Lưu trữ thẻ: Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty

Năm 2021, nhiều người lên mạng tìm kiếm thông tin về hãng xe ‘KN’ nhưng chẳng ra kết quả nào. Hóa ra, ai cũng đọc nhầm logo mới của hãng xe Hàn Quốc Kia thành ‘KN’. Thật ra sự thay đổi này là một phần trong chiến dịch làm mới thương hiệu tỉ đô của Kia, bao gồm thay logo, tái thiết kế website và nội thất đại lý.

Logo cũ gắn bó với danh tiếng ‘hãng xe bình dân’

Bàn về logo, đây là một công cụ để hãng này tái lập lại danh sách đối thủ của mình. Kia không còn hướng tới cạnh tranh với Honda, Toyota, Ford hay GM nữa mà đang nhắm tới Tesla.

Trong suốt gần 80 năm hoạt động, Kia đã đi qua 6 lần thay đổi logo. Trước đây, lịch sử của Kia chủ yếu gắn liền với sản xuất. Đến khi đặt chân vào thị trường ô tô Mỹ, công ty mới bắt đầu cân nhắc nhiều hơn về các sản phẩm độc quyền mang thương hiệu của riêng mình.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 1.

6 lần thay đổi logo của Kia

Logo màu đỏ quen thuộc được ra mắt vào năm 1994, cũng chính là năm Kia chính thức tiến vào Mỹ. Nơi đây, hãng cạnh tranh bằng giá và danh tiếng ‘hãng xe bình dân’ đã gắn bó mật thiết với logo này.

Kia cũng xây dựng được giá trị riêng và thường là chiếc xe đầu đời của các cô cậu tuổi teen người Mỹ. Nhận xét về Kia, người tiêu dùng ở đây nói rằng đây là chiếc xe ‘cơ bản’, ‘giá trị cũng tương xứng với số tiền bỏ ra’.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 2.

Mẫu xe Kia Forte

Nhưng càng về sau, chất lượng xe Kia đã và đang được cải thiện rõ rệt. Đầu những năm 2000, hãng bắt đầu chú trọng hơn vào thiết kế và tính thẩm mỹ. Logo cũ màu đỏ trông khá lạc lõng trên các mẫu xe hiện đại mà công ty sản xuất gần đây. Logo mới màu đen thiết kế năm 2021 này được đánh giá là ‘hợp nhãn’ hơn rất nhiều vì công ty đã cho thay đổi trên cả ba phương diện: hình dạng, màu sắc và nội dung.

Vì sao logo mới vượt trội?

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 3.

Logo mới của Kia với slogan ‘Movement that inspires’

Nói về hình dạng, Kia đã bỏ bớt khung viền – một chi tiết xuất hiện trên logo của nhiều hãng khác, ví dụ như Honda hay Toyota. Logo có khung viền thì tiện dụng vì có thể dễ dàng đặt lên nhiều mẫu xe ở nhiều vị trí khác nhau. Mặc dù vậy, Kia vẫn mạnh dạn từ bỏ để đạt được tính thẩm mỹ cao hơn.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 4.

Logo mới bỏ khung viền

Nói về màu sắc, Kia đã chuyển từ đỏ sang đen. Sự thay đổi này không chỉ mang tính đối lập mà còn giúp logo của Kia nổi bật hơn hẳn khi xếp giữa logo các hãng khác. Đỏ và xanh da trời là những màu phổ biến nhất trên logo các hãng xe ở Mỹ, đặc biệt là với các hãng từ nước ngoài, ví dụ như Honda, Mitsubishi.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 5.

Đỏ và xanh da trời là hai tông màu hay dùng trên logo các hãng ô tô ở Mỹ

Kia không chọn đại một màu đen thông thường. Màu đen ấy chính xác được gọi là màu ‘midnight black’ với mã màu Hex là #00040D thay vì #000000.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 6.

Màu đen ‘mignight black’ trên bảng màu

Việc lựa chọn tỉ mẩn sắc thái của màu như vậy cho thấy Kia đang rất chú tâm đến thiết kế và thẩm mỹ. Dĩ nhiên người tiêu dùng đại chúng cũng khó mà phân biệt chính xác các màu đen với nhau, nhưng các động thái này tạo cảm giác Kia đang thực sự cố gắng gắn kết và xây dựng ngôn ngữ hình ảnh.

Nói về nội dung của logo thì phải bàn đến việc chọn font chữ. Bình thường, người ta hay thể hiện tên hãng một cách trực diện, rõ ràng để ai nhìn vào cũng đọc ra ngay. Nhưng Kia lại chọn cách thể hiện khá trừu tượng (đến mức ai cũng đọc nhầm thành ‘KN’). Blackspace, công ty thiết kế logo cho Kia tiết lộ rằng họ đã lấy cảm hứng từ thư pháp và tìm kiếm ý tưởng từ bảng chữ cái Hàn Quốc. Cuối cùng, các chữ cái trong logo được vẽ nên bằng các đường góc cạnh song song theo phương chéo đi lên, thể hiện ý nghĩa ‘vươn lên mạnh mẽ từ châu Á’.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 7.

Những đường chéo nhấn mạnh sự ‘đi lên’

Không chỉ làm mới logo

Ngoài logo, Kia cũng tập trung tái thiết kế các đại lý bán xe ở Mỹ sao cho bớt tạo cảm giác không gian văn phòng. Các đại lý mới trông giống như showroom cao cấp, nơi ô tô được bày trong một không gian mở, rộng rãi và cá tính. Kia muốn thu hút cả những người mua xe điện, đây là nhóm khách hàng không thích lui tới các đại lý xe truyền thống.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 8.

Thiết kế nội thất một đại lý mới của Kia

Kia không phải công ty duy nhất đầu tư vào việc làm mới hình ảnh. Nhưng tốc độ thực hiện và chất lượng thay đổi đã thực sự khiến hãng này trở nên nổi bật.

Thay logo, liền lên như diều gặp gió

Kể từ năm 2021, Kia rõ ràng đang đi lên rất nhanh. Doanh thu năm 2021 tăng vọt. Quý 3 năm 2022, doanh thu công ty đạt con số cao ấn tượng. Kia còn cho ra mắt mẫu xe điện đầu tiên là EV6 và Niro EV với giá bán lẻ ở Mỹ là khoảng 40.000 USD. Hãng còn có kế hoạch tung 14 mẫu xe điện trên khắp thế giới cho đến năm 2027, và bán được 1,2 triệu xe điện mỗi năm tính tới năm 2030.

Kì lạ như logo mới của Kia: Cứ bị nhầm thành ‘KN’ nhưng vẫn mang lại may mắn cho công ty - Ảnh 9.

Doanh số đạt đỉnh trong quý 3 năm 2022 tại thị trường Mỹ của Kia

Tuy nhiên, các luật giảm lạm phát được Mỹ thông qua tháng 8 vừa rồi có thể gây khó khăn cho các kế hoạch đầy tham vọng của Kia. Luật mới yêu cầu ô tô phải được lắp ráp ở Mỹ thì mới được hưởng khoản miễn thuế 7.500 USD cho xe điện. Trong khi đó, Kia có nhà máy ô tô chạy bằng xăng ở Mỹ nhưng xe điện thì lại được sản xuất ở Hàn. Hai quốc gia đang không ngừng trao đổi để tìm ra một giải pháp chung. Nếu không có gì khác, Kia sẽ gặp phải trở ngại rất lớn để đạt được doanh số mục tiêu cho năm 2030.

Tham khảo từ: Wall Street Journal