Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Lý do tại sao Apple không phải cắt giảm việc làm như hầu hết các công ty công nghệ khác

Trong thời kỳ đại dịch, hầu hết các công ty công nghệ đã tăng trưởng nóng, tương ứng với việc phải tuyển dụng nhiều. Nhưng bây giờ, khi mọi thứ đã dần nguội đi, nhiều tập đoàn lớn đang cắt giảm hàng ngàn công việc để cố gắng kiểm soát chi tiêu.

Apple cho đến nay vẫn là một trong số ít các công ty công nghệ tránh cắt giảm việc làm. Và một báo cáo mới từ Bloomberg đã cho thấy những điều khác biệt mà Apple đã trong vài năm qua để giúp công ty có khả năng vượt qua tình hình vĩ mô đầy tính thách thức hiện nay mà không cần sa thải nhân viên.

Một cách tiếp cận tuyển dụng khác lạ

Một trong những lựa chọn quan trọng là cách Apple đã sử dụng để thuê nhân viên mới trong thời kỳ đại dịch. Trong khi các công ty như Amazon, Meta và Salesforce tăng gần gấp đôi lực lượng lao động của họ từ năm 2019 tới 2022 với mức tăng trưởng xấp xỉ 100% về số lượng nhân viên, thì Apple chỉ tăng 20% số lượng nhân viên của mình.

Nên nhớ rằng ngay cả mức tăng trưởng tuyển dụng 60% của công ty mẹ Google, Alphabet, cũng đã được chứng minh là không bền vững. Alphabet và Amazon gần đây đã sa thải khoảng 30.000 nhân viên. Trong khi đó, một công ty phát triển mạnh trong những năm qua là Zoom cũng vừa tuyên bố cắt giảm 15% nhân viên toàn cầu.

Lý do tại sao Apple không phải cắt giảm việc làm như hầu hết các công ty công nghệ khác - Ảnh 1.

Apple tuyển dụng thấp hơn các công ty khác trong thời kỳ đại dịch. Ảnh Bloomberg

Thậm chí vào cuối năm 2022, Apple dường như đã nhìn thấy điều gì đó từ khá sớm, khi thực hiện việc làm chậm lại quá trình tuyển dụng của mình. Một số người thậm chí cho rằng đây là đợt đóng băng tuyển dụng. Nhưng thực tế đã chứng minh, nó đã giúp công ty tránh được việc sa thải nhân viên.

Doanh thu tăng trưởng trên mỗi nhân sự bổ sung

Theo báo cáo của Bloomberg, việc Apple tránh được tình trạng sa thải nhân viên đã nói lên mức độ hiệu quả và lợi nhuận của công ty trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của hãng. Các dữ liệu cho thấy Apple đã tăng hơn gấp đôi doanh thu trên mỗi nhân viên bổ sung trong 6 năm qua, một kỳ tích đáng kinh ngạc.

Khi nhìn vào giai đoạn 2017-2019, Apple có doanh thu 1,17 triệu USD trên mỗi số lượng nhân viên bổ sung, tương đương với Alphabet và Microsoft.

Sau đó, từ năm 2020-2022, con số đó đã tăng hơn gấp đôi, lên 2,51 triệu USD. Điều này có được là do hãng đã thận trọng hơn với việc tuyển dụng đồng thời tăng lợi nhuận. Trong khi đó, hầu hết các công ty công nghệ lớn đều thấy số liệu đó giảm hoặc hầu như không tăng.

Lý do tại sao Apple không phải cắt giảm việc làm như hầu hết các công ty công nghệ khác - Ảnh 2.

Doanh thu tăng trưởng trên nhân sự bổ sung của Apple đơn giản là đã ở một đẳng cấp khác. Ảnh Bloomberg

Tất nhiên, khả năng kinh doanh mạnh mẽ và hiệu quả của Apple là một phần quan trọng trong sự gia tăng đáng kinh ngạc về doanh thu trên số lượng nhân viên bổ sung. Nhưng, việc kết hợp hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận đó với mức tăng tuyển dụng thấp hơn nhiều trong những năm qua là điều khiến cho số liệu này trên trở nên nổi bật, đặc biệt khi so sánh với những gã khổng lồ công nghệ khác.

Nhà phân tích Shannon Cross của Credit Suisse Group AG đã mô tả bức tranh lớn hơn của Apple như thế này: “Điều này phụ thuộc vào sự quản lý của ban quản trị đối với từng đồng USD của cổ đông và sự tập trung rất lớn vào những cơ hội tăng trưởng để đầu tư.”

