weibo cũng có tư tưởng khá cực đoan.

“Nên áp dụng mức thuế 135% đối với việc nhập khẩu phụ kiện Apple được lắp ráp ở nước ngoài”, một người dùng đến từ Sơn Đông viết.

Đáp lại đó là ý kiến phản hồi: “Thực tế không cần thiết, bởi vì những gì được bán ở Trung Quốc phải được lắp ráp tại Trung Quốc. Giá trị lớn nhất của Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn, không chỉ thị trường sản xuất.”

“Trung Quốc ban đầu sản xuất 1 triệu, bán ra 300.000 trong nước và xuất khẩu 700.000. Giờ 700.000 đơn vị này sẽ được chuyển đến sản xuất tại Việt Nam, xuất ra thị trường châu Âu và Mỹ. Apple sẽ luôn có các nhà máy ở Trung Quốc, nhưng quy mô sẽ giảm đi rất nhiều”, thành viên có nickname “Panda đắm mình dưới ánh mặt trời” nêu quan điểm.

“Hãy cứ rời khỏi Trung Quốc và ra bên ngoài, rồi quay về so sánh, để biết cách đánh giá cao những lợi thế của chuỗi cung ứng và lực lượng lao động của Trung Quốc”, một người dùng khác bình luận.

Dân mạng Trung Quốc sôi sục vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam - Ảnh 2.

Nhiều người Trung Quốc tự hào về chất lượng thương hiệu “Made in China” của quốc gia mình.

Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người dùng trên mạng Internet ở Trung Quốc nghi ngờ về việc Việt Nam có khả năng đón nhận “trách nhiệm nặng nề” này hay không.

“Không còn được lắp ráp tại Trung Quốc, chất lượng sản phẩm sẽ thật đáng lo ngại”, một người dùng có thông tin địa chỉ ở Bắc Kinh bình luận. “Không sao đâu. Việt Nam sẽ lắp ráp sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Apple”, ngay lập tức có người dùng khác phản bác quan điểm này.

“Tôi hy vọng giá AirPods sẽ rẻ hơn để có thể nâng cấp tai nghe của mình lên thế hệ mới”, một người dùng trên Sina viết. Tuy nhiên, ngay lập tức đã có ý kiến phản bác: “Giá cả sản phẩm ngày nay không liên quan gì đến chi phí sản xuất hết!”.

Nhưng không ít người cho rằng “việc chuyển chuỗi công nghệ sang khu vực có giá nhân công rẻ hơn là xu hướng tất yếu”, bởi đó là con đường mà chính Trung Quốc đã đi nhiều năm trước.

“Hệ thống sản xuất của Nhật Bản trong những năm 1990 cũng thống trị thế giới. Trung Quốc sau đó đã dần thay thế Nhật Bản trong 10 năm qua. Nó chứng minh rằng những thứ như chuỗi sản xuất công nghiệp có thể được chuyển giao trong một thời gian ngắn”, một người dùng khác nhận xét.

Dân mạng Trung Quốc sôi sục vì thông tin Apple sẽ lắp ráp tai nghe AirPods tại Việt Nam - Ảnh 3.

Hình ảnh mẫu AirPods cao cấp nhất hiện tại của Apple, với dòng chữ “Lắp ráp tại Việt Nam”.

Những người có quan điểm dung hòa thì cho rằng việc chuyển hệ thống dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc là việc tốt cho tất cả các bên, nhất là ở thời điểm phức tạp hiện tại.

“Lắp ráp một chiếc điện thoại di động chỉ có thể kiếm được vài chục USD, trong khi lắp một chiếc AirPods thậm chí còn kiếm được ít tiền hơn. Vì Việt Nam gần với Trung Quốc và thuận tiện cho việc vận chuyển, nên lắp ráp tại Việt Nam có lợi cho việc sử dụng chuỗi hậu cần công nghiệp của Trung Quốc trong khi không còn bị áp thuế quan cao. Việc chuyển dây chuyền sang Việt Nam thực sự là một kết quả có lợi cho tất cả các bên”, một người dùng giấu tên khác cũng đưa ra ý kiến cá nhân.

