Lưu trữ thẻ: Chuyên gia chỉ ra lợi thế Việt Nam đang sở hữu ở hai lĩnh vực được dự báo sẽ sớm đạt quy mô nghìn tỷ USD vào 2030

Chuyên gia chỉ ra lợi thế Việt Nam đang sở hữu ở hai lĩnh vực được dự báo sẽ sớm đạt quy mô nghìn tỷ USD vào 2030

Chuyên gia chỉ ra lợi thế Việt Nam đang sở hữu ở hai lĩnh vực được dự báo sẽ sớm đạt quy mô nghìn tỷ USD vào 2030- Ảnh 1.

    Trong khuôn khổ Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ AI và công nghệ bán dẫn”.

    Tại Hội thảo, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Việt Nam đang ở thời điểm hết sức quan trọng, khi chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đó, Việt Nam tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

    Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đã xác định 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, và phát triển nguồn nhân lực gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và giá trị văn hóa con người Việt Nam.

    Chuyên gia chỉ ra lợi thế Việt Nam đang sở hữu ở hai lĩnh vực được dự báo sẽ sớm đạt quy mô nghìn tỷ USD vào 2030- Ảnh 1.

    Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam đang từng bước đồng hành cùng các đối tác, doanh nghiệp để cùng bước vào bản đồ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo thế giới.

    Trong số đó, điểm nhấn hướng vào thúc đẩy hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo với các quốc gia, nền kinh tế phát triển thế giới. Điều này được thực hiện thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác bán dẫn, trí tuệ nhân tạo uy tín trên thế giới.

    Trên thực tế, Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn, trí tuệ nhân tạo có quy mô lớn trong khu vực với sự tham gia của Google, Meta, NVIDIA, AMD, Qualcomm, Intel, Amkor, Hana Micron, LAM Research, Marvell, Cadence, Synopsys, Qorvo, Ampere, Infineon và rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao trong ngành điện tử.

    “Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

    Tại sự kiện, lễ khởi động Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” cũng đã diễn ra.

    Làn sóng AI, bán dẫn đang dần có chỗ đứng cho người Việt Nam

    Chia sẻ tại Hội thảo về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực AI, bán dẫn, ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT IS, Chủ tịch FPT Semicondutor cho biết, AI và bán dẫn đang có tốc độ tăng trưởng vô cùng lớn, đặc biệt từ khi Gen AI ra đời.

    “Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30-40%, quy mô của hai lĩnh vực AI và bán dẫn sẽ nhanh chóng cán mốc nghìn tỷ USD vào năm 2030. Điều đáng mừng đó là, người Việt đều có lợi thế ở cả hai lĩnh vực này”, ông Hòa khẳng định.

    Với dân số hơn 100 triệu dân và đang trong thời kỳ dân số vàng, Việt Nam có thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và có năng lực tiếp cận khoa học công nghệ và các lĩnh vực STEM được đánh giá cao.

    Ông Phạm Thành Lâm, Giám đốc Trung tâm AI & Data Science Ngân hàng số Cake by VPBank cho biết, với lợi thế ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo ngay từ khi khởi đầu, đơn vị này đã trở thành ngân hàng số toàn diện, ứng dụng chuyển đổi số digitalization 100% và không có bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch vật lý nào. Bên cạnh đó, ông Lâm chia sẻ, 50% trong số khoảng 200 nhân sự tại công ty đề làm về công nghệ và AI, và tất cả đều là người Việt Nam.

    “Chúng tôi phát triển tài năng địa phương từ các trường đại học hàng đầu để xây dựng những kỹ sư có chất lượng cao. Tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của Việt Nam”, ông Lâm nói.

    Song, ông Hòa chỉ rõ, không có con đường nào dễ dàng, Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức. Một trong số đó là số lượng kỹ sư vẫn còn ít, đặc biệt trong mảng đóng gói và kiểm thử.

    “Chính vì lý do đó, chúng tôi đã thành lập ĐH FPT và có hơn 170.000 sinh viên trên khắp cả nước. Với quy mô như vậy chúng ta mới có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới”, ông Hòa cho hay.

    Không chỉ có FPT, ông Lương Hải Đăng, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại, Công ty Điện tử Samsung Vina cho hay, hiện tại Samsung đã tổ chức một chương trình dành cho giới trẻ. Một trong những chương trình nổi bật là chương trình phát triển nhân tài công nghệ (Innovation Campus) với mục tiêu phát triển năng lực công nghệ cao cho giới trẻ Việt Nam. Được biết, hiện chương trình đã triển khai ở 67 trường học,13 tỉnh thành và có khoảng 6.400 học viên đã tham gia bằng cách là học online về IoT, Big Data những khóa học kỹ năng lập trình cơ bản và kỹ năng hướng nghiệp về phần mềm.