Mặc dù Apple đã giảm doanh thu trong kỳ nghỉ lễ cuối năm do doanh số bán iPhone thấp hơn dự kiến, nhưng nên nhớ rằng đó là sự sụt giảm so với quý 1 năm 2022, một quý với mức doanh thu kỷ lục 124 tỷ USD. Và cho dù giảm doanh thu, công ty vẫn đạt hiệu suất kinh doanh vượt trội so với bất kỳ đối thủ nào, với 117 tỷ USD doanh thu với gần 30 tỷ USD lợi nhuận, chỉ trong 3 tháng.

Và để chứng minh thêm cho hiệu quả kinh doanh, Apple mới đây đã kỷ niệm việc vượt mốc 2 tỷ thiết bị Apple đang hoạt động và đạt kỷ lục mới về doanh thu mảng Dịch vụ của mình.

Tham khảo 9to5mac

Người dùng Android bao năm qua vẫn chê iPhone không có nhạc chuông tùy chỉnh, ít người biết đây lại là ‘con gà đẻ trứng vàng’ của Apple

Nếu từng sử dụng thiết bị Android, có thể bạn đã quen với việc có thể dễ dàng lựa chọn và thay đổi nhạc chuông theo ý muốn. Tất cả những gì phải làm chỉ là mở Cài đặt và chọn một bài hát hoặc đoạn âm thanh ưa thích.

Nhưng trong khi đó, thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS chỉ cung cấp các âm thanh chung chung và cơ bản, được tích hợp sẵn làm nhạc chuông. Về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể thiết lập nhạc chuông tùy chỉnh bằng một giải pháp thay thế. Nhưng nó khá phức tạp, liên quan đến máy tính và phần mềm iTunes, thứ mà nhiều chủ sở hữu iPhone thậm chí đã không còn thói quen sử dụng nữa.

Tất nhiên, tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi: Tại sao Apple không đơn giản hóa quá trình sử dụng nhạc chuông tùy chỉnh trên iPhone?

Đây không phải là một vấn đề mới và rất nhiều người dùng đã phàn nàn về nó. Nhưng thương hiệu Mỹ từ lâu đã nổi tiếng vì ưu tiên sự liền mạch và đơn giản, nên thực tế là không có gì thay đổi cho thấy Apple muốn điều chỉnh vấn đề này.

Nhưng đừng để điều đó đánh lừa, hãy cùng đi sâu tìm hiểu lý do thực sự tại sao Apple không muốn làm cho quy trình tùy chỉnh nhạc chuông trở nên dễ dàng hơn như lẽ ra nó phải vậy.

Khởi đầu của câu chuyện

Người dùng Android bao năm qua vẫn chê iPhone không có nhạc chuông tùy chỉnh, ít người biết đây lại là 'con gà đẻ trứng vàng' của Apple - Ảnh 1.

Nhạc chuông tùy chỉnh từng là món hàng xa xỉ trong thời kỳ đầu của điện thoại di động. Ảnh internet

Quay trở lại những năm 2000, nhạc chuông là một vấn đề lớn đối với người dùng. Khi đó, vì điện thoại bị giới hạn về tính năng nên người dùng không có nhiều tùy chọn để cá nhân hóa thiết bị của họ. Các công ty đã nhìn thấy cơ hội để lấp đầy khoảng trống này và cung cấp cho người dùng thứ gì đó để tùy chỉnh điện thoại của họ. Và đó là cách nhạc chuông cao cấp ra đời.

Đến năm 2004, thị trường nhạc chuông là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD trên phạm vi toàn cầu. Theo một bài báo hiện được lưu trữ trên New York Times, nhà mạng Mỹ Verizon khi đó tính phí 3 USd cho nhạc chuông, trong khi T-Mobile và Sprint yêu cầu 2,5 USD. Nhưng ngay cả ở những mức giá này, người dùng không thể sửa đổi giai điệu, tất cả đều là các tùy chọn mặc định. Họ không có khả năng tùy chỉnh để chọn phần âm thanh mà họ muốn sử dụng làm nhạc chuông, họ cũng không thể lặp lại hoặc thực hiện bất kỳ thay đổi nào tương tự. Chưa hết, tùy thuộc vào nhà cung cấp, các khoản thanh toán này đôi khi bị giới hạn thời gian và nhạc chuông sẽ cần được mua lại sau khi chúng hết hạn. Ví dụ, nhạc chuông của nhà mạng Sprint hết hạn sau 90 ngày và của Verizon kéo dài trong một năm.