“Giá lao động của Trung Quốc đang tăng lên hàng năm, giá đất cũng tăng lên tương tự. Việc chuyển dây chuyền sang Việt Nam là hoàn toàn bình thường”, người dùng có nickname

“Bây giờ thì tốt rồi, một số lượng lớn người lao động trong nước đã bị cho nghỉ việc và không có gì để làm”, một quan điểm khác lại tỏ ra lo lắng về số phận công nhân Trung Quốc.

“Sản phẩm của Apple sản xuất ở đâu không quan trọng, vì chất lượng của hãng hoàn toàn ổn!”, người khác chia sẻ quan điểm. Nhưng cũng có người dùng khác bình luận theo quan điểm châm biếm: “Sự đổi mới ý tưởng của họ đã cạn kiệt, đây mới là vấn đề nghiêm trọng nhất!”

“Chỉ trích Việt Nam? Chất lượng gia công nhiều sản phẩm ở Trung Quốc vẫn còn rất kém. Đừng vội hả hê và chê cười người khác. Hãy nhanh chóng nâng cấp công nghệ các ngành công nghiệp trong nước trước khi quá muộn”, một người dùng trên Weibo đưa ra lời cảnh tỉnh.

Tổng hợp

Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải ‘kêu trời’

Hôm qua 22/6, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh tạm thời tạm dừng việc cấp thị thực làm việc, đặc biệt bao gồm cả chương trình thị thực H-1B cho những người lao động có tay nghề cao. Hành động này ngay lập tức đã cắt đứt một nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ Mỹ, vốn từ lâu đã phàn nàn về sự thiếu hụt nhân tài.

Theo một ước tính của một quan chức chính quyền cấp cao chia sẻ với tờ Wall Street Journal, thì các hạn chế sẽ cấm khoảng 525.000 người vào nước này, bao gồm 170.000 người có thẻ xanh đã bị ngăn chặn vào Mỹ kể từ tháng 4 .

Tuy nhiên sắc lệnh này không áp dụng cho những người lao động đã có thị thực hợp lệ và nó được đưa ra nhằm giúp hỗ trợ việc làm cho những người Mỹ đang thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo chính quyền Trump nói. Ông Trump cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp bốn lần từ giữa tháng hai và tháng ba năm nay.

“Công nhân Mỹ cạnh tranh với các công dân nước ngoài để tìm việc làm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế của chúng ta”, ông Trump chia sẻ. “Nếu không có sự can thiệp, Mỹ sẽ phải đối mặt với khả năng kéo dài sự phục hồi kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục nếu nguồn cung lao động vượt xa nhu cầu lao động”.

Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải kêu trời - Ảnh 1.

Ông Trump đang tìm mọi cách để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ.

Nhưng các đại diện của ngành công nghệ rõ ràng không thoải mái với sắc lệnh này. Họ đã lên tiếng cảnh báo rằng quyết định này sẽ cản trở khả năng tuyển dụng công dân nước ngoài có tay nghề cao của các công ty. Bởi khoảng 3/4 trong số 85.000 thị thực H-1B được phân bổ mỗi năm là dành cho những người làm việc trong ngành công nghệ.

Nhiều tập đoàn công nghệ khổng lồ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm không đồng tình với quan điểm của chính quyền Trump.

“Bây giờ không phải là lúc để ngăn cách quốc gia của chúng ta khỏi các nhân tài của thế giới hoặc tạo ra sự không chắc chắn và lo lắng”, Brad Smith, cố vấn trưởng của Microsoft, chia sẻ trên mạng xã hội Twitter. “Người nhập cư đóng một vai trò quan trọng tại công ty của chúng tôi và hỗ trợ các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước chúng ta. Họ đang đóng góp cho đất nước này vào thời điểm chúng ta cần họ nhất.”

Amazon thì thẳng thừng gọi sắc lệnh này là “thiển cận”.

“Ngăn chặn các chuyên gia có tay nghề cao vào đất nước và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ khiến khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ gặp rủi ro”, một phát ngôn viên của Amazon cho biết. “Giá trị của các chương trình visa cho người có kỹ năng cao rất rõ ràng và chúng tôi rất biết ơn nhiều nhân viên Amazon từ khắp nơi trên thế giới đã đến Mỹ để đổi mới các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng”.

