Lưu trữ thẻ: máy bay vũ trụ

Máy bay vũ trụ siêu thanh có tốc độ lên tới 11.113km/h

Hình dáng của máy bay vũ trụ siêu thanh Stargazer.

Tại hội nghị UP Summit ở Bentonville, Arkansas, công ty khởi nghiệp Venus Aerospace giới thiệu thiết kế phương tiện siêu thanh đầu tiên mang tên Stargazer.

Hình dáng của máy bay vũ trụ siêu thanh Stargazer.
Hình dáng của máy bay vũ trụ siêu thanh Stargazer. (Ảnh: Venus Aerospace)

Stargazer là mẫu drone kiêm máy bay vũ trụ tốc độ Mach 9, có thể bay vòng quanh thế giới trong một giờ. Máy bay siêu thanh này sẽ cất cánh từ sân bay thông thường và bay tới rìa vũ trụ. Phương tiện sẽ bay lên ở tốc độ cận âm trước khi chuyển sang tốc độ siêu thanh. Khi hoàn thành, Stargazer sẽ dài 46 m, rộng 30,5 m và trọng lượng cất cánh là 68.039 kg. Phương tiện có thể chở 12 hành khách.

Stargazer sẽ tăng tốc tới Mach 9 (11.113 km/h) sau khi đạt độ cao 51.817 m, theo công ty. Chiếc máy bay chỉ mất một giờ để vượt quãng đường mà máy bay thông thường cần tới một ngày.

Venus Aerospace là công ty khởi nghiệp thành lập bởi Sarah “Sassie” Duggleby và tiến sĩ Andrew Duggleby. Mục tiêu của công ty là chế tạo một máy bay siêu thanh Mach 9 có thể chở hành khách đi khắp thế giới và trở về trong ngày. Mẫu máy bay mới là kết quả từ quá trình thiết kế bắt đầu khi công ty ra đời vào năm 2020. Từ sau đó, Venus Aerospace đã thu hút 33 triệu USD vốn đầu tư. Đội ngũ chuyên gia của công ty phát triển 3 Công Nghệ chính là động cơ tên lửa thế hệ mới không thải khí, thiết kế máy bay độc đáo và làm mát cao cấp, tất cả đều nhằm cho phép máy bay không gian cất cánh từ các sân bay và cơ sở hạ tầng hiện nay.

“Chúng tôi làm việc với NASA tại Trung tâm vũ trụ Johnson và có thể tiếp cận thông tin từ thử nghiệm tiếng nổ siêu thanh trong chương trình Tàu con thoi”, Duggleby chia sẻ. “Chúng tôi xác định ở độ cao và tốc độ lớn, bạn sẽ không nghe thấy âm thanh của máy bay. Chúng ta có thể bay ở độ cao 51.816m với tốc độ Mach 9″.

Chỉ trong thời gian ngắn, Venus Aerospace đã phát triển và chế tạo động cơ trình diễn Công Nghệ, thực hiện nhiều thử nghiệm quan trọng trong đường hầm gió siêu thanh và những cơ sở thử nghiệm lực đẩy trên khắp nước Mỹ, bắt đầu đợt thử nghiệm trên mặt đất ở cảng hàng không Houston. Venus Aerospace sẽ bắt đầu thử nghiệm bay cận âm và siêu thanh với nguyên mẫu cỡ nhỏ trong năm sau.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ thử nghiệm phanh khí động

Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space


Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space

Mô phỏng máy bay X-37B phanh khí động nhờ lực cản của khí quyển Trái Đất. Ảnh: Boeing Space

Máy bay tự động X-37B đã bay theo quỹ đạo bí mật hình elip dài suốt 10 tháng từ khi phóng trong nhiệm vụ thứ 7 trên tên lửa Falcon Heavy của SpaceX vào cuối tháng 12 năm ngoái. Máy bay này đã tiến hành các thí nghiệm về ảnh hưởng của bức xạ và kiểm tra công nghệ theo dõi vệ tinh bay quanh Trái Đất Space Domain Awareness. Hiện nay, X-37B sẽ bắt đầu sử dụng khí quyển Trái Đất để thay đổi quỹ đạo, Space hôm 11/10 đưa tin.

Một loạt thao tác phanh khí động sẽ tận dụng lực cản từ khí quyển Trái Đất. Điều này sẽ giúp hạ thấp quỹ đạo của X-37B trong khi sử dụng tối thiểu nhiên liệu, theo Lực lượng Không gian Mỹ. Sau khi chuyển từ quỹ đạo hình elip cao sang hình tròn thấp hơn, máy bay vũ trụ sau đó sẽ giải phóng các bộ phận module dịch vụ. Những bộ phận này sẽ ở trên quỹ đạo trong thời gian ngắn hơn nhiều so với giải phóng ở quỹ đạo cao, qua đó giảm bớt rác thải vũ trụ.

Đây là lần đầu tiên X-37B tiến hành thao tác phanh khí động. Thử nghiệm dựa trên các nhiệm vụ X-37B trước đây cũng như hàng thập kỷ học hỏi từ cộng đồng khoa học thông qua nhiều nhiệm vụ Mặt Trăng và sao Hỏa. Theo Chance Saltzman, Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ, loạt thao tác mà X-37B thực hiện là cột mốc cực kỳ quan trọng.

Sau thao tác phanh khí động, X-37B sẽ tiếp tục các mục tiêu thử nghiệm. Máy bay vũ trụ sau đó sẽ rời khỏi quỹ đạo và hạ cánh như 6 nhiệm vụ trước. Chuyến bay hiện nay của X-37B có tên OTV-7 (Orbital Test Vehicle-7). Máy bay vũ trụ phóng lần đầu trên tên lửa Atlas V của United Launch Alliance năm 2010. Nhiệm vụ OTV-6 phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX và ở trên quỹ đạo 908 ngày.

An Khang (Theo Space)