Và đây là nơi mọi thứ trở nên thú vị. Apple chính thức xuất hiện trên thị trường nhạc chuông vào năm 2007 khi phát hành mẫu iPhone đầu tiên. Và hãng đơn giản đã phá vỡ ngành công nghiệp này chỉ bằng một mô hình bán hàng mới. Cụ thể, người dùng iPhone có thể mua các bài hát có thời lượng đầy đủ từ nền tảng iTunes với giá 0,99 USD, sau đó trả thêm 0,99 USD để chuyển bài hát đó thành nhạc chuông 30 giây, nâng tổng chi phí lên 1,98 USD. Vào thời điểm đó, điều này khá mang tính cách mạng bởi khách hàng không chỉ trả ít hơn 2 USD để sở hữu nhạc chuông mà họ còn có cả một bài hát đầy đủ. Sau khi mua, họ có thể chỉnh sửa bài hát để chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc, tạo vòng lặp và đưa ra các quyết định tùy chỉnh khác cho bài nhạc chuông của riêng mình.

Con gà để trứng vàng của Apple

Người dùng Android bao năm qua vẫn chê iPhone không có nhạc chuông tùy chỉnh, ít người biết đây lại là 'con gà đẻ trứng vàng' của Apple - Ảnh 2.

Apple sẽ còn gây khó dễ cho việc tùy chỉnh nhạc chuông tới khi họ không còn có thể kiếm tiền từ nó. Ảnh Internet

Mô hình của Apple đã mang lại cho công rất nhiều tiền và nhanh chóng trở thành tấm gương cho những người chơi khác trong ngành học theo. Nhưng cuối cùng, theo thời gian, khi điện thoại trở nên thông minh hơn, nhạc chuông trở nên ít được săn đón hơn. Hầu hết các công ty độc quyền bán nhạc chuông đều phá sản. Nhưng đó cũng là lúc Apple thay đổi hướng đi và áp dụng một cách tiếp cận mới.

Thay vì bỏ hoàn toàn doanh số bán nhạc chuông, Apple đã sửa lại mức giá 1,98 USD thành 1,29 USD cho một bài hát đầy đủ trên iTunes. Tức là người dùng không cần phải trả thêm tiền để chuyển đổi bài hát thành một đoạn trích mà họ có thể chỉnh sửa sau khi mua. Apple cũng cho phép những người sáng tạo bên thứ ba sáng tạo và đưa nhạc chuông của học lên bán trên iTunes Store. Tất nhiên, một tỷ lệ phần trăm doanh thu của người bán sẽ thuộc về công ty.

Và chính vì để bảo vệ dòng thu nhập này, Apple đã gây khó khăn cho việc sử dụng nhạc chuông tùy chỉnh trên iPhone bằng mọi cách. Và nếu nhìn xa hơn, đây cũng là động cơ tương tự đằng sau việc công ty muốn bán iPhone mà không cung cấp củ sạc đi kèm, và có thể sắp tới là không có cả dây sạc. Đơn giản bởi vì Apple sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi bán riêng chúng.

Do đó, dù mong muốn tới mức nào, sẽ không bao giờ có một cách đơn giản nào để sử dụng nhạc chuông tùy chỉnh trên iPhone của bạn. Vì Apple đơn giản là luôn biết cách kiếm tiền từ mọi thứ có thể. Công ty Mỹ này rõ ràng đã không trở thành một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới bằng cách cung cấp các dịch vụ miễn phí.

Tham khảo SlashGear

Ô tô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới sắp lắp ráp và ra mắt Việt Nam, giá khó dưới 200 triệu đồng

Ngày 18/2, TMT Motors và liên doanh GM-SAIC-Wuling đã ký kết hợp tác chiến lược, trong đó thống nhất liên doanh GM-SAIC-Wuling cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các mẫu ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam.

Ô tô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới sắp lắp ráp và ra mắt Việt Nam, giá khó dưới 200 triệu đồng - Ảnh 1.

Lễ ký kết giữa TMT Motors và liên doanh GM-SAIC-Wuling.