Google cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

“Người nhập cư không chỉ thúc đẩy các đột phá công nghệ và tạo ra các doanh nghiệp và việc làm mới mà còn làm phong phú thêm cuộc sống của người Mỹ”, phát ngôn viên của Google – Jose Castaneda – nói trong một tuyên bố. “Thành công liên tục của Mỹ phụ thuộc vào các công ty có quyền thu hút các tài năng tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt bây giờ, chúng tôi cần những tài năng đó để góp phần phục hồi kinh tế của Mỹ.”

Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai, chính là một người nhập cư Ấn Độ. Ông cũng chia sẻ: “Thất vọng vì tuyên bố hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người nhập cư và làm việc để mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người.”

Giám đốc điều hành YouTube, Susan Wojcicki, có bố là người nhập cư, đến từ Ba Lan vào năm 1949. Bà viết trên Twitter: “Nhập cư là trung tâm của các câu chuyện của nước Mỹ và nó là trung tâm trong câu chuyện của chính gia đình tôi. Gia đình tôi đã thoát khỏi nguy hiểm và tìm được một ngôi nhà mới ở Mỹ.”

Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải kêu trời - Ảnh 2.

H-1B là cơ sở của nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.

Phát ngôn viên của Facebook thì cho biết tuyên bố của Trump đang cố gắng tận dụng đại dịch để hạn chế nhập cư nhưng sẽ việc này khiến quá trình phục hồi kinh tế của quốc gia trở nên khó khăn hơn.

Đại diện Twitter thì cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu sự đa dạng, thứ vốn được coi là “tài sản kinh tế lớn nhất của nước Mỹ”.

“Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tham gia lực lượng lao động của chúng ta, đóng thuế và đóng góp cho khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước Mỹ trên trường quốc tế”, Jessica Herrera-Flanigan, phó chủ tịch về chính sách công của Twitter, cho biết trong một tuyên bố.

Uber cũng chỉ trích sắc lệnh này, nói rằng nhập cư giúp thúc đẩy sự đổi mới.

Một nhóm ngành đại diện cho những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google và Facebook thì cho biết động thái này sẽ cản trở khả năng của các công ty công nghệ trong việc đưa ra quyết định về lực lượng lao động.

“Đây là chính sách tồi tệ không thể tin được ở mọi cấp độ”, Aaron Levie, CEO của công ty dịch vụ điện toán đám mây Box chia sẻ.

Còn Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ thì cáo buộc chính quyền Trump đang sử dụng đại dịch như một cái cớ để viết lại luật nhập cư.

“Đây không phải là động thái phản hồi với Covid-19 hay phản ứng kinh tế”, đại diện liên minh này tuyên bố. “Đó là việc khai thác một đại dịch để đưa ra các chính sách gây chia rẽ và định hình lại luật nhập cư, trong khi thay thế cho Quốc hội.”

Tham khảo Cnet

Tính năng mới trên iOS 14 sẽ khiến YouTube phải đau đầu, còn người dùng như mở cờ trong bụng

Trên thực tế, bạn có thể, nhưng buộc phải bỏ tiền mua gói YouTube Premium. Còn miễn phí thì sao?

iOS 14 sẽ cho phép bạn làm điều đó. Hôm thứ hai vừa qua, tại sự kiện WWDC 2020, Apple đã công bố một loạt các tính năng mới toanh cho iOS 14. Từ widget trên homescreen cho đến thông báo cuộc gọi với thiết kế mới, có quá nhiều thứ mới mẻ khiến hầu hết chúng ta vô tình bỏ qua những “tác dụng phụ” hấp dẫn của những tính năng mới này.

Ví dụ cụ thể: tính năng picture-in-picture của iOS 14. Nay bạn có thể vừa làm việc khác trên iPhone hoặc iPad, vừa tiếp tục xem đoạn video đang mở trong một cửa sổ nhỏ trôi nổi trên màn hình, và có thể di chuyển nó đi bất kỳ đâu theo ý thích. Khá hay, nhỉ?

Nhưng chuyên gia về truyền thông xã hội Matt Navarra để ý thấy một điều còn thú vị hơn về tính năng này: bạn có thể sử dụng picture-in-picture với các video YouTube được mở trong ứng dụng trình duyệt web Safari. Video YouTube trôi nổi trên màn hình còn có thể được đẩy ra hai biên, và lúc này, bạn đã có thể nghe nhạc trên YouTube ở dưới nền giống hệt các ứng dụng nghe nhạc khác rồi!

Cái hay đó là nhạc vẫn sẽ chạy khi bạn khóa màn hình iPhone.

Nghe nhạc YouTube dưới nền trên iOS 14

Cần lưu ý là thủ thuật này không hoạt động với ứng dụng YouTube. Để nghe nhạc YouTube dưới nền, bạn phải mở video trong Safari. Tại sao vậy? Bởi tính năng phát video dưới nền là một trong những điểm nhấn của gói YouTube Premium – nếu Google cho phép bạn dễ dàng làm điều đó, ai sẽ bỏ tiền mua gói trả phí đây?

YouTube là một kho nhạc số khổng lồ. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy gần một nửa của tổng lượng nhạc được stream trên internet đến từ nền tảng video này. Tính năng phát video dưới nền được tích hợp trên iOS 14 có thể sẽ giúp YouTube trở thành một lựa chọn hàng đầu cho việc nghe nhạc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tính năng này không thể hoàn toàn thay thế cho gói YouTube Premium được. Khi trả tiền mua gói dịch vụ của YouTube, bạn sẽ được tải video về xem offline và không dính quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định bỏ ra 11.99 USD/tháng chủ yếu chỉ để phát nhạc dưới nền, thì hãy tiết kiệm tiền đi và tận dụng picture-in-picture của iOS 14 ngay thôi.

iOS 14 sẽ được phát hành vào cuối năm nay. Nếu thích, bạn có thể tải về bản beta cho iPhone và iPad để trải nghiệm.

Tham khảo: Mashable

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này?

Vào buổi bình minh của game trực tuyến nhiều người chơi (massively multiplayer online games – MMO), các nhà phát triển phương Tây đã xây dựng một mô hình bán game, thu phí theo tháng (subscription), bán các bản mở rộng để duy trì một sản phẩm game online qua hàng chục năm.

Đây được xem là mô hình chuẩn mà thế giới học theo, cho đến khi một vài web game miễn phí (free-to-play hoặc freemium) manh nha xuất hiện như Neopets hay RuneSpace. Dù vậy, phải đến khi Nexon phát hành MapleStory và chứng kiến một cuộc bùng nổ số lượng người đăng ký, một cuộc cách mạng game miễn phí mới diễn ra.

Từ nguồn cảm hứng ở Hàn Quốc, các nhà phát triển Trung Quốc mau chóng nhảy vào cuộc chơi và nâng tầm game miễn phí lên mức độ cao hơn. Đó là dạng game miễn phí bán vật phẩm ảo (microtransaction) mà muốn khỏe lên, không có cách nào khác là bạn phải nạp thật nhiều tiền (pay-to-win).

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 1.

Thành công của Trung Quốc buộc chính các nhà phát triển phương Tây và Nhật Bản chạy theo cuộc chơi làm game miễn phí. Kể từ đó khoảng cuối những năm 2000 đến nay, bóng dáng của game thu phí bắt đầu ít dần và có những lý do tiêu biểu để các nhà phát triển không còn mặn mà với mô hình này.


Thu phí bắt buộc là rào cản

Khi bắt đầu thu phí, có lẽ các nhà sản xuất cũng không ngờ rằng vòng đời một trò chơi có thể dài tới 5-10 năm hoặc cao hơn thế nữa. World of Warcraft đã có 16 năm vận hành còn Võ Lâm Truyền Kỳ không kém cạnh với 15 năm có lẻ.

Tuy vậy, hai ví dụ kể trên chỉ là một trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi thành công bởi ra mắt ở thuở sơ khai khi thị trường MMORPG chưa được định hình và các thể loại game khác chưa xâm lấn mạnh mẽ.

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 2.

Game online cần cộng đồng để tồn tại.