Sản phẩm đầu tiên được triển khai và ra mắt tại Việt Nam là Wuling HongGuang MiniEV – mẫu ô tô điện mini bán chạy nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021 và 2022, theo thống kê của JATO Dynamics, công ty chuyên nghiên cứu, phân tích ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Xe sẽ được lắp ráp tại nhà máy ô tô của TMT tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên, với công suất 30.000 xe/năm và có thể gia tăng trong tương lai, khi TMT Motors cũng đang nghiên cứu và cân nhắc giới thiệu thêm các mẫu ô tô điện khác, theo lộ trình hợp tác chiến lược với liên doanh GM-SAIC-Wuling.

Thông tin cụ thể về sản phẩm, giá bán và thời gian nhận đặt hàng Wuling HongGuang MiniEV tại Việt Nam dự kiến sẽ được TMT Motors công bố trong quý II/2023.

Ô tô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới sắp lắp ráp và ra mắt Việt Nam, giá khó dưới 200 triệu đồng - Ảnh 2.

Trước đó, Wuling Hongguang MiniEV cũng đã được một công ty cơ khí ở Thái Bình mang về dưới dạng tạm nhập tái xuất, phục vụ mục đích nghiên cứu. Mẫu xe này có kích thước nhỏ gọn, dài x rộng x cao lần lượt 2.920 x 1.493 x 1.621 (mm), trục cơ sở 1.940mm. Mâm xe kích thước 12 inch. Thiết kế của Hongguang Mini EV học hỏi khá nhiều từ dòng xe K-Car của Nhật Bản nhằm tối ưu hóa không gian. Xe chỉ nặng 665-700 kg, tùy từng phiên bản.

Xe trang bị mô-tơ điện công suất 26,8 mã lực và mô-men xoắn 85 Nm. Xe không có hộp số, dẫn động cầu sau và vận tốc tối đa 100 km/h. Cổng sạc được đặt sau logo đầu xe. Ở Trung Quốc, xe có 2 phiên bản pin. Một phiên bản pin 9,2 kWh, cho quãng đường đi tối đa 120 km, thời gian sạc 20-100% là 6,5 tiếng. Một phiên bản pin 13,4 kWh, cho quãng đường đi tối đa 170 km, thời gian sạc 20-100% là 9 tiếng.

Với những thông số trên trên, xe phù hợp với những đô thị như Hà Nội hay TP.HCM, không hướng đến nhóm khách hàng thường xuyên đi đường dài. Tại Trung Quốc, Wuling Hongguang MiniEV có giá bán 32.800-44.800 nhân dân tệ, tương đương 115-155 triệu đồng, chưa bao gồm thuế. Mức giá này rẻ là do chính phủ Trung Quốc có chương trình hỗ trợ người dân mua xe điện và các nhà sản xuất ô tô cũng được giao chỉ tiêu phải sản xuất xe điện để lấy hạn ngạch sản xuất xe động cơ đốt trong.

Tại thị trường Việt Nam, Wuling Hongguang MiniEV không có đối thủ trực tiếp và chắc chắn định vị dưới phân khúc của VinFast VF 5 Plus. Giá bán của mẫu xe Trung Quốc khó dưới 200 triệu đồng.

Khách thuê nhà để đào coin khiến chủ nhà khốn đốn

Khách thuê nhà để đào coin khiến chủ nhà khốn đốn- Ảnh 1.

Một chủ nhà Airbnb đã phải áp dụng một quy định kỳ lạ khi cho thuê nhà: cấm đào tiền điện tử. Quyết định này được đưa ra sau khi khách hàng để lại hóa đơn điện lên tới 1.500 USD trong suốt thời gian lưu trú.

Vị chủ nhà tên Ashley đã chia sẻ câu chuyện trên TikTok về “quy tắc Airbnb kỳ lạ nhất mà cô ấy phải áp dụng”. Cô cho biết khách hàng đã để lại nhà sạch sẽ và nhận được đánh giá 5 sao sau khi ở 3 tuần. Vấn đề chỉ phát sinh khi cô nhận được hóa đơn điện cho căn nhà.

Hóa đơn điện của khách hàng lên tới 1.500 USD trong thời gian lưu trú. Ashley kiểm tra camera an ninh bên ngoài và phát hiện khách hàng đã mang theo ít nhất 10 máy tính khi rời đi. Họ cũng đã thiết lập một trạm sạc cho xe điện của mình.

Khách thuê nhà để đào coin khiến chủ nhà khốn đốn- Ảnh 1.