Có vô số những game thu phí khác được các nhà phát triển đầu tư mạnh tay nhưng gặp thất bại trong việc thu hút người chơi. Tiêu biểu trong số này phải kể đến những MMO bom tấn xứ Hàn như Guild Wars 2, Aion, TERA, ArcheAge hay Black Desert Online; MMO phương Tây như The Secret World, Rift hay Star Wars: The Old Republic.

Những game kể trên sau đó đã phải tìm đường đổi sang mô hình miễn phí hoặc cho chơi miễn phí có giới hạn để thu hút game thủ trở lại, bởi quá ít người chơi trong một MMO chính là rào cản lớn nhất để giết chết trò chơi.

Thật vậy, các game online đều xây dựng tính năng xung quanh việc tạo lập một nhóm cộng đồng đối lập nhau như bang hội, bạn bè, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Không có người chơi, cộng đồng không được tạo lập, tính năng game không thể được vận hành một cách suôn sẻ và game sẽ chết dần.

Khó “hút máu” người chơi

Một hạn chế lớn của thu phí bắt buộc là nhà phát triển không thể thu thêm từ người chơi một khi họ đã trả đầy đủ các khoản phí như mua game, mua gói mở rộng, mua gói ưu đãi.

Trong khi nhà phát hành vẫn phải bỏ chi phí hàng tháng cho đội ngũ kỹ thuật, vận hành server, việc không thể thu thêm phí từ người chơi là rào cản tiếp theo ngăn trở sự phát triển của chính game online đó.

Đây là bài toán từng khiến các nhà phát triển đau đầu tìm lời giải. Cuối cùng, các game online thu phí kinh điển như World of Warcraft (WoW) hay Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) đã phải chấp nhận mở cửa hàng bán vật phẩm ảo in-game (cash shop). Với WoW là khoảng năm 2011 còn với VLTK là khoảng năm 2008 khi mức thu phí 60.000 đồng/tháng là không đủ bù đắp chi phí vận hành một lượng người chơi Võ lâm khổng lồ khi ấy.

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 3.

Rương may mắn, một biểu tượng mang tính ‘hút máu’ của game miễn phí.

Dù vậy, game thu phí vẫn gặp một rào cản lớn trong cấu trúc trò chơi (game mechanics) khiến nhà phát triển khó “hút máu” như một game miễn phí. Chẳng hạn, một game miễn phí có thể tạo ra những con boss siêu khó tới mức vô lý buộc người chơi phải đập đồ thật xịn với tỷ lệ xịt vô cùng cao.

Người dùng mặc nhiên chấp nhận những điều vô lý này trong game miễn phí bởi vì nó là quy tắc bất thành văn của game miễn phí. Trái lại, một game thu phí tạo ra những thứ vô lý hoặc bán những thứ quá đắt đỏ có thể bị phản ứng dữ dội, dẫn đến sự tẩy chay từ người chơi.

Quá nhiều game miễn phí

Với 2,5 tỷ người chơi game vào năm 2019, game miễn phí đã tạo ra doanh thu 87,1 tỷ USD trên tổng doanh thu 120,1 tỷ USD của toàn thị trường, theo báo cáo gần đây của SuperData.

Còn theo thống kê của Sensor Tower, tỷ lệ game thu phí được phát hành trên iOS và Android đã giảm từ 25% xuống còn 5% trong vòng 5 năm qua.

Vì sao game online thu phí không còn phổ biến ở thập kỷ này? - Ảnh 4.

Top 5 game miễn phí doanh thu cao nhất năm 2019

Những số liệu này cho thấy rằng game miễn phí đang ngày một áp đảo, ít nhất là về mặt số lượng. Và với cách sắp xếp game theo độ phổ biến trên các cửa hàng game trực tuyến hiện nay, game thu phí càng khó có cơ hội để được người dùng nhìn thấy.

Không tiếp cận được người chơi, thu phí ngay từ quá trình tải về, rõ ràng game thu phí có một rào cản vô cùng lớn khiến thị phần ngày càng hạn hẹp dần. Và sẽ không ngạc nhiên nếu trong thập kỷ này, thị trường sẽ chỉ còn lại toàn game miễn phí.