Ashley, chủ căn Airbnb chia sẻ câu chuyện trên TikTok

Ashley đã yêu cầu Airbnb yêu cầu khách hàng thanh toán hóa đơn điện, và việc này gặp một số khó khăn. Cô đã cung cấp tài liệu cho Airbnb và khách hàng thừa nhận hành vi của mình. Họ cũng tiết lộ đã kiếm được hơn 100.000 USD tiền điện tử chỉ trong thời gian lưu trú đó.

Ashley nhận xét: “Sẽ rẻ hơn khi thuê một ngôi nhà để đào tiền điện tử so với việc phải trả hóa đơn tiền điện”. Cô đã thêm “không đào tiền điện tử” và “không sạc xe điện” vào danh sách quy tắc nhà của mình. Một số người bình luận trên video cũng báo cáo những sự việc tương tự.

Đào tiền điện tử là một hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, với các báo cáo gần đây cho thấy chỉ 137 người đào tiền điện tử đã sử dụng 2.3% tổng lượng điện sản xuất tại Mỹ. Những người muốn đào tiền điện tử thường sẽ thực hiện mọi bước để giảm thiểu chi phí. Điều đó đôi khi có nghĩa là thuê một nhà trên Airbnb và đào tiền điện tử từ ngôi nhà nghỉ dưỡng hoặc căn hộ đó.

Công bố danh sách 20 trang web giả mạo cổng dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

danh-sach-web lừa đảo

VTV.vn – Các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã phát hiện nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, cổng dịch vụ công quốc gia…

Theo thống kê, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 4/2024, hệ thống Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến.

Qua kiểm tra và phân tích, có 20 trường hợp lừa đảo lập website giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử..

Ví dụ như trang web tại địa chỉ “vietgcv [.] cc” giả mạo cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông. Khi truy cập vào trang web giả mạo này, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Trang web “dichvucong[.]dancuso[.]com”; “dichvucong[.]hhlpa[.]com” giả mạo cổng dịch vụ công quốc gia.

Trang web “vdbank[.]com[.]vn” giả mạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam; trang web “sotuyenvcb[.]vietcombanker[.]com” giả mạo Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; trang web “nganhangsaison[.]org/” giả mạo Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Công bố danh sách 20 trang web giả mạo cổng dịch vụ công quốc gia, ngân hàng- Ảnh 1.

Danh sách các website lừa đảo do Cục An toàn thông tin công bố

Trước đó, vào đầu tháng 4, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền ‘policeonline[.]club’, giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng “quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%”, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.

Trong quý I/2024, hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp là Cục An toàn thông tin, cũng đã chủ động ngăn chặn hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến. Nhờ đó, đã bảo vệ hơn 10,1 triệu người, tương ứng trên 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Ngoài việc cảnh báo người dùng, Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chủ động rà quét để phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình, cảnh báo sớm đến người dùng. Từ đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.

Website bán hàng: Cân bằng giữa mục tiêu của thương hiệu và nhu cầu thật sự của khách hàng

gduahudhaid

Trên Internet, mọi doanh nghiệp đều có cơ hội ngang nhau để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng trưởng kinh doanh thông qua website bán hàng. Tuy nhiên, liệu những điều doanh nghiệp nhồi nhét trên website đã là điều khách hàng muốn thấy?

Website là kênh truyền thông, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp, là cỗ máy bán hàng và chăm sóc khách hàng 24/7. Vì thế, các doanh nghiệp rất chú trọng xây dựng website, muốn đưa lên website những gì tốt đẹp, chất lượng nhất về các mặt hàng sản phẩm từ các thông tin có sẵn.

Tuy nhiên, mong muốn chủ quan của doanh nghiệp có thể là rào cản lớn khiến sản phẩm, dịch vụ khó tiếp cận khách hàng, gây trở ngại trong việc chuyển đổi tỉ lệ mua hàng.

Con gà – quả trứng

Nên ưu tiên khách hàng trước hay thương hiệu doanh nghiệp mình trước? Nên đáp ứng nhu cầu khách hàng trước hay tập trung vào mục tiêu kinh doanh trước? Với hạn chế về thời gian, nguồn lực và doanh thu còn khiêm tốn, trong mắt chủ doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ mình đang bán là trung tâm và là ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu không đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, sẽ không thể tạo ra doanh thu và tăng trưởng lâu dài cho doanh nghiệp. Những điểm mù do góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp dẫn đến bài toán “con gà – quả trứng”: cần cân bằng mục tiêu thương hiệu và nhu cầu khách hàng, mà ở đó khách hàng cần được là chủ thể quan trọng nhất.

Một khảo sát của Jared Spool chỉ ra người dùng không tìm thấy thông tin họ cần trong 58% thời lượng xem website, ngay cả khi họ có chủ đích tìm kiếm trên trang chủ (homepage là phần có tỷ lệ xem nhiều nhất – thống kê 21/25 website). Hệ quả là, 62% người mua sắm online từ bỏ việc tìm kiếm mặt hàng họ muốn trên website. Một nghiên cứu khác của Forrester Research cũng làm rõ thêm câu chuyện này, khi 51% website vi phạm những nguyên tắc khả dụng (Web usability), như “trang web có được tổ chức theo mục tiêu người dùng?”, “kết quả hiển thị có liên quan đến từ khóa người dùng đang tìm kiếm”…

Cũng theo Forrester, doanh nghiệp mất 50% đơn hàng tiềm năng khi khách hàng không tìm thấy điều họ muốn trên website; và nghiêm trọng hơn – vì có trải nghiệm không tốt ở lần ghé thăm website đầu tiên, 40% khách hàng sẽ không quay trở lại website lần tiếp theo.

Đối với một website bán hàng, khách hàng là tài sản quan trọng tối thượng. Những Netflix, Slack, Airbnb, Spotify, Youtube… đều là những chuyên gia trong việc thấu hiểu và tận dụng hiệu quả tâm lý, hành vi người dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có cái nhìn tổng quát về khách hàng mục tiêu để có chiến lược website phù hợp. Phần lớn các website bán hàng kém hiệu quả đến từ việc thiếu dữ liệu khách hàng, không thống kê được hiệu quả marketing từ nguồn website mang lại, không phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu vì sao họ thoát trang hay cho hàng vào giỏ nhưng không thanh toán.

Website sang – xịn – mịn khi tích hợp CRM

Mỗi loại người dùng khác nhau sẽ cần những yếu tố khác nhau của website. Có khách hàng vào website để tìm một sản phẩm cụ thể, có khách hàng tập trung nghiên cứu sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng, có khách hàng chỉ muốn giết thời gian và giải trí… Xác định được động lực và thói quen khác nhau của người dùng khi vào website giúp doanh nghiệp xây dựng những trải nghiệm hữu ích cho tất cả người mua hàng. Việc gợi ý đề xuất sản phẩm phù hợp dựa trên phân tích những tương tác và hành vi của người dùng trên website sẽ giúp họ cảm thấy mình đang được chăm sóc đặc biệt hơn.

Website bán hàng: Cân bằng giữa mục tiêu của thương hiệu và nhu cầu thật sự của khách hàng - Ảnh 1.

Đừng để khách hàng tiềm năng của bạn rời đi chỉ vì website của bạn không có thứ họ đang tìm kiếm.

Nhằm kích thích nhu cầu mua sắm cho người xem, giao diện và điều hướng website chính là xương sống giúp định hình trải nghiệm khách hàng. Theo chuyên gia tư vấn thiết kế website từ Bizfly – hệ sinh thái giải pháp Martech & Salestech đã thiết kế website cho hơn 10,000 doanh nghiệp trong 15 năm qua, khách hàng đều thích những hình ảnh trực quan cao nên sự khác biệt về cỡ phông, kiểu chữ, đậm nhạt có ảnh hưởng đến cách não bộ thu thập thông tin. Bởi vậy, các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) từ Bizfly thường sắp xếp thông tin để dẫn dắt người đọc, họ phân tích nơi nào trên website người dùng hay dừng lại để cố ý đặt những thông tin quan trọng về chương trình khuyến mãi hay nút CTA kêu gọi khách hàng hành động.

Nhịp sống hiện đại cùng thói quen mua sắm online của khách hàng bận rộn khiến thời gian tiếp cận và chào bán cực kỳ ngắn ngủi, do đó website chỉ có dưới 60s và ba lần kéo chuột để chinh phục khách hàng. Cấu trúc website càng tinh gọn, thông tin càng chắt lọc, mang đến những điều khách hàng thực sự quan tâm, doanh nghiệp càng củng cố vị trí của thương hiệu trong trái tim khách hàng. Do đó, điều quan trọng nhất là làm nổi bật thông tin về sản phẩm hoặc nội dung khuyến mãi, tối ưu hóa các công cụ bán hàng tích hợp.

Cùng với đó, từ cấu trúc, đến các phần tiêu đề, mô tả, URL cần được tối ưu hóa với nhiều công cụ tìm kiếm và tương thích với thiết bị di động giúp website doanh nghiệp đạt thứ hạng cao và gia tăng hiệu quả marketing quảng bá.

Bên cạnh 500 mẫu giao diện website chuyên nghiệp cho mọi ngành hàng, từ mỹ phẩm, thời trang, nội thất, thực phẩm, FMCG…, Bizfly với đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm lâu năm cung cấp các giải pháp may đo cho từng yêu cầu khác biệt và đặc thù của mỗi doanh nghiệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tích hợp công cụ Bizfly CRM vào website nhằm thu thập thêm khách hàng, hứng trọn data tại mọi điểm chạm, phân loại, sàng lọc và quản lý thông tin khách hàng một cách đồng bộ. Các công cụ tích hợp khác trong hệ sinh thái Bizfly bao gồm chatbot giúp tư vấn, tự động chốt đơn giúp khách hàng dễ dàng mua hàng hơn, hay email marketing automation để nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng.

Khi tích hợp Bizfly CRM vào website, như hổ mọc thêm cánh, dữ liệu về khách hàng và đơn hàng sẽ được chuyển trực tiếp vào CRM để làm căn cứ cho doanh nghiệp theo dõi lâu dài, đưa ra bước hành động tiếp theo, đồng thời giải quyết vấn đề tương tác và phản hồi của khách hàng trên website. Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng thể về khách hàng, từ đó phân tích, đánh giá kịp thời hiệu quả của website, có hướng tiếp cận khả thi nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website tích hợp giải pháp Marketing Automation (CRM, Chatbot, Email marketing) để x2 doanh thu.

Tầm Quan Trọng của Website cho Kinh Doanh trong Thời Đại Công Nghệ Mới

website viet

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sở hữu một website không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành một yếu tố bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do tại sao website lại quan trọng đến vậy:

+ Tăng Cường Hiện Diện Trực Tuyến:

– Khả năng tiếp cận khách hàng: Website giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

– Mở rộng thị trường: Với một website, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu, thu hút khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.

+ Xây Dựng và Quảng Bá Thương Hiệu:

– Xây dựng thương hiệu: Website là nơi doanh nghiệp thể hiện bản sắc thương hiệu, từ logo, màu sắc đến phong cách giao tiếp.

– Quảng bá thương hiệu: Thông qua các chiến dịch marketing trực tuyến, website giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.

+ Tăng Doanh Số và Lợi Nhuận:

– Bán hàng trực tuyến: Website cho phép doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, giúp tăng doanh số mà không cần mở thêm cửa hàng vật lý.

– Chiến lược tiếp thị hiệu quả: Website cung cấp nền tảng để triển khai các chiến lược tiếp thị số như SEO, quảng cáo Google, và email marketing.

+ Cải Thiện Trải Nghiệm Khách Hàng:

– Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác: Website giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mãi.

– Tương tác trực tiếp với khách hàng: Các tính năng như chat trực tuyến, form liên hệ giúp doanh nghiệp tương tác và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng.

+ Tăng Cường Độ Tin Cậy và Uy Tín:

– Xây dựng niềm tin: Một website chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng, đặc biệt là trong các giao dịch trực tuyến.

– Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: Website giúp doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng.

+ Phân Tích và Đo Lường Hiệu Quả Kinh Doanh:

– Phân tích hành vi khách hàng: Các công cụ phân tích trên website giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng.

– Đo lường hiệu quả tiếp thị: Website cung cấp dữ liệu để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

+ Hỗ Trợ Khách Hàng và Dịch Vụ Sau Bán Hàng:

– Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến: Website là kênh hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề nhanh chóng.

– Dịch vụ sau bán hàng: Website giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng2.

+ Cải Thiện Quản Lý và Vận Hành:

– Tự động hóa quy trình: Website giúp doanh nghiệp tự động hóa nhiều quy trình quản lý và vận hành, từ quản lý đơn hàng đến chăm sóc khách hàng.

– Quản lý hiệu quả: Các công cụ quản lý trên website giúp doanh nghiệp theo dõi và điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Web việt là đơn vị uy tín và chất lượng cho website của